Góp phần tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu

Tóm tắt Góp phần tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu: .... Theo ông, tạo hóa đã tạo ra con người “thập phần chu đáo” (Phan Bội Châu, 1990, tập 4, tr. 201), các bộ phận trên thân thể của con người không thừa mà cũng không thiếu, các cơ quan đó đều có chức năng riêng và có mối quan hệ với nhau giúp cho “thành” “phủ” của thế giới linh hồn tồn t...quyền phải là những nước có “hình CAO XUÂN LONG, LẠI VĂN NAM – GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG 6 pháp, chính lệnh, thuế khóa, tiêu dùng đều do nghị viện quyết định, mà nghị viện thì đều do nhân dân tổ chức nên, Chính phủ không được can thiệp vào. Hàng năm đến kỳ nghị viện họp, các nghị viên...nên dù tàu to xuồng nhỏ, chỉ huy vẫn được xong xuôi” (Phan Bội Châu, 1990, tập 1, tr. 55). Bốn chuẩn mực đạo đức nêu trên, Phan Bội Châu trên quan điểm của Nho giáo gọi là Tứ đoan. Ông giải thích: “Thuyết tứ đoan là nói ở trong lòng người ta có bốn mối lành cũng gọi là bốn tính: thươ...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Góp phần tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời. Phan Bội Châu 
cho rằng con người là chủng tộc biết 
thương yêu, đùm bọc và giúp đỡ nhau 
trong cuộc sống. Ông viết: “Trời đất sinh ra 
vật, chia ra các chủng tộc. Chủng tộc có 
vẩy thì ở dưới nước, chủng tộc có lông thì 
ở trên cao; con người ta đều có chủng tộc. 
Cùng một chủng tộc mà lại hại lẫn nhau, 
đó là giống vật tầm thường. Cùng chủng 
tộc biết thương yêu nhau mới gọi là con 
người” (Phan Bội Châu, 1990, tập 2, tr. 
346). Từ nội dung nguồn gốc và bản chất 
CAO XUÂN LONG, LẠI VĂN NAM – GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG 
5
con người, Phan Bội Châu đã gửi vào đó 
một thông điệp giản dị nhưng có ý nghĩa 
nhân văn sâu sắc. Đó là, trong điều kiện 
lịch sử xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ 
XX, mọi người dân trên đất nước Việt Nam 
phải đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn 
nhau để tạo thành một sức mạnh to lớn 
nhằm “chống lại những kẻ không phải là 
người” để giải phóng con người, giải 
phóng dân tộc Việt Nam và tạo mọi điều 
kiện thuận lợi cho con người phát triển. 
2.3. Quan điểm chính trị-xã hội 
Vấn đề nhân cách-quyền của con người. 
Theo Phan Bội Châu nhân cách là khái 
niệm dùng để chỉ cách mà con người biểu 
hiện với ba mối quan hệ trong quá trình 
hình thành, phát triển của mình, đó là “trên 
đối với trời, dưới đối với đất, giữa đối với 
vật và ngã” (Phan Bội Châu, 1990, tập 10, 
tr. 145), cách biểu hiện đó buộc con người 
phải thực hiện cho đến tận cùng trong vấn 
đề “phẩm cách làm người, cách thức làm 
người, cách điệu làm người” (Phan Bội 
Châu, 1990, tập 10, tr. 145). 
Nội hàm, bản chất của vấn đề nhân cách 
biểu hiện thông qua ba mối quan hệ cơ 
bản của con người. Một là, xét trong mối 
quan hệ của con người với Đấng tạo hóa, 
điều có nghĩa đầu tiên của nhân cách - đó 
là phẩm cách thứ nhất của con người trong 
bảng xếp hạng của thế giới tự nhiên “vô 
thức” và “hữu thức”. Phẩm cách đó không 
phải do con người “tự phong” cho mình, 
mà chính nhờ những giá trị về trí tuệ, đạo 
đức và năng lực vượt trội của loài người 
hơn hẳn so với sự vật hiện tượng trong thế 
giới này. Ông còn khẳng định rằng: thậm 
chí “loài người đần ngu lắm nữa cũng vẫn 
thiêng hơn loài vật” (Phan Bội Châu, 1990, 
tập 2, tr. 58). Cho nên Đấng tạo hóa đã 
phong hàm “nhất phẩm” cho con người. 
