Làm thế nào để phát triển văn hóa đọc ở Thủ đô Hà Nội

Tóm tắt Làm thế nào để phát triển văn hóa đọc ở Thủ đô Hà Nội: ... bộ viên chức nhà nước. Tiếp theo hoạt động xem tivi và video, tự học/ tự nghiên cứu cũng được nhiều người quan tâm. Khi phỏng vấn thêm về thời điểm bạn đọc bắt đầu quan tâm đến việc đọc sách báo, hầu hết người được phỏng vấn đều trả lời rằng quan tâm từ khi học cấp 3, có số ít người được ph...m hạn chế ảnh hưởng đến việc đọc của người dân Hà Nội: - Một số người dân mới chỉ quan tâm đến việc đọc báo để nắm tin tức thời sự và giải trí là chủ yếu, họ ít khi ghi chép, việc đọc đôi khi còn theo phong trào, không ít người tuy mua sách báo nhiều, bày thật hoành tráng nhưng cốt để khoe kho...phú và đa dạng, loại hình tài liệu có sự phù hợp với nhu cầu của bạn đọc. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách, triển lãm sách cho nhân dân, các cuộc thi đọc sách dành cho thiếu nhi, hình thành thói quen đọc sách trong nhân dân + Thường xuyên bổ sung sách báo và cập nhật thôn...

pdf11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Làm thế nào để phát triển văn hóa đọc ở Thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm thế nào để phát triển 
văn hóa đọc ở Thủ đô Hà Nội 
Trong các yếu tố tạo nên trí tuệ, nhân cách và phong thái của người dân Thủ đô, đọc 
sách là một yếu tố giữ vai trò quan trọng. Trong suốt quá trình xây dựng, bảo vệ và 
phát triển đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng, văn hóa đọc đã góp một phần đắc 
lực trong việc hình thành nên một diện mạo của Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến 
với những con người tài hoa và thanh lịch. Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long 
- Hà Nội, chúng tôi đã thực hiện bài viết này với mong muốn phác thảo nên một bức 
tranh khái quát về việc đọc sách của người dân Thủ đô hiện nay và một số ý kiến đề 
xuất nhằm phát triển văn hóa đọc trên địa bàn Hà Nội. 
I. Thực trạng văn hóa đọc ở Thủ đô Hà Nội 
Nếu so sánh với các tỉnh, thành phố trong cả nước, Hà Nội là nơi văn hóa đọc được 
quan tâm phát triển nhất. Không có một nơi nào trên đất nước Việt Nam có nhiều thư 
viện, nhà sách và nhà xuất bản như ở Hà Nội. Mạng lưới các thư viện hoạt động trên 
địa bàn Thủ đô hết sức phong phú đa dạng. Người dân Hà Nội tự hào là nơi có Thư 
viện Quốc gia Việt Nam, thư viện đẹp và lớn nhất của cả nước. Hà Nội còn có các thư 
viện đầu ngành như: Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương, Viện Thông tin Khoa 
học Xã hội, Thư viện Trung ương quân đội, Thư viện Y học trung ương Theo số 
liệu thống kê của Vụ Thư viện tính đến năm 2009, chỉ tính riêng hệ thống thư viện 
công cộng, trên địa bàn Hà Nội đã có 597 thư viện, tủ sách (gồm: 1 thư viện thành 
phố, 28 thư viện quận, huyện và các thư viện xã, phường) với 1.462.379 bản sách, 
phục vụ khoảng 878.000 lượt người đọc trong 1 năm. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có hơn 
60 thư viện trường đại học, cao đẳng, 1.448 thư viện trường học từ tiểu học đến trung 
học cơ sở và khoảng gần 100 thư viện viện nghiên cứu, thư viện Bộ ngành Với 
mạng lưới thư viện dầy đặc như vậy, người dân Thủ đô có điều kiện thuận lợi để thỏa 
mãn nhu cầu đọc của mình. 
