Hướng dẫn về chương trình giáo dục nghề thư viện/ thông tin

Tóm tắt Hướng dẫn về chương trình giáo dục nghề thư viện/ thông tin: ...viện - thông tin. 7. Các môn học hạt nhân về thư viện - thông tin Chương trình nên đề cập đến các vấn đề về chính sách giáo dục của chính phủ hoặc các hiệp hội nghề nghiệp quy định các tri thức thiết yếu và các yêu cầu về kỹ năng. (Ví dụ như các văn bản có nội dung liên quan do Viện Khoa học...nghề nghiệp, cũng như từ các sinh viên và đội ngũ giảng viên. 13. Tư vấn Những người làm chương trình phải triển khai kế hoạch cho các cơ quan thông tin thư viện nhằm thúc đẩy sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa cơ quan giáo dục và thực tiễn. * Đội ngũ cán bộ giảng viên 14. Đội ngũ giảng viên cơ ...ủa nghề nghiệp thống nhất với nhiệm vụ, các mục đích, mục tiêu của chương trình giáo dục. Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải được thực hiện trên cơ sở nhất quán và công bằng. Việc đánh giá học sinh và sinh viên của chương trình phải được thực hiện một cách thường xuyên. 21. Các...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hướng dẫn về chương trình giáo dục nghề thư viện/ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn về chương trình 
giáo dục nghề thư viện/ 
thông tin 
Hướng dẫn về chương trình giáo dục nghề thư viện/thông tin (Guidelines for 
professional Library/information educational programmes) bản sửa đổi lần thứ 3 do 
Tiểu ban Giáo dục và Đào tạo của Hiệp hội thư viện quốc tế (IFLA) ban hành năm 
2003. Những hướng dẫn này được Ban Nghề nghiệp của IFLA phê chuẩn tháng 
12/2000. Bản mới này do một nhóm thành viên thuộc Tiểu ban soạn thảo, bao gồm: 
Evelyn Daniel, Susan Lazinger and Ole Harbo. Bản này thay thế cho mọi ấn bản trước 
đây. 
Lời nói đầu 
Các chương trình giáo dục thư viện/thông tin có lịch sử phát triển lâu dài và đạt nhiều 
thành tựu. Trong quá khứ, người ta tập trung vào việc xây dựng, phát triển bộ sưu tập 
vật lý bao gồm các loại sách và các dạng tài liệu khác trong tòa nhà thư viện, được vận 
hành bởi những người được đào tạo để chọn lọc, bổ sung, tổ chức, truy xuất và luân 
chuyển những tài liệu đó. Ngày nay, các chương trình giáo dục đã phát triển lên một 
bước xa hơn không chỉ bao gồm những bộ sưu tập và các tòa nhà thư viện vật lý mà 
còn hướng tới cả thế giới ảo của Internet. Ngày nay, người ta nhấn mạnh vào từng đối 
tượng người làm nghề cá biệt và tập trung vào việc cung cấp thông tin trong những 
bối cảnh khác nhau. Các chương trình giáo dục được cung cấp ở dạng đào tạo kỹ 
thuật, trình độ đại học và giáo dục chuyên nghiệp, cũng như ở trình độ đào tạo nghiên 
cứu và tiến sĩ. Các hướng dẫn được nêu ra ở đây chủ yếu đề cập tới việc giáo dục đại 
học và đào tạo nghề. 
1. Bối cảnh 
Hiện trạng và việc mô tả chương trình giáo dục về thông tin thư viện nên được so sánh 
với các chương trình khác ở trong nước có liên quan đến giáo dục nghề nghiệp và đào 
tạo hướng nghiệp. Để chuẩn bị cho bậc đào tạo nghề, chương trình giáo dục thư 
viện/thông tin nên nằm trong các cơ quan giáo dục có cấp chứng chỉ và việc đào tạo 
nên ở bậc thứ 3 (đào tạo đại học). Các chương trình thư viện - thông tin cần hội đủ 
điều kiện để có thể tiến hành đào tạo trình độ tiến sĩ trên cùng một cơ sở như các 
chương trình khác. 