Hai là, xét trong mối quan hệ giữa con 
người với xã hội điều có nghĩa thứ hai của 
nhân cách - đó chính là tư cách của con 
người. Vấn đề tư cách của con người 
được thể hiện qua mối liên hệ của con 
người với vấn đề độc lập dân tộc, vấn đề 
chủ quyền của mỗi quốc gia và vấn đề 
nhân quyền trong xã hội. Còn khi căn cứ 
vào Luật trời và Công pháp vạn quốc, 
Phan Bội Châu đã khẳng định độc lập tự 
do là quyền của mỗi dân tộc không ai có 
quyền xâm phạm, chính vì vậy, việc đấu 
tranh giành lại quyền độc lập tự do cho 
dân tộc ta là hợp luật trời và luật pháp 
quốc tế. Chính vì vậy, theo ông một đất 
nước nếu biết cách đề cao dân quyền thì 
không những nhân dân sẽ được tôn trọng 
mà đất nước ấy cũng sẽ mạnh lên. Nếu 
đất nước nào dân quyền bị xem nhẹ, thì 
không những dân bị coi khinh, mà nước ấy 
cũng yếu. Còn dân quyền của nước nào 
hoàn toàn bị mất thì nhân dân sẽ mất, mà 
đất nước cũng không còn. Xét nhân cách 
của con người trong quan hệ với hệ thống 
nhà nước, nội hàm nhân cách trong mối 
quan hệ này được thể hiện qua quyền dân 
chủ của người dân trong đất nước. Phan 
Bội Châu sau khi tìm hiểu những ưu 
khuyết điểm của thể chế chính trị ở các 
nước trên thế giới, đã nhận thức được 
rằng sự phát triển quốc gia biểu thị thông 
qua việc tôn trọng quyền của con người 
mà đặc biệt là quyền làm chủ của người 
dân. Ông đã viết: “những cường quốc, tức 
là đều là những nước mà dân quyền được 
đề cao” (Phan Bội Châu, 1990, tập 2, tr. 
387). Theo ông những nước biết đề cao 
dân quyền phải là những nước có “hình 
CAO XUÂN LONG, LẠI VĂN NAM – GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG 
6 
pháp, chính lệnh, thuế khóa, tiêu dùng đều 
do nghị viện quyết định, mà nghị viện thì 
đều do nhân dân tổ chức nên, Chính phủ 
không được can thiệp vào. Hàng năm đến 
kỳ nghị viện họp, các nghị viên tụ tập đông 
đủ. Chính phủ phải trình bày dự án trước 
nghị hội. Nghị hội tức là nhân dân. Những 
điều nhân dân cho là phải chính phủ không 
thể không làm; những điều nhân dân cho 
là trái, chính phủ không được làm. Tuy 
rằng sắc chiếu của Hoàng đế rất là đáng 
tôn trọng, nhưng nếu nghị viện không đồng 
ý thì cũng phải thu hồi mệnh lệnh đó. Dân 
quyền đáng sợ như thế vậy!” (Phan Bội 
Châu, 1990, tập 2, tr. 387). Chính vì vậy, 
theo ông mối quan hệ giữa nhân dân với 
chính phủ là mối quan hệ biện chứng tác 
động, chi phối lẫn nhau. Bởi vì, khi người 
dân có quyền làm chủ thì đất nước cũng 
theo đó mà có sức mạnh. Ông viết: “Một 
người, một nhà hay một nước, tất thảy là 
một phần tử ở trong xã hội chúng ta đem 
thân vào xã hội, không cần xem ở nơi xã 
hội, mà cần phải xem nơi thân ta, bởi vì 
thân ta chính là một phần tử ở trong xã hội. 
