Impact of the works on the change in coastline of Tra Vinh province

Tóm tắt Impact of the works on the change in coastline of Tra Vinh province: ... Phương pháp bản đồ: Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý gồm cơ sở dữ liệu nền và ảnh vệ tinh. Dữ liệu nền được xây dựng dựa trên bản đồ địa hình 2001. Các lớp đường bờ 2009, 2014 được trích vẽ trực tiếp từ nền ảnh vệ tinh bằng phần mềm Mapinfo. Việc kiểm tra và hiệu chỉnh đ...giai đoạn trước. Diễn biến thay đổi đƣờng bờ tại các khu vực trọng điểm Từ kết quả nghiên cứu diễn biến thay đổi đường bờ biển từ 1966–2014 đã xác định ba khu vực trọng điểm nơi có các công trình ven biển được xây dựng từ 2009 đến nay gồm xã Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa và Dân Thành. ...o sử dụng năm 2014, kết quả khảo sát cho thấy từ 2014– 2015 đoạn bờ có đê biển không còn xói lở, nhưng đoạn liền kề về phía nam đê biển xói lở nhiều hơn với tốc độ trung bình 30–38 m/năm (hình 6a, 6b). Hình 6a. Diễn biến đường bờ khu vực 3b thuộc xã Trường Long Hòa Hình 6b. Ảnh viễn t...

pdf10 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Impact of the works on the change in coastline of Tra Vinh province, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 
2009–2014 đường bờ biển xói lở với tốc độ trung bình 12–24 m/năm, năm 2014–2015 đường bờ biển xói lở 
mạnh hơn với tốc độ trung bình 36–45 m/năm. 
Từ khóa: Trà Vinh, đường bờ, xói lở, bồi tụ, công trình ven biển. 
GIỚI THIỆU 
Bờ biển tỉnh Trà Vinh dài khoảng 65 km 
theo hướng đông bắc-tây nam, giữa hai cửa 
Cung Hầu thuộc sông Cổ Chiên và cửa Định 
An thuộc sông Hậu, được cấu tạo bởi các trầm 
tích giồng cát, đầm lầy rừng ngập mặn, bãi 
triều [1]. Đây là trầm tích bở rời với thành phần 
chủ yếu là: Cát, cát-bột-sét kém bền vững nên 
thường biến động khi gặp tác động mạnh của 
sóng, gió mùa, thủy triều và dòng chảy ven bờ. 
Ngoài tác động của yếu tố tự nhiên, trong 
những năm gần đây, việc gia tăng thi công xây 
dựng các công trình ở ven biển đã góp phần 
thay đổi đường bờ biển Trà Vinh. Các công 
trình xây dựng như: Công trình đê biển, kè đá, 
nhà máy nhiệt điện, dự án đào kênh Quan 
Chánh Bố, trồng rừng ngập mặn (RNM),... đã 
ảnh hưởng đến quá trình xói lở và bồi tụ của bờ 
biển Trà Vinh. 
Tác động của công trình đến thay đổi đường bờ biển 
 33 
Trên cơ sở phân tích tài liệu đường bờ, các 
tư liệu ảnh vệ tinh qua các thời kỳ và số liệu đo 
đạc địa hình bãi biển, bài báo này tổng hợp các 
kết quả nghiên cứu về quá trình bồi tụ và xói lở 
bờ biển tỉnh Trà Vinh khoảng thời gian 1966–
2014, tập trung vào một số vị trí bờ biển có các 
công trình nhằm đánh giá tác động của công 
trình đến quá trình thay đổi đường bờ biển. 
CƠ SỞ TÀI LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƢƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU 
Cơ sở tài liệu sử dụng 
Bản đồ địa hình (VN2000) tỷ lệ 1:50.000 
của Tổng cục Địa chính được hiệu chỉnh tại 
Trung tâm Viễn thám năm 2001. 
Ảnh vệ tinh Landsat, loại và đặc tính của 
ảnh viễn thám dạng số được thu thập cho mục 
đích xử lý ảnh số (bảng 1). 
