Giới thiệu khung phân loại LCC

Tóm tắt Giới thiệu khung phân loại LCC: ...cation – Bản in. - Classification Plus (Thư viện Quốc hội Hoa Kì xuất bản). - SuperLCCs: Gale’s LCC schedules kết hợp với Additions and Changes (gồm bản in và CD-ROM). - Classweb: hay Classification Web là phiên bản trực tuyến của LCC tại địa chỉ: ficationweb.net/. Classweb bao gồm: • B... những chủ đề kép và phức là được liệt kê sẵn trong khung phân loại, và thường thì ta không thể cộng thêm những gì vào đó. Điều này khiến cho những đề tài mới khó có được chỉ số phân loại cho đến khi Thư viện Quốc hội chính thức thêm vào hệ thống. Thêm vào đó, những bảng chính là dài hơn nhi...phân loại DDC). Bởi vì LCC có một cơ sở kí hiệu rộng rãi (sử dụng bảng chữ cái cho lớp chính cộng với 10 chữ số, và 36 kí tự cùng nhau tạo nên phân lớp) nên có những kí hiệu lớp tương đối ngắn đối với những chủ đề rất chi tiết. 2. Số Cutter Thuật ngữ “số Cutter” được dẫn xuất từ tên Charle...

pdf12 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giới thiệu khung phân loại LCC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu khung phân loại 
LCC 
Khung phân loại Thư viện Quốc hội Hoa Kì (LCC - Library of Congress 
Classification) nguyên là được thiết kế để tổ chức, phân loại và sắp xếp kho sách của 
chính thư viện này, lần đầu tiên được phát triển từ cuối thế kỉ XIX và sang đầu thế kỉ 
XX đã có nhiều thư viện khác sử dụng, đặc biệt là các thư viện đại học lớn ở Hoa Kì. 
Phạm vi sử dụng rộng dần và vượt ra khỏi lãnh thổ của Hoa Kì. Đến nay LCC cùng 
với DDC là những hệ thống phân loại được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Văn 
phòng hỗ trợ và chính sách biên mục của Thư viện Quốc hội Hoa Kì (Library’s 
Cataloging Policy and Support Office) bảo trì và phát triển hệ thống. 
Khác với khung phân loại DDC được Melvil Dewey một mình xây dựng để sử dụng 
trong tất cả các loại hình thư viện. Khung phân loại LCC được xây dựng dựa trên cấu 
trúc kho sách của Thư viện Quốc hội Hoa Kì. Bản chất chuyên biệt của thư viện này 
đã ảnh hưởng đến toàn bộ khung phân loại. Thư viện Quốc hội bao gồm nhiều sưu 
tập, mỗi sưu tập được chứa vào những nơi khác nhau. Hậu quả đưa đến khung phân 
loại bao gồm nhiều bảng phân loại riêng biệt được thiết kế bởi những chuyên gia chủ 
đề khác nhau. 
Sự tiện lợi trong tổ chức và quản lí việc sử dụng khung phân loại LCC có ảnh hưởng 
lớn đến những thư viện hiện đại. Việc sử dụng miễn phí những biểu ghi LCC trong hệ 
thống mục lục của Thư viện Quốc hội Hoa Kì và những mục lục liên hợp có chứa biểu 
ghi LCC (chẳng hạn như COPAC ở vương quốc Anh) đã thu hút hầu hết những thư 
viện quan tâm đến việc sao chép biểu ghi hơn là tự mình xây dựng. Đó cũng là lí do 
khiến khung phân loại LCC ngày càng phổ biến. 
Khung phân loại LCC được xem như một hệ thống đầy tiềm năng cho việc áp dụng 
rộng rãi trong thời đại trực tuyến thông qua nghiên cứu việc sử dụng LCC như là một 
công cụ để: 
- Phân chia thành nhiều phần những kho tin lớn; 
- Tạo nên những nguyên tắc phân loại miền chuyên biệt (domain-specific 
classification) trên internet; 
- Tích hợp phân loại và những thuật ngữ đề tài có kiểm soát cho việc truy hồi thông 
tin trong mục lục truy cập công cộng trực tuyến (OPAC) và trên internet. 
