Hình ảnh đô thị trong tạo dựng bản sắc kiến trúc đô thị

Tóm tắt Hình ảnh đô thị trong tạo dựng bản sắc kiến trúc đô thị: ...ình thời hiện đại có giá trị cũng được xem xét trong mối liên hệ về mặt quy hoạch cũng như thiết kế đô thị. 2.3. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu Có nhiều phương pháp để nhận diện, phân tích cấu trúc và thẩm mỹ đô thị. Ở bài viết này tác giả vận dụng lý thuyết đô thị của Lynch kết hợp với các... chính, đường phụ và đường đi bộ trong thành phố kết hợp với hệ thống đường sông, đường sắt... là cấu trúc mạng không gian đô thị. Lưu tuyến là yếu tố cơ bản để con người đang tồn tại trong đô thị nhận thức đô thị. Khi con người chuyển động theo lưu tuyến và quan sát, lưu tuyến hình thành hìn...Xuân 3. Kỳ đài 4. Nghênh Lương Đình 5. Cửa Quảng Đức 6. Cửu vị thần công 7. Cửa Ngọ Môn 8. Tường Hoàng thành 9. Kênh Hộ thành 10. Tường Hoàng thành 11. Cửa Hiển Nhơn 12. Đền Bình An 13. Nhà vườn 14,15. Hồ Tịnh Tâm 16. Lầu Tàng Thư 17. Sông Ngự Hà 18. Cầu Khánh Ninh 19...

pdf10 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hình ảnh đô thị trong tạo dựng bản sắc kiến trúc đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập <, Số 1 (2021) 
1 
HÌNH ẢNH ĐÔ THỊ TRONG TẠO DỰNG BẢN SẮC KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ 
TS. Võ Ngọc Đức 
Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
Email: vngocduc@hueuni.edu.vn 
TÓM TẮT 
Trong xu hướng hội nhập quốc tế và quá trình toàn cầu hoá thì việc xây dựng bản 
sắc kiến trúc ngày càng được coi trọng trong thiết kế đô thị. Trong công cuộc xây 
dựng và thiết kế đô thị các nhà quản lý, kiến trúc sư, nhà quy hoạch, nhà nghiên 
cứu đã vận dụng nhiều kiến thức về dân tộc, văn hóa để tìm con đường xây dựng 
bản sắc cho đô thị... Năm 1960, Kevin Lynch nhà quy hoạch đô thị người Mỹ đã 
xuất bản cuốn sách ‚Hình ảnh đô thị‛ (The image of the City) như là một tuyên 
ngôn trong việc tạo dựng bản sắc đô thị. Cuốn sách đã đề cập hình ảnh đô thị là 
yếu tố quan trọng của đô thị được các nhà nghiên cứu, lý luận đô thị quan tâm. 
Lý luận về hình ảnh đô thị như là một cách tiếp cận trong phân tích thẩm mỹ đô 
thị, tạo dựng bản sắc, nhận diện đô thị bằng phương pháp phân tích hình ảnh trực 
quan, dễ hiểu. Phần cuối bài báo lấy khu trung tâm lịch sử Huế làm ví dụ nghiên 
cứu để minh họa vai trò của hình ảnh đô thị trong việc tạo dựng bản sắc kiến trúc 
đô thị Huế. 
Từ khóa: bản sắc, hình ảnh đô thị, Kevin Lynch, phương pháp, thiết kế đô thị. 
1. MỞ ĐẦU 
Luật xây dựng Việt Nam quy định đô thị là một khu dân cư, trong đó lực lượng 
lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị. Xét theo 
quá trình hình thành đô thị, đại thể có hai loại: đô thị có quy hoạch và đô thị tự do phát 
triển. Nghị định số 72/2001/NĐ-CP quy định: ‚đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn 
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập; các yếu tố cơ bản hình thành một 
đô thị gồm: chức năng đô thị, xã hội, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, quy mô và 
mật độ dân số “[1]. Với cách nhìn nhận này chủ yếu đề cập về mặt quản lý nhà nước, tổ 
chức hành chính, tuy nhiên về mặt thẩm mỹ đô thị chưa được đề cập rõ ràng, do đó rất 
khó cho các nhà thiết kế đô thị có những căn cứ trong tạo dựng thẩm mỹ đô thị. 
Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII của Đảng (6/1998) đã đề ra mục tiêu "Xây 
dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Song để có bản sắc dân tộc nói 
2 
chung và bản sắc kiến trúc nói riêng, chúng ta phải tự nghiên cứu và phải thử nghiệm. 
