Hát đúm của người Thổ và vấn đề giữ gìn, bảo tồn trong bối cảnh hiện nay

Tóm tắt Hát đúm của người Thổ và vấn đề giữ gìn, bảo tồn trong bối cảnh hiện nay: ...là thể lục bát. Nh− nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính từng viết: “Thể lục bát, sớm nhất cũng chỉ xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XV” (Nguyễn Xuân Kính, 2006, tr.215). Nh− vậy, hát đúm Yên Lễ là một minh chứng cho sự ảnh h−ởng của giao l−u văn hóa giữa vùng trung tâm của xứ Thanh với t...i ca d−ờng nh− có sẵn, thể thơ đ−ợc dùng để sáng tạo vào lời hát là thể song thất lục bát hoặc thể lục bát, một số bạn hát giỏi ứng đối có thể “sáng tác” thêm, cứ nh− thế một số bài bản đ−ợc bổ sung thêm lời thơ (hát) theo thời gian. Hoặc, qua những cuộc hát hàng năm giữa các làng vớ...i sự khâm phục, ng−ỡng mộ, đặc biệt là những chàng trai cô gái mới lớn. Đi hát đúm và chơi hội xuân là cơ hội để họ đi tìm tình yêu cho mình, nó nh− một nhu cầu trong đời sống văn hóa của ng−ời Thổ nơi đây. Nội dung trong các cuộc hát th−ờng xoay quanh chủ đề tình yêu, vợ chồng. Khi cá...

pdf6 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hát đúm của người Thổ và vấn đề giữ gìn, bảo tồn trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hỏt đỳm của người Thổ và vấn đề giữ gỡn, 
bảo tồn trong bối cảnh hiện nay 
Trịnh Hữu Anh(*) 
và Trần Đức Tùng(**) 
Tóm tắt: Hát đúm là sinh hoạt văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng 
ng−ời Thổ, còn đ−ợc gọi là hát em ôi. Về bản chất, giống nhiều loại hình âm nhạc 
dân gian khác, hát đúm cũng là một hình thức giao duyên nam nữ. Trong truyền 
thống, hát đúm phổ biến rộng rãi ở các xã thuộc huyện Nh− Xuân, Thanh Hóa - nơi 
có nhiều ng−ời Thổ sinh sống và cũng là nơi giao thoa mạnh mẽ của văn hóa Việt - 
Thái - M−ờng, đây cũng là địa bàn chúng tôi thực hiện nghiên cứu và phản ánh 
trong bài viết. Nội dung bài viết góp phần làm rõ nguồn gốc cũng nh− vị trí của hát 
đúm trong chuỗi các sinh hoạt đời sống của ng−ời Thổ. Không gian diễn x−ớng của 
hát đúm và những giá trị nghệ thuật của nó cũng đ−ợc thể hiện rõ thông qua lăng 
kính cộng đồng. Qua đó, chúng tôi có một số đánh giá chung về hiện trạng hát đúm 
của ng−ời Thổ (xã Yên Lễ) hiện nay và đ−a ra một số đề xuất góp phần bảo tồn loại 
hình văn hóa truyền thống này. 
Từ khóa: Ng−ời Thổ, Hát đúm, Diễn x−ớng, Thanh Hóa 
Yên Lễ là một xã có nhiều tộc ng−ời 
sinh sống, trong đó ng−ời Thổ chiếm đa 
số. Hiện nay toàn xã có 1.053 hộ, với 
4.957 nhân khẩu; có 4 dân tộc Thổ, 
M−ờng, Thái, Kinh, trong đó ng−ời Thổ 
chiếm 62,7%, ng−ời Kinh chiếm 32,77%, 
ng−ời M−ờng chiếm 3,12% và ng−ời 
Thái chiếm 1,41% (Ban chấp hành Đảng 
bộ xã Yên Lễ, 2010, tr.16). (*(** 
Yên Lễ có diện tích đất tự nhiên gần 
3 ngàn ha, trong đó quỹ đất nông 
(*) NCS. Khoa Dân tộc học, Học viện Khoa học xã hội. 
(**) Trung tâm Thông tin văn hóa các dân tộc - 
Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam. 
nghiệp là hơn 5 trăm ha (Ban chấp 
hành Đảng bộ xã Yên Lễ, 2010, tr.11). 