2. Sứ mệnh 
Sứ mệnh của chương trình giáo dục thư viện/thông tin cần được ghi rõ trong một hình 
thức tài liệu có thể phổ biến được cho công chúng. Nhiệm vụ của chương trình là chỉ 
ra mục đích của chương trình giáo dục trong bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị rộng 
lớn hơn, đồng thời nên nhất quán với những giá trị không phân biệt đối xử của ngành 
nghề. Chương trình cũng phải làm rõ những nhóm đối tượng mà nó bao quát và đáp 
ứng được nhu cầu của đất nước; đồng thời, nếu không phải là một cơ quan tổ chức độc 
lập, nó phải nhất quán với những giá trị mà cơ quan nó trực thuộc đặt ra. Chương trình 
khoa học thư viện/thông tin cũng cần nêu rõ những ngành nghề và lĩnh vực có liên 
quan đến nghề nghiệp. 
3. Mục đích và mục tiêu 
Chương trình giáo dục thư viện/thông tin nên xác định được những mục đích của 
mình và chỉ rõ những mục tiêu cụ thể bắt nguồn từ những mục đích đó, nêu lên những 
vấn đề về lý luận, nguyên tắc và phương pháp của chương trình; các lĩnh vực chuyên 
môn hóa; các mức độ chuẩn bị được cung cấp; các giá trị giảng dạy, dịch vụ và nghiên 
cứu; cũng như những vai trò, chức năng của thư viện và các dịch vụ thông tin trong xã 
hội. Mục đích và mục tiêu phải nhất quán với các chính sách giáo dục đã được ban 
hành từ các cơ quan chức năng. 
4. Khái quát chung 
Chương trình giảng dạy phải bao gồm một loạt khóa học thống nhất và các kinh 
nghiệm giáo dục khác dựa trên cơ sở các mục đích và mục tiêu của chương trình. 
Chương trình cần cung cấp cho sinh viên nền tảng lý luận để nghiên cứu và thực hành 
trong lĩnh vực thư viện/thông tin. Chương trình cũng cần nêu rõ các cơ hội để đạt 
được và chứng tỏ năng lực chuyên môn. Toàn bộ chương trình phải thể hiện được sự 
nhận thức về các mối quan tâm đối với nghề nghiệp. 
5. Tài liệu phổ biến rộng rãi 
Chương trình cần được thể hiện trong một loại hình tài liệu phổ biến cho công chúng, 
trong đó mô tả những mục tiêu, điều kiện tiên quyết, nội dung, kết quả học tập và các 
phương pháp đánh giá mỗi khóa học trong phạm vi chương trình. 
6. Quy mô giáo dục đại cương 
Sinh viên phải được giáo dục các môn học đại cương chung (các nội dung thuộc các 
môn ngành khác) như một bộ phận khởi đầu quan trọng của toàn bộ chương trình đào 
tạo nghề thư viện - thông tin. 
7. Các môn học hạt nhân về thư viện - thông tin 
Chương trình nên đề cập đến các vấn đề về chính sách giáo dục của chính phủ hoặc 
các hiệp hội nghề nghiệp quy định các tri thức thiết yếu và các yêu cầu về kỹ năng. 
(Ví dụ như các văn bản có nội dung liên quan do Viện Khoa học Thông tin (Anh), 
Viện Hiến chương nghề nghiệp Thông tin và Thư viện – CILIP (tiền thân là Hiệp hội 
Thư viện Anh), Hiệp hội các Thư viện chuyên ngành (Hoa Kỳ), Hiệp hội Thư viện Y 
học (Hoa Kỳ), Hiệp hội dịch vụ thư viện dành cho trẻ em (Hoa Kỳ), Hiệp hội Thông 
tin Thư viện Ôxtrâylia (ALIA). 