Mọi người, từ các nhà quản lý quy hoạch kiến trúc, chủ đầu tư công trình và đặc biệt là 
kiến trúc sư cần luôn có ý thức về cội nguồn dân tộc để cùng nhau tìm tòi sáng tạo cho 
bản sắc dân tộc, văn hóa trong cả nội dung và hình thức đô thị. 
Xét về phương diện thẩm mỹ, rất khó để đề ra các tiêu chuẩn, tiêu chí để xác 
định vẻ đẹp đô thị mà chỉ để cập đến các phương diện mang tính chất chung chung. 
Trong lịch sử quy hoạch đô thị, đã có nhiều lý thuyết về thiết kế, quy hoạch đô thị 
nhằm giải thích và minh chứng cho nguồn gốc, cấu trúc, ý tưởng của đô thị. Ở Việt 
Nam, đô thị được hiểu là: “một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động chủ yếu là phi nông 
nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị“ [2]. 
Năm 1960, khái niệm ‘Hình ảnh đô thị’ được Kevin Lynch đề cập qua tác phẩm 
‛Hình ảnh đô thị‛ (The image of the City) xác định rõ các yếu tố cấu thành thẩm mỹ đô 
thị qua hai điều kiện: Việc xây dựng tính hình ảnh (bản sắc (identity), cấu trúc 
(structure), ý nghĩa (meaning)) và các nhân tố cấu thành hình tượng (lưu tuyến (path), 
khu vực (district), cạnh biên (edge), nút (node), cột mốc (landmark)). Lý thuyết của 
Lynch như là một minh chứng có thể được tham khảo, là một trong những phương 
pháp mà các nhà thiết kế đô thị trên thế giới và Việt Nam có thể tham khảo để làm căn 
cứ cho việc xây dựng hình ảnh tạo bản sắc đô thị. Việc nghiên cứu các yếu tố xác định 
thẩm mỹ đô thị là vô cùng cần thiết đề làm căn cứ cho các nhà nghiên cứu, thiết kế đô 
thị, quản lý đô thị có những tiêu chí phù hợp để làm cho đô thị ngày càng đẹp hơn. 
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Phƣơng pháp phân tích đô thị của Kevin Lynch 
Bài báo dựa vào lý thuyết đô thị của Kevin Lynch. Lý thuyết này phân tích 
bằng hình ảnh các đô thị nổi tiếng trên thế giới theo quan điểm của Lynch gồm năm 
yếu tố chủ đạo được dùng như là nguyên tắc để tạo dựng hình ảnh đô thị, đó là: lưu 
tuyến, khu vực, cạnh biên, nút, cột mốc. Lý thuyết của Lynch đã được nhận diện cấu 
trúc không gian các đô thị nổi tiếng và được minh họa trong tác phẩm của ông. 
Qua phương pháp phân tích và minh họa bằng hình ảnh, cấu trúc đô thị được 
hình thành từ các yếu tố bản sắc, cấu trúc, ý nghĩa. Cách phân tích kiểu này làm cho đô 
thị được định hình một cách dễ hiểu, dễ nhớ và khoa học. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập <, Số 1 (2021) 
3 
Hình 1. Năm yếu tố trong lý luận hình ảnh đô thị của Kevin Lynch [3] 
2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa 
 Vị trí, không gian đô thị Huế đã được các vua và chúa nhà Nguyễn lựa chọn 
vào thế kỷ XVI, quy hoạch, xây dựng từ năm 1803 với hệ thống đồ sộ các công trình 
kiến trúc tường thành, cung điện, đền đài, miếu mạo, lăng tẩm. Quần thể di tích cố đô 
Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1993. Do vậy việc 
nhận diện giá trị kiến trúc đô thị Huế là vô cùng quan trọng và cần thiết. 
Ở bài viết này, tác giả sử dụng trung tâm lịch sử đô thị Huế - nơi có nhiều di 
sản văn hóa làm ví dụ để minh họa. Nghiên cứu khảo sát, chụp ảnh, định vị bản đồ các 
công trình truyền thống ở trung tâm đô thị lịch sử Huế. Việc khảo sát thực địa tập 
trung chủ yếu vào các di tích lịch sử, cảnh quan có giá trị, để nhận diện cấu trúc truyền 
thống do triều Nguyễn thiết kế và xây dựng. Các công trình thời hiện đại có giá trị 
cũng được xem xét trong mối liên hệ về mặt quy hoạch cũng như thiết kế đô thị. 