Yên Lễ có nhiều cánh đồng lớn nh− 
đồng Mạ, đồng Sẹt, đồng Bò, đồng 
M−ơng... rất thuận lợi cho việc trồng lúa 
và hoa màu. Điều kiện tự nhiên này 
khiến cho đời sống của ng−ời dân nơi 
đây, trong đó có ng−ời Thổ, gắn liền với 
nông nghiệp. 
Hát đúm là một hình thức giao 
duyên nam nữ đã đ−ợc hình thành từ 
lâu trong đời sống văn hóa của ng−ời 
Thổ. Tr−ớc đây, hát đúm rất phổ biến 
trong đời sống văn hóa của ng−ời Thổ 
Hát đúm của ng−ời Thổ 43 
nơi đây. Hát đúm không đơn thuần chỉ 
là một hình thức diễn x−ớng dân gian, 
mà bên trong những lời ca, làn điệu ấy 
là cuộc sống, là sinh hoạt đời th−ờng 
cũng nh− tôn giáo của ng−ời dân nơi 
đây. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch 
sử và những biến đổi xã hội, hát đúm đã 
bị mai một và có nguy cơ biến mất trong 
đời sống ng−ời Thổ ở huyện Nh− Xuân. 
Do đó, việc s−u tầm, nghiên cứu và bảo 
tồn hình thức diễn x−ớng này đang là 
một vấn đề đặt ra cho các cơ quan có 
thẩm quyền. 
1. Đôi nét về hát đúm của ng−ời Thổ ở Yên Lễ 
* Quan niệm về hát đúm 
Cuốn “Từ điển văn hóa cổ truyền 
Việt Nam” định nghĩa: “Hát đúm là lối 
hát dân gian có nhiều ng−ời tham gia” 
(Hữu Ngọc, 2002, tr.312). Định nghĩa 
này nói tới tính chất, quy mô của hát 
đúm, nó dễ gây hiểu nhầm vì trong văn 
hóa dân gian còn có rất nhiều hình thức 
hát khác có sự tham gia của nhiều ng−ời. 
Ngoài ra, các tác giả nh− Trịnh Cao 
T−ởng (1978, tr.43), Vũ Loan (2001, 
tr.58), Tú Ngọc (1994, tr.132) và Nguyễn 
Đỗ Hiệp (2013, tr.10)... đều phát triển, 
thống nhất và đi đến một định nghĩa: 
hát đúm là một loại hình hát dân ca đối 
đáp nam nữ có một làn điệu, th−ờng 
đ−ợc hát trong lễ hội và sinh hoạt văn 
hóa cộng đồng vào mùa xuân, mùa thu; 
lời ca là những thể thơ dân gian phổ biến 
nh− lục bát, song thất lục bát; kết cấu 
của lời thơ có mối quan hệ mật thiết với 
âm nhạc; ở trung du, khi diễn x−ớng 
ng−ời hát còn sử dụng quả Đúm để tung 
đi ném lại cho nhau. 
Có thể thấy, hát đúm là một hình 
thức hát giao duyên nam nữ đã hình 
thành từ lâu trong xã hội ng−ời Việt, 
M−ờng, Thổ... (Nguyễn Đỗ Hiệp, 2013), 
và nó gắn với đời sống văn hóa, tâm linh 
của những c− dân nông nghiệp. Lời ca 
trong hát đúm chủ yếu là thể thơ lục bát 
và nơi diễn x−ớng của nó khá đa dạng, 
phong phú. 
* Nguồn gốc của hát đúm 
Yên Lễ là mảnh đất đ−ợc hình 
thành từ lâu trong lịch sử, nh−ng phải 
đến thế kỷ XV mới có sự ổn định về dân 
c−. Đây cũng là nơi có những xáo trộn 
dân c− mạnh mẽ bởi chiến tranh và loạn 
lạc. 