Để nắm bắt thực trạng đọc sách báo của người dân thủ đô Hà Nội, chúng tôi đã tiến 
hành điều tra và phỏng vấn những người dân Thủ đô với các đối tượng: thiếu nhi, học 
sinh – sinh viên và người trưởng thành. Số phiếu phát ra là 300 phiếu. Trong đó, có 75 
phiếu điều tra đối tượng học sinh, 75 phiếu điều tra sinh viên và 150 phiếu điều tra đối 
tượng người trưởng thành. Khi phỏng vấn và điều tra người dân ở Hà Nội, hơn 50% 
người cho biết họ đã dành thời gian để đọc sách báo hàng ngày từ 1 giờ trở lên. Nơi 
người dân Hà Nội đọc sách là ở thư viện, cơ quan và ở nhà. Trong đó, có 57% người 
cho rằng đọc sách tại thư viện là tốt nhất vì thư viện có không gian yên tĩnh và vốn tài 
liệu phong phú. Yêu đọc sách đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa của 
người dân ở Thủ đô. Không chỉ sử dụng sách trong các thư viện, các gia đình còn 
quan tâm xây dựng tủ sách trong gia đình. Tỷ lệ các gia đình có tủ sách tương đối cao. 
41,3% gia đình có tủ sách, và thư viện trong nhà. Ngoài việc đọc sách báo truyền 
thống, người dân Hà Nội cũng còn đọc trên mạng. Với việc phát triển của công nghệ 
thông tin và công nghệ Web, 39% người lớn và thanh thiếu niên đã cho biết họ đã đọc 
trên “mạng”. Vì thế, có thể nói mạng cũng trở thành một phương tiện để người dân Hà 
Nội có thể truy cập và sử dụng thông tin. 
Điều tra về những hoạt động mọi người thường làm trong thời gian rỗi, chúng tôi đã 
thu được số liệu sau: 
Đối 
tượn
g 
điều 
tra 
 Giúp 
đỡ 
bố 
mẹ 
Du 
lịch 
Đọc 
sác
h 
Chơ
i 
gam
e 
Đi 
học 
thêm 
Xem 
tivi v
à 
video 
Tha
m gia 
câu 
lạc 
bộ 
Tự 
học/ 
Tự 
nghiê
n cứu 
Lướ
t 
web 
Chơ
i tự 
do 
Học 
sinh 
phổ 
thông 
(75 
phiếu
) 
Số 
phiế
u 
39 3 42 15 49 30 3 25 15 15 
Tỉ 
lệ 
(%) 
52 4 56 20 65,
3 
40 4 33,3 20 20 
Sinh 
viên 
(75 
Số 
phiế
u 
25 8 48 19 15 31 7 27 42 30 
phiếu
) 
Tỉ 
lệ 
(%) 
33,
3 
1,0
6 
64 25,
3 
20 41,3 9,3 36 56 40 
 Bảng 1: Thực trạng việc sử dụng thời gian rỗi của học sinh, sinh viên Thủ đô 
Qua số liệu thu được, học sinh và sinh viên Thủ đô đã quan tâm đến việc đọc sách, 
56% học sinh và 64 % sinh viên sử dụng thời gian rỗi cho việc đọc sách. Tuy nhiên, 
thời gian học thêm còn chiếm tỉ lệ cao đối với học sinh phổ thông (65,3%), thời gian 
dành cho lướt web, xem ti vi đối với sinh viên còn tương đối phổ biến. 
