Lew Tolstoi và quan niện của ông về tôn giáo

Tóm tắt Lew Tolstoi và quan niện của ông về tôn giáo: ... học) của Tolstoi khẳng định ba giá trị cơ bản và tuyệt đối : 2. Lev Tolstoi. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở đâu, in trong sách Đ−ờng sống - Văn th−, nghị luận chọn lọc. (Phạm Vĩnh C− tuyển chọn, dịch giới thiệu và chú giải), Nxb. Tri thức, 2010, tr. 544. 3. Lev Tolstoi. Tôn giáo và...n thứ hai liên quan đến việc ông nhận ra một số tín điều mang tính phi lí trong Kinh Thánh. Giống nh− Martin Luther, ông đã mạnh dạn lên tiếng bác bỏ hai tín điều cơ bản của Kitô giáo: Tín điều về Chúa Ba Ngôi và tín điều về sự nhập thể của Thiên Chúa thành Jesus Christ. Theo ông, Jesu...ứ hai); không lo lắng về t−ơng lai, sống bằng giờ phút hiện tại, không thề nguyện, hứa tr−ớc với ai bất cứ điều gì (điều răn thứ ba); không dùng bạo lực, đừng lấy ác trả ác, chịu đựng sự xúc phạm và xâm hại, chia sẻ miếng cơm manh áo với ng−ời (điều răn thứ t−)”(16). Mối quan hệ giữa t...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Lew Tolstoi và quan niện của ông về tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n b−ớc h−ớng tới mục đích 
đ−ợc định tr−ớc cho nó”(6). 
Nh− vậy, có thể nói Tolstoi đã đ−a 
thần học (Theology) đến gần với Nhân 
Bản học (Anthropology), đ−a Th−ợng Đế 
đến gần với con ng−ời. Bàn về quan niệm 
tôn giáo của Tolstoi, Phạm Vĩnh C− 
trong bài Hành trình t− t−ởng của 
Tolstoi nhìn từ hôm nay đã nhận xét khá 
xác đáng rằng: “Có thể nói Thần học (nó 
cũng là Nhân học) của Tolstoi khẳng 
định ba giá trị cơ bản và tuyệt đối : 
2. Lev Tolstoi. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở 
đâu, in trong sách Đ−ờng sống - Văn th−, nghị luận 
chọn lọc. (Phạm Vĩnh C− tuyển chọn, dịch giới thiệu 
và chú giải), Nxb. Tri thức, 2010, tr. 544. 
3. Lev Tolstoi. Tôn giáo và đạo đức, Đ−ờng sống, tr. 402. 
4. Lev Tolstoi. V−ơng quốc của Thiên Chúa ở trong 
ta, Đ−ờng sống, tr. 334 - 335. 
5. Lev Tolstoi. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở 
đâu, Đ−ờng sống, tr. 535. 
6. Lev Tolstoi. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở 
đâu, Đ−ờng sống, tr. 543 - 544. 
14 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2013 
 14
Th−ợng Đế - Con ng−ời - Loài ng−ời đ−ợc 
sắp xếp theo hình tam giác, đỉnh là 
Th−ợng Đế, hai góc đồng đẳng là Con 
ng−ời và Loài ng−ời, còn các cấp trung 
gian giữa con ng−ời cá thể và loài ng−ời 
chỉ là những giá trị rất t−ơng đối mà con 
ng−ời không đ−ợc tuyệt đối hóa để 
không mất đi nhân cách và nhân phẩm 
của mình”(7). 
Về nguồn gốc hay cơ sở tồn tại của tôn 
giáo, nhà t− t−ởng Nga cũng có quan 
niệm không giống với các bậc tiền bối. 
Nếu các nhà khai sáng Pháp coi tôn giáo 
là sản phẩm sai lầm của nhận thức, 
Feurbach khẳng định tôn giáo là sản 
phẩm t− duy trừu t−ợng con ng−ời, các 
nhà kinh điển Mác - Lênin xem tôn giáo 
nh− là một hình thái ý thức xã hội phản 
ánh sự bất lực của con ng−ời tr−ớc 
những thế lực tự nhiên và xã hội, thì 
Tolstoi lại có quan điểm hoàn toàn khác. 