Dòng họ chủ yếu của ng−ời Thổ ở xã 
Yên Lễ là họ Lê, thờ ông Tổ Lê Phúc 
Thành, nguồn gốc ở Đồi Nhơm, dốc 
Quán Châu, Đình Sim thuộc huyện 
Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Họ là hậu 
duệ của dân di c− từ vùng ng−ời Kinh 
vốn là c− dân nông nghiệp, mà đời sống 
hàng ngày gắn liền với các loại hình âm 
nhạc dân gian nh− hát đúm, hát ghẹo 
(Nguyễn Đăng Hòe, 1979; Vũ Ngọc 
Khánh-Phạm Minh Thảo, 1997). Hát 
đúm - hát giao duyên, là một trong 
những biểu hiện của tín ng−ỡng phồn 
thực: cầu mùa - là −ớc nguyện của c− 
dân nông nghiệp. Theo đó, có thể hát 
đúm Yên Lễ có nguồn gốc từ hát đúm 
vùng trung tâm đồng bằng của tỉnh 
Thanh Hóa. 
Trong quá trình s−u tầm và tìm 
hiểu về ca từ trong hát đúm, chúng tôi 
nhận thấy rằng ng−ời Thổ đã vận dụng 
các thể loại văn học nh− truyện Kiều, 
truyện Tống Trân-Cúc Hoa, Phạm Tải-
Ngọc Hoa... trong các ứng tác. Bên 
cạnh đó, việc sử dụng các cấu trúc âm 
điệu, từ vựng trong hát đúm ở nơi đây 
có những nét giống với thể loại ví 
giặm/dặm Nghệ Tĩnh. Đây là một 
h−ớng gợi mở cho chúng tôi lần tìm về 
nguồn gốc của hát đúm ở Yên Lễ vào 
thế kỷ XV, gắn với những cuộc di dân 
tới vùng đất này. Đặc biệt, thể thơ phổ 
44 Thông tin Khoa học xã hội, số 9.2015 
biến nhất trong những lời hát đúm là 
thể lục bát. Nh− nhà nghiên cứu 
Nguyễn Xuân Kính từng viết: “Thể lục 
bát, sớm nhất cũng chỉ xuất hiện vào 
khoảng cuối thế kỷ XV” (Nguyễn Xuân 
Kính, 2006, tr.215). Nh− vậy, hát đúm 
Yên Lễ là một minh chứng cho sự ảnh 
h−ởng của giao l−u văn hóa giữa vùng 
trung tâm của xứ Thanh với tiểu vùng 
văn hóa xứ Nghệ. 
* Những sinh hoạt trong hát đúm và 
hội trống chiêng 
Hát đúm của ng−ời Thổ đ−ợc tổ 
chức vào dịp lễ khai xuân, trong những 
ngày đầu Tết Nguyên Đán từ mồng 1 
đến mồng 10. Hát đúm là một hình thức 
diễn x−ớng dân gian của cộng đồng đ−ợc 
diễn ra ở ngoài trời, trên đ−ờng làng, 
cổng chùa, cổng đình. Trong ngày hội 
xuân, những ng−ời đi hội, đi hát đều 
mặc trang phục ngày lễ đẹp nhất, nam 
giới ng−ời Thổ th−ờng mặc áo dài có 
hàng cúc đồng bên s−ờn phải, quần dài, 
khăn đóng; còn nữ giới mặc áo tứ thân 
hoặc năm thân dài đến đầu gối, cổ áo 
hình chữ nhật và khăn trùm đầu có 
màu trắng, gấp chéo hình tam giác. 
Thể lệ hát đ−ợc quy định khá chặt 
chẽ, tốp hát cùng giới (nam hoặc nữ) 
th−ờng là những ng−ời cùng lứa tuổi, 
không hát với ng−ời trong gia đình, họ 
tộc (anh em ruột, chồng, anh em chồng, 
chị dâu, em dâu...). Mọi ng−ời cho rằng 
thú vị nhất là hát với ng−ời làng bên. 
Đã ra đến hội và đi hát, tất cả các ông 
chồng hay bà vợ không đ−ợc ghen khi 
thấy vợ (hay chồng) mình cầm tay ng−ời 
khác để hát (vì có tục khi hát th−ờng 
nắm cổ tay nhau). Đó d−ờng nh− là một 
“hành lang pháp lý” của luật tục để bảo 
vệ cho ng−ời tham gia hát đúm. 
