Hoa Kỳ - Phê chuẩn và tuyên ngôn nhân quyền

Tóm tắt Hoa Kỳ - Phê chuẩn và tuyên ngôn nhân quyền: ...n 10 Điều bổ sung sửa đổi để đưa chúng vào thành một phần của Hiến pháp và gọi chung là Tuyên ngôn Nhân quyền. Trong số các quy định của các Điều bổ sung sửa đổi có: quyền tự do ngôn luận, báo chí, tôn giáo và quyền hội họp một cách hòa bình, quyền phản đối và yêu cầu các thay đổi (Điều bổ s...c bang Virginia và Carolina chuyển sang các bang Kentucky và Tennessee. Chỉ cần có số tiền nhỏ cũng đủ để mua những trang trại mầu mỡ, và do vậy, nhu cầu lao động không ngừng tăng. Miền thung lũng màu mỡ trải dài phía trên các bang New York, Pennsylvania và Virginia chẳng bao lâu sau đã trở ...ốc trước đây. Mặc dù Alexander Hamilton chưa bao giờ có thể có đủ sức tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng đối với việc lựa chọn các chức vụ qua bầu cử, song ông lại là bộ não của phái ủng hộ chủ nghĩa liên bang về hệ tư tưởng và chính sách công. Ông cống hiến cho xã hội niềm đam mê hiệu quả, t...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hoa Kỳ - Phê chuẩn và tuyên ngôn nhân quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOA KỲ - PHÊ CHUẨN VÀ TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN 
Ngày 17/9/1787, sau 16 tuần cân nhắc cẩn thận, bản hiến pháp hoàn thiện đã được 
39 trong số 42 đại biểu có mặt ký kết. Franklin chỉ vào hình nửa mặt trời vẽ bằng 
mầu vàng chói ở sau chiếc ghế tựa của Washington và nói: 
Suốt những ngày diễn ra Hội nghị, tôi đã thường xuyên... nhìn vào chiếc ghế (kia) 
phía sau lưng tổng thống mà không thể phân định được đó là mặt trời đang mọc 
hay đang lặn; nhưng giờ đây cuối cùng thì tôi thực sự hạnh phúc biết rằng đó là 
vầng mặt trời lúc bình minh chứ không phải lúc hoàng hôn. 
Hội nghị đã kết thúc, các thành viên tản ra quán rượu thành phố, cùng ăn và chia 
tay nhau thật chân thành, ấm áp. Tuy nhiên, một nội dung quan trọng trong đấu 
tranh xây dựng một liên minh hoàn hảo hơn vẫn đặt ra phía trước. Vẫn cần phải có 
sự chấp thuận của các hội đồng lập pháp dân bầu ở các tiểu bang trước khi văn 
kiện hiến pháp có thể có hiệu lực. 
Hội nghị đã quyết định rằng hiến pháp sẽ có hiệu lực ngay sau khi hội đồng lập 
pháp của 9 trong tổng số 13 bang phê chuẩn. Đến tháng 6/1788, đã có chín bang 
theo yêu cầu phê chuẩn hiến pháp, nhưng các bang lớn như Virginia và New York 
thì chưa. Hầu hết mọi người đều thấy nếu không có sự ủng hộ của họ thì hiến pháp 
sẽ không bao giờ được tôn kính. Đối với nhiều người, bản hiến pháp dường như 
còn ẩn chứa vô số những mối nguy: liệu chính phủ trung ương hùng mạnh đã tạo 
nên hiến pháp đó có áp bức và hành hạ họ bằng các khoản thuế khóa nặng nề và 
lôi họ vào cuộc chiến tranh hay không? 
Những quan điểm khác biệt về các vấn đề này đã dẫn tới sự tồn tại của hai phe 
nhóm - những người ủng hộ chế độ liên bang và một chính quyền trung ương 
mạnh mẽ, và những người phản đối chế độ liên bang muốn có một liên minh lỏng 
lẻo của từng bang riêng rẽ. Những lập luận của cả hai phe được chuyển tải qua báo 
chí, các cơ quan lập pháp và các hội nghị bang. 
