Kinh nghiệm dạy bé theo Glenn Doman

Tóm tắt Kinh nghiệm dạy bé theo Glenn Doman: ...nh cho bé, mà không biết rằng con chúng ta giỏi hơn chúng ta tưởng nhiều. 2. Dạy học sớm cho bé ở độ tuổi này có ép bé quá không? Hãy để bé phát triển tự nhiên, ép bé học có khi lại làm hại bé. Học như thế chắc gì con đã thành thiên tài. Phương pháp Glenn Doman giúp bé tốt hơn chứ không ph...ho con đi học mẫu giáo. Việc chúng ta dạy bé chính là giúp bé phát triển tự nhiên theo đúng khả năng của mình và phát triển khả năng của mình đúng thời điểm, giai đoạn. 3. Vậy dạy con thế nào? và dạy làm sao cho đúng phương pháp Glenn Doman. Ở đây mình mong chia sẻ kinh nghiệm của mình thô... nguyên tắc khi dạy theo phương pháp Glenn Doman: - Luôn luôn kết thúc trước khi bé chán. Đó là lí do tại sao mỗi quân bài trong 1 lần dạy chỉ có 3s. Bạn phải làm nhanh như vậy, và lặp đi lặp lại như vậy. Nếu bạn để lâu trước mặt bé, khi bé chán bé sẽ quay đi chỗ khác, và lần sau bé sẽ kô hứ...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kinh nghiệm dạy bé theo Glenn Doman, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm dạy bé 
theo Glenn Doman 
Đây là những kinh nghiệm rất quý giá của các mẹ từng dạy theo G. 
Doman 
Mình chia sẻ chút ít kinh nghiệm khi dạy bé theo Glenn Doman mà mình 
đang áp dụng cho bé nhà mình, và cũng hy vọng nhận được chia sẻ của các 
mẹ. Tạm thời, mình chia sẻ kinh nghiệm dạy học cho bé dưới 1 tuổi mà mình 
đang áp dụng cho cu tí 7 tháng nhà mình, tuy nhiên các mẹ cũng có thể áp 
dụng cho bé lớn hơn nếu bé chưa học bao giờ. 
Glenn Doman Viet Nam 
1. Bé ở độ tuổi này biết cái gì mà học? nói còn chưa biết, nói gì đến việc 
học bài? 
đây là cách nghĩ phổ biến của người lớn chúng ta, và đó cũng là suy nghĩ của 
mình cách đây 2 tháng. Tuy nhiên sau một buổi tọa đàm với bác Tổng và phó 
tổng giám đốc công ty mình (các bác ấy là người nước ngoài, có con cũng ở 
độ tuổi 4 – 12 tuổi, và áp dụng thành công phương pháp của giáo sư Glenn 
Doman), thì mình thay đổi hẳn suy nghĩ và bắt đầu nghiên cứu việc dạy học 
cho con. 
Theo các nghiên cứu khoa học trẻ em trong 3 năm đầu đời khả năng tư duy 
và học hỏi rất nhanh, cao gấp trăm, nghìn lần người lớn (mình kô nhớ con số 
chính xác, nếu muốn thì phải giở lại sách Glenn Doman) 
Chúng ta cứ quan sát các bé yêu của mình thì sẽ thấy, bé phát triển rất nhanh, 
thay đổi từng ngày, ngày hôm nay lại khác ngày hôm qua. Hôm qua bé mới 
biết nhìn theo, hôm nay đã biết cười với người nói chuyện với mình, rồi mới 
đây ai bé cũng cười, hôm nay bé đã biết cười với người quen, và nhìn chằm 
chằm với người lạ. Hôm trước mẹ đi làm về, con vẫn mặc kệ, thế mà hôm 
nay mẹ đi làm về, con vươn tay ra theo, mẹ không bế là khóc um lên 
Như trong trường hợp của mình dạy con bóng đèn, khung ảnh và sau đó hỏi 
lại, con hiểu và nhìn ra hướng bóng đèn, khung ảnh, như vậy rõ ràng bé hoàn 
toàn hiểu những gì người lớn dạy. Hay các mẹ dạy bé vỗ tay, bé biết vỗ tay, 
dạy bé cụng đầu, bé biết cụng đầu. 
Như thế rõ ràng bé hoàn toàn hiểu và học được những gì người lớn dạy, chỉ 
có điều bé chưa nói được thôi. Việc suy nghĩ như câu hỏi 1 là do chúng ta 
đang áp đặt ý nghĩ của mình cho bé, mà không biết rằng con chúng ta giỏi 
hơn chúng ta tưởng nhiều. 
2. Dạy học sớm cho bé ở độ tuổi này có ép bé quá không? Hãy để bé phát 
triển tự nhiên, ép bé học có khi lại làm hại bé. Học như thế chắc gì con 
đã thành thiên tài. Phương pháp Glenn Doman giúp bé tốt hơn chứ 
không phải trở thành thiên tài. 
cách đây 2 tháng thì đây cũng chính là suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, suy 
nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. 
Bé ở độ tuổi này đang rất muốn học hỏi và khám phá thế giới bao la ngoài 
bụng mẹ, do đó việc dạy học cho bé ở độ tuổi này chính là giúp bé học hỏi và 
khám phá thêm thế giới kiến thức bao là mà thôi. Và một ý nghĩa quan trọng 
hơn của việc dạy học giai đoạn này là đáp ứng nhu cầu học hỏi và khám phá 
của bé. 
Còn việc có ép bé hay có làm hại cho bé không chính là do phương pháp dạy 
của bố mẹ. Mình dạy học ở giai đoạn này cho con không có nghĩa là mình 
mong con thành thiên tài, mà chỉ đơn giản là giúp con phát triển đúng khả 
năng của con, và đúng giai đoạn bé mong muốn phát triển. Ví dụ, mẹ dạy bé 
vỗ tay, khi bé vỗ tay được, lúc đó mẹ rất vui sướng, và mẹ thấy bé cười theo. 