Kế thừa t− t−ởng của nhà triết học cổ 
điển ng−ời Đức - I. Kant, ông cho rằng, 
sự tồn tại của Th−ợng Đế là không thể 
chứng minh đ−ợc, nên cần có một niềm 
tin tuyệt đối vô điều kiện vào Đấng Tối 
cao. Khảo sát đời sống tinh thần con 
ng−ời, ông cho rằng, “có ba dạng nhân 
sinh quan: cá thể luận, vũ trụ luận và 
th−ợng đế luận. Theo nhân sinh quan thứ 
nhất, cuộc sống con ng−ời nằm toàn bộ 
trong cá thể của nó; mục đích sống của 
nó là thỏa mãn ý chí của cá thể ấy. Theo 
nhân sinh quan thứ hai, cuộc sống con 
ng−ời nằm không chỉ trong một cá thể 
của nó, mà trong hợp quần và trật tự của 
các cá thể: trong gia đình, gia tộc, quốc 
gia; mục đích sống là thỏa mãn ý chí của 
hợp quần cá thể ấy. Theo nhân sinh quan 
thứ ba, thì cuộc sống con ng−ời không 
nằm trong cá thể nó mà cũng không 
trong hợp quần và trật tự của các cá thể, 
mà trong bản nguyên và nguồn gốc của 
sự sống - trong Th−ợng Đế. Ba kiểu nhân 
sinh quan ấy làm cơ sở cho tất cả các tôn 
giáo đã và đang tồn tại”(8). ở đây chúng 
ta thấy, theo Tolstoi, nguồn gốc phát 
sinh và cơ sở tồn tại của tôn giáo không 
liên quan đến thế giới tự nhiên mà chủ 
yếu là thế giới nội tâm con ng−ời và đời 
sống nhân quần mà trọng tâm là việc 
con ng−ời có nhu cầu h−ớng tới một mục 
đích tối cao, một lí t−ởng sống tuân thủ 
nguyên tắc Chân - Thiện - Mĩ, tức là 
h−ớng tới Th−ợng Đế, vì Ngài là đại diện 
cho chân lí và sự hoàn thiện, hoàn mĩ. 
Tại sao đại văn hào - nhà t− t−ởng 
Nga lại nhìn nhận tôn giáo theo cách 
nhìn riêng, không giống ai nh− vậy? Trả 
lời đ−ợc câu hỏi này sẽ cho chúng ta đáp 
án giải mã tính mâu thuẫn trong t− 
t−ởng ông. Nếu nhìn nhận vấn đề một 
cách có hệ thống, chúng ta thấy, thời 
niên thiếu Tolstoi tin Kitô giáo với một 
niềm tin nh− bao tín đồ ngoan đạo khác. 
Nh−ng đến tuổi tr−ởng thành, khi đã có 
sự chín chắn trong suy nghĩ, ông nhận 
ra rằng, những tín điều tôn giáo đ−ợc 
các nhà truyền giáo răn dạy có cái gì đó 
cần phải nhận thức và thẩm định lại. 
Trong “Tự bạch” (Thú tội), ông thổ lộ 
cùng độc giả: “Tôi đ−ợc giáo dục theo đạo 
Kitô chính thống. Từ thơ ấu qua suốt 
thiếu niên, ng−ời ta dạy tôi tin theo đạo 
ấy. Nh−ng ở tuổi 18, sau khi bỏ học, 
không học hết năm thứ hai đại học, thì 
7. Phạm Vĩnh C−. Hành trình t− t−ởng Tolstoi nhìn 
từ hôm nay, Đ−ờng sống, tr. xlv. 
8. Lev Tolstoi. V−ơng quốc của Thiên Chúa ở trong 
ta, Đ−ờng sống, tr. 335. 