8. Các nội dung hạt nhân, bao gồm: 
1. Môi trường Thông tin, Đạo đức và Chính sách Thông tin, Lịch sử của lĩnh vực 
2. Thế hệ thông tin, truyền thông và sử dụng 
3. Đánh giá nhu cầu thông tin và thiết kế các dịch vụ tương ứng 
4. Quy trình chuyển giao thông tin 
5. Tổ chức, truy xuất, bảo quản và bảo tồn thông tin 
6. Nghiên cứu, phân tích và giải thích thông tin 
7. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các sản phẩm và dịch vụ thông 
tin thư viện 
8. Quản lý nguồn lực thông tin và quản lý tri thức 
9. Quản lý các cơ quan thông tin 
10. Đánh giá định tính và định lượng kết quả sử dụng thông tin và thư viện 
9. Thực hành, thực tập và làm quen với thực tiễn 
Chương trình phải bao gồm cả các phương thức phù hợp cho phép sinh viên đánh giá 
những tác động ảnh hưởng lẫn nhau giữa lý thuyết nghề nghiệp và ứng dụng của 
chúng trong thực tiễn. Có phân bổ thời gian cho việc thực hành trong các môn học, đi 
thăm quan thực tế và thực tập tại các thư viện và cơ quan thông tin. 
10. Các kỹ năng có thể dịch chuyển 
Phương pháp giảng dạy và đánh giá cần được thiết kế nhằm phát triển hoặc tăng 
cường kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân của sinh viên, khả năng làm việc theo nhóm, 
các kỹ năng quản lý thời gian và nhiệm vụ. Ở các cấp độ giáo dục nghề, cần nhấn 
mạnh đến việc phát triển các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. 
11. Giáo dục tiếp tục 
Nhằm hỗ trợ các cán bộ thư viện thực hành và các chuyên gia thông tin duy trì được 
năng lực của mình trong một xã hội luôn biến đổi và nhằm giúp các nhà giáo dục luôn 
nắm bắt được các vấn đề và khuynh hướng trong thực tiễn, chương trình hoặc phải 
tiến hành các hội thảo thích hợp và các khóa đào tạo ngắn hạn vì lợi ích của các cán 
bộ thư viện thực hành và chuyên gia thông tin hoặc liên kết với các cơ quan khác để 
thực hiện công việc này. Nếu phương pháp đào tạo từ xa được sử dụng, chất lượng 
kinh nghiệm giáo dục cần phải được so sánh với các kinh nghiệm khác có được trong 
quá trình đào tạo tại chỗ. 
12. Thường xuyên xem xét lại chương trình giảng dạy 
Quy trình xem xét chương trình giảng dạy chính thức nên được tiến hành một cách 
thường xuyên. Việc xem xét lại này phải dựa trên thông tin từ các dữ liệu của những 
nhà tuyển dụng, những người đang hành nghề và các hiệp hội nghề nghiệp, cũng như 
từ các sinh viên và đội ngũ giảng viên. 
13. Tư vấn 
Những người làm chương trình phải triển khai kế hoạch cho các cơ quan thông tin thư 
viện nhằm thúc đẩy sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa cơ quan giáo dục và thực tiễn. 
* Đội ngũ cán bộ giảng viên 
14. Đội ngũ giảng viên cơ hữu: 
Đội ngũ giảng viên này phải có đủ khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương 
trình. Chất lượng mỗi giảng viên làm việc toàn thời gian bao gồm năng lực nghiên cứu 
trong các lĩnh vực được phân công giảng dạy, thành thạo về công nghệ, hiệu quả giảng 
dạy, thành tích học thuật được duy trì liên tục, và sự tham gia tích cực vào các hiệp 
hội nghề nghiệp phù hợp. Đối với giáo viên của chương trình ở bậc giáo dục nghề, 
một thành tích học thuật liên tục là điều nên có so với các giáo viên đại học thuộc các 
ngành khác. 