Bảng 1. Nguồn tư liệu ảnh vệ tinh khu vực 
ven biển tỉnh Trà Vinh 
Bộ cảm 
Số hiệu 
ảnh 
Ngày thu 
Độ phân 
giải (m) 
Landsat-5 TM 125/053 09/12/2009 30 
Landsat-8 125/053 22/02/2014 30 
Ảnh viễn thám Google Earth năm 2015 ở 
khu vực đê biển Hiệp Thạnh, đê biển ấp Cồn 
Trứng và khu Trung tâm điện lực Duyên Hải. 
Tài liệu đường bờ năm 1966, 1989 từ kết 
quả nghiên cứu thay đổi đường bờ biển của Li, 
X. et al., (2017) [2]. 
Tài liệu thủy hải văn (độ dốc đáy, độ cao 
sóng, dòng chảy ven bờ,...) ở khu vực tỉnh Trà 
Vinh của Anthony, E. J et al., (2017), Nguyễn 
Hữu Nhân (2013) [3, 4]. 
Kết quả đo địa hình bãi triều vào hai thời 
điểm 9/2014 và 5/2015 tại ấp Bào xã Hiệp 
Thạnh và ấp Cồn Trứng xã Trường Long Hòa. 
Phƣơng pháp 
Phương pháp bản đồ: Xây dựng cơ sở dữ 
liệu hệ thống thông tin địa lý gồm cơ sở dữ liệu 
nền và ảnh vệ tinh. Dữ liệu nền được xây dựng 
dựa trên bản đồ địa hình 2001. Các lớp đường 
bờ 2009, 2014 được trích vẽ trực tiếp từ nền ảnh 
vệ tinh bằng phần mềm Mapinfo. Việc kiểm tra 
và hiệu chỉnh được tiến hành qua các chuyến 
khảo sát thực địa. Ảnh viễn thám Google Earth 
năm 2015 được sử dụng để đánh giá bổ sung 
thay đổi đường bờ các khu vực có công trình 
xây dựng trong giai đoạn 2014–2015. 
Phương pháp đo đạc địa hình bãi triều tại 
thực địa: Khảo sát và so sánh địa hình bãi biển 
thay đổi theo mùa trong năm. Đo chi tiết địa 
hình bãi triều vào mùa mưa 9/2014 và mùa khô 
5/2015. Sử dụng máy kinh vĩ, bước đo 5 m dài, 
mốc chuẩn cố định mỗi tuyến, tọa độ xác định 
từ GPS, các vị trí mốc chuẩn được cố định 
trong suốt quá trình đo. Thành lập 2 mặt cắt địa 
hình theo mùa trên tuyến đo ở ấp Bào xã Hiệp 
Thạnh và ấp Cồn Trứng xã Trường Long Hòa. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Diễn biến thay đổi đƣờng bờ biển Trà Vinh 
từ 1966–2014 
Trên cơ sở bản đồ địa hình, kế thừa tài liệu 
đường bờ năm 1966, 1989 và kết hợp với kết 
quả giải đoán ảnh viễn thám các năm 2009 và 
2014 đã xây dựng được sơ đồ thay đổi đường 
bờ biển Trà Vinh qua các thời kỳ (hình 1). 
Dựa vào sơ đồ diễn biến thay đổi đường 
bờ biển tỉnh Trà Vinh qua các năm 1966, 
1989, 2009 và năm 2014 cho thấy: 
Giai đoạn 1966–1989 
Trong giai đoạn này quá trình bồi tụ chiếm 
ưu thế với tốc độ trung bình 6–9 m/năm. Đoạn 
bờ biển bồi tụ nhiều nhất nằm gần cửa sông 
Định An, khu vực bờ biển xã Long Vĩnh và xã 
Đông Hải, với tốc độ lớn nhất 78 m/năm, trung 
bình 40–50 m/năm. Xen giữa những đoạn bồi 
tụ là những đoạn xói lở ở ấp Bào đến sông 
Láng Nước xã Trường Long Hòa, Mù U xã 
Dân Thành đến Hồ Thùng xã Đông Hải, với tốc 
độ trung bình 5–10 m/năm, riêng đoạn sông 
Cồn Lợi và rạch Cái Đôi xã Đông Hải có nơi 
đến 24 m/năm. 