2.3. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu 
 Có nhiều phương pháp để nhận diện, phân tích cấu trúc và thẩm mỹ đô thị. Ở 
bài viết này tác giả vận dụng lý thuyết đô thị của Lynch kết hợp với các phần mềm đồ 
họa để phân tích, đối chiếu, so sánh, minh họa bằng các hình ảnh qua các yếu tố tạo 
dựng bản sắc đô thị. 
Các di sản văn hóa sau khi được khảo sát, chụp ảnh được định vị trên bản đồ 
của trung tâm đô thị lịch sử Huế. Sau đó dùng các yếu tố đô thị để phân tích, lập ra các 
bản vẽ sau đó dùng lý thuyết đô thị của Lynch để soi chiếu, nhận diện và minh họa. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Hình ảnh đô thị là yếu tố cần thiết của bản sắc đô thị 
Dưới góc độ lịch sử, các công trình di sản văn hóa, di tích lịch sử là yếu tố văn 
hóa vô cùng quan trọng đã được khẳng định và lưu truyền qua thời gian. Những công 
4 
trình này khi liên kết cùng nhau sẽ tạo nên một hình ảnh đô thị nhất định, đặc trưng 
cho dô thị đó. Tuy nhiên làm thế nào để tạo hình ảnh, đó chính là vấn đề cần quan tâm. 
Một trong những yếu tố quan trọng của nhận diện đô thị là sự có mặt của các hình ảnh 
đặc trưng, ví dụ như khi chúng ta nói Acropolis hay Coliseum chúng ta lập tức nghĩ 
đến Athens hay Rome (hình 1-2). 
Hình 1. Đền Parthenon, Hy Lạp 
(nguồn: tác giả) 
Hình 2. Đền Parthenon, Rome 
(nguồn: tác giả) 
Trong đô thị, vật thể có hình tượng cụ thể khiến cho nó tạo ra được những ấn 
tượng mạnh mẽ cho số đông người quan sát nó. Theo Lynch tính chất đặc biệt có thể 
nhận biết đô thị qua ba điều kiện: bản sắc, cấu trúc và ý nghĩa. Bản sắc là đặc trưng và 
đặc điểm ngoại hình của vật thể, cấu trúc là quan hệ không gian nơi đặt vật thể và điều 
kiện thị giác, ý nghĩa là tính chất quan trọng về mặt công năng liên quan đến người 
quan sát. Một khi một đô thị hội tụ đủ ba yếu tố trên thì dễ xây dựng hình tượng đô 
thị. Khi thiết kế đô thị, đối với những công trình kiến trúc có ý nghĩa quan trọng, nên 
tạo những điều kiện cảm thụ thị giác tốt, về mặt kiến trúc phải tạo ra được những đặc 
trưng, khiến nó trở thành một kiến trúc đô thị [3] [4]. 
Hình ảnh đô thị thường tượng trưng cho một tinh thần nhất định. Hình ảnh đô 
thị là một yếu tố hình thức đặc biệt: vừa có tính cụ thể (hình ảnh) lại vừa có tính khái 
quát tượng trưng, vừa thật (chứa đựng trong hình hài công trình) lại vừa ảo (trong cảm 
nhận của con người), vừa khách quan lại vừa chủ quan. Hình ảnh đô thị biểu hiện của 
giá trị nghệ thuật, có tính gợi mở, phong phú, nhờ đó làm cho kiến trúc đô thị dễ nhớ 
và được trường tồn. 
 Hình ảnh đô thị là thông điệp tinh thần của người kiến trúc sư, nhà quy hoạch 
được mã hoá trong môi trường đô thị bằng ngôn ngữ kiến trúc rồi lại được người xem 
giải mã để cảm nhận do đó khi đến với người xem hình ảnh sẽ trở nên đa dạng, phong 
phú. Hình ảnh đô thị được xây dựng từ tinh thần của ý tưởng, gắn liền với bản sắc dân 
tộc, với tinh thần của địa điểm, với các đặc trưng văn hoá thì sẽ bền vững với thời gian. 
3.2. Các nhân tố tạo thành hình ảnh theo lý thuyết Kevin Lynch 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập <, Số 1 (2021) 
5 
 Trong tác phẩm ‚Hình ảnh đô thị‛, Lynch đề xuất năm yếu tố chủ đạo trong 
việc tạo dựng bản sắc đô thị được minh họa ở hình 3. 