Khi hát, bạn hát (đặc biệt là nam) 
không đ−ợc chọn các từ có nghĩa khó 
hiểu cho bạn hát của mình. Khi ứng đối 
không đ−ợc, bạn hát có thể nhờ ng−ời 
trong tốp hát của mình ứng đối giúp, 
sau đó họ lại có thể tiếp tục cuộc hát, 
ng−ời hát không đ−ợc dừng hát giữa 
bài (khổ thơ đối), nếu dừng sẽ bị phạt: 
phải mời những ng−ời đi hát uống 
r−ợu, ăn quà... 
Cuộc hát tuân thủ theo các b−ớc 
(hát) sau: 
- Mở đầu có các chặng hát gặp, hát 
chào, hát mời trầu... Giai đoạn này đ−ợc 
coi là thủ tục làm quen, thăm hỏi danh 
tính, đ−a ra những quy định và thể lệ 
cuộc hát. 
- Giai đoạn giữa: là trung tâm của 
các cuộc hát đúm và nó có thể kéo dài 
hay ngắn tùy thuộc vào cảm hứng của 
ng−ời hát. Nó bao gồm các chặng: tỏ 
tình, đối-đáp, hát họa, hát thách c−ới... 
Đây là lúc trai gái bày tỏ tình cảm với 
nhau và thử tài nhau. 
- Giai đoạn kết, hay gọi là hát chia 
tay: đây là lúc trai gái thể hiện sự l−u 
luyến của mình với đối ph−ơng và họ có 
thể hẹn nhau vào mùa hát năm sau. 
Có thể nhận thấy hát đúm của 
ng−ời Thổ đ−ợc đặc tr−ng bởi đạo cụ là 
quả đúm(*) trong khi diễn x−ớng. Vào 
tr−ớc Tết, mỗi cô gái th−ờng tự làm cho 
mình một quả đúm và vào ngày hội cô 
gái sẽ ném sang cho ng−ời con trai mà 
mình thích. Đó là một sự thỏa thuận, 
một tín hiệu yêu th−ơng đ−ợc ng−ời con 
gái gửi tới bạn hát của mình. 
(*) Quả đúm đ−ợc ng−ời con gái may tr−ớc Tết, nó 
đ−ợc gói trong một tấm vải nhỏ hình vuông, mỗi 
cạnh dài khoảng 10cm. Bên trong quả đúm đ−ợc 
nhồi cát và cám xay để khi ném vừa nhẹ lại 
không bị gió cản. Sợi dây nối với giữa quả đúm 
đ−ợc làm bằng dây gai hoặc sợi bông dài khoảng 
1m, đ−ợc khâu thêm các mảnh vải xanh, đỏ, vàng 
cho sặc sỡ. 
Hát đúm của ng−ời Thổ 45 
Th−ờng thì cả tốp nam, nữ cùng 
chứng kiến các “đại diện” của “bên 
mình” hát đối với ng−ời “bên kia”, và 
vừa hát vừa tung quả đúm về phía đối 
ph−ơng. Khi vào cuộc hát, bao giờ câu 
hát (khổ thơ) chúc tết cũng là lời hát 
khởi đầu. Lần l−ợt từng ng−ời trong hai 
nhóm nam nữ có thể hát những câu 
chào mừng để làm quen, nh−ng ng−ời 
hát sau không đ−ợc hát trùng với lời ca 
của ng−ời hát tr−ớc. Bài bản lời ca 
d−ờng nh− có sẵn, thể thơ đ−ợc dùng để 
sáng tạo vào lời hát là thể song thất lục 
bát hoặc thể lục bát, một số bạn hát giỏi 
ứng đối có thể “sáng tác” thêm, cứ nh− 
thế một số bài bản đ−ợc bổ sung thêm 
lời thơ (hát) theo thời gian. Hoặc, qua 
những cuộc hát hàng năm giữa các làng 
với nhau, các cá nhân tự làm phong phú 
thêm lời ca của mình và truyền dạy cho 
các bạn cùng nhóm. 
Những cuộc hát đúm diễn ra trong 
không gian của ngày tết và đ−ợc tổ chức 
ở các sân bãi của chùa, đình trong xã 
Yên Lễ. Khi ấy làn điệu của nó cũng 
chậm rãi để phù hợp với tâm trạng cũng 
nh− không khí của cuộc giao duyên. 