15. Bổ nhiệm đội ngũ giảng viên 
Các chính sách xem xét và khuyến khích. Chương trình giáo dục cần nêu rõ các chính 
sách và tiêu chuẩn để được bổ nhiệm, xem xét và khuyến khích các giảng viên làm 
toàn thời gian tương đương với những người làm trong các cơ quan có thể so sánh. Tất 
cả các giảng viên toàn thời gian phải có chứng chỉ về các môn ngành thích hợp do các 
cơ quan học thuật chứng nhận. Phải có chính sách rõ ràng về giáo dục tiếp tục và phát 
triển nghề nghiệp đối với đội ngũ giảng viên cơ hữu và về việc xem xét tính hiện hành 
và thích hợp của các khóa học cũng như phương pháp giảng dạy. 
16. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng 
Giảng viên thỉnh giảng phải có trình độ và năng lực phù hợp để bổ sung cho năng lực 
giảng dạy của đội ngũ giảng viên cơ hữu. Các bài giảng của giảng viên thỉnh giảng 
cũng được kết hợp với chương trình như một tổng thể. 
17. Đội ngũ nhân viên phục vụ 
Đội ngũ cán bộ nhân viên (văn phòng, thư ký, kỹ thuật) phải có năng lực tương đương 
với những người làm việc trong các đơn vị tương đương. Số lượng và loại hình cán bộ 
nhân viên phải phù hợp để có thể hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên trong việc thực hiện 
chức trách của họ. 
* Sinh viên 
18. Các chính sách học thuật 
Vấn đề tuyển sinh, nhập học, hỗ trợ tài chính, sắp xếp và các chính sách học thuật 
cũng như hành chính khác phải nhất quán với nhiệm vụ, mục đích và mục tiêu của 
chương trình giáo dục và phải dứt khoát không có sự phân biệt đối xử. Các chính sách 
phải phản ánh những nhu cầu và giá trị của những nhóm đối tượng mà chương trình 
bao quát. Các chính sách này nên phổ biến cho công chúng. 
19. Nhập học 
Việc lựa chọn sinh viên phải dựa trên những tiêu chuẩn phổ biến đã được quy định rõ 
ràng. Sự quan tâm, năng khiếu, nền tảng giáo dục và tri thức và tính đa dạng cũng cần 
được chỉ rõ trong các tiêu chuẩn này. Các tiêu chuẩn nhập học phải được áp dụng 
thống nhất. 
20. Chương trình học tập 
Sinh viên phải được hỗ trợ tư vấn trong việc xây dựng một chương trình học tập chặt 
chẽ nhằm đáp ứng những yêu cầu của nghề nghiệp thống nhất với nhiệm vụ, các mục 
đích, mục tiêu của chương trình giáo dục. Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên 
phải được thực hiện trên cơ sở nhất quán và công bằng. Việc đánh giá học sinh và sinh 
viên của chương trình phải được thực hiện một cách thường xuyên. 
21. Các yêu cầu hoàn chỉnh 
Tuyên bố rõ ràng về chương trình giáo dục phải xuất hiện trên một dạng tài liệu có thể 
phổ biến cho sinh viên và các sinh viên tương lai. Về các yêu cầu hoàn chỉnh, sinh 
viên cần được biết về các văn bằng chứng chỉ thích hợp với từng bậc giáo dục của họ. 
* Hỗ trợ hành chính và tài chính 
22. Tổ chức 
Người quản lý, đội ngũ cán bộ giảng viên của chương trình giáo dục thư viện - thông 
tin phải biết về, và giao tiếp với những nghề nghiệp và lĩnh vực liên quan trong và 
ngoài phạm vi cơ sở giáo dục. Ngoài ra, chương trình phải có một vị trí rõ ràng trong 
kế hoạch tổ chức hành chính của cơ sở. Nó cần phải có đủ thẩm quyền quyết định để 
bảo đảm tính toàn vẹn về mặt tri thức của chương trình luôn nhất quán với mục đích 
và các mục tiêu của nó. 