Hình 3. Năm yếu tố tạo thành đô thị của Kevin Lynch (nguồn: bản vẽ của Kevin Lynch 
được trích dẫn lại bởi Roger Trancik (1986). ‚Finding Lost Space‛, Van Nostrand 
Reinhold Company, New York, tr.121) 
 Giáo sư Kim Quảng Quân, khoa Kiến trúc Đại học Cáp Nhĩ Tân đã trích dẫn 
năm yếu tố của Lynch trong tác phẩm ‚Thiết kế đô thị có minh họa‛ như sau: 
a. Lưu tuyến (Path) 
Lưu tuyến là hệ thống giao thông biểu hiện sự liên hệ thị giác. Hệ thống đường 
chính, đường phụ và đường đi bộ trong thành phố kết hợp với hệ thống đường sông, 
đường sắt... là cấu trúc mạng không gian đô thị. Lưu tuyến là yếu tố cơ bản để con 
người đang tồn tại trong đô thị nhận thức đô thị. Khi con người chuyển động theo lưu 
tuyến và quan sát, lưu tuyến hình thành hình ảnh mang tính liên tục và tính phương 
hướng đối với con người. 
b. Khu vực (District) 
Khu vực nói lên đặc trưng hình thái và công năng (ví dụ: khu phố lịch sử, khu 
nhà cao tầng...) hình thành khu vực có tính đặc trưng: tính văn hóa xã hội (ví dụ: phố 
cổ Hà Nội, Hội An...), có chung một loại người sử dụng (quảng trường đô thị). Khu 
vực bao gồm yếu tố phi vật thể (tôn giáo, làng nghề...) và môi trường vật thể (khu nhà 
vườn, khu thương mại...). 
c. Cạnh biên (Edge) 
Cạnh biên là tuyến ranh giới của một khu vực, được hình thành thông qua 
những giới tuyến từ hình thái tự nhiên hay nhân tạo. Cạnh biên tiêu biểu cho phạm vi 
và hình dáng của khu vực, là bộ phận liên hệ và phân biệt một khu vực với khu vực 
khác, phân chia và hạn định môi trường đô thị. Con người nhận thức đặc trưng hình 
thái đô thị qua cạnh biên. 
6 
d. Nút (Node) 
Nút là nơi tập hợp, chỉ tiêu điểm mà người quan sát sẽ tiến đến, là những điểm 
quan trọng mà con người đi qua trong hoạt động hàng ngày. Nơi giao cắt các nút giao 
thông, nơi chuyển hướng của đường phố, nơi thay đổi cấu trúc không gian. Nút là 
thành phần quan trọng để con người nhận thức đô thị, nơi tập trung công năng hoặc 
đặc trưng nhất định là trung tâm khu vực nào đó. 
e. Cột mốc (Landmark) 
 Điểm xác định quy ước để con người định vị, nhận thức môi trường cảnh quan, 
phân biệt phương hướng. Cột mốc thường tạo hình ảnh đột xuất gây ấn tượng cho con 
người trong đô thị. Cột mốc đóng vai trò tạo hình ảnh đô thị và nhận thức cấu trúc đô 
thị. 
3.3. Nhận diện đô thị Huế theo quan điểm của Kevin Lynch 
Theo kết luận số 48KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh 
Thừa Thiên Huế nêu rõ: "xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung 
ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm 
lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục-
đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao..." [6]. Kinh thành Huế có quá trình lịch sử 
phát triển lâu dài từ 1803, có nhiều di sản văn hóa tạo nên bản sắc đô thị và là một 
phần của cuộc sống đương đại. Hình ảnh Kinh thành như là yếu tố văn hóa lịch sử sẽ 
nâng cao tiềm năng di sản văn hóa của địa phương được giữ gìn và phát triển điều 
kiện sống của người dân địa phương. 
a. Khu vực và nút Kinh thành Huế 
 Hình 4 minh họa Kinh thành Huế được hình thành từ những khu vực đặc 
trưng. Hoàng thành nằm bên trong Kinh thành, Tử Cấm Thành nằm bên trong Hoàng 
thành. Bên cạnh Hoàng thành là khu Tam tòa và khu Lục bộ, phía sau là khu vực Hồ 
Tịnh tâm và Lầu Tàng thư... 
