Hệ thống làm lạnh (phần 2)
Tóm tắt Hệ thống làm lạnh (phần 2): ...g Ly hợp từ được động cơ dẫn động bằng đai. Ly hợp từ là một thiết bị để nối động cơ với máy nén. Ly hợp từ dùng để dẫn động và dùng máy nén khi cần thiết. 2. Cấu tạo Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộ phận khác. Bộ phận định tâm được lắp cùng với... Có hai loại kính kiểm tra: Một loại được lắp ở đầu ra của bình chứa và loại kia được lắp ở giữa bình chứa và van giãn nở. (3) Những chú ý khi kiểm tra Nhìn chung khi nhìn thấy nhiều bọt khí qua kính quan sát nghĩa là lượng môi chất không đủ và khi không nhìn thấy các bọt khí thì lượng môi ...ảo bổ sung đúng lượng môi chất. Van giãn nở (Dạng hộp) 1. Chức năng + Van giãn nở phun môi chất ở dạng lỏng có nhiệt độ và áp suất cao qua bình chứa từ một lỗ nhỏ làm cho môi chất giãn nở đột ngột và biến nó thành môi chất ở dạng sương mù có nhiệt độ và áp suất thấp. + Tuỳ theo độ lạ...
Hệ thống làm lạnh (phần 2) Van giảm áp và phớt làm kín trục 1. Van giảm áp Nếu giàn nóng không được thông hơi bình thường hoặc độ lạnh vượt quá mức độ cho phép, thì áp suất ở phía áp suất có áp suất cao của giàn nóng và bình chứa/ máy hút ẩm sẽ trở nên cao bất bình thường tạo lên sự nguy hiểm cho đường ống dẫn. Để ngăn không cho hiện tượng này xảy ra, nếu áp suất ở phía áp suất cao tăng lên khoảng từ 3,43 MPa (35kgf/cm2) đến 4,14 MPa (42kgf/cm2), thì van giảm áp mở để giảm áp suất. CHÚ Ý: Thông thường, nếu áp suất trong mạch của hệ thống làm lạnh tăng lên cao bất thường thì công tắc áp suất sẽ ngắt ly hợp từ. Vì vậy van giảm áp rất hiếm khi cần phải hoạt động. + Nếu phích cắm dạng nóng chảy đã được sử dụng trước đây bị kích hoạt dù chỉ một lần thì không thể sử dụng lại nữa. 2. Phớt làm kín trục Phớt làm kín trục được lắp trên trục dẫn động máy nén. Khi phớt làm kín trục bị mòn hoặc hỏng thì môi chất sẽ rò rỉ. CHÚ Ý: Đối với máy nén khí loại đĩa lắc, Phớt làm kín trục không thể thay thế được, vì máy nén khí này là loại không thể tháo rời. Công tắc áp suất Máy nén khí loại cánh gạt xuyên có một công tắc nhiệt độ đặt ở đỉnh của máy nén để phát hiện nhiệt độ của môi chất. Nếu nhiệt độ môi chất cao quá mức, thanh lưỡng kim ở công tắc sẽ biến dạng và đẩy thanh đẩy lên phía trên để ngắt tiếp điểm của công tắc. Kết của là dòng điện không đi qua ly hợp từ và làm cho máy nén dừng lại. Do đó ngăn chặn được máy nén bị kẹt Dầu máy nén 1. Chức năng Dầu máy nén cần thiết để bôi trơn các chi tiết chuyển động của máy nén. Dầu máy nén bôi trơn cho máy nén bằng cách hoà vào môi chất và tuần hoàn trong mạch của hệ thống điều hoà. Vì vậy cần phải sử dụng dầu phù hợp. CHÚ Ý: Dầu máy nén sử dụng trong hệ thống R-134a không thể thay thế cho dầu máy nén dùng trong R-12. Nếu dùng sai dầu bôi trơn có thể làm cho máy nén bị kẹt. 2. Lượng dầu bôi trơn máy nén Nếu không có đủ lượng dầu bôi trơn trong mạch của hệ thống điều hoà, thì máy nén không thể được bôi trơn tốt. Mặt khác nếu lượng dầu bôi trơn máy nén quá nhiều, thì một lượng lớn dầu sẽ phủ lên bề mặt trong của giàn lạnh và làm giảm hiệu quả quá trình trao đổi nhiệt và do đó khả năng làm lạnh của hệ thống bị giảm xuống. Vì lý do này cần phải duy trì một lượng dầu đúng qui định trong mạch của hệ thống điều hoà. 3. Bổ sung dầu sau khi thay thế các chi tiết Khi mở mạch môi chất thông với không khí, môi chất sẽ bay hơi và được xả ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên vì dầu máy nén không bay hơi ở nhiệt độ thường hầu hết dầu còn ở lại trong hệ thống. Do đó khi thay thế một bộ phận chẳng hạn như bình chứa/bộ phận hút ẩm, giàn lạnh hoặc giàn nóng thì cần phải bổ sung một lượng dầu tương đương với lượng dầu ở lại trong bộ phận cũ vào bộ phận mới. Ly hợp từ 1. Chức năng Ly hợp từ được động cơ dẫn động bằng đai. Ly hợp từ là một thiết bị để nối động cơ với máy nén. Ly hợp từ dùng để dẫn động và dùng máy nén khi cần thiết. 