Giai đoạn 1989–2009 
Trong giai đoạn này có một số công trình 
được triển khai trên bờ biển Trà Vinh, chủ yếu 
là 2 dự án trồng RNM nhằm bảo vệ bờ biển, 
đó là dự án trồng hơn 800 ha rừng phòng hộ 
dọc theo bờ biển Mỹ Long Nam huyện Cầu 
Ngang vào năm 1992 [5] và dự án Bảo vệ và 
phát triển những vùng đất ngập nước ven biển 
nam Việt Nam vào năm 2001–2006 được thực 
hiện ở các xã Mỹ Long Nam huyện Cầu 
Ngang, xã Đông Hải và Long Vĩnh, huyện 
Duyên Hải (bảng 2). 
Nguyễn Thị Mộng Lan, Nguyễn Hoàng Nguyên 
 34 
Hình 1. Diễn biến thay đổi đường bờ biển Trà Vinh giai đoạn từ 1966–2014 
Bảng 2. Những công trình ven biển Trà Vinh 
Năm Công trình, dự án Vị trí 
1992 800 ha RNM Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang 
2001–2006 
Dự án “Bảo vệ và phát triển những vùng đất 
ngập nước ven biển nam Việt Nam” 
Xã Mỹ Long Nam huyện Cầu Ngang, xã Đông Hải và 
Long Vĩnh, huyện Duyên Hải 
2009–2013 Đê biển bằng bê tông dài 1.315 m Ấp Bào, xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải 
2012–2014 Kè biển bằng bê tông dài 750 m Ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải 
2009 
Dự án xây dựng Trung tâm nhiệt điện Duyên 
Hải và luồng tàu kênh Quan Chánh Bố 
Xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải 
Kết quả nghiên cứu thay đổi đường bờ cho 
thấy đoạn bờ biển xã Mỹ Long Nam từ năm 
1989–2009 bồi tụ trung bình 18–20 m/năm 
(hình 2), khu vực này trước đây khi chưa có 
RNM do ảnh hưởng triều cường trong năm, nơi 
này xói lở tốc độ trung bình 10–20 m/năm [2, 
6], sau khi dự án trồng rừng được thực hiện cây 
bần phát triển tốt phát huy dần tác dụng bồi tụ, 
bảo vệ bờ biển. Khu vực Đông Hải, Long Vĩnh 
tiếp tục bồi tụ với tốc độ trung bình 27– 
30 m/năm. Những đoạn bờ bồi tụ còn lại như 
đoạn từ sông Bến Chùa đến ấp Bào xã Hiệp 
Thạnh, Nhà Mát xã trường Long Hòa và Hồ 
Thùng bồi tụ trung bình 5–12 m/năm. 
Tác động của công trình đến thay đổi đường bờ biển 
 35 
Quá trình xói lở diễn ra ở đoạn bờ biển từ 
ấp Bào đến rạch Cạn xã Hiệp Thạnh, từ Cồn 
Trứng đến gần Vàm Khấu Lầu xã trường Long 
Hòa, đoạn bờ xã Dân Thành và đoạn gần sông 
Cồn Lợi xã Đông Hải với tốc độ xói lở trung 
bình từ 6–10 m/năm. 
Hình 2. Khu vực bồi tụ tại xã Mỹ Long Nam 
Giai đoạn 2009–2014 
Trong giai đoạn 2009–2014 nhiều công 
trình và dự án ven biển được thực hiện trên bờ 
biển tỉnh Trà Vinh như Dự án luồng tàu (kênh 
Quan Chánh Bố), Trung tâm nhiệt điện Duyên 
Hải xã Dân Thành, công trình đê biển ấp Bào 
xã Hiệp Thạnh và đê biển ấp Cồn Trứng xã 
Trường Long Hòa (bảng 2). Đoạn bờ biển xã 
Dân Thành có công trình của Trung tâm nhiệt 
điện và dự án luồng tàu tốc độ xói lở trung 
bình từ 12–24 m/năm. Các đoạn bờ biển có 
công trình đê biển như ở ấp Bào, xã Hiệp 
Thạnh và ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa 
tốc độ xói lở trung bình từ 6–20 m/năm. 