Ở Virginia, những người chống chủ nghĩa liên bang đã tấn công chính phủ mới 
được đề xuất bằng cách phản bác đoạn mở đầu của Hiến pháp: “Chúng tôi, những 
người dân của Hợp chủng quốc. Bằng việc không sử dụng các tên riêng của các 
bang trong Hiến pháp, các đại biểu lập luận các bang sẽ không duy trì được quyền 
hay quyền lực riêng rẽ của mình. Phái chống chủ nghĩa liên bang ở Virginia thì do 
Patrick Henry lãnh đạo. Ông đã trở thành người phát ngôn chính cho những người 
nông dân ở vùng sâu, vùng xa vốn rất lo sợ trước những quyền lực của Chính phủ 
Liên bang mới. Các đại biểu còn do dự đã bị thuyết phục bởi đề nghị của hội nghị 
bang Virginia đưa ra Tuyên ngôn Nhân quyền, còn phái chống chủ nghĩa liên bang 
đã liên minh với những người ủng hộ chủ nghĩa liên bang để phê chuẩn Hiến pháp 
ngày 25/6. 
Tại New York, Alexander Hamilton, John Jay và James Madison đã kêu gọi phê 
chuẩn Hiến pháp qua một loạt các bài luận nổi tiếng mang tựa đề Bút ký của 
những người ủng hộ liên bang. Những bài luận đăng tải trong các tờ báo ở New 
York đã trở thành lập luận cổ điển ủng hộ chính quyền liên bang trung ương theo 
mô hình tam quyền phân lập - hành pháp, lập pháp và tư pháp kiểm soát và cân 
bằng lẫn nhau. Do những bài Bút ký có ảnh hưởng lớn tới đại biểu New York nên 
Hiến pháp đã được phê chuẩn ngày 26/7. 
Mối ác cảm với một chính quyền trung ương mạnh chỉ là một mối lo lắng duy nhất 
trong số những mối lo của những người phản đối Hiến pháp; một mối lo ngại 
tương đương đối với nhiều người là nỗi lo sợ rằng Hiến pháp không bảo vệ quyền 
con người và các quyền tự do cá nhân một cách có hiệu quả. George Mason, người 
Virginia, tác giả bản Tuyên ngôn Nhân quyền của bang Virginia năm 1776, là một 
trong ba đại biểu tham dự Hội nghị Lập hiến đã từ chối ký văn kiện cuối cùng vì 
nó không liệt kê ra những quyền cá nhân. Cùng với Patrick Henry, ông đã ra sức 
chống lại bang Virginia phê chuẩn Hiến pháp. Đương nhiên, năm bang bao gồm cả 
Massachusetts đã phê chuẩn Hiến pháp với điều kiện rằng những Điều bổ sung sửa 
đổi hiến pháp cần phải được bổ sung lập tức. 
Khi phiên họp Quốc hội đầu tiên diễn ra ở thành phố New York tháng 9/1789, 
những lời kêu gọi có các Điều bổ sung sửa đổi để bảo vệ các quyền cá nhân đã 
thực sự giành được sự nhất trí rất cao. Quốc hội đã nhanh chóng thông qua 12 
Điều bổ sung sửa đổi như vậy; đến tháng 12/1791, đã có đủ số bang đã phê chuẩn 
10 Điều bổ sung sửa đổi để đưa chúng vào thành một phần của Hiến pháp và gọi 
chung là Tuyên ngôn Nhân quyền. Trong số các quy định của các Điều bổ sung 
sửa đổi có: quyền tự do ngôn luận, báo chí, tôn giáo và quyền hội họp một cách 
hòa bình, quyền phản đối và yêu cầu các thay đổi (Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất); 
Bảo vệ chống lại những cuộc khám xét, tịch thu không hợp lệ tài sản và bắt giam 
(Điều bổ sung sửa đổi thứ tư); thủ tục tố tụng công bằng ở tất cả các vụ án hình sự 
(Điều bổ sung sửa đổi thứ năm); Quyền được xử án công bằng và nhanh chóng 
(Điều bổ sung sửa đổi thứ sáu); Bảo vệ chống lại hình phạt dã man và bất thường 
(Điều bổ sung sửa đổi thứ tám); và điều khoản cho rằng mọi người được sử dụng 
những quyền bổ sung mà không được ghi trong Hiến pháp (Điều bổ sung sửa đổi 
thứ chín). 