Nếu thân ta tốt thời xã hội được một phần 
tử tốt rồi, dần dà lâu lắc, ảnh hưởng càng 
đi càng xa, đến lúc cuối cùng, tất nhiên 
tuyền xã hội tốt cả” (Phan Bội Châu, 1990, 
tập 9, tr. 192). Theo ông quyền tự do của 
nhân dân là quyền được làm những điều 
trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước 
đã quy định. Khi khẳng định quyền làm 
người, Phan Bội Châu đã vượt lên hẳn 
quan điểm của Nho giáo khi xem xét quyền 
làm người của nam và nữ, và đặc biệt chú 
ý đến quyền của người phụ nữ, theo ông 
vấn đề nữ quyền ở phương Đông được 
chú ý đúng mức vào khoảng “cuối thế kỷ 
XIX đầu thế kỷ XX đời sống văn minh Âu 
châu đẩy ít nhiều bọt bèo tràn vào Đông Á. 
Thình lình mà hai chữ nhân quyền mới nẩy 
ra trên mấy tờ báo nhảm. Thấp thoáng ở 
bên tai mấy cô mấy chị mới có hai chữ nữ 
quyền” (Phan Bội Châu, 1990, tập 4, tr. 88-
89). Ông cho rằng việc phân biệt nam 
quyền và nữ quyền là do chế độ quân chủ 
dựng nên để phủ nhận hay hạn chế quyền 
làm người của người nữ. 
Xét trên mối quan hệ của con người đối với 
chính bản thân mình đã làm nên nghĩa thứ 
ba của nhân cách – đó chính là cách thức 
làm người. Cách thức làm người do chính 
mỗi cá nhân đặt ra, nó được quy định 
thành những “khuôn mẫu”, “như trung tín, 
liêm sỉ, đạo đức, luân lý, v.v. cho đến lỗ tai 
nghe cho tỏ, con mắt thấy cho sáng, bộ óc 
thấy cho sâu, sức phấn đấu cho mạnh dạn, 
gan mạo hiểm tiến thủ cho bền dai” (Phan 
Bội Châu, 1990, tập 4, tr. 216), mà từng cá 
nhân phải gìn giữ, phải phấn đấu thực hiện 
trong suốt cuộc đời của mình. Theo Phan 
Bội Châu, trong điều kiện lịch sử xã hội 
Việt Nam lúc bấy giờ thì trong nội dung 
nhân cách chỉ còn cách thức làm người là 
chúng ta có thể giữ được. Bởi vì, nó tồn tại 
trong chính bản thân mỗi con người “dầu 
ai cũng không phép gì ngăn cấm được ta, 
mà cũng không ai cướp bóc được ta” 
(Phan Bội Châu, 1990, tập 4, tr. 216). Ông 
còn khẳng định rằng trong các nội dung 
của nhân cách con người thì “đồng bào ta 
thiệt chỉ còn ngần ấy là có giá trị” (Phan 
Bội Châu, 1990, tập 4, tr. 216). 
Tư tưởng của Phan Bội Châu về giải 
phóng con người. Ông cho rằng vấn đề 
giải phóng con người là cần thiết, hợp quy 
luật, chính nghĩa và tất yếu sẽ giành thắng 
lợi. Từ một niềm tin vững chắc vào chiến 
thắng, ông đã chỉ ra nội dung giải phóng 
CAO XUÂN LONG, LẠI VĂN NAM – GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG 
7
con người như sau: Về đối tượng giải 
phóng, tư tưởng Phan Bội Châu về con 
người không phải là con người chung 
chung trừu tượng, cũng không phải là toàn 
bộ nhân dân lao động trên toàn thế giới, 
mà đó chính là dân tộc Việt Nam, nhân 
dân lao động Việt Nam đang bị áp bức bóc 
lột. Về nội dung giải phóng con người, 
Phan Bội Châu quan tâm giải phóng con 
người toàn diện - cả về nhân thể và nhân 
tính. Trên quan điểm của Nho giáo ông đã 
đưa ra phương pháp quản lý xã hội bằng 
nhân trị, đức trị. Trong đó Phan Bội Châu 
chú trọng đến hai việc đó là dưỡng dân và 
giáo dân, hai việc này có mối quan hệ chặt 
chẽ với nhau, bổ sung cho nhau góp phần 
làm cuộc sống con người tốt đẹp hơn. 