Quá trình bồi tụ diễn ra ở đoạn bờ biển Trà 
Vinh với tốc độ bồi trung bình 10–18 m/năm. 
Riêng đối với khu vực có RNM ở xã Mỹ 
Long Nam Đông Hải và Long Vĩnh giai đoạn 
này bờ biển tương đối ổn định và bồi tụ với 
tốc độ trung bình từ 9–17 m/năm, thấp hơn so 
với các giai đoạn trước. 
Diễn biến thay đổi đƣờng bờ tại các khu vực 
trọng điểm 
Từ kết quả nghiên cứu diễn biến thay đổi 
đường bờ biển từ 1966–2014 đã xác định ba 
khu vực trọng điểm nơi có các công trình ven 
biển được xây dựng từ 2009 đến nay gồm xã 
Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa và Dân Thành. 
Xã Hiệp Thạnh 
Đoạn bờ biển khu vực xã Hiệp Thạnh 
(hình 1) nằm phía ngoài cửa sông Cung Hầu và 
Cổ Chiên khoảng 8,5 km từ sông Bến Chùa đến 
cửa Sông Láng Nước biến động như sau: 
Đoạn từ sông Bến Chùa đến ấp Bào dài 
2,5 km với xu thế chung là bồi tụ. Từ năm 
1966–2009 đường bờ bồi tụ với tốc độ trung 
bình 6–8 m/năm. Tuy nhiên, giai đoạn 2009–
2014 đoạn bờ này có xu thế xói lở ở 2 đầu với 
tốc độ trung bình 11–17 m/năm, đoạn bờ biển 
ở giữa có tốc độ bồi tụ trung bình 13– 
18 m/năm (hình 3a). 
Hình 3a. Diễn biến đường bờ xã Hiệp Thạnh 
Đoạn bờ từ ấp Bào đến rạch Cạn dài 3 km 
có hướng bắc-nam, đường bờ biển xói lở liên tục 
từ năm 1966–2014. Từ năm 1966–1989 xói lở 
trung bình từ 4–9 m/năm. Giai đoạn 1989–2009 
đường bờ tiếp tục xói lở với tốc độ trung bình 8–
14 m/năm. Từ năm 2009–2014 bờ biển có xu 
hướng xói lở mạnh hơn tốc độ xói lở trung bình 
8–20 m/năm. Đặc biệt sau khi đoạn đê biển Hiệp 
Thạnh (hình 3c) được đưa vào sử dụng năm 
2013, tại khu vực đê bờ biển không còn xói lở 
Nguyễn Thị Mộng Lan, Nguyễn Hoàng Nguyên 
 36 
nhưng ở hai đoạn liền kề phía Bắc và phía Nam 
của đê (hình 3a, 3b) bờ biển bị xâm thực mạnh, 
Khảo sát đường bờ năm 2014–2015 cho thấy 
phía bắc của đê đường bờ đã lùi sâu vào đất liền 
khoảng 14 m/năm, còn về phía Nam của đê 
đường bờ lùi sâu vào đất liền 27 m/năm. 
Hình 3b. Ảnh viễn thám đường bờ khu vực 
đê biển Hiệp Thạnh 
Hình 3c. Đê biển Hiệp Thạnh 
Kết quả đo địa hình bãi triều tuyến A ở ấp 
Bào xã Hiệp Thạnh (hình 4) cho thấy, từ mùa 
mưa 9/2014 đến mùa khô 5/2015, khoảng 400 
m đoạn từ bờ hướng ra biển địa hình bãi triều 
hạ thấp so với mùa mưa, đường bờ biển bị xói 
lở khoảng 25 – 30 m, đoạn còn lại địa hình thay 
đổi không đáng kể. 