Đối 
tượng 
điều 
tra 
 Du 
lịch 
Đọc 
sách 
Chơ
i 
game 
Xem 
tivi và 
video 
Tham 
gia câu 
lạc bộ 
Tự 
học/ 
Tự 
nghiên 
cứu 
Lướt 
web 
Chơ
i tự 
do 
Người 
lớn(150 
phiếu) 
Số 
phiếu 
1
8 
72 15 7
1 
6 4
5 
66 36 
Tỉ lệ 
(%) 
1
2 
48 10 47,3 4 3
0 
44 24 
 Bảng 2: Thực trạng việc sử dụng thời gian rỗi của người trưởng thành ở Thủ 
đô 
Đối với người lớn, việc đọc sách báo chiếm tỉ lệ ít hơn: chỉ có 48% quan tâm đến việc 
đọc sách. Nếu phân tích cụ thể, bạn đọc trưởng thành quan tâm đến việc đọc sách chủ 
yếu là các giảng viên, các nhà nghiên cứu và các cán bộ viên chức nhà nước. Tiếp 
theo hoạt động xem tivi và video, tự học/ tự nghiên cứu cũng được nhiều người quan 
tâm. Khi phỏng vấn thêm về thời điểm bạn đọc bắt đầu quan tâm đến việc đọc sách 
báo, hầu hết người được phỏng vấn đều trả lời rằng quan tâm từ khi học cấp 3, có số ít 
người được phỏng vấn quan tâm từ hồi nhỏ, được biết nguyên nhân khiến bạn đọc 
sớm quan tâm đến việc đọc sách báo là do sự giáo dục của gia đình, ngay từ nhỏ đã 
được bố mẹ tạo thói quen đọc sách báo... 
Mục đích đọc sách báo của người dân thủ đô Hà Nội khá phong phú và đa dạng. 
Trong đó, có tới 70% bạn đọc đọc sách báo nhằm mục đích học tập và nâng cao hiểu 
biết, sau đó là mục đích giải trí và phục vụ công tác, cuối cùng là nghiên cứu khoa 
học. 
 Giải trí Phục vụ 
công tác 
Học 
tập/Nâng 
cao hiểu 
biết 
Phục vụ 
nghiên cứu 
khoa học 
Số phiếu/150 69 59 105 49 
Tỉ lệ (%) 46 39,9 70 32,7 
 Bảng 3: Mục đích đọc sách báo của người dân Thủ đô 
Đối với đối tượng học sinh, sinh viên, đọc vì mục đích học tập còn cao hơn, chiếm 
72%. Các số liệu đó cho thấy: Hầu hết bạn đọc đều xác định được mục đích đọc sách 
báo chính đáng và tích cực. Như vậy, người dân Thủ đô phần lớn đã có ý thức và định 
hướng đúng đắn cho việc đọc sách báo của mình. 
Về các lĩnh vực, người dân Thủ đô quan tâm nhiều nhất đến sách văn học nghệ thuật 
và sách chính trị xã hội. Tiếp đó là các sách về lối sống, gia đình và khoa học thường 
thức. Bạn đọc là nam giới quan tâm nhiều đến các sách về thể thao. 
Lĩnh 
vực 
Số 
phiếu 
Tỉ 
lệ% 
Chính trị, xã hội 76 50,7 
Khoa học thường thức 49 32,7 
Khoa học kỹ thuật 28 18,7 
Sách thiếu nhi 24 16 
Văn học, văn hóa nghệ 
thuật 
89 59,3 
Gia đình, lối sống 65 43,5 
Thể thao 47 31,3 
Kinh tế 29 19,3 
 Bảng 4: Lĩnh vực tài liệu được người dân Thủ đô quan tâm 
Khác với người lớn, đối tượng thiếu nhi (học sinh tiểu học và trung học cơ sở) quan 
tâm nhiều đến truyện cổ tích, sách về lịch sử, danh nhân, khoa học thường thức và các 
tài liệu tham khảo phục vụ học tập. Sinh viên quan tâm đến các sách chính trị xã hội, 
sách tâm lý và sách phục vụ học tập. Qua phỏng vấn chúng tôi được biết: Tỷ lệ sinh 
viên và học sinh thích truyện tranh còn tương đối cao (hơn 60%). 