Hiện nay khung phân loại LCC được dùng nhiều trong các thư viện đại học và nghiên 
cứu, đặc biệt là trong những thư viện chuyên ngành hẹp, chẳng hạn như thư viện của 
Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 
Lịch sử LCC 
Thư viện Quốc hội Hoa Kì được thành lập theo lệnh của Quốc hội vào tháng Giêng 
năm 1800 thông qua một đạo luật về xây dựng thư viện của lưỡng viện Quốc hội. 
Theo đó cung cấp cho thư viện một phòng chứa 740 cuốn sách (được thượng nghị sĩ 
Samuel Dexter mua trong những năm trước đó), thiết lập nội quy thư viện và bổ 
nhiệm giám đốc thư viện đầu tiên, John Beckley. Vào tháng Tư 1802, ông đã thiết lập 
mục lục đầu tiên với việc xếp sách theo kích cỡ (khổ sách). 
Năm 1812, thư viện sử dụng khung phân loại thư viện Philadelphia, lần đầu tiên có sự 
tiếp cận chủ đề. Khung phân loại này dựa trên một phóng tác của hệ thống Bacon 
được dùng trong bách khoa toàn thư của Diderot và d’Alembert. Thư viện Quốc hội 
chỉ dùng 18 trong 31 lớp chính của Philadelphia, và trong khoảng ở giữa mỗi lớp, sách 
được tiểu phân theo kích cỡ và xếp theo thứ tự chữ cái. 
Năm 1814, điện Capitol bao gồm cả Thư viện Quốc hội bị quân Anh đốt cháy và hầu 
hết sách đều bị thiêu rụi. Tổng thống Thomas Jefferson đã bán cho Quốc hội thư viện 
riêng của ông ta với khoảng 7.000 cuốn sách, thư viện này được tổ chức phân loại 
theo vị trí cố định gồm 44 lớp và lại dựa vào Bacon/d’Alembert. Năm 1815, thư viện 
được chấn chỉnh lại và tồn tại trên địa điểm đó cho đến 1897, và sau đó được dời vào 
tòa nhà mới. Tại thời điểm này, Thư viện Quốc hội nghiên cứu việc thay đổi khung 
phân loại. Một số khung phân loại ứng viên là Khung phân loại DDC, khung Phân loại 
Mở rộng Cutter (Cutter’s Expansive Classification), và khung Hartwig’s Halle. Trong 
những khung này, khung Phân loại Mở rộng của Charles Ammi Cutter là thích hợp 
với nhu cầu của Quốc hội nhất. Cutter đã sẵn lòng chỉnh sửa lại hệ thống của mình 
cho phù hợp với Thư viện Quốc hội hơn. 
Năm 1899, Tiến sĩ Herbert Putman, giám đốc thư viện mới được bổ nhiệm, đã quyết 
định phân loại lại toàn bộ sưu tập thư viện. Herbert Putman và người cộng sự Charles 
Martel, biên mục viên trưởng, đã chọn chính khung phân loại do mình phát triển dựa 
trên nền tảng Phân loại Mở rộng của Cutter có tham khảo thêm khung phân loại DDC, 
ấn bản lần thứ năm. Đây chính là khung phân loại LCC sau này. Kí hiệu của khung 
phân loại LCC là kết hợp giữa chữ cái và số Ả Rập; trong khi kí hiệu của khung Phân 
loại Mở rộng Cutter chỉ toàn chữ; và kí hiệu của khung phân loại DDC thì toàn số. 