Trong hát đúm ở Yên Lễ còn có một 
hình thức riêng là hát trống chiêng. Đây 
là một hình thức đ−ợc tổ chức trong 
đình, vào lễ cầu phúc và chỉ những đôi 
trai gái tài năng nhất mới đ−ợc thể 
hiện. Trong các ngày hội đình Thi, đình 
Thấng trong xã, làng xóm sẽ cử ra vài 
đôi trai gái để thể hiện các bài hát đúm 
tr−ớc sự chứng kiến của dân làng, quan 
lại. Khi ấy, nam đứng một bên đánh 
trống, nữ đứng đối diện gõ 4 chiếc 
chiêng với các âm thanh khác nhau. 
Trong cuộc hát, nam sẽ đánh trống và 
nữ đánh chiêng để tạo ra một âm thanh 
với nhịp điệu nhanh hơn hát đúm ngày 
th−ờng, và họ chỉ đ−ợc hát những bài 
hát chúc tụng, ca ngợi quê h−ơng, làng 
xã. ở đây hát trống chiêng mang tính 
chất của một hình thức hát thờ, hát cửa 
đình mà chúng ta vẫn th−ờng thấy ở 
quan họ, hát xoan hoặc chầu văn. 
* Ca từ trong hát đúm 
Là một loại hình dân ca gắn bó lâu 
đời với ng−ời Thổ, hát đúm đã trải qua 
nhiều giai đoạn phát triển và chịu ảnh 
h−ởng sâu sắc của văn học Việt Nam. 
Những lời ca trong hát đúm đã vận 
dụng tài tình những câu thơ lục bát, thơ 
bảy chữ, song thất lục bát để làm cảm 
hứng sáng tạo. Trong thời kỳ hình 
thành và phát triển, lời ca trong hát 
đúm chỉ là sự ứng vận những cặp từ, 
vốn từ đã có sẵn trong lời ăn tiếng nói 
hàng ngày, cộng với t− duy liên t−ởng 
phong phú (Nguyễn Văn Huyên, 2002, 
tr.119). Về sau, với sự phát triển mạnh 
mẽ của nền văn học thế kỷ XV, thơ ca 
đạt ở trình độ đỉnh cao thì những lời ca 
trong hát đúm lại có một b−ớc chuyển 
mình mới. Những ng−ời đi hát đúm ai 
cũng biết vài câu, đến vài trăm câu thơ 
nổi tiếng trong Chinh phụ ngâm, truyện 
Kiều, Nhị Độ Mai,... để làm vốn từ khi 
hát. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng có sự 
“tam sao thất bản” trong bài hát của 
mình, cũng có khi họ giữ nguyên những 
bài thơ đó để hát, miễn sao phù hợp với 
bối cảnh và có thể ứng đáp đ−ợc. 
* Giá trị nhân văn của hát đúm 
Tr−ớc đây ở cộng đồng ng−ời Thổ xã 
Yên Lễ, hát đúm là một loại hình dân 
ca, một sân chơi dành cho nhiều ng−ời. 
Bởi tính dân dã trong lời ca, làn điệu thì 
chỉ có một, nên trong khắp xóm làng ai 
cũng biết hát, không ít thì nhiều. Ng−ời 
có chất giọng tốt thì chú tâm luyện tập 
nhiều bài hát, còn ng−ời không có giọng 
thì cũng cố gắng biết vài câu để đôi khi 
ngồi hát. Trong ngày hội làng, xung 
46 Thông tin Khoa học xã hội, số 9.2015 
quanh những đám hát là những ng−ời 
theo dõi, phần nhiều là phụ nữ, đàn ông 
đã nhiều tuổi hoặc những chàng trai cô 
gái mới lớn. Họ đứng xung quanh những 
đám hát và có nhiệm vụ nhắc lời, gợi ý 
cho ng−ời đang thi tài bên trong, và 
đ−ợc gọi là những “ng−ời xui hát”. Tất 
nhiên họ cũng là một thành phần tham 
gia để làm cho đám hát vui hơn, kéo dài 
đ−ợc lâu hơn. Nhìn ở góc độ này, có thể 
thấy hát đúm là một nét sinh hoạt của 
cả cộng đồng, ng−ời ta không chỉ hát 
đúm mà còn đi chơi đúm. 
Sau mùa chơi xuân hát đúm, trong 
làng xã lại có những lời đồn thổi rằng có 
đôi yêu nhau, có đám chuẩn bị ăn hỏi... 