Phan Bội Châu cho rằng: “Dưỡng dân là lo 
cho dân về phần sống xác thịt. Giáo dân là 
lo cho dân về phần sống tinh thần. Dưỡng 
với giáo vẫn đồng thì tịnh hành, nhưng 
cũng óc hoãn cấp sai nhau chút đỉnh; 
trước lo dưỡng rồi sau mới lo đến giáo” 
(Phan Bội Châu, 1990, tập 10, tr. 71). Theo 
Phan Bội Châu, để cải tạo xã hội, giải 
phóng về mặt nhân thể thì cần phải có 
những con người có nhân tính tốt, những 
người đó phải vừa có trí tuệ, vừa có tấm 
lòng sẵn sàng hy sinh vì dân tộc. Những 
con người biết hy sinh vì dân tộc và đồng 
loại là những con người được giáo dục tốt. 
Do đó, để giải phóng con người, Phan Bội 
Châu cho rằng cần phải thực hiện hai 
nhiệm vụ - đó là dưỡng dân và giáo dân: 
2.4. Quan điểm về đạo đức, giáo dục 
Về vấn đề đạo đức. Theo Phan Bội Châu 
đạo đức là những chuẩn mực, những quy 
tắc đúng đắn có sẵn, là lẽ phải tự nhiên, 
gốc ở lẽ trời mà con người phải thực hiện 
nhằm chứng tỏ bản chất của mình. Do đó, 
ông cho rằng đạo đức có vai trò rất quan 
trọng trong việc chi phối hành động của 
con người, những chuẩn mực đạo đức 
được xem như bánh lái, cái neo của một 
con thuyền, nếu không có đạo đức định 
hướng thì hành động của con người không 
xác định được sự đúng sai, tốt xấu, cũng 
giống như con thuyền không bánh lái mất 
phương hướng trên biển cả. Do đó ông 
khẳng định rằng: “Chưa có ai muốn chở 
thuyền cho thành thạo mà lại để nó chìm 
nổi tự nhiên; Muốn giữ tâm cho đúng đắn 
mà lại để nó thu phóng quàng xiên. Phải 
theo đạo cho đúng thì tâm mới không thiên. 
Phải giữ lái cho vững thì thuyền mới đi yên. 
Hợp lại mà xem, đề phòng lòng dục còn 
khó hơn đề phòng dòng nước; nói ra cho 
rộng, điều khiển con tâm cũng như điều 
khiển con thuyền” (Phan Bội Châu, 1990, 
tập 1, tr. 55). Như vậy, để cho tâm con 
người không dao động, không chao đảo 
như “cái thuyền không lái, không neo” thì 
cần phải có “đạo tâm” mà đạo tâm đó biểu 
hiện qua bốn chuẩn mực đạo đức cơ bản, 
đó là nhân, nghĩa, lễ, trí. Phan Bội Châu đã 
lý giải rõ thêm: “Phải lấy nghĩa làm sào mà 
đẩy, lấy nhân làm chèo mà bơi. Thẳng cửa 
đạo mà vào, lái vững dù đông tây vẫn 
được, cứ bờ đạo mà tiến, lái chắc dù tả 
hữu không sai. Thế là thuyền theo lái, nên 
dù tàu to xuồng nhỏ, chỉ huy vẫn được 
xong xuôi” (Phan Bội Châu, 1990, tập 1, tr. 
55). Bốn chuẩn mực đạo đức nêu trên, 
Phan Bội Châu trên quan điểm của Nho 
giáo gọi là Tứ đoan. Ông giải thích: 
“Thuyết tứ đoan là nói ở trong lòng người 
ta có bốn mối lành cũng gọi là bốn tính: 
thương yêu người là mối nhân; biết xấu 
thẹn là mối nghĩa; biết từ nhượng là mối lễ; 
biết phân biệt điều phải trái là mối trí” 
CAO XUÂN LONG, LẠI VĂN NAM – GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG 
8 
(Phan Bội Châu, 1990, tập 4, tr. 202-203. 
Vai trò của tứ đoan rất to lớn, nó không chỉ 
có giá trị đối với từng cá nhân, mà nó còn 
có giá trị đối với việc tề gia, trị quốc, bình 
thiên hạ. Ông viết: “Lòng tứ đoan khi mới 
mở mối, chỉ như một giọt nước chảy ra, 
mà giọt nước ấy chảy mãi chảy hoài thời 
chắc có lúc đi đến tận bể mà thành ra bể 
lớn, người ta thiệt khoách sung tứ đoan 
thời công việc tề gia, trị quốc bình thiên hạ 
cũng chỉ ở tấm lòng suy ra mà thôi” (Phan 
Bội Châu, 1990, tập 10, tr. 33). 