Xuất bản và quản lí LCC 
Phòng công tác biên mục của Thư viện Quốc hội Hoa Kì chịu trách nhiệm quản lí 
chung về hệ thống phân loại. Khung phân loại là đồ sộ, xuất bản nhiều tập; ngay cả 
một vài môn loại chính cũng được xuất bản thành nhiều phần bởi vì chiều dài của 
bảng chính. Khác với khung phân loại DDC, Thư viện Quốc hội chưa bao giờ “trình 
làng” toàn bộ khung phân loại cùng xuất bản mới một lúc, nhưng từng tập riêng lẻ thì 
được cập nhật khi cần thiết. 
Mỗi bảng chính (schedule) được phát triển bởi từng nhóm chuyên gia đề tài riêng, và 
được tiến hành dần dần trong suốt cả thế kỉ. Bảng thứ nhất, E-F Lịch sử: Mĩ (Tây bán 
cầu) xuất bản năm 1901; tiếp tục 1902 bởi Z Thư mục học. Thư viện học. Bảng môn 
loại Luật đầu tiên – Luật Hoa Kì xuất bản năm 1969 và các bảng môn loại Luật khác 
vẫn đang phát triển. 
Những phiên bản của khung phân loại LCC bao gồm: 
- Library of Congress Classification – Bản in. 
- Classification Plus (Thư viện Quốc hội Hoa Kì xuất bản). 
- SuperLCCs: Gale’s LCC schedules kết hợp với 
Additions and Changes (gồm bản in và CD-ROM). 
- Classweb: hay Classification Web là phiên bản trực tuyến của LCC tại địa 
chỉ:  ficationweb.net/. Classweb bao gồm: 
• Browse Classification Schedules (Dò tìm bảng chính) 
• Classification Search (Truy tìm phân loại) 
• LC Subject Headings (Bộ tiêu đề chủ đề LC – LCSH) 
• Genre/Form Headings (Tiêu đề hình thức) 
• Juvenile Subject Headings (Bộ tiêu đề chủ đề thiếu nhi) 
• LC Subject Heading & LC Classification Number Correlations (Tương quan giữa 
tiêu đề chủ đề LC với chỉ số phân loại LCC) 
• LC Subject Heading & Dewey Classification Correlations* (Tương quan giữa tiêu 
đề chủ đề LC với chỉ số phân loại DCC) 
• LC Classification & Dewey Classification Correlations* (Tương quan giữa chỉ số 
phân loại LCC với chỉ số phân loại DCC) 
Trong thập niên 1900, bản điện tử LCC được phát hành trên CD-ROM khiến việc dò 
tìm và phân loại dễ dàng hơn. Năm 2002, được thay thế bằng Classweb, một phiên 
bản trực tuyến của khung phân loại LCC và bộ tiêu đề chủ đề của Thư viện Quốc hội 
Hoa Kì – LCSH. Địa chỉ web www.loc.gov là nơi tốt nhất để tìm thông tin về khung 
phân loại LCC, và tất nhiên hệ thống mục lục của Thư viện Quốc hội Hoa Kì là nguồn 
dữ liệu phân loại tuyệt vời về những biểu ghi thư tịch. 
Rõ ràng việc truy cập miễn phí vào những biểu ghi cũng như dịch vụ thư tịch do Thư 
viện Quốc hội Hoa Kì cung cấp đã tác động đến quyết định chọn khung phân loại này 
của nhiều thư viện. 
Những đặc tính cơ bản của LCC 
1. Đặc tính dựa trên sự phát triển sưu tập 
Đặc tính cơ bản nhất của khung phân loại LCC là dựa trên sự phát triển sưu tập 
(literacy warrant) có nghĩa là những lớp trong khung phân loại được tạo nên từ việc 
phân loại cụ thể tài liệu trong sưu tập chứ không phải dựa trên những phân tích lí 
thuyết của tri thức, tư liệu học hay triết học. 