Từ khi thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền chỉ có 16 Điều bổ sung sửa đổi được 
bổ sung vào Hiến pháp. Tuy một số Điều bổ sung sửa đổi tiếp theo đã điều chỉnh 
cấu trúc và hoạt động của Chính phủ Liên bang, nhưng phần lớn các điều khoản 
này vẫn tuân theo những tiền lệ do Tuyên ngôn Nhân quyền đã xác lập và mở rộng 
các quyền cá nhân và các quyền tự do. 
TỔNG THỐNG WASHINGTON 
Một trong những công việc cuối cùng của Quốc hội liên bang là tổ chức cuộc bầu 
cử tổng thống đầu tiên tiến hành, lấy ngày 4/3/1789 là ngày khai sinh chính phủ 
mới. Một cái tên được tất thảy mọi người nhắc tới cương vị người lãnh đạo quốc 
gia là George Washington và ông đã được tín nhiệm bầu làm tổng thống và tuyên 
thệ nhậm chức ngày 30/4/1789. Bằng những lời tuyên thệ mà sau này bất kỳ tổng 
thống nào cũng sử dụng, Washington đã cam kết thực thi những bổn phận của 
chức vụ tổng thống một cách trung thành, và cố gắng hết sức mình nhằm bảo toàn, 
bảo vệ và che chở Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. 
Khi Washington nhậm chức tổng thống thì Hiến pháp mới chưa hề quan tâm tới 
tập quán lẫn ủng hộ hoàn toàn quan điểm của dư luận có định hướng. Chính phủ 
mới đã phải xây dựng bộ máy riêng và điều tiết một hệ thống thuế để đảm bảo sự 
hoạt động của chính mình. Các bộ luật vẫn chưa được thực thi chừng nào cơ quan 
tư pháp vẫn chưa được thành lập. Quân đội thì nhỏ bé. Lực lượng hải quân tạm 
thời không còn tồn tại nữa. 
Quốc hội mau chóng thành lập Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính với Thomas 
Jefferson và Alexander Hamilton giữ chức bộ trưởng tương ứng. Bộ Chiến tranh 
và Bộ Tư pháp cũng đã được thành lập. Do Washington chỉ muốn đưa ra các quyết 
định sau khi tham vấn ý kiến những người có trí tuệ được ông đánh giá cao, nên 
Nội các của Tổng thống Mỹ đã được thành lập, bao gồm Bộ trưởng của tất cả các 
bộ mà Quốc hội có thể lập ra. 
 Trong khi đó, đất nước vẫn liên tục phát triển và làn sóng nhập cư từ châu Âu 
đang gia tăng. Người Mỹ đang chuyển sang miền Tây: Người các bang New 
England và Pennsylvania đang chuyển tới bang Ohio; người các bang Virginia và 
Carolina chuyển sang các bang Kentucky và Tennessee. Chỉ cần có số tiền nhỏ 
cũng đủ để mua những trang trại mầu mỡ, và do vậy, nhu cầu lao động không 
ngừng tăng. Miền thung lũng màu mỡ trải dài phía trên các bang New York, 
Pennsylvania và Virginia chẳng bao lâu sau đã trở thành khu vực trồng lúa mì. 
Tuy nhiều mặt hàng vẫn còn được sản xuất thủ công tại gia, nhưng cuộc cách 
mạng công nghiệp vẫn còn đang ở buổi bình minh ở Mỹ. Bang Massachusetts và 
Rhode Island đang đặt nền móng cho các ngành công nghiệp dệt quan trọng; bang 
Connecticut bắt đầu sản xuất hàng thiếc và đồng hồ; các bang New York, New 
Jersey và Pennsylvania chế tạo giấy, thủy tinh và sắt. Vận tải biển ở Mỹ đã phát 
triển tới quy mô lớn mức chỉ đứng thứ hai sau nước Anh. Thậm chí cho tới năm 
1790, các tàu Mỹ đã tới Trung Quốc để bán lông thú và mang về chè, hương liệu 
và tơ lụa. 