Về giáo dục. Trong điều kiện nước Việt 
Nam nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì 
nhiệm vụ giáo dân càng trở nên cấp thiết 
hơn bao giờ hết. Bởi vì, theo ông đất nước 
ta trì trệ, chậm phát triển và không chống 
đỡ được quân xâm lược là do lối tư duy cũ 
kỹ lạc hậu, và một nền giáo dục hủ cựu lúc 
bấy giờ đã che mắt nhân dân ta, làm cho 
nhân dân ta ngu muội. Việc chấn hưng đất 
nước, giải phóng dân tộc cần phải có một 
nền giáo dục tiên tiến theo kịp với thời đại. 
Nền giáo dục đó được ông đề ra như sau. 
Về mục đích giáo dục, đối với từng cá 
nhân giáo dục có vai trò rất quan trọng đối 
với việc hình thành nhân cách con người. 
Phan Bội Châu khẳng định: “Chúng ta sở 
dĩ học là cốt để học làm người, mà khuôn 
mẫu làm người, tất phải làm cho đến thánh; 
mà muốn làm cho đến thánh tất phải tìm 
cho ra tinh tuý của thánh nhân; tất phải hết 
sức dụng công ở nơi việc học” (Phan Bội 
Châu, 1990, tập 9, tr.259). Giáo dục không 
chỉ có tác dụng đối với từng người mà nó 
còn có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giải 
phóng dân tộc và sự phát triển bền vững 
của mỗi quốc gia, dân tộc. Ông viết: “Có 
chú trọng giáo dục thì mới bỏ được việc 
riêng tư mà theo công lợi, mới làm cho 
nước giàu mạnh tiến tới” (Phan Bội Châu, 
1990, tập 2, tr. 263). 
 Về đối tượng giáo dục, Phan Bội Châu 
cho rằng việc giáo dục là cần thiết cho mọi 
người, vào mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm, 
“còn là người, thì cần phải giáo dục”, 
không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, 
Ông đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục 
binh lính, phụ nữ. Bởi vì ông cho rằng, 
binh lính là lực lượng bảo vệ, giúp đỡ mọi 
người dân trong xã hội, còn phụ nữ có 
trách nhiệm làm mẹ, giúp đỡ chồng con, 
và cũng là người có ảnh hưởng rất lớn đến 
việc hình thành nhân cách, tình cảm và trí 
tuệ của trẻ - “những chủ nhân tương lai 
của đất nước”. Về nội dung giáo dục con 
người, Phan Bội Châu cho rằng cần phải 
giáo dục con người toàn diện, có ích cho 
xã hội, để làm được điều đó cần phải chú 
trọng cả hai mặt đức dục và trí dục, “nhằm 
mở mang lòng dân yêu nước và lòng tin 
yêu lẫn nhau, khai dân trí, giúp dân quyền 
khiến cho ai ai cũng tiến bộ ngàn dặm” 
(Phan Bội Châu, 1990, tập 2, tr. 262-263). 