Đây nhất thiết không phải là một điều không tốt, bởi vì bất cứ một hệ thống phân loại 
thư tịch nào cũng đều phản ánh chủ đề như chúng hiện hữu trong tài liệu để phân loại 
hơn là trong một quan điểm trừu tượng của thế giới. Vấn đề nảy sinh là bởi vì trường 
hợp LCC là để đối phó với chỉ một thư viện. 
Ngày nay, với nhiều thư viện sử dụng LCC, và với nhiều thư viện liên quan đến 
những dự án biên mục hợp tác, thế giới bên ngoài đã chịu ảnh hưởng Thư viện Quốc 
hội Hoa Kì nhiều hơn trong quá khứ. Những thư viện cũng có thể đề nghị thêm những 
lớp hay tiêu đề mới để bổ sung vào hệ thống của Thư viện Quốc hội. Quả thật, nếu ta 
so sánh giữa Classweb với hệ thống mục lục của Thư viện Quốc hội Hoa Kì thì ta thấy 
sự khác nhau về nội dung giữa hai hệ thống, điều này cách đây 20 năm là không có. 
2. Đặc tính liệt kê 
Nếu phân cấp là đặc tính của khung phân loại DDC, phân tích - tổng hợp là đặc tính 
của khung phân loại UDC, thì liệt kê (enumerative) là đặc tính của khung phân loại 
LCC. Hơn thế nữa, bản chất liệt kê là đặc tính quan trọng nhất của khung phân loại 
LCC. LCC là ví dụ đầu tiên về hệ thống phân loại liệt kê, có nghĩa rằng hệ thống liệt 
kê tất cả những môn loại mà nó có thể. Phương cách tiếp cận này trái ngược với 
những hệ thống phân tích - tổng hợp như UDC và BC1 (ấn bản lần thứ nhất của khung 
phân loại thư mục Bliss), và những khung theo diện như khung phân loại Hai chấm và 
BC2 (ấn bản lần thứ hai của khung phân loại thư mục Bliss). Trong những khung phân 
loại như thế này, người ta có thể xây dựng những kí hiệu môn loại/ lớp phản ánh 
những phần tạo nên một nội dung của tài liệu, và như thế số lượng những môn loại 
tiềm năng là lớn hơn nhiều so với những môn loại thực được liệt kê. 
Trong một khung phân loại liệt kê, những chủ đề kép và phức là được liệt kê sẵn trong 
khung phân loại, và thường thì ta không thể cộng thêm những gì vào đó. Điều này 
khiến cho những đề tài mới khó có được chỉ số phân loại cho đến khi Thư viện Quốc 
hội chính thức thêm vào hệ thống. 
Thêm vào đó, những bảng chính là dài hơn nhiều và phức tạp hơn những khung phân 
loại khác. Điều này chủ yếu là do sự lặp đi lặp lại một cách thường xuyên những khía 
cạnh thông thường mà có thể được thêm vào một cách kinh tế từ những bảng chính 
tổng hợp hay bảng phụ; LCC lặp lại một cách thường xuyên ngay cả những kí hiệu 
thông thường như tiểu phân mục hình thức và thời kì lịch sử dưới những lớp chủ đề 
riêng. 
Khung phân loại LCC cũng thiếu giá trị gợi nhớ khi những kí hiệu của những khía 
cạnh thông thường thì luôn luôn không nhất quán theo cách thông thường như ở 
những khung phân loại khác. 
Về mặt tích cực, tính liệt kê đảm bảo rằng khung phân loại là rất đơn giản để sử dụng 
vì những tùy chọn bị hạn chế khắt khe và người phân loại không đòi hỏi phải nổ lực 
nhiều về mặt trí tuệ. 