Lê Công Sự. Lev Tolstoi và quan niệm 15 
 15
tôi đã không còn tin vào bất cứ cái gì mà 
tôi đ−ợc dạy bảo”(9). Lí do nào đã khiến 
Tolstoi có một b−ớc ngoặt cơ bản về 
nhận thức trong vấn đề tôn giáo nh− 
vậy? Theo sát hành trình diễn tiến t− 
t−ởng Tolstoi, chúng ta thấy b−ớc ngoặt 
t− t−ởng này có liên quan mật thiết với 
ba sự kiện: 
Sự kiện thứ nhất liên quan đến việc 
Tolstoi nhận thức về sự khác biệt giữa 
tôn giáo và tín ng−ỡng. Theo Tolstoi, 
dù biểu hiện d−ới những dạng (form) 
khác nhau, nh−ng tôn giáo nói chung 
(religion) chỉ có một, còn tín ng−ỡng 
(belief) thì có nhiều dạng khác nhau, 
nói cách khác một loại hình biểu hiện 
khác nhau của tôn giáo (đạo Phật, đạo 
Islam..) chính là một dạng tín ng−ỡng. 
Và sự nhầm lẫn của các học giả, các 
nhà truyền giáo từ tr−ớc đến nay là ở 
chỗ đã đồng nhất tôn giáo với tín 
ng−ỡng. “Ngoài tri thức thuần lí mà 
tr−ớc đây tôi cho là duy nhất, - Tolstoi 
công nhận - tôi đ−ợc dẫn dắt một cách 
tất yếu đến sự thừa nhận rằng loài 
ng−ời đ−ơng sống còn có một tri thức 
khác, phi lí tính - đó là tín ng−ỡng, cái 
tín ng−ỡng cho ta khả năng sống chỉ 
trong tín ng−ỡng mới có thể tìm thấy ý 
nghĩa và khả năng cho sự sống... Tín 
ng−ỡng là sự hiểu biết ý nghĩa của cuộc 
sống con ng−ời, mà nhờ hiểu biết ấy 
con ng−ời sống chứ không tiêu diệt 
mình. Tín ng−ỡng là sức mạnh cuộc 
sống”(10). Theo quan niệm này thì sự tồn 
tại của tôn giáo gắn liền với không 
gian vật lí thờ tự thánh Thần nh− nhà 
thờ, nhà chùa, đền đài, miếu mạo... còn 
tín ng−ỡng thì không cần thiết, không 
cần biết đến những không gian vật lí 
đó, tín ng−ỡng chỉ tồn tại trong không 
gian tâm lí, tức trong tâm thức, trong 
thế giới nội tâm con ng−ời mà thôi. 
Sự kiện thứ hai liên quan đến việc ông 
nhận ra một số tín điều mang tính phi lí 
trong Kinh Thánh. Giống nh− Martin 
Luther, ông đã mạnh dạn lên tiếng bác 
bỏ hai tín điều cơ bản của Kitô giáo: Tín 
điều về Chúa Ba Ngôi và tín điều về sự 
nhập thể của Thiên Chúa thành Jesus 
Christ. Theo ông, Jesus Christ không 
phải là Thần (Thần Thánh) mà là Ng−ời 
(Thần Nhân), vì không thể có “một Thiên 
Chúa đã sinh ra tr−ớc mọi thời đại một 
Chúa Con, rồi từ Chúa Con ấy đã phát 
sinh ra tất cả. Chúa Con ấy đ−ợc phái 
xuống trần gian cứu rỗi loài ng−ời và ở 
đấy một lần nữa lại đ−ợc sinh ra từ một 
trinh nữ, rồi bị hành hình trên cây thập 
tự, rồi phục sinh, rồi bay lên Trời và ngồi 
trên ấy bên phải cha mình”(11). Ông khẳng 
định rằng, những tín điều t−ơng tự nh− 
vậy trong Kinh Thánh có nhiều và đa số 
là không tin đ−ợc theo quan điểm khoa 
học đ−ơng thời, và từ tr−ớc đến nay, giáo 
hội đã rao giảng các tín điều ấy nh− một 
phép thôi miên hay ám thị làm cho các 
tín đồ ngoan ngoãn nghe theo. 
Sự kiện thứ ba liên quan đến việc ông 
nhận rõ bản tính đích thực của Giáo hội 
Chính Thống giáo nói chung, Giáo hội 
Chính Thống giáo Nga đ−ơng thời nói 
riêng. Nghiên cứu lịch sử hình thành 
giáo hội, Tolstoi có cơ sở thực tiễn để 
khẳng định rằng, tín ng−ỡng ra đời 
9. Lev Tolstoi. Tự bạch, Đ−ờng sống, tr. 63. 
10. Lev Tolstoi. Tự bạch, Đ−ờng sống, tr. 99 - 100. 
11. Lev Tolstoi. Về khoan dung tín ng−ỡng, Đ−ờng 
sống, tr. 550. 