Hình 4. Sự phân chia khu vực trong Kinh thành Huế trong quá khứ và hiện tại 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập <, Số 1 (2021) 
7 
b. Lưu tuyến, nút và cột mốc Kinh thành Huế 
Trên cơ sở thực tế khảo sát và phân tích số liệu nghiên cứu, một tuyến du lịch 
được đề xuất nhằm mang đến cho du khách một số hình ảnh đô thị của Kinh thành 
Huế. Bằng cách này có thể nâng cao phẩm chất của đô thị và cho ra mô hình phù hợp 
trong thời gian dài. Chẳng hạn, đó là phát huy các giá trị của di tích để phát triển du 
lịch. Dựa trên tiềm năng du lịch của các tuyến hào phòng thủ, tuyến du lịch đường bộ 
được đề xuất: tuyến Hộ thành hào, cổng thành, cột cờ, Hoàng thành, điểm di tích nhà 
vườn, Hồ Tịnh Tâm, sông Ngự Hà... Hình 5 - 6 mô tả lưu tuyến và hình ảnh các di sản 
văn hóa là điểm ấn tượng. 
Ghi chú: 
1. Cầu Trường Tiền 
2. Cầu Phú Xuân 
3. Kỳ đài 
4. Nghênh Lương Đình 
5. Cửa Quảng Đức 
6. Cửu vị thần công 
7. Cửa Ngọ Môn 
8. Tường Hoàng thành 
9. Kênh Hộ thành 
10. Tường Hoàng thành 
11. Cửa Hiển Nhơn 
12. Đền Bình An 
13. Nhà vườn 
14,15. Hồ Tịnh Tâm 
16. Lầu Tàng Thư 
17. Sông Ngự Hà 
18. Cầu Khánh Ninh 
19. Cống Tây Lộc 
20. Cống Thủy quan 
21. Nhà vườn 
22. Quan Tượng đài 
23. Pháo đài Nam Trung 
24. Cửa Nhà đồ 
Hình 5. Lưu tuyến, nút và cột mốc Kinh thành Huế (nguồn: tác giả) 
1. Cầu Trường Tiền 2. Cầu Phú Xuân 3. Kỳ đài 4. Nghênh Lương Đình 
 Tour du lịch với các điểm nhìn đẹp 
 Trục chính của Kinh thành Huế 
 Nút - hình ảnh đô thị 
8 
5. Cửa Quảng Đức 6. Cửu vị thần công 7. Cửa Ngọ Môn 8. Tường Hoàng thành 
9. Kênh Hộ thành 10. Tường Hoàng Thành 11. Cửa Hiển Nhơn 12. Đền Bình An 
13. Nhà vườn 14. Hồ Tịnh Tâm 15. Hồ Tịnh Tâm 16. Lầu Tàng Thư 
17. Sông Ngự Hà 18. Cầu Khánh Ninh 19. Cống Tây Lộc 20. Cống Thủy Quan 
21. Tường Kinh thành 22. Quan Tượng đài 23. Pháo đài Nam Trung 24. Cửa Nhà Đồ 
Hình 6. Các điểm nút, cột mốc di sản trong Kinh thành Huế 
c. Cạnh biên và cột mốc Kinh thành Huế 
Cạnh biên được hình thành từ giới tuyến Hộ thành hào. Từ bến thuyền trên 
sông Hương, thuyền rồng có thể đi dọc theo hai con sông Vạn Xuân và Đông Ba để vào 
Kinh thành qua sông Ngự Hà và hệ thống Hộ thành hào. Hai cửa ra vào Kinh thành 
đặt tại Cửa Đông và Tây thành thủy quan. Chức năng của hai nút này là nơi nghỉ ngơi, 
ngắm cảnh có thể được chuyển đổi thành thuyền nhỏ phục vụ du khách. Hình 7 thể 
hiện tuyến thủy quan và đặc điểm cảnh quan đặc trưng phục vụ cho du khách. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập <, Số 1 (2021) 
9 
 Tuyến du lịch bằng thuyền 
 Điểm nhìn cảnh quan đẹp 
 Nơi ngắm cảnh 
Hình 7. Cạnh biên, nút tạo dựng cảnh quan Hộ thành hào (nguồn: Hà Xuân Du, Võ 
Văn Quả, Nguyễn Minh Phụng, Hồ Thị Uyên Phương, Võ Ngọc Đức) 
4. KẾT LUẬN 
Việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã được Đảng và 
Nhà nước quan tâm và đặt lên hàng đầu trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc 
tế. Để xây dựng bản sắc dân tộc kiến trúc cần có những công cụ, tiêu chí cụ thể giúp 
cho các nhà quản lý quy hoạch kiến trúc, chủ đầu tư và đặc biệt là kiến trúc sư thực 
hiện. Chúng ta cần có ý thức về cội nguồn dân tộc để cùng nhau tổ chức tìm tòi sáng 
tạo cho bản sắc dân tộc trong cả nội dung và hình thức đô thị. 