Lúc đó là chính bản thân bé cũng rất sung sướng, nhưng bé không nói ra 
được thôi. 
Dạy cho bé ở độ tuổi này không có nghĩa là không để bé phát triển tự nhiên. 
Nếu phát triển tự nhiên có nghĩa là không dạy học thì chắc chúng ta không ai 
cho con đi học mẫu giáo. Việc chúng ta dạy bé chính là giúp bé phát triển tự 
nhiên theo đúng khả năng của mình và phát triển khả năng của mình đúng 
thời điểm, giai đoạn. 
3. Vậy dạy con thế nào? và dạy làm sao cho đúng phương pháp Glenn 
Doman. 
Ở đây mình mong chia sẻ kinh nghiệm của mình thôi, và phương pháp này 
được áp dụng theo sách của giáo sư Glenn Doman. 
Hiện mình đang áp dụng cho bé nhà mình với phương pháp như sau: học qua 
các flash card. cái này đang được bán rất nhiều tại các cửa hàng sách cho trẻ. 
Flash card chính là những quân bài, giống như bài tú lơ khơ đó, nhưng thay 
vì các cây tú thì người ta in chữ cái, con vật, hình ảnh, cây cối, đồ vật lên 
đó để dạy bé. 
1. Bạn chọn chủ đề dạy chọn trước, ví dụ mình dạy con chữ cái trước. 
2. Mỗi ngày, bạn lấy 3 quân bài và dạy bé. Mỗi lần dạy con khoảng 10s (giây 
nhé, kô phải phút đâu) cho 3 quân bài, mỗi quân bài bạn giơ ra trước mặt bé 
(và nhớ là phải để bé nhìn vào quân bài nhé) 3s, sau đó bỏ quân bài xuống 
ngay và đưa quân bài tiếp theo ra, cứ thế với 3 quân bài. Như vậy mỗi lần bạn 
dạy bé khoảng 9 – 10s. Mỗi ngày dậy 3 lần lặp đi lặp lại với 3 quân bài. Như 
vậy 1 ngày bạn dạy con chỉ 30s 
3. Cứ thế bạn dạy lần lượt hết quân bài này đến quân bài khác, hết chủ đề này 
đến chủ đề khác. Và khi hết các chủ đề bạn quay lại dạy từ đầu với quân bài 
đầu tiên. 
4. Một số nguyên tắc khi dạy theo phương pháp Glenn Doman: 
- Luôn luôn kết thúc trước khi bé chán. Đó là lí do tại sao mỗi quân bài trong 
1 lần dạy chỉ có 3s. Bạn phải làm nhanh như vậy, và lặp đi lặp lại như vậy. 
Nếu bạn để lâu trước mặt bé, khi bé chán bé sẽ quay đi chỗ khác, và lần sau 
bé sẽ kô hứng thú với cái trò chơi bạn đặt quân bài trước mặt bé nữa. Như 
vậy, việc dạy học ở đây kô có nghĩa là dạy học, mà là bạn đang chơi với bé, 
bạn giúp bé phát hiện ra có nhưng cái hình thù kỳ kỳ, lạ lạ, mỗi ngày lại có 
hình thù mới, hay quá, thích quá. Và đến một ngày, bạn sẽ thấy con mình cái 
gì cũng biết. 
- Không bao giờ hỏi lại bé (trường hợp này đối với các bé lớn, khi bé biết nói 
rồi). Không bao giờ hỏi: đây là cái gì, đây là màu gì, cái gì đây con. Những 
câu hỏi này có thể sẽ làm bé sợ nếu bé không nhớ chính xác, từ đó sẽ làm bé 
chán với việc học. cũng giống như người lớn khi đi học thì không muốn thi 
vậy. Nếu bạn muốn hỏi xem bé có hiểu những gì mình dạy không, hãy hỏi 
kiểu trắc nghiệm, ví dụ: chỉ vào màu trắng và hỏi: đây là màu trắng hay màu 
đỏ? Đây là chữ A hay chữ B? Đây là con mèo hay con cún? 
- Luôn khen ngợi, cổ vũ và khuyến khích bé khi bé trả lời đúng. Nếu bé trả 
lời sai thì động viện khích lệ bé. 
- Khi dạy chữ số, bạn không nên dạy số 1, 2, 3 Hãy dùng hình Domino dạy 
bé, để giúp bé hiểu 1 có nghĩa là có 1 thứ, 2 có nghĩa là có 2 thứ tức là giúp 
bé hiểu rằng con số là để chỉ số lượng. 
còn nhiều nữa, và cả cách dạy chữ cho bé lớn nữa, nhưng để nghiên cứu cụ 
thể tiếp rồi chia sẽ tiếp với các mẹ. 
Như vậy với cách dạy này, bạn không hề ép bé, mà chỉ là chơi cùng bé thôi, 
giúp bé có 1 trò chơi mới. 
Mỗi ngày bạn chỉ cần 30s, nên ai cũng có thể dạy cho con được. Nếu bạn 
không dạy được thì có thể nhờ người ở nhà giúp, nhưng phải tuân thủ đúng 
nguyên tắc: nhanh. 
Bạn đừng nghĩ 3s thì bé làm sao học được, con chúng ta rất giỏi, và bé học 
rất nhanh. Nên 3s là bé học được hết rồi. Glenn Doman sẽ còn chia sẻ nhiều 
bài kinh nghiệm như vậy nữa để giúp các mẹ tự tin hơn trong việc dạy con. 

File đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_day_be_theo_glenn_doman.pdf
Ebook liên quan