3. Đặc tính sắp xếp chủ đề theo thứ tự chữ cái 
Đặc tính đặc sắc thứ ba của LCC là việc sử dụng trên phạm vi rộng trật tự chữ cái để 
sắp xếp chủ đề. Chủ đề được xếp theo thứ tự chữ cái, ngay khi bất kì chi tiết nào của 
chủ đề được yêu cầu, LCC thường chọn cách sắp xếp theo thứ tự chữ cái của đề tài. Dĩ 
nhiên đây thực sự không phải là cách sắp xếp theo hệ thống, và trật tự có được không 
luôn luôn hữu ích lắm vì một cách tự nhiên nó không thiết lập mối quan hệ nào theo 
chủ đề. 
Danh sách dưới đây được trích từ lớp văn học và cung cấp về thi ca theo chủ đề. Chủ 
đề trong danh sách này là bằng tiếng Anh được xếp theo thứ tự chữ cái. 
PR1195.L3 Labor. Working class (Lao động. Lớp làm việc) 
PR1195.L34 Landscape (Cảnh quan) 
PR1195.L37 Law and lawyers (Luật pháp và luật sư) 
PR1195.L6 London 
PR1195.L8 Lullabies (Bài hát ru con) 
PR1195.L85 Luther, Martin 
PR1195.M15 Machinary (Cơ khí) 
PR1195.M2 Madrigals (Thơ trữ tình) 
PR1195.M22 Magic (Ảo thuật) 
PR1195.M24 Manners and custom (Phong tục và tập quán) 
PR1195.M33 Medicine (Y học) 
PR1195.M53 Mice (Chuột) 
PR1195.M6 Monster (Quỷ sứ) 
PR1195.M63 Mothers (Mẹ) 
PR1195.M65 Mountains (Núi) 
PR1195.M8 Mythology (Thần thoại) 
Tiện lợi của việc sắp xếp chủ đề theo trật tự chữ cái là mỗi khi được cập nhật thì đề tài 
mới thường có thể được chèn vào không mấy khó khăn. 
Chỉ số phân loại LCC 
Khung phân loại LCC là một hệ thống liệt kê. LCC sử dụng những chỉ số phân loại để 
liệt kê chủ đề phản ánh toàn bộ tri thức. Chỉ số này là một hỗn hợp giữa kí tự và con 
số (chữ và số). 
Kí hiệu phân loại LCC kết hợp với số Cutter và năm xuất bản tạo nên một kí hiệu xếp 
giá rất khác biệt với những hệ thống phân loại khác. 
1. Kí hiệu phân loại 
Ngoài tổ hợp giữa chữ và số, chỉ số phân loại LCC không dùng bất kì một dấu hiệu 
nào khác ngoài dấu chấm (.) và thông thường là dấu chấm thập phân. 
Một kí hiệu lớp tiêu biểu bao gồm hai kí tự và một con số từ 1 đến 9999. Ví dụ: 
A. TS1865 Dù và lọng 
B. BF1775 Mê tín dị đoan 
C. HE6183 Tem thư 
Trong một lớp nhiều chi tiết, thì phân lớp thường là ba kí tự, chẳng hạn như Luật 
pháp, và lớp chính bắt đầu chỉ một kí tự. Ví dụ: 
A. KDE540 Luật hình sự Bắc Ireland 
B. KNP501 Luật hành chính Đài Loan 
C. B42 Tự điển triết học Pháp và Bỉ 
D. Thư mục tập hợp khoa học xã hội 
Hai ví dụ sau cũng minh họa những cấp độ tiền kết hợp rất gọn gàng trong khung 
phân loại LCC; trong những khung phân loại khác, quan niệm hình thức, như “từ 
điển” hay “thư mục”, và ngôn ngữ sẽ được đặt trong những bảng phụ. 
Những con số được sắp xếp theo thứ tự số, có nghĩa là theo thứ tự giá trị của con số 
(chứ không phải phản ánh nội dung như trong phân loại DDC). 