Lý thuyết đô thị của Kevin Lynch là một trong những phương hướng xác định 
bản sắc kiến trúc đô thị được nhiều nhà quy hoạch, thiết kế đô thị quan tâm và đây là 
một trong những lý luận hữu ích cho thiết kế đô thị. 
Kết quả bài báo có thể chứng minh rằng hình ảnh đô thị là yếu tố tạo dựng cấu 
trúc đô thị, nhằm đưa ra một hướng đi giúp cho sáng tác tạo dựng bản sắc đô thị. Lý 
thuyết hình ảnh đô thị là một trong những công cụ mà chúng ta có thể tham khảo, sử 
dụng để xây dựng các tiêu chí về mặt quy hoạch và thiết kế đô thị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Chính phủ (2001). ‚Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị‛, Nghị định của chính phủ số 
72/2001/ND-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001. 
[2]. Quốc hội Việt Nam (2014). ‚Luật xây dựng năm 2014‛, số 50/2014/QH13. 
[3]. Kevin Lynch (1960). ‚The Image of the City‛, The MIT Press, Printed in the USA. 
[4]. Kim Quảng Quân (2000). ‚Thiết kế đô thị có minh họa‛, NXB Xây dựng, Hà Nội. 
[5]. Roger Trancik (1986). ‚Finding Lost Space‛, Van Nostrand Reinhold Company, New York. 
[6]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2010). ‚Thừa Thiên Huế với vai trò thành phố trực 
thuộc trung ương cơ hội và thách thức‛, Kỷ yếu hội thảo khoa học. 
10 
THE IMAGE OF THE CITY IN CREATION OF URBAN ARCHITECTURE 
Dr. Vo Ngoc Duc 
Faculty of Architecture, University of Sciences, Hue University 
Email: vngocduc@hueuni.edu.vn 
ABSTRACT 
In the trend of international integration and globalization, the creation of 
architectural identity is increasingly important in urban design. In the work of 
urban construction and design, managers, architects, planners, researchers have 
applied a lot of knowledge in ethnicity and culture to find a way to build identities 
for the city... In 1960, Kevin Lynch, an American urban planner, published the 
book "The image of the City" as a manifesto in creating urban identity. This book 
mentioned that the image of the city is an important element of the city which is 
interested by researchers and urban theorists. 
Theory of the city image is as an approach in urban aesthetic analysis, identity 
building, urban identification by visual analysis methods, visual illustration. The 
last part of this article uses the historical central area of Hue as a case study to 
illustrate the role of city image in creating Hue urban architectural identity. 
Keywords: identity, image of the city, Kevin Lynch, methodology, urban design. 
Lý lịch tác giả 
Võ Ngọc Đức sinh năm 1979 tại TP. Huế. 2002-2021: giảng viên khoa kiến 
trúc trường Đại học Khoa học (HUSC), Đại học Huế; 2015-2019: nghiên 
cứu sinh tại khoa Xây dựng dân dụng và Kiến trúc, trường Đại học Bách 
khoa Marche (UNIVPM), Italy; 2010: tốt nghiệp thạc sĩ ngành kiến trúc tại 
trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU); 2004-2005: thực tập sinh ngành 
thiết kế đô thị và bảo tồn kiến trúc tại trường Kiến trúc Lille, Pháp; 2002: 
tốt nghiệp kiến trúc sư ngành kiến trúc công trình tại HAU. 
2002-2012: giảng viên tại khoa Kiến trúc, HUSC. 2013-2015: giảng viên, 
trưởng Bộ môn Kiến trúc và Kỹ thuật, khoa Kiến trúc, HUSC. Đã tham gia 
một vài dự án trong nước và dự án hợp tác quốc tế giữa HUSC với UNIVPM- Italy, Đại học 
Kyoto - Nhật Bản, Waseda-Nhật Bản trong lĩnh vực bảo tồn và thiết kế cảnh quan cho thành phố 
Huế. 

File đính kèm:

  • pdfhinh_anh_do_thi_trong_tao_dung_ban_sac_kien_truc_do_thi.pdf