16 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2013 
 16
tr−ớc tôn giáo, còn giáo hội thì có lịch 
sử muộn hơn tôn giáo nhiều. Với t− cách 
là một tổ chức trung gian đ−ợc lập ra 
nhằm xác định, tuyên truyền các giáo lí 
và tổ chức hành lễ, giáo hội ban đầu làm 
rất tốt chức năng của mình, nh−ng dần 
dần tổ chức này bị tha hóa, phẩm chất và 
lối sống các giáo sĩ bị nhạt dần trong 
tâm thức cộng đồng. Với tính cách c−ơng 
trực của mình, ông lên án: “Học thuyết 
Kitô đã ấp ủ và sinh ra thế giới của 
chúng ta. Giáo hội - một trong những cơ 
quan của học thuyết Kitô - đã làm xong 
nhiệm vụ của mình và trở nên không cần 
thiết nữa, trở thành một cản trở lỗi thời 
 Giáo hội đ−ợc hợp thành từ những 
ng−ời mang ảo t−ởng thống hợp loài 
ng−ời bằng cách dùng phù phép khẳng 
định mình ở trong chân lí - giáo hội ấy 
đã chết từ lâu”(12). Cái chết của giáo hội 
không phải do yếu tố bên ngoài từ phía 
dân chúng mà do căn bệnh phát sinh 
chính trong lòng nó quy định, bởi vì 
“hiện nay cũng nh− tr−ớc đây, sự thừa 
nhận và truyền tin công khai đạo Chính 
Thống đa phần đ−ợc thấy ở những con 
ng−ời đần độn, tàn bạo và vô đạo đức, 
nh−ng lại xem mình là những nhân vật 
rất quan trọng. Còn trí tuệ, sự trung thực, 
ngay thẳng, lòng tốt và đạo đức thì đa 
phần lại đ−ợc bắt gặp ở những ng−ời coi 
mình là vô đạo”(13). Nhìn nhận một cách 
cụ thể việc làm của giáo hội đ−ơng thời, 
Tolstoi thấy rằng “trên lời nói thì giáo 
hội công nhận học thuyết của Kitô 
nh−ng trong đời sống thì lại trực tiếp 
phủ định nó Tất cả các giáo hội - Công 
giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành giáo - 
đều giống những ng−ời lính kh− kh− 
canh giữ một tù nhân mà không biết 
rằng ng−ời tù đã tẩu thoát từ lâu và 
đang đi lại giữa những ng−ời lính canh 
và thậm chí đánh nhau với họ... trong 
thời đại ngày nay cuộc sống của thế giới 
diễn tiến theo b−ớc đi của nó, hoàn toàn 
độc lập với học thuyết của giáo hội”(14). 
Lập luận này của Tolstoi không phải 
mang tính hàn lâm, lí thuyết mà thực ra 
ông dựa trên những bằng chứng sự thật 
lịch sử. Thực tế cho thấy, trong mọi thời 
đại, điển hình là thời trung cổ, giáo hội 
luôn là ng−ời biện hộ, bảo trợ hay bà đỡ 
cho nhà n−ớc, mà nhà n−ớc trong quan 
niệm của ông là tổ chức trung gian, can 
thiệp quá sâu rộng đến đời sống nhân 
dân, làm cho đời sống của họ trở nên mất 
tự do; hơn thế, khi giải quyết mọi vấn đề 
xung đột xã hội, nhà n−ớc th−ờng dùng 
bạo lực, làm cho vấn đề càng trở nên 
phức tạp, vì bạo lực này sẽ đ−ợc đáp trả 
bạo lực khác, cứ nh− vậy thì bạo lực trở 
thành một vòng tuần hoàn vô tận, chẳng 
bao giờ chấm dứt. Do vậy, chỉ có hòa 
bình mới có khả năng chấm dứt bạo lực. 