Về ngôn ngữ của tài liệu, qua điều tra chúng tôi được biết: 100% bạn đọc là người dân 
thủ đô có nhu cầu sử dụng tài liệu viết bằng tiếng Việt, kể cả bạn đọc học sinh – sinh 
viên và bạn đọc trưởng thành. Trong khi đó, nhu cầu về các tài liệu viết bằng ngôn 
ngữ khác còn hạn chế. Các ngôn ngữ được bạn đọc sử dụng là tài liệu viết bằng tiếng 
Anh (20%), tiếng Trung (12%), tiếng Hàn Quốc (8%), tiếng Nhật Bản, tiếng Nga 
(7,5%) Những bạn đọc có nhu cầu về tài liệu ngoại văn hầu hết là các giảng viên và 
các nhà nghiên cứu, họ cần nhiều tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy cũng như vấn 
đề chuyên sâu của mình. Điều này cũng khẳng định rõ hơn về trình độ ngoại ngữ của 
người dân thành phố Hà Nội còn hạn chế. 
Về loại hình tài liệu người dân Thủ đô thường hay sử dụng qua điều tra và phỏng vấn 
chúng tôi được biết kể cả học sinh, sinh viên và người lớn đều sử dụng song hành cả 
sách, báo - tạp chí in lẫn sách điện tử và tài liệu trên mạng Internet. Chỉ có những 
người ở ngoại thành Hà Nội mới chú ý hơn đến các tài liệu in. 
Một số điểm hạn chế ảnh hưởng đến việc đọc của người dân Hà Nội: 
- Một số người dân mới chỉ quan tâm đến việc đọc báo để nắm tin tức thời sự và giải 
trí là chủ yếu, họ ít khi ghi chép, việc đọc đôi khi còn theo phong trào, không ít người 
tuy mua sách báo nhiều, bày thật hoành tráng nhưng cốt để khoe khoang chứ không 
đọc. 
- Một số người vì quá bận rộn với công việc hàng ngày nên họ không có thời gian để 
đọc sách. Đối với những người dân có thu nhập bình quân thấp, họ không có nhiều 
tiền để dành cho cuộc sống, vì vậy cũng không dành tiền để mua sách báo. 
- Người dân Việt Nam nói chung và người dân thủ đô Hà Nội nói riêng vẫn chưa có 
thói quen và kĩ năng đọc sách. Đa số mọi người cho rằng sách là thứ dành cho bậc trí 
thức, các nhà nghiên cứu. Thời gian rảnh rỗi họ thường đi chơi, đi mua sắm, gặp gỡ 
bạn bè, ăn uống thay vì đọc sách, tiếp nhận tri thức từ đó. 
- Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, một số bậc phụ huynh còn chưa quan tâm 
đến việc học tập cũng như đọc sách báo cho trẻ em, không tạo cho trẻ thói quen đọc 
sách báo ngay từ nhỏ. Mặt khác, do thời gian và phương pháp giảng dạy trong các 
trường học chưa khoa học, các em phải học quá tải nên không còn thời gian dành cho 
việc đọc sách báo. 
- Công tác tuyên truyền hướng dẫn đọc chưa được thực hiện thường xuyên liên tục và 
có định hướng. Công tác phê bình sách vẫn còn chưa được quan tâm, vai trò định 
hướng việc đọc sách cho bạn đọc của các thư viện chưa được phát huy. 
- Hoạt động của mạng lưới thư viện ở Thủ đô vẫn còn tồn tại một số điều bất cập. 
Ngân sách đầu tư cho thư viện còn ít, cơ sở vật chất, vốn sách báo còn nghèo nàn, 
chưa phong phú, cơ chế chính sách và mô hình tổ chức thư viện cấp quận, cấp cơ sở 
chưa phù hợp. Các thư viện trường học còn chưa tạo điều kiện cho học sinh được đọc 
sách hàng ngày. Hơn 90% học sinh được điều tra mong muốn được đến thư viện 
trường học nhiều hơn và vốn sách của thư viện cần phong phú hơn. 