Đoạn bờ biển từ ấp Bào tới Rạch Cạn có 
xu hướng xói lở liên tục do địa hình có hướng 
nhô ra phía biển, phương bờ biển trùng hướng 
Bắc-Nam nên vào mùa gió Đông Bắc, nhất là 
khoảng thời gian có gió chướng với hướng 
sóng là hướng Đông tác động thẳng góc vào 
bờ. Hai yếu tố này kết hợp với nhau sinh ra 
năng lượng sóng rất lớn, vì vậy bờ biển dễ bị 
xói lở do tác động của sóng [1]. Nhờ có đê biển 
nên quá trình xói lở tại vị trí đê bị suy giảm, tuy 
nhiên ở hai đầu đê năng lực sóng mạnh hơn nên 
xói lở gia tăng. 
Hình 4. Mặt cắt địa hình tuyến A ấp Bào 
(xã Hiệp Thạnh) 
Đoạn từ rạch Cạn-sông Láng Nước dài 
khoảng 2 km, từ 1966–1989 ở 2 đầu bờ biển 
chủ yếu là xói lở với tốc độ trung bình 3,5– 
5 m/năm, đoạn bờ biển xói lở mạnh nhất gần 
sông rạch Cạn với tốc độ 8,8 m/năm, xen kẽ 
giữa 2 đoạn xói lở có đoạn bờ ngắn được xem 
là tương đối ổn định. Giai đoạn 1989–2014 
đoạn bờ gần rạch Cạn xói lở trung bình 
2 m/năm, đoạn còn lại đường bờ biẻn tương đối 
ổn định. 
Xã Trường Long Hòa 
Khu vực bờ biển xã Trường Long Hòa có 
khoảng 13,5 km đường bờ biển, có hướng bắc- 
nam đến đông bắc-tây nam từ cửa sông Láng 
Nước đến giáp xã Dân Thành. Đây là đoạn bờ 
biển dài, thẳng, liên tục không bị chia cắt bởi 
các cửa sông và có độ ổn định cao. 
Tác động của công trình đến thay đổi đường bờ biển 
 37 
Kết quả đường bờ biển từ 1966–1989 (hình 
5, hình 6a) cho thấy đường bờ biển hầu như bồi 
tụ với tốc độ trung bình 7–13 m/năm, nơi bồi tụ 
nhiều nhất ở ấp Nhà Mát với tốc độ 15,4 
m/năm. Tuy nhiên, giai đoạn 1989–2014 bờ 
biển khu vực này bị xói lở. Dựa vào diễn biến 
thay đổi đường bờ biển xã Trường Long Hòa 
có thể chia làm 2 đoạn như sau (hình 1, khu 
vực 3a và 3b): 
Đoạn bờ nam sông Láng Nước, khu vực 
Nhà Mát đến Khoán Tiều (hình 5) dài khoảng 
6,5 km, giai đoạn 1989–2009 đoạn bờ biển từ 
sông Láng Nước đến Khoán Tiều có tốc độ bồi 
tụ trung bình 7–12 m/năm, xen kẽ là đoạn bờ 
dài khoảng 1 km với tốc độ xói lở trung bình 
3 m/năm. Trong giai đoạn 2009–2014 đường 
bờ biển xói lở với tốc độ trung bình 10– 
12 m/năm, xen giữa hai đoạn bờ xói lở là đoạn 
bờ bồi tụ có tốc độ trung bình 10–20 m/năm, 
khoảng 1,5 km từ Nhà Mát đến Khoán Tiều 
đường bờ tương đối ổn định. 