2. Cấu tạo Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộ phận khác. Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và stator được lắp ở thân trước của máy nén. 3. Nguyên lý hoạt động Khi ly hợp từ được đóng, dòng điện chạy qua cuộn dây Stator và làm cho từ trường của nam châm điện mạnh lên. Kết quả là Stato hút bộ phận định tâm với một lực từ trường mạnh đủ để máy nén khí quay cùng với puli. + Khi ngắt ly hợp từ dòng điện không qua Stato bộ phận định tâm không bị hút và chỉ có puli quay trơn Giàn nóng 1. Chức năng Giàn nóng (giàn ngưng) làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao bị nén bởi máy nén và chuyển nó thành môi chất ở trạng thái và nhiệt độ áp suất cao (phần lớn môi chất ở trạng thái lỏng và có lẫn một số ở trạng thái khí). 2. Cấu tạo Giàn nóng gồm có các đường ống và cánh tản nhiệt, nó được lắp đặt ở mặt trước của két nước làm mát. 3. Nguyên lý hoạt động Môi chất dạng khí ở nhiệt độ và áp suất cao được đưa từ máy nén qua 3 đường ống của giàn nóng để được làm mát. Bình chứa/ bô hút ẩm và kính quan sát 1. Bình chứa/ bộ hút ẩm Bình chứa là một thiết bị để chứa môi chất được hoá lỏng tạm thời bởi giàn nóng và cung cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh. Bộ hút ẩm có chất hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ấm trong chu trình làm lạnh. Nếu có hơi ấm trong chu trình làm lạnh, thì các chi tiết ở đó sẽ bị mài mòn hoặc đóng băng ở bên trong van giãn nở dẫn đến bị tắc kẹt. 2. Kính quan sát (1) Chức năng Kính quan sát là lỗ để kiểm tra được sử dụng để quan sát môi chất tuần hoàn trong chu trình làm lạnh cũng như để kiểm tra lượng môi chất. (2) Cấu tạo Có hai loại kính kiểm tra: Một loại được lắp ở đầu ra của bình chứa và loại kia được lắp ở giữa bình chứa và van giãn nở. (3) Những chú ý khi kiểm tra Nhìn chung khi nhìn thấy nhiều bọt khí qua kính quan sát nghĩa là lượng môi chất không đủ và khi không nhìn thấy các bọt khí thì lượng môi chất đủ. LƯU Ý: + Trong trường hợp không có môi chất hoặc môi chất quá nhiều sẽ không nhìn thấy các bọt khí do đó cần phải chú ý. Ngoài ra tuỳ theo tình hình cụ thể chẳng hạn như tốc độ động cơ hay áp suất môi chất cũng có thể thấy các bọt khí ngay cả khi lượng môi chất vừa đủ. + Đối với giàn nóng loại làm mát phụ vì nhiều môi chất được đổ vào ở thời điểm mà ở đó không có bọt khí có thể môi chất không đủ thậm chí dường như là rất bình thường khi kiểm tra bằng cách nhìn qua kính quan sát. Giàn nóng loại làm mát phụ 1. Mô tả Ở các xe ngày nay giàn nóng làm mát phụ được sử dụng cải thiện khả năng làm lạnh. 2. Nguyên lý hoạt động Ở chu trình làm lạnh của giàn nóng làm mát phụ, bộ điều biến hoạt động như là bình chứa/ bộ hút ẩm và lưu trữ môi chất ở dạng lỏng bên trong bộ điều biến. Ngoài ra môi chất tiếp tục được làm mát ở bộ phận làm mát để được chuyển hoàn toàn thành dạng lỏng và do đó khả năng làm mát được cải thiện. Trong bộ điều biến, có