Các chàng trai cô gái truyền tai nhau 
với sự khâm phục, ng−ỡng mộ, đặc biệt 
là những chàng trai cô gái mới lớn. Đi 
hát đúm và chơi hội xuân là cơ hội để họ 
đi tìm tình yêu cho mình, nó nh− một 
nhu cầu trong đời sống văn hóa của 
ng−ời Thổ nơi đây. Nội dung trong các 
cuộc hát th−ờng xoay quanh chủ đề tình 
yêu, vợ chồng. Khi các chàng trai cô gái 
hát với nhau với những lời ca yêu 
th−ơng, bay bổng, ng−ời ngoài nghe sẽ 
nghĩ họ là một cặp đôi thực sự. 
Trong hát quan họ, liền anh, liền 
chị không đ−ợc lấy nhau, thì hát đúm 
lại là cơ hội để những ng−ời hát nên vợ 
nên chồng. Họ hẹn −ớc, thề thốt cùng 
nhau và trao nhau những vật phẩm làm 
tin. Đôi khi đó là cái khăn mùi xoa mà 
chàng trai đã chuẩn bị tr−ớc khi đi hội, 
cũng có khi là cái nón của cô gái, hay 
những miếng trầu mà cả hai đã chuẩn 
bị sẵn. 
Trong khắp các làng quê của ng−ời 
Thổ tr−ớc đây, hát đúm là một hình 
thức dân ca đối đáp giao duyên rất phổ 
biến. Nó th−ờng đ−ợc diễn ra vào mùa 
xuân và mùa thu, khoảng thời gian 
quan trọng của các c− dân làm nông 
nghiệp. Hát đúm ở đây đã v−ợt ra ngoài 
những lời ca bình th−ờng, nó trở thành 
một thứ “âm nhạc của cuộc đời”, một 
sinh hoạt tín ng−ỡng trong đời sống của 
ng−ời Thổ ở Yên Lễ. 
2. Một số đánh giá và đề xuất 
Hiện nay, trong đời sống ng−ời Thổ 
ở Yên Lễ, hát đúm đã bị mai một và chỉ 
còn ở thế hệ ng−ời cao tuổi, trung niên. 
Trải qua chiến tranh và những thay đổi 
mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - văn 
hóa - xã hội của địa ph−ơng, hát đúm bị 
coi là không còn phù hợp với nhịp sống 
đ−ơng đại và đang đứng tr−ớc nhiều 
thách thức, nhất là khi không gian diễn 
x−ớng của nó nh− ở đình, chùa... cũng 
không còn nhiều. Hiện nay, vào các dịp 
lễ hội diễn ra tại đình Thi hoặc vào dịp 
Tết Nguyên Đán, chính quyền xã Yên 
Lễ cũng vận động các thành viên tích 
cực tham gia biểu diễn hát trống chiêng 
để tô điểm cho phong trào văn nghệ. 
Tuy nhiên, trong nhận thức của nhiều 
ng−ời Thổ, hình thức hát trống chiêng 
chỉ còn là một nghi lễ nhằm khai mạc lễ 
hội cũng nh− bắt đầu ngày tết. Những 
lời ca của hát đúm cũng chỉ đ−ợc một số 
phụ nữ cao tuổi ghi chép một cách 
không hệ thống và ít đ−ợc truyền bá tới 
cộng đồng. Thanh niên ở Yên Lễ rất tự 
hào về truyền thống văn hóa của mình, 
trong đó có truyền thống hát đúm, hát 
trống chiêng, nh−ng để hát theo các cụ 
thì họ cảm thấy ng−ợng, lúng túng, và 
cho rằng lời ca cổ, lạc hậu, khó hiểu. Với 
nhận thức nh− vậy, thanh niên rất khó 
thuộc những lời ca cổ đó và càng ngày 
họ càng rời xa văn hóa truyền thống của 
mình. Điều này đang là một thách thức 
lớn đối với công tác bảo tồn, phát huy 
loại hình dân ca này trong đời sống 
ng−ời Thổ. 