Hình 5. Diễn biến đường bờ biển khu vực 3a 
thuộc xã Trường Long Hòa 
Đoạn phía Nam của xã, từ Khoán Tiều, 
Cồn Trứng đến giáp xã Dân Thành bờ biển có 
xu thế lở tốc độ xói lở trung bình 3,5–5 m/năm, 
đây là đoạn bờ biển xói lở liên tục từ 1989–
2014 năm, năm 2005–2006 khu du lịch biển Ba 
Động được bảo vệ bằng hệ thống “kè đá”, 
nhưng từ năm 2009 đến năm 2011, bờ kè ở đây 
đã bị sóng biển đánh sập hư hỏng nhiều đoạn 
(hình 6c), còn đoạn không có bờ kè về phía 
nam của khu du lịch đến giáp xã Dân Thành 
mức độ xói lở gia tăng. Trong thời gian 2009–
2014 đoạn bờ biển phía nam của xã xói lở trung 
bình 6–10 m/năm. Sau khi công trình đê biển 
ấp Cồn Trứng hoàn thành và đưa vào sử dụng 
năm 2014, kết quả khảo sát cho thấy từ 2014–
2015 đoạn bờ có đê biển không còn xói lở, 
nhưng đoạn liền kề về phía nam đê biển xói lở 
nhiều hơn với tốc độ trung bình 30–38 m/năm 
(hình 6a, 6b). 
Hình 6a. Diễn biến đường bờ khu vực 3b 
thuộc xã Trường Long Hòa 
Hình 6b. Ảnh viễn thám đường bờ khu vực 
đê biển ấp Cồn Trứng 
Nguyễn Thị Mộng Lan, Nguyễn Hoàng Nguyên 
 38 
Hình 6c. Bờ biển bị xói lở 
Kết quả đo đạc địa hình bãi triều tuyến B 
ở ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa (hình 7) 
cho thấy, từ mùa mưa 9/2014 đến mùa khô 
5/2015, khoảng cách 350 m từ bờ hướng ra 
biển xói lở khoảng 40 m, 150 m tiếp theo địa 
hình tương đối ổn định. Kế tiếp là vùng trũng 
sâu. Đoạn còn lại địa hình được bồi tụ nâng cao 
hơn so với 9/2014 từ 0,1–0,3 m, nơi bồi nhiều 
nhất 12 m, ít nhất 5 m. Điều này cho thấy khu 
vực gần bờ, địa hình bị hạ thấp chứng tỏ có sự 
xói lở trong khu vực, phù hợp với sự thay đổi 
đường bờ theo ảnh viễn thám. 
Hình 7. Mặt cắt địa hình tuyến B 
(xã Trường Long Hòa) 
Do bãi biển khu vực này tương đối dốc, có 
độ sâu nước lớn và không được che chắn bằng 
bãi cát ngầm ở phía ngoài như khu vực phía Bắc 
nên những con sóng có năng lượng lớn dễ dàng 
tiến sâu và phá hủy đường bờ [3]. Chiều cao 
sóng tại đây cao hơn các vị trí khác, đặc biệt là 
khi có gió mùa Đông Bắc. Độ cao sóng trung 
bình là 1 m tại vị trí cách bờ khoảng 1 km, độ 
sâu khoảng 3–5 m [4]. Vì vậy, vào kỳ gió 
chướng kết hợp với chiều cao và năng lượng 
sóng lớn làm gia tăng tốc độ xói lở bờ biển. 
Xã Dân Thành 
Đường bờ biển xã Dân Thành có chiều dài 
khoảng 5 km. Đường bờ hướng đông bắc-tây 
nam kéo dài từ ấp Láng Cháo đến ấp Mù U 
(hình 8a). 
Trong giai đoạn 1966–1989 sự bồi tụ và xói 
lở xen kẽ. Đoạn xói lở mạnh nhất thuộc ấp 
Láng Cháo có tốc độ lớn nhất 9,2 m/năm, trung 
bình 6–7,3 m/năm. Đoạn ấp Mù U, giáp xã 
Đông Hải xói lở nhẹ, trung bình 2 m/năm. Xen 
giữa 2 đoạn xói lở này là đoạn bồi tụ dài 
khoảng 885 m, có tốc độ trung bình 2 m/năm, 
lớn nhất 4 m/năm. 