bộ phận lọc và hút ẩm để loại trừ hơi ẩm cũng như vật thể lạ trong môi chất. GỢI Ý: Để thay thế chất hút ẩm và bộ phận lọc trong bộ điều biến, phải xả môi chất và sau đó tháo nắp đậy. CHÚ Ý: Trong chu trình làm lạnh phụ, điểm mà ở đó các bọt khí biến mất ở trước giai đoạn ổn định khả năng làm mát cần phải bổ xung thêm 100g môi chất để đạt được lượng cần thiết. Nếu việc bổ sung lượng môi chất dừng lại ở điểm mà bọt khí biến mất, thì khả năng làm lạnh là không đủ. Nếu nạp quá nhiều môi chất sẽ làm giảm tính kinh tế nhiên liệu và khả năng làm lạnh do đó cần phải đảm bảo bổ sung đúng lượng môi chất. Van giãn nở (Dạng hộp) 1. Chức năng + Van giãn nở phun môi chất ở dạng lỏng có nhiệt độ và áp suất cao qua bình chứa từ một lỗ nhỏ làm cho môi chất giãn nở đột ngột và biến nó thành môi chất ở dạng sương mù có nhiệt độ và áp suất thấp. + Tuỳ theo độ lạnh, van giãn nở điều chỉnh lượng môi chất cung cấp cho giàn lạnh. 2. Cấu tạo Một van trực tiếp phát hiện nhiệt độ của môi chất (độ lạnh) xung quanh đầu ra của giàn lạnh bằng một thanh cảm nhận nhiệt và truyền tới khí ở bên trong màng ngăn. Sự thay đổi áp suất khí là do sự thay đổi nhiệt độ cân bằng giữa áp suất đầu ra của dòng lạnh và áp lực lò xo đẩy van kim để điều chỉnh lượng môi chất. 3. Nguyên lý hoạt động Nhiệt độ xung quanh cửa ra của giàn lạnh thay đổi theo đầu ra của giàn lạnh. + Khi độ lạnh nhỏ nhiệt độ xung quanh đầu ra của giàn lạnh giảm xuống và do đó nhiệt độ được truyền từ thanh cảm nhận nhiệt tới môi chất ở bên trong màng ngăn cũng giảm xuống làm cho khí co lại. Kết quả là van kim bị đẩy bởi áp lực môi chất ở cửa ra của giàn lạnh và áp lực của lò xo nén chuyển động sang phải. Van đóng bớt lại làm giảm dòng môi chất và làm giảm khả năng làm lạnh. + Khi độ lạnh lớn, nhiệt độ xung quanh cửa ra của dòng lạnh tăng lên và khí giãn nở. Kết quả là van kim dịch chuyển sang trái đẩy vào lò xo. Độ mở của van tăng lên làm tăng lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống và làm cho khả năng làm lạnh tăng lên. Van giãn nở 1. Cấu tạo Bộ phận cảm nhận nhiệt độ của van giãn nở được đặt ở bên ngoài của cửa ra của giàn lạnh. ở đỉnh của màng dẫn tới ống cảm nhận điện, có chứa môi chất và áp suất của môi chất thay đổi tuỳ theo nhiệt độ bên ngoài của giàn lạnh. Áp suất môi chất ở bên ngoài của giàn lạnh tác động vào đáy màng. Sự cân bằng giữa lực đẩy màng lên (áp suất môi chất ở bên ngoài của giàn lạnh + lò xo) và áp suất môi chất của ống cảm nhận nhiệt làm dịch chuyển van kim do đó điều chỉnh được dòng môi chất. 2. Chức năng và nguyên lý hoạt động Chức năng và nguyên lý hoạt động của loại van này giống như loại van giãn nở dạng hộp. Giàn lạnh 1. Chức năng Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở có nhiệt độ và áp suất thấp, và làm lạnh không khí ở xung quanh giàn lạnh. 2. Cấu tạo Giàn lạnh gồm có một thùng chứa, các đường ống và cánh làm lạnh Các đường ống xuyên qua các cánh làm lạnh và hình thành các rãnh nhỏ để truyền nhiệt được tốt. 3. Nguyên lý hoạt động Một mô tơ quạt thổi không khí vào giàn lạnh. Môi chất lấy nhiệt từ không khí để bay hơi và nóng lên rồi chuyển thành khí. Không khí qua giàn lạnh bị làm lạnh, hơi ẩm trong không khí đọng lại và dính vào các cánh của giàn lạnh. Hơi ẩm tạo thành các giọt nước nhỏ xuống và được chứa ở trong khay sẽ được xả ra khỏi xe thông qua ống xả.
File đính kèm:
- he_thong_lam_lanh_phan_2.pdf