Ông cho rằng nội dung giáo dục không 
được bỏ sót thứ gì, nhưng cũng cần phải 
tập trung dạy những điều người dân cần 
học, cần sử dụng, những điều có ích đối 
với sự phát triển của bản thân và của đất 
nước, chứ không phải “giáo dục những 
điều mình sẵn có”. Từ việc tìm hiểu mô 
hình, cách thức giáo dục của các nước, 
đặc biệt kinh nghiệm giáo dục của Nhật 
Bản thời kỳ duy tân, Phan Bội Châu đã 
thiết kế một mô hình giáo dục cho nước 
nhà hết sức phong phú và đặc sắc. Ông 
viết: “Giáo dục, đức dục, thể dục, không bỏ 
sót thứ gì. Học Trung Quốc, học Nhật Bản, 
học châu Âu, học đủ các điều. Các ấu trĩ 
viện, dục anh viện, các trường tiểu học, 
CAO XUÂN LONG, LẠI VĂN NAM – GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG 
9
trung học, đại học khắp thành thị, thôn quê 
chỗ nào cũng có. Khi mới duy tân thì các 
thầy giáo dạy ở các trường còn phải mời 
người Nhật Bản, người châu Âu, châu Mỹ 
về dạy. Khi đã duy tân kha khá rồi thì vừa 
người nước ta thì đã có trình độ hơn cả 
người châu Âu, châu Mỹ, phải khỏi mời 
người nước ngoài nữa. Cách thức mở 
trường, sắp xếp việc học, việc dạy, việc bổ 
nhiệm những người học đã thành tài, đều 
bắt chước theo cái hay cái tốt của các 
nước như Nhật Bản và châu Âu. Học triết 
học, văn học, sử học, chính trị, kinh tế, 
quân sự, pháp luật, học công nghiệp, 
thương nghiệp, nông nghiệp, nữ công, kỹ 
thuật, lâm nghiệp, Mọi việc mà dân ta 
cần học đều mời thầy, mở trường để cho 
người nước ta bất kỳ giàu hay nghèo, 
sang hèn, trai gái kể từ 5 tuổi trở lên, thì 
vào học ở trường ấu trĩ viện, để chịu sự 
giáo dục của bậc ấu trĩ, tám tuổi trở lên thì 
vào học ở trường tiểu học, để chịu sự giáo 
dục của bậc tiểu học; mười bốn tuổi trở lên 
thì vào học ở trường trung học, để chịu sự 
giáo dục của bậc trung học. Đến tuổi 18 thì 
tài chất đã khá, thì vào các trường cao 
đẳng, để chịu sự giáo dục của các trường 
cao đẳng chuyên nghiệp” (Phan Bội Châu, 
1990, tập 2, tr. 261-262). Như Phan Bội 
Châu đã khẳng định: giáo dục là “cái 
khuôn đúc” tạo ra con người, nếu khuôn 
đúc đó tốt đẹp, sắc sảo thì tạo ra tinh hoa, 
ra sức mạnh cho đất nước, cho nên mọi 
vấn đề trong nội dung giáo dục phải được 
thực hiện, đôn đốc, giám sát, kiểm tra một 
cách nghiêm túc, cẩn thận của toàn xã hội, 
từ việc chăm lo tổ chức các lớp học, các 
cấp học để giáo dục con người, đến những 
bộ giáo trình chuẩn, thống nhất từ trên 
xuống dưới do Bộ Giáo dục quy định dưới 
sự kiểm tra nghiêm ngặt của Nghị viện. 
Mặt khác, để giáo dục con người có hiệu 
quả Phan Bội Châu đã chỉ ra những yêu 
cầu cụ thể cần phải có của thầy và trò, 
trong đó đối với người thầy, Phan Bội 
Châu cho rằng để làm được thầy người 
khác một cách “chính danh” trước hết 
không được quên “ôn cố nhi tri tân, khả dĩ 
vi sư hỹ” (Luận ngữ, 1950, tr. 20). Mặt khác, 
người dạy khi giảng dạy cần phải xác định 
rõ đối tượng học để có cách dạy phù hợp 
với trình độ của từng người. Theo Phan Bội 
Châu, người thầy giáo giỏi cũng như “người 
thầy thuốc giỏi, thường hay tuỳ bệnh 
chứng từng người mà khai đơn thuốc” 
(Phan Bội Châu, 1990, tập 9, tr. 240). Ngoài 
ra, người thầy cũng cần vận dụng phương 
pháp trực quan, nêu gương trong công tác 
giáo dục đào tạo. Theo Phan Bội Châu có 
một cách dạy người bằng trực quan, 
không sử dụng lời nói để truyền đạt thông 
tin đến người học mà thông qua những cử 
chỉ, hành động và tấm gương đạo đức của 
bản thân, người giáo viên biểu đạt thông 
tin cho người học làm theo và ghi nhớ. 