Từ những cơ sở lập luận nh− vậy, 
Tolstoi đi đến quan điểm xây dựng một 
thế giới quan tôn giáo mới, đó là một tôn 
giáo gắn liền với đạo đức. Ông cho rằng, 
“đạo đức không thể độc lập với tôn giáo 
bởi vì nó không chỉ là hệ quả của tôn 
giáo, tức là của cái quan hệ đ−ợc thừa 
nhận giữa con ng−ời và thế giới, mà còn 
đ−ợc hàm chứa ngay trong tôn giáo”. Do 
vậy, “mọi m−u toan xác lập đạo đức bên 
ngoài tôn giáo đều giống nh− điều mà 
12. Lev Tolstoi. Tín ng−ỡng của tôi, Đ−ờng sống, tr. 
138 - 140 - 155. 
13. Lev Tolstoi. Tự bạch, Đ−ờng sống, tr. 64. 
14. Lev Tolstoi. Tín ng−ỡng của tôi, Đ−ờng sống, tr. 
131. 
Lê Công Sự. Lev Tolstoi và quan niệm 17 
 17
trẻ con làm, khi mà muốn trồng sang chỗ 
khác một loài cây mà chúng ta −a thích, 
chúng rứt nó khỏi bộ rễ mà chúng không 
thích và cho là không cần và cắm cây 
không gốc rễ ấy xuống đất”(15). Thật ra 
niềm tin Kitô giáo mới của Tolstoi 
không hề xa rời giáo lí cơ bản của Kitô 
giáo mà trái lại, niềm tin đó dựa trên 
“Bài giảng trên núi” (Sermon on the 
Mount) của Jesus Christ. Theo Tolstoi, 
“trong Bài giảng trên núi, Đức Jesus đã 
diễn đạt cả lí t−ởng vĩnh hằng mà sự 
h−ớng tới của nó là thuộc tính của con 
ng−ời, cả mức độ đạt lí t−ởng mà trong 
thời đại chúng ta, loài ng−ời có thể v−ơn 
tới”. Lí t−ởng đó là “yêu th−ơng tất cả 
mọi ng−ời, không xúc phạm ng−ời khác 
bằng lời nói (điều răn thứ nhất); thanh 
sạch trong đời sống hôn nhân, kiêng kị 
tà dâm (điều răn thứ hai); không lo lắng 
về t−ơng lai, sống bằng giờ phút hiện tại, 
không thề nguyện, hứa tr−ớc với ai bất 
cứ điều gì (điều răn thứ ba); không dùng 
bạo lực, đừng lấy ác trả ác, chịu đựng sự 
xúc phạm và xâm hại, chia sẻ miếng cơm 
manh áo với ng−ời (điều răn thứ t−)”(16). 
Mối quan hệ giữa tôn giáo và đạo đức 
thể hiện cụ thể trong sự khoan dung tín 
ng−ỡng - một trong những nét độc đáo 
của t− t−ởng tôn giáo Tolstoi. Nh− chúng 
ta thấy, lịch sử hình thành và phát triển 
của tôn giáo đi từ đa thần (Politheism) 
đến độc thần (Monotheism), lịch sử này 
phản ánh đời sống xã hội từ đời sống bộ 
tộc, bộ lạc (có nhiều thủ lĩnh) đến việc 
hình thành nhà n−ớc (có một đế chế đứng 
đầu quốc gia), và khi tín đồ đã theo một 
tôn giáo nào đó thì không đ−ợc tôn thờ 
th−ợng đế tôn giáo khác, giống nh− quan 
niệm của Nho giáo: “Trung thần bất sự 
nhị quân”. Nh−ng theo Tolstoi, trong lịch 
sử đã từng diễn ra những cuộc thánh 
chiến, điển hình là thời Trung cổ, trong 
đó giáo hội Kitô đã dùng bạo lực để 
c−ỡng bức những ng−ời ngoại đạo phải 
theo đạo của mình. Không chỉ có vậy, 
giáo hội đã từng trừng phạt các nhà 
khoa học nh− Copernic, Bruno, Galileo, 
v.v và ngay chính bản thân Tolstoi 
cũng bị giáo hội khép vào tội tà đạo; 
làm nh− vậy, giáo hội Thiên Chúa đã vô 
tình chạm phải lòng khoan dung tôn 
giáo. Do có lòng khoan dung tôn giáo, 
nên ông không chỉ tin đạo Kitô mà còn 
bàn luận và ca ngợi các tôn giáo khác - 
đây là một điều tối kị của tín đồ tôn 
giáo độc thần. 