Hình 8a. Diễn biến đường bờ 
khu vực xã Dân Thành 
Hình 8b. Ảnh viễn thám đường bờ khu vực 
Trung tâm điện lực Duyên Hải 
Tác động của công trình đến thay đổi đường bờ biển 
 39 
Từ năm 1989–2014 đường bờ xói lở liên 
tục, với tốc độ trung bình 5–8 m/năm. Đặc biệt 
cuối năm 2009 ở khu vực xã Dân Thành có hai 
công trình được xây dựng là Trung tâm nhiệt 
điện Duyên Hải và luồng tàu “kênh Quan 
Chánh Bố” nối liền sông Hậu và biển Đông. 
Năm 1989–2009 đoạn bờ này có xu thế lở 
nhưng tốc độ xói lở không cao, trung bình 5–11 
m/năm. Nhưng từ năm 2009–2014 nơi đây bờ 
biển bị xâm thực mạnh với tốc độ trung bình 
12–24 m/năm. Tài liệu ảnh vệ tinh cho thấy 
khu vực phía nam Trung tâm nhiệt điện Duyên 
Hải từ năm 2014–2015 đường bờ lùi vào đất 
liền trung bình 36–45 m/năm (hình 8b). Do 
khai thác cát ven biển xây dựng nền của nhà 
máy nhiệt điện, đã làm hạ thấp địa hình đáy 
biển ven bờ biển tạo điều kiện cho các yếu tố 
động lực biển tác động vào bờ tạo thành vùng 
nước xoáy sát bờ và bờ biển thường xuyên bị 
xói lở [3] (hình 8c). 
Hình 8c. Bãi biển bị xâm thực phía bắc công 
trình Trung tâm nhiệt điện Duyên Hải 
Đoạn bờ phía nam kênh Quan Chánh Bố 
đến giáp xã Đông Hải, từ năm 1989–2009 khi 
chưa có công trình đường bờ xói lở với vận tốc 
trung bình từ 3–5 m/năm. Từ năm 2009–2014 
bờ biển xói lở mạnh hơn, tốc độ xói lở trung 
bình 11,5–16 m/năm, bờ biển xâm thực lùi sâu 
vào bên trong đất liền. 
Bờ biển khu vực này có phương gần trùng 
với hướng đông bắc nên khi có gió chướng với 
hướng sóng là hướng đông đã tác động mạnh 
vào bờ. Trong mùa gió Đông Bắc chiều cao 
sóng biến đổi từ 0,6–0,9 m kết hợp với dòng 
ven bờ mạnh đã gây nên xói lở bờ biển [3]. 
KẾT LUẬN 
Trên cơ sở kết quả phân tích ảnh vệ tinh kết 
hợp với khảo sát thực địa và đo địa hình bãi triều 
diễn biến thay đổi đường bờ biển Trà Vinh qua 
các giai đoạn 1966–1989, 2009 và 2014 đã được 
xác định. Sự thay đổi đường bờ biển từ 1966–
2014 khu vực ven biền Trà Vinh có đặc điểm 
xói bồi xen kẽ, với tốc độ bồi lấn trung bình 
khoảng 5–10 m/năm, nơi bồi tụ mạnh nhất là 
khu vực Đông Hải với tốc độ 40 m/năm, trung 
bình 28–30 m/năm. Các đoạn bờ biển bị xói lở 
với tốc độ trung bình khoảng 5–8 m/năm. 