Làm như vậy người thầy bên ngoài nhìn 
vào có vẻ không dạy, nhưng thực chất “là 
dạy rồi, không cần dạy bằng miệng nói” 
(Phan Bội Châu, 1990, tập 9, tr. 244). Bên 
cạnh đó, ông còn cho rằng người dạy cần 
tránh hai điều: trước tiên cần tránh nói 
những điều vô bổ không có ích với người 
học, cũng như không đáp ứng được yêu 
cầu của xã hội đang đặt ra; ngoài ra, người 
dạy cũng nên tránh thái độ quá nghiêm 
khắc thái quá đối với người học. 
Còn đối với người học, Phan Bội Châu đã 
nêu ra ba yêu cầu quan trọng để giúp 
người học đạt kết quả cao trong học tập. 
Về ý thức đạo đức trong học tập, ông 
khuyên người học cần phải khiêm tốn, 
CAO XUÂN LONG, LẠI VĂN NAM – GÓP PHẦN TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG 
10 
thành thật, nghiêm túc và chủ động sáng 
tạo trong học tập. Ông cho rằng: “Chúng ta 
học thánh nhân, chẳng những học những 
điều Ngài nói, mà điều Ngài không nói 
chúng ta càng nên để ý lắm” (Phan Bội 
Châu, 1990, tập 9, tr. 247). 
Về cách đọc sách. Phan Bội Châu cho 
rằng đây là một trong những phương pháp 
quan trọng giúp người học tiếp thu kiến 
thức của người dạy tốt hơn, ông nói: “Học 
sách không phải là đọc chữ cho thục là gọi 
bằng học được đâu! Tất thảy phải phát 
minh ý tứ của sách ở ngoài mặt chữ mới 
gọi bằng biết đọc sách” (Phan Bội Châu, 
1990, tập 9, tr. 213). 
Về vấn đề chọn bạn, để việc học đạt kết 
quả tốt nhất thì một trong những vấn đề 
quan trọng là việc kết bạn. Mỗi chúng ta 
nên chọn những người làm bạn có ích cho 
việc học của mình. 
3. KẾT LUẬN 
Nội dung tư tưởng triết học của Phan Bội 
Châu là đặc sắc, phong phú và tương đối 
có hệ thống trên nhiều khía cạnh: từ 
những vấn đề về bản thể của thế giới, 
nhận thức luận, quan điểm biện chứng, 
đến những vấn đề về con người, quyền 
con người, giáo dục, đạo đức, Những 
nội dung đó là sự kế thừa, kết hợp có chọn 
lọc những tư tưởng đạo đức của phương 
Đông, phương Tây và truyền thống văn 
hóa của dân tộc Việt Nam, nhằm giải 
phóng con người, giải phóng dân tộc và 
phát triển đất nước. Nếu lọc bỏ những hạn 
chế nhất định mang tính lịch sử trong tư 
tưởng của ông, thì những nội dung tư 
tưởng đặc sắc đó vẫn có ý nghĩa lý luận, là 
bài học bổ ích trong quá trình xây dựng đất 
nước ta hiện nay. ‰ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Boudarel, G. 1997. Phan Bội Châu và xã 
hội Việt Nam ở thời đại ông (Bản dịch của 
Chương Thâu, Hồ Song). Hà Nội: Nxb. Văn 
hóa Thông tin. 
2. Chương Thâu, Trần Ngọc Vương. 2001. 
Phan Bội Châu về tác giả và tác phẩm. Hà 
Nội: Nxb. Giáo dục. 
3. Chương Thâu. 2004. Nghiên cứu Phan 
Bội Châu. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
4. Hoài Thanh. 1978. Phan Bội Châu. Hà Nội: 
Nxb. Văn hóa. 
5. Hồ Chí Minh. 2000. Toàn tập. Tập 2. Hà 
Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
6. Luận ngữ. 1950. Sài Gòn: Nxb. Trí Đức. 
7. Phan Bội Châu. 1990. Toàn tập. Tập 1-
Tập 10. Huế: Nxb. Thuận Hóa. 
8. Trần Văn Giàu. 1993. Sự phát triển của tư 
tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách 
mạng Tháng Tám. Tập 1, 2, 3, TPHCM: Nxb. 
TPHCM. 

File đính kèm:

  • pdfgop_phan_tim_hieu_tu_tuong_cua_phan_boi_chau.pdf
Ebook liên quan