Hát đúm của ng−ời Thổ 47 
Trong cộng đồng ng−ời Thổ ở Yên Lễ 
hiện nay, vẫn còn nhiều ng−ời nhớ và 
thuộc các bài bản hát đúm, nh−ng hầu 
hết họ đều đã trên 60 tuổi. Những làn 
điệu hát đúm họ còn l−u giữ ch−a đ−ợc 
s−u tầm đầy đủ và đang có nguy cơ mất 
dần. Bởi vậy việc s−u tầm bài bản 
những lời ca của hát đúm ở Yên Lễ là 
một việc làm cấp thiết mà các cấp chính 
quyền, cơ quan nghiên cứu cần quan 
tâm hơn nữa. 
Hiện nay, một số công trình viết về 
ng−ời Thổ ở Nh− Xuân cũng có đề cập 
đến hát đúm, nh−ng xem hát đúm chỉ 
đơn thuần là một hình thức hát dân ca. 
Quan niệm này đang làm cản trở quá 
trình nghiên cứu, s−u tầm. Theo chúng 
tôi, có thể khẳng định, hát đúm không 
đơn thuần chỉ là hát, mà bên trong nó là 
cả một hệ thống nghi lễ, sinh hoạt, luật 
tục văn hóa gắn với đời sống của ng−ời 
Thổ. Chỉ khi nhìn nhận nh− vậy thì việc 
nghiên cứu sẽ hấp dẫn hơn và thu hút 
đ−ợc các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh 
vực khác nhau. 
Hát đúm là một hình thức sinh hoạt 
văn hóa gắn với cộng đồng ng−ời Thổ ở 
Yên Lễ trong truyền thống. Muốn bảo 
tồn và phát huy hát đúm trong bối cảnh 
hiện nay, ngoài việc đ−a nó vào các lễ 
hội, các ch−ơng trình biểu diễn văn 
nghệ thì cần xây dựng mô hình hát đúm 
gắn liền với đời sống cộng đồng. ở đó 
hát đúm mới có thể trở thành hình thức 
sinh hoạt văn hóa th−ờng nhật của 
ng−ời dân trong các buổi biểu diễn văn 
nghệ, trong các buổi hội họp làng xóm,... 
Chính quyền địa ph−ơng cũng cần 
khuyến khích các buổi sinh hoạt hát 
đúm với các lời hát cổ còn phù hợp với 
hiện tại. Cần thành lập các câu lạc bộ 
hát đúm tại địa ph−ơng. Tuy nhiên việc 
thành lập câu lạc bộ cũng nên giảm sự 
can thiệp của chính quyền địa ph−ơng 
trong khâu quản lý, tổ chức  
Tài liệu tham khảo 
1. Lê Văn Bé (1977), B−ớc đầu tìm hiểu 
về ng−ời Thổ ở Nh− Xuân, Thanh 
Hóa, Luận án tốt nghiệp đại học, Đại 
học Tổng hợp Hà Nội. 
2. Ban chấp hành Đảng bộ xã Yên Lễ 
(2011), Lịch sử Đảng bộ xã Yên Lễ, 
Nxb. Thanh Hóa, Thanh Hóa. 
3. Nguyễn Đỗ Hiệp (2013), Hát đúm 
của ng−ời Việt ở Bắc bộ, Luận án 
tiến sĩ văn hóa học, Học viện Khoa 
học xã hội. 
4. Nguyễn Văn Huyên (2002), Hát đối 
của thanh niên nam nữ ở Việt Nam, 
Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt 
Nam, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, 
Hà Nội. 
5. Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi 
Pháp ca dao, Nxb. Khoa học xã hội, 
Hà Nội. 
6. Phạm Hoàng Mạnh Hà, Trần Thị 
Liên (2012), Đời sống văn hóa các 
dân tộc ở Thanh Hóa, Nxb. Thanh 
Hóa, Thanh Hóa. 
7. Vũ Loan (2001) Hát đúm thủy 
Nguyên - Văn hóa văn nghệ dân gian 
Hải Phòng, Nxb. Hải Phòng, Hải 
Phòng. 
8. Phạm Lê Hòa, Đỗ Lan Ph−ơng 
(2001), “Hát đúm Phả Lễ - Thủy 
Nguyên - Hải Phòng”, Văn hóa nghệ 
thuật (7), tr.46-53. 
9. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo 
(1997), Kho tàng diễn x−ớng dân 
gian Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông 
tin, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfhat_dum_cua_nguoi_tho_va_van_de_giu_gin_bao_ton_trong_boi_ca.pdf