II. Một số kiến nghị nhằm phát triển văn hóa đọc 
1. Đối với lãnh đạo thành phố Hà Nội 
Trước hết, các cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội cần nâng cao nhận thức về tầm quan 
trọng của văn hoá đọc trong giai đoạn hiện nay để từ đó có những chủ trương, chính 
sách phát triển văn hóa đọc cho nhân dân thủ đô Hà Nội một cách cụ thể thiết thực 
như: 
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động cho các thư 
viện và các hoạt động nhằm phát triển văn hoá đọc cho người dân thủ đô. Chú trọng 
và đầu tư phát triển mạng lưới thư viện công cộng trong phạm vi thành phố. 
+ Xây dựng một chương trình giáo dục kĩ năng đọc giảng dạy trong trường học ở các 
cấp học từ Tiểu học, Trung học, Phổ thông và Đại học trên phạm vi toàn thành phố. 
+ Xây dựng và hình thành đội ngũ các nhà viết sách có chất lượng cao. 
+ Tiến hành các cuộc điều tra nhu cầu đọc trên quy mô toàn thành phố một cách có 
định kì. 
+ Khuyến khích và huy động các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước và các tổ chức 
kinh doanh trên địa bàn thành phố tài trợ cho các hoạt động phát triển văn hóa đọc cho 
người dân trong thành phố. 
2. Đối với các thư viện, nhà xuất bản, nhà sách trên địa bàn thành phố Hà Nội 
- Với các thư viện: 
+ Nâng cao chất lượng phục vụ: tăng thời gian mở cửa, hình thức và phương thức 
phục vụ phải phong phú và đa dạng, loại hình tài liệu có sự phù hợp với nhu cầu của 
bạn đọc. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách, triển lãm sách cho 
nhân dân, các cuộc thi đọc sách dành cho thiếu nhi, hình thành thói quen đọc sách 
trong nhân dân 
+ Thường xuyên bổ sung sách báo và cập nhật thông tin phục vụ bạn đọc, có sự bổ 
sung cho phù hợp với từng đối tượng, tiến hành việc nghiên cứu nhu cầu đọc của bạn 
đọc một cách cụ thể, hệ thống để từ đó có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của bạn đọc. Các 
thư viện có thể xây dựng một bộ phận chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn 
hóa đọc cho nhân dân. 
+ Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thư viện, tạo điều kiện để họ được học tập nâng 
cao nghiệp vụ và hỗ trợ về vật chất cho các cán bộ thư viện để họ yên tâm, phấn khởi 
và nhiệt tình công tác. 
+ Các thư viện trong địa bàn thành phố cần tiến hành mở lớp hướng dẫn sử dụng thư 
viện và phương pháp đọc sách cho bạn đọc một cách định kì và liên tục. 
- Các nhà xuất bản: 
+ Đổi mới nội dung cho phù hợp, chất lượng xuất bản tốt và trình bày dưới những 
hình thức đẹp mắt để kích thích bạn đọc hứng thú đọc sách. Nâng cao chất lượng ấn 
phẩm cả về nội dung và hình thức. 
+ Ngoài nội dung và hình thức của mỗi cuốn sách, các nhà xuất bản cũng cần phải chú 
ý tới chất lượng của các loại giấy in, mực in Cần nâng cao chất lượng của hoạt động 
xuất bản. Hoạt động xuất bản cần phải có sự kiểm tra, kiểm duyệt chặt chẽ. Tránh tình 
trạng: sách in bị lỗi chính tả, chữ không rõ, sách bị bong gáy khi chưa đưa ra thị 
trường 
+ Bên cạnh đó, các nhà xuất bản cần có sự đổi mới chú trọng vào đối tượng cụ thể 
trong từng giai đoạn, mà hiện nay nên chú trọng tới đối tượng bạn đọc là thanh niên, 
thiếu nhi, học sinh – sinh viên 
- Với các nhà sách: 
+ Cần có sự đổi mới và nâng cao chất lượng sách báo của mình. Cần có sự kiểm tra 
chặt chẽ trước khi đưa sách báo ra thị trường. 