Sự thay đổi của quá trình bồi xói bờ biển 
chịu tác động chủ yếu của các yếu tố tự nhiên, 
điều kiện thủy hải văn và các hoạt động của 
con người qua việc xây dựng và triển khai các 
công trình ven biển. Hiệu quả của các dự án 
trồng rừng ngập mặn đã duy trì và gia tăng bồi 
tụ đường bờ ở Mỹ Long Nam, Đông Hải và 
Long Vĩnh. Tại các khu vực trọng điểm như 
Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa và Dân Thành 
nơi có các công trình xây dựng trên bờ biển, kết 
quả nghiên cứu cho thấy các công trình đã có 
tác động thúc đẩy quá trình bồi xói đường bờ 
biển. Trong thời gian 2009–2014 đoạn bờ biển 
Hiệp Thạnh xói lở với tốc độ trung bình 8–20 
m/năm, đoạn bờ Trường Long Hòa xói lở trung 
bình 6–10 m/năm. Sau khi công trình đê biển 
đưa vào sử dụng, giai đoạn 2014–2015 đoạn bờ 
có đê biển Hiệp Thạnh và ấp Cồn Trứng xã 
Trường Long Hòa không còn xói lở, nhưng 
đoạn liền kề đê biển xói lở nhiều hơn với tốc độ 
trung bình 14–38 m/năm. Ở đoạn bờ xã Dân 
Thành nơi xây dựng công trình Trung tâm điện 
lực Duyên Hải và kênh Quan Chánh Bố, từ 
năm 2009–2014 đường bờ biển xói lở với tốc 
độ trung bình 12–24 m/năm, năm 2014–2015 
đường bờ biển xói lở mạnh hơn với tốc độ 
trung bình 36–45 m/năm. Để đánh giá đầy đủ 
hơn về hiệu ứng của công trình đến đường bờ 
biển, cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu thêm. 
Lời cảm ơn: Bài báo này là một phần kết quả 
đề tài KHCN Độc lập trẻ mã số 
VAST.ĐLT.13/14–15. Xin chân thành cảm ơn 
sự tài trợ của chương trình hỗ trợ cán bộ khoa 
học trẻ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ 
Việt Nam; Viện Địa lý tài nguyên thành phố 
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho 
việc thực hiện đề tài. Xin cảm ơn TS. Phạm 
Nguyễn Thị Mộng Lan, Nguyễn Hoàng Nguyên 
 40 
Quang Sơn đã hỗ trợ ảnh vệ tinh khu vực 
nghiên cứu. Các tác giả xin cảm ơn người nhận 
xét và ban biên tập đã đóng góp ý kiến nâng 
cao chất lượng bài báo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ta Thi Kim Oanh, Nguyen Van Lap, 
Nguyen Thi Mong Lan, Ta Duy Thong, 
Vo Thi Hong Quyen, 2018. Natural and 
environmental characteristics of Tra Vinh 
coastal area, Mekong Delta Vietnam for 
the development of hard clam culture, 
Vietnam. Journal of Biodiversity and 
Environmental Sciences, 13(2), 58–67. 
[2] Li, X., Liu, J. P., Saito, Y., and Nguyen, 
V. L., 2017. Recent evolution of the 
Mekong Delta and the impacts of dams. 
Earth-Science Reviews, 175, 1–17. 
[3] Anthony, E. J., Dussouillez, P., Dolique, 
F., Besset, M., Brunier, G., Nguyen, V. L., 
and Goichot, M., 2017. Morphodynamics 
of an eroding beach and foredune in the 
Mekong River delta: Implications for 
deltaic shoreline change. Continental 
Shelf Research, 147, 155–164. 
[4] Nguyễn Hữu Nhân, Phan Mạnh Hùng, 
Hoàng Văn Huân, Quách Đình Hùng, 
ĐỗThị Hồng Thư, 2013. Tác động của chế 
độ thủy động lực vùng ven bờ ảnh hưởng 
đến diễn biến xói bồi bờ biển trà vinh. Tạp 
chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, Viện 
Kỹ thuật Biển, Số 17. 
[5] Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh, 
[6] Lê Hữu Tuấn, Nguyễn Thị Mộng Lan, Tạ 
Thị Kim Oanh, 2012. Đặc điểm môi 
trường trầm tích ven biển và thay đổi 
đường bờ tỉnh Trà Vinh, đồng bằng sông 
Cửu Long. Tạp chí Các Khoa học về Trái 
đất, 34(3), 350–358. 

File đính kèm:

  • pdfimpact_of_the_works_on_the_change_in_coastline_of_tra_vinh_p.pdf
Ebook liên quan