23. Người phụ trách chương trình 
Người phụ trách chương trình phải có vị thế và quyền lực tương đương với những 
người đứng đầu các đơn vị tương tự trong cơ sở giáo dục cấp trên. Người đứng đầu 
chương trình phải có cả năng lực học thuật và nghề nghiệp tương đương với những 
năng lực cần có của giảng viên, lẫn khả năng quản lý và các kỹ năng lãnh đạo. 
24. Quản lý 
Các quyết định phải được dựa trên các chính sách công khai và đã được xác định rõ 
ràng. Đội ngũ cán bộ giảng viên và học sinh, sinh viên cũng như sự tham gia của nhà 
tuyển dụng trong việc quản lý cần phải được khuyến khích. Các quyết định và hoạt 
động chủ yếu phải được văn bản hóa. 
25. Hỗ trợ tài chính 
Chương trình giáo dục cần có sự hỗ trợ tài chính thích đáng nhằm phát triển và duy trì 
một khóa học về thư viện và thông tin nhất quán với nhu cầu của thực hành và tương 
đương với các chương trình tương tự ở những nơi khác. Ngân sách hàng năm phải do 
người đứng đầu chương trình quản lý. Các mức độ hỗ trợ phải gắn liền với số lượng 
đội ngũ giảng viên, nhân viên hành chính và nhân viên hỗ trợ, các nguồn tài nguyên 
giảng dạy và cơ sở vật chất. 
26. Lập kế hoạch và đánh giá 
Chương trình phải có kế hoạch được phát triển rõ ràng, thường xuyên và tham quan 
quy trình đánh giá. Quy trình này cần bao gồm việc xem xét thực tiễn các chính sách 
và thủ tục trên cơ sở những thay đổi đã lường trước trong lĩnh vực thư viện thông tin 
và trong xã hội nói chung. Đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên phải được đề cập 
trong kế hoạch và các hoạt động đánh giá. Các nhà tuyển dụng, những người đang 
hành nghề cũng cần phải được tư vấn. Chương trình phải đáp ứng được những yêu cầu 
về giáo dục và hoặc nghề nghiệp đó như là những chuẩn mực của đất nước. 
* Các nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất giảng dạy 
27. Tài nguyên thư viện 
Các nguồn lực của thư viện phải đảm bảo đủ chuyên sâu, số lượng và khả năng tiếp 
cận nhằm hỗ trợ các khóa học do chương trình đề xuất và các hoạt động nghiên cứu 
của đội ngũ giảng viên. Những nguồn tài nguyên này bao gồm: các sách chuyên khảo, 
các báo tạp chí ở dạng in ấn và dạng điện tử; một loạt công cụ thư mục để hỗ trợ việc 
giảng dạy và nghiên cứu; cũng như các phương tiện phù hợp khác. Thủ tục truy cập 
đến các nguồn thông tin thuộc những nơi khác cũng nên được đề cập. 
28. Tài nguyên công nghệ thông tin 
Phần cứng và phần mềm máy tính cũng như các tài nguyên đa phương tiện khác cần 
phải có sẵn cho sinh viên và giáo viên cũng như phải phù hợp với mức độ sử dụng cần 
thiết của các khóa học và việc nghiên cứu của giáo viên. 
29. Tài nguyên Internet 
Giảng viên và sinh viên phải được truy cập vào Internet. Cần phải hình thành và công 
khai một chính sách có liên quan đến việc sử dụng Internet phù hợp dành cho việc 
giảng dạy và nghiên cứu trong đó nhấn mạnh những mối liên hệ của cán bộ thư viện 
với tự do thông tin. 
30. Cơ sở vật chất 
Cơ sở vật chất của chương trình giáo dục phải cung cấp không gian thích đáng cho đội 
ngũ cán bộ giảng viên và sinh viên để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. 
_________________ 
Minh Anh dịch (nguồn: Guidelines for profession- al Library/information educational 
programmes.  
Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 3(29) – 2011 (tr.38-41) 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_ve_chuong_trinh_giao_duc_nghe_thu_vien_thong_tin.pdf