Vào thời khắc quyết định trong sự nghiệp phát triển đất nước, sự lãnh đạo tài tình 
của Washington đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ông đã tổ chức chính quyền liên 
bang, ban hành các chính sách định cư ở các vùng lãnh thổ trước kia nằm trong tay 
nước Anh và Tây Ban Nha, bình định biên giới tây bắc và giám sát việc kết nạp ba 
tiểu bang mới: bang Vermont (1791), bang Kentucky (1792) và bang Tennessee 
(1796). Cuối cùng trong Diễn văn Từ biệt của mình, Washington đã cảnh báo cả 
nước Mỹ nên tránh xa những liên minh lâu dài cố định với bất cứ thế lực nào ở thế 
giới bên ngoài. Lời khuyên này đã ảnh hưởng tới thái độ của người Mỹ đối với thế 
giới trong nhiều thế hệ tương lai. 
CUỘC TRANH LUẬN GIỮA HAMILTON VÀ JEFFERSON 
ĐÃ có mâu thuẫn nảy sinh trong thập niên 1790 giữa các đảng phái chính trị đầu 
tiên ở Mỹ. Trên thực tế, phái ủng hộ chủ nghĩa liên bang do Alexander Hamilton 
lãnh đạo, và phe chống chủ nghĩa liên bang do Thomas Jefferson đứng đầu, là 
những chính đảng đầu tiên ở thế giới phương Tây. Khác với các nhóm chính trị 
lỏng lẻo trong Hạ viện Anh, hay ở các thuộc địa Mỹ trước thời kỳ cách mạng, cả 
hai chính đảng này đều có cương lĩnh và nguyên tắc tương đối nhất quán, lực 
lượng ủng hộ tương đối ổn định và bộ máy tổ chức mang tính liên tục. 
Phái ủng hộ chủ nghĩa liên bang nhìn chung đại diện cho nhóm lợi ích thương mại 
và công nghiệp bởi lẽ họ cho rằng đây chính là những động lực thúc đẩy tiến bộ 
trên thế giới. Họ tin rằng thương mại và sản xuất chỉ có thể được thúc đẩy qua bàn 
tay của một chính quyền trung ương hùng mạnh, có đủ sức huy động vốn tín dụng 
và phát hành đồng tiền ổn định. Mặc dù công khai nghi ngờ chủ nghĩa cấp tiến 
đang âm ỉ trong quần chúng nhân dân, song họ lại thu hút được công nhân và thợ 
thủ công. Lực lượng chính trị hùng mạnh của họ nằm ở các tiểu bang vùng New 
England. Thấy nước Anh, xét trên nhiều góc độ, là một mô hình mà nước Mỹ nên 
chạy đua nên họ ủng hộ duy trì quan hệ hữu hảo với mẫu quốc trước đây. 
Mặc dù Alexander Hamilton chưa bao giờ có thể có đủ sức tranh thủ sự ủng hộ 
của dân chúng đối với việc lựa chọn các chức vụ qua bầu cử, song ông lại là bộ 
não của phái ủng hộ chủ nghĩa liên bang về hệ tư tưởng và chính sách công. Ông 
cống hiến cho xã hội niềm đam mê hiệu quả, trật tự và tổ chức. Đáp lại lời kêu gọi 
của Hạ viện về kế hoạch huy động tín dụng công, ông đã đưa ra và ủng hộ các 
nguyên tắc không chỉ áp dụng với nền kinh tế quốc dân mà còn với một chính phủ 
hiệu quả. Hamilton đã chỉ rõ nước Mỹ phải có tín dụng hỗ trợ phát triển công 
nghiệp, thương mại và hoạt động của chính quyền. Những bổn phận của chính phủ 
đòi hỏi phải có niềm tin và sự ủng hộ của dân chúng. 
ĐÃ có nhiều người mong muốn chối bỏ các khoản nợ công hay chỉ trả một phần 
của khoản nợ ấy. Tuy nhiên, Hamilton đã cương quyết đòi thanh toán hoàn toàn và 
cũng yêu cầu có kế hoạch tiếp quản các khoản nợ phát sinh từ thời cách mạng 
nhưng các bang vẫn chưa trả được. Hamilton cũng bảo trợ một đạo luật của Quốc 
hội nhằm xây dựng Ngân hàng Trung ương Hợp chủng quốc theo mô hình Ngân 
hàng Trung ương Anh. Ngân hàng này vừa là thiết chế tài chính trung ương của 
quốc gia vừa có các chi nhánh hoạt động ở nhiều nơi khác khắp cả nước. Ông đã 
bảo trợ cho xưởng đúc tiền quốc gia, ủng hộ thuế quan, và nhấn mạnh việc bảo hộ 
tạm thời cho các công ty mới là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của các ngành 
công nghiệp quốc gia có sức cạnh tranh. Những biện pháp này - đặt nền tảng vững 
chắc cho các khoản tín dụng của chính phủ trung ương và cung cấp cho chính phủ 
tất cả nguồn lực cần thiết - đã khuyến khích thương mại và công nghiệp phát triển, 
đồng thời tạo ra mạng lưới những lợi ích tạo chỗ dựa vững chắc cho chính quyền 
liên bang. 
Đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Thomas Jefferson chủ yếu đứng về phía lợi 
ích và giá trị nông nghiệp. Họ nghi ngờ các nhà băng và hầu như không quan tâm 
tới thương mại và sản xuất. Họ tin rằng tự do và dân chủ sẽ đơm hoa kết trái tốt 
nhất trong một xã hội thuần nông, gồm những nông dân tự cung tự cấp. Họ cảm 
thấy không cần một chính phủ trung ương hùng mạnh. Thực ra, họ coi một chính 
phủ như vậy chỉ là nguy cơ gây đàn áp trong tương lai. Tóm lại, họ cổ xúy cho 
quyền của các tiểu bang. Họ có lực lượng hùng mạnh nhất ở miền Nam. 
Mục tiêu cao cả của Hamilton là một bộ máy chính quyền hiệu quả hơn, trong khi 
đó Jefferson lại nói "Tôi không phải là người ủng hộ một chính phủ quá nhiệt 
huyết". Hamilton lo sợ tình trạng vô chính phủ và luôn suy nghĩ đảm bảo an ninh, 
trật tự; trong khi đó Jefferson lại lo sợ tình trạng chuyên chế và luôn suy nghĩ đảm 
bảo quyền tự do. Nếu Hamilton coi nước Anh là một hình mẫu thì Jefferson - công 
sứ tại Pháp trong giai đoạn đầu của cuộc Cách mạng Pháp - lại coi việc lật đổ chế 
độ quân chủ ở Pháp là một hiện thân của những lý tưởng tự do của thời kỳ Khai 
sáng. Trái với bản năng bảo thủ của Hamilton, Jefferson lại thiên về chủ nghĩa cấp 
tiến dân chủ. 
Một mâu thuẫn nảy sinh rất sớm giữa hai người ngay sau khi Jefferson nhậm chức 
ngoại trưởng đã dẫn tới một cách lý giải mới và rất quan trọng của Hiến pháp. Khi 
Hamilton trình dự luật thành lập ngân hàng quốc gia của mình thì Jefferson - đại 
diện cho những người cổ xúy quyền lực của các tiểu bang - đã lập luận rằng Hiến 
pháp đã liệt kê một cách rõ ràng toàn bộ những quyền lực thuộc về Chính phủ 
Liên bang và dành tất cả những quyền lực khác cho tất cả các tiểu bang. Không có 
quy định nào trong Hiến pháp cho phép chính phủ được thiết lập ngân hàng. 
Hamilton đã phản bác lại rằng, vì đây có muôn vàn chi tiết cần thiết nên một bộ 
luật quy định về quyền phải được diễn giải từ những quy định chung, và một trong 
những quyền đó là cho phép Quốc hội ban hành tất cả các đạo luật cần thiết và phù 
hợp để thực thi những quyền lực khác đã được trao cụ thể. Hiến pháp đã trao 
quyền cho chính quyền liên bang đặt ra và thu các loại thuế, trả nợ và vay tiền. 
Ngân hàng quốc gia sẽ giúp đỡ về mặt vật chất trong việc thực hiện những chức 
năng này có hiệu quả. Vì vậy, theo những quyền lực được suy rộng ra, Quốc hội 
có quyền thành lập một ngân hàng như vậy. Washington và Quốc hội đã chấp 
nhận quan điểm của Hamilton - và như vậy đã tạo một tiền lệ mở rộng việc diễn 
giải quyền lực của Chính phủ Liên bang. 

File đính kèm:

  • pdfhoa_ky_phe_chuan_va_tuyen_ngon_nhan_quyen.pdf
Ebook liên quan