Bởi vì LCC có một cơ sở kí hiệu rộng rãi (sử dụng bảng chữ cái cho lớp chính cộng 
với 10 chữ số, và 36 kí tự cùng nhau tạo nên phân lớp) nên có những kí hiệu lớp tương 
đối ngắn đối với những chủ đề rất chi tiết. 
2. Số Cutter 
Thuật ngữ “số Cutter” được dẫn xuất từ tên Charles Ammi Cutter, người đã hình 
thành ý tưởng sử dụng những kí hiệu chữ và số để sắp xếp sách theo thứ tự chữ cái đối 
với môt môn loại đã cho. Và chính ông là người đề xuất thông tin tác giả được trình 
bày dưới hình thức mã hóa họ và tên tác giả được sắp xếp vào một bảng theo thứ tự 
chữ cái. 
Bảng đầu tiên do Cutter phát minh là một bảng tác giả hai con số về sau được Kate 
Sanborn mở rộng thành ba con số và xuất bản năm 1969 với tựa đề “Cutter-Sanborn 
Three-Figure Author Table”. 
Bảng “Cutter-Sanborn Three-Figure Author Table” hay bất kì một bảng Cutter mang 
tính quốc gia nào khác hiện nay là để liệt kê danh sách họ tên những tác giả đã được 
mã hóa dựa vào tần số xuất hiện của họ kết hợp với tên tác giả nào đó trong cộng 
đồng. Bảng Cutter của cộng đồng nào thì phù hợp với cộng đồng đó. Không có một 
bảng Cutter nào phù hợp cho toàn bộ sưu tập của một thư viện tổng hợp nhiều nguồn 
tài liệu. 
Mặc dù ứng dụng ban đầu của số Cutter là chỉ dùng để cung cấp việc sắp xếp “tác giả” 
cá nhân, khó khăn phát sinh là khi không có tên tác giả cá nhân. Ngày nay, số Cutter 
được dùng cho dẫn mục chính, nếu dẫn mục chính không phải là tên tác giả cá nhân 
(chẳng hạn như nhan đề, tên cơ quan, tên hội nghị) thì ta phải tạo ra số Cutter để thay 
thế. 
Thư viện Quốc hội Hoa Kì đã sửa đổi bảng Cutter để phục vụ những nhu cầu chuyên 
biệt của sưu tập của họ. Và hiện nay có một bảng Cutter dành riêng cho khung phân 
loại LCC được tổ chức khá độc đáo: Người phân loại dựa vào bảng Cutter này để tự 
mã hóa thông tin theo nội dung từng tài liệu một cách linh hoạt chứ không phải chỉ 
dựa vào mã số cố định cho từng tác giả trong các bảng Cutter thông thường. 
Số Cutter được dùng trong LCC với hai mục đích: 
- như là phần mở rộng của chỉ số phân loại; 
- như là một số bản sách hay số sách. 
Bảng Cutter của LCC được dùng nhiều cách khác nhau: 
- cung cấp một kí hiệu xếp giá đồng nhất, dựa vào dẫn mục chính của một tác phẩm; 
- cho biết nhan đề chuyên biệt của tác phẩm đã cho; 
- cho biết vùng địa lí theo tác phẩm; 
- cho biết một đề tài chuyên biệt theo tác phẩm; 
- xếp giá những tác phẩm nào đó tại chỉ số phân loại đã cho ở trước hay sau những chỉ 
số khác. 
Một số Cutter: 
- bắt đầu bằng kí tự đầu tiên của một từ; 
- theo sau bởi một số thập phân xuất phát từ kí tự thứ hai và kế tiếp của từ đó; 
- luôn luôn đi sau một dấu chấm thập phân; 
- sử dụng bảng Cutter của LCC để hình thành. 