+ Các nhà sách và thư viện trên địa bàn Hà Nội nên có sự phối hợp thành lập nhà sách 
dưới hình thức “thư viện – nhà sách” để vừa tiến hành kinh doanh xuất bản phẩm một 
cách có hiệu quả vừa có thể tạo điều kiện cho những người thu nhập thấp có cơ hội 
được đọc sách báo thuận tiện nhất, chi phí thấp nhất. 
+ Các thư viện, nhà sách và các nhà xuất bản cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tổ 
chức các hội chợ sách, kỉ niệm ngày đọc sách quốc gia nhằm giáo dục truyền thống, 
lịch sử của đất nước nói chung và lịch sử của thành phố Hà Nội nói riêng để mỗi 
người dân Thủ đô và các em nhỏ phát huy tinh thần yêu nước, đồng thời tích cực giữ 
gìn truyền thống vẻ vang của Thủ đô ngàn năm văn vật. 
3. Đối với các trường học 
Các cơ sở đào tạo ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thủ đô nói chung cần thực 
hiện đổi mới giáo dục thực sự, mục tiêu là trang bị kiến thức và kỹ năng cho người 
học không chạy theo bằng cấp và các chỉ tiêu, danh hiệu Các cơ sở đào tạo và nhà 
trường đưa vào chương trình học tập kỹ năng đọc trong môi trường truyền thống và 
điện tử. Các chương trình này có thể được thực hiện qua việc biên soạn các tài liệu 
hướng dẫn, các buổi nói chuyện, các chuyên đề trong nhà trường về phương pháp đọc 
sách và khai thác thông tin, trang bị các kiến thức thông tin cho người dân đặc biệt là 
đối tượng học sinh, sinh viên. Thay đổi phương thức đào tạo khiến cho người học phải 
phát huy cao độ sự tự học, tự nghiên cứu với phương châm: Lấy người học làm trung 
tâm và biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo nhằm phát huy tính tích cực 
của học sinh, sinh viên. 
4. Đối với người dân thành phố Hà Nội 
+ Trước hết, mỗi người cần nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách báo đối 
với đời sống cũng như trong công việc của mình. 
+ Bản thân mỗi người cần có ý thức tạo thói quen đọc sách báo để từ đó dành những 
thời gian cụ thể cho việc đọc sách báo và tự ý thức việc nâng cao kĩ năng đọc của bản 
thân. 
+ Mỗi gia đình nên giáo dục và rèn luyện cho trẻ em thói quen đọc sách báo ngay từ 
nhỏ bằng cách xây dựng các tủ sách gia đình, tạo điều kiện cho con em đến sử dụng 
sách ở thư viện, hướng dẫn phương pháp đọc cho các em và giúp các em xây dựng kế 
hoạch cụ thể cho việc đọc sách báo của mình. 
+ Cần tự trau dồi kỹ năng đọc sách báo, khai thác thông tin hiệu quả và hình thành 
lòng say mê đọc sách ở mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối tượng thiếu nhi. 
Kết luận: Phát triển văn hóa đọc là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược, góp phần 
nâng cao dân trí và xây dựng một Thủ đô văn minh hiện đại. Để có thể phát triển văn 
hóa đọc ở Thủ đô một cách bền vững và hiệu quả đòi hỏi phải có sự quan tâm, chỉ đạo 
sát sao của các cấp lãnh đạo của thành phố, sự phối hợp một cách đồng bộ và chặt chẽ 
giữa ngành có liên quan như: Giáo dục, xuất bản, phát hành, xuất bản phẩm, thư 
viện cùng sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng. 
______________ 
Vũ Dương Thúy Ngà 
Vụ Thư viện 
Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 5(25) – 2010 (tr.27-32) 

File đính kèm:

  • pdflam_the_nao_de_phat_trien_van_hoa_doc_o_thu_do_ha_noi.pdf