Ví dụ: 
- Số Cutter theo tác giả “Nguyễn” là .N58 
- Số Cutter theo nhan đề “Cơ sở khoa học thông tin và thư viện” là .C67 
- Số Cutter theo tác giả cơ quan “Đại học Sài Gòn” là .D35 
- Số Cutter theo nơi chốn “Hà Nội” là .H36 
- Số Cutter theo đề tài “Career development” là .C37 
- Số Cutter cho ấn phẩm định kì là .A1 
3. Kí hiệu xếp giá 
Kí hiệu xếp giá là số nằm ở trên nhãn của một tài liệu thư viện cho biết vị trí của tài 
liệu trên giá sách. Kí hiệu gồm chữ và số. Thường bao gồm chỉ số phân loại và chỉ số 
sách như sau: 
- bắt đầu với 1,2,hay 3 kí tự 
- tiếp đến là một số lên đến 4 con số 
- thường được theo sau bởi dấu chấm thập phân 
- theo sau bởi một kí hiệu chữ và số (số Cutter) 
- cuối cùng là năm xuất bản 
Ví dụ: Kho A 
1. NA 
2. 7105 
.D56 
2007 
Kí hiệu xếp giá có thể được viết theo nhiều cách như sau: 
A. NA7105 LC929.3.T5.B35 2009 QA 
.D58 76 
.7 
.S36 
2008 
2007 
Trong biểu ghi MARC, kí hiệu xếp giá được trình bày như trên nhưng không có dấu 
thập phân và được phân chia bằng những dấu phân cách. Ví dụ: 
A. CAL ab PS3525.E6645 A6 2007 
Thư viện Quốc hội Hoa Kì bắt đầu thêm năm xuất bản đối với một kí hiệu xếp giá bắt 
đầu từ năm 1982, (trường MARC – 260). 
Ở Hoa Kì, người ta gọi khung phân loại LCC và DCC là hoàng đế và nữ hoàng (king 
and queen) đã và đang thống trị trong vương quốc phân loại thư viện hàng chục năm 
nay (Eleanor S. Y. Lo). Ngày nay, hai khung phân loại này đã vượt ra khỏi biên giới 
Hoa Kì, song hành với nhau chiếm lĩnh vị trí quan trọng về dữ liệu thư tịch 
(bibliographic data) trong những kho tin cũng như cơ sở dữ liệu khổng lồ trên thế giới. 
Hiện nay ở nước ta một số ít thư viện bắt đầu sử dụng khung phân loại LCC và xu 
hướng này ngày sẽ càng tăng. Khoa Thư viện-Thông tin trường đại học Sài Gòn bắt 
đầu giảng dạy Phân loại LCC cho sinh viên đại học từ năm học 2009- 2010 trong học 
phần “Phân loại 2 – LCC”, giáo trình giảng dạy học phần này là: Thực hành phân loại 
DDC và LCC / Nguyễn Minh Hiệp. – TP. Hồ Chí Minh : Nxb. Giáo dục, 2010. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Broughton, Vanda. Essential Classification. – New York: Schuman Publishers, Inc., 
2004. 
2. Chan, Lois Mai. Cataloging and Classification: An Introduction. – 3rd edition. – 
Lanham, Md.: Scarecrow Press, 2007. 
3. Chan, Lois Mai. A Guide to the Library of Congress Classification. – 5th edition. – 
Englewood, Colorado: Libraries Unilimited, Inc, 1999. 
4. Learn Library of Congress Classification/Dittmann, Helena, Hardy, Jane. – 
Canberra: DocMatrix Pty Ltd, 2000. 
5. Nguyễn Minh Hiệp. Cơ sở khoa học thông tin và thư viện. – TP. Hồ Chí Minh: 
Giáo dục, 2008. 
6. Nguyễn Minh Hiệp. Thực hành phân loại DDC và LCC – TP. Hồ Chí Minh: Giáo 
dục, 2010. 
___________________ 
ThS. Nguyễn Minh Hiệp 
GĐ. Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM 
Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 2(28) – 2011 (tr.36-41) 

File đính kèm:

  • pdfgioi_thieu_khung_phan_loai_lcc.pdf