Nói về t− t−ởng tôn giáo của Tolstoi, 
không thể bỏ qua việc ông lên tiếng phê 
phán khoa học (Science) Ph−ơng Tây 
đ−ơng thời. Theo Tolstoi, khoa học đ−ơng 
thời cũng mang tính áp đặt tri thức 
giống nh− tôn giáo đã từng áp đặt niềm 
tin cho dân chúng trong quá khứ, bởi vì 
“tất cả những gì đ−ợc gọi là khoa học chỉ 
là chân lí không thể hồ nghi”. Ông phê 
phán chủ nghĩa thực chứng (Positivism), 
cho rằng chủ nghĩa này chỉ công nhận 
những gì hiện hữu, trong lúc đó “mục 
đích của khoa học chân chính là nhận 
biết những chân lí cần thiết cho hạnh 
phúc loài ng−ời”(17). Do vậy, ông yêu cầu 
khoa học phải h−ớng tới cuộc sống đích 
thực: “Trong tất cả các khoa học mà con 
ng−ời có thể biết và cần biết chính yếu 
15. Lev Tolstoi. Tôn giáo và đạo đức, Đ−ờng sống, 
tr. 404 - 412. 
16. Lev Tolstoi. V−ơng quốc của Thiên Chúa ở trong 
ta, Đ−ờng sống, tr. 345 -346. 
17. Lev Tolstoi. Lời nói đ? ghi âm, Đ−ờng sống, tr. 
887. 
18 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2013 
 18
nhất là khoa học về việc cần phải sống 
thế nào để làm thật ít điều ác và làm thật 
nhiều điều thiện” và lẽ dĩ nhiên “muốn 
trở thành khoa học và thật sự hữu ích, 
chứ không có hại cho nhân loại, nền 
khoa học của chúng ta phải từ bỏ 
ph−ơng pháp thực chứng” vì “đối t−ợng 
của khoa học là nghiên cứu xem nhân 
loại phải sống nh− thế nào”(18). Hơn thế, 
khoa học đ−ơng thời đã sáng tạo nên các 
vũ khí tối tân nh− súng đạn, bom mìn, 
chất độc hóa học... tiếp tay cho con ng−ời 
gây những tội ác mà không hề có cảm 
giác ghê sợ về việc làm của mình vì việc 
đó đã khuất mắt trông coi đối với những 
kẻ gây tội ác; ông lên án: “Nguyên nhân 
chính của sự tàn nhẫn khủng khiếp giữa 
ng−ời và ng−ời trong thời đại chúng ta, 
ngoài sự thiếu vắng tôn giáo, còn nằm ở 
tính phức tạp tinh vi của đời sống che 
khuất khỏi mắt con ng−ời hậu quả của 
những hành vi của họ”(19). 
Không chỉ có lòng khoan dung tôn 
giáo, Tolstoi còn kêu gọi mọi ng−ời sống 
theo chủ nghĩa khổ hạnh (Asceticism), ép 
xác tu thân, giảm thiểu đến tận cùng 
những ham muốn xác thịt và phải yêu 
lao động, sống bằng mồ hôi n−ớc mắt 
của mình chứ không ăn bám ng−ời khác, 
đúng nh− lời dạy của Thiên Chúa: “Hãy 
đổ mồ hôi trán để có đ−ợc miếng ăn, cho 
đến khi ng−ơi trở về với đất, bởi từ đất 
ng−ơi đ−ợc lấy ra”(20). Sống theo ph−ơng 
châm đó, ông đã từ bỏ mọi sở hữu tài sản 
và ruộng đất, tự cày lấy ruộng nhà mình. 
Nh− một nhà truyền giáo thực thụ, ở hầu 
hết mọi tác phẩm viết về đề tài tôn giáo, 
Tolstoi đã không mệt mỏi nhắc đi nhắc 
lại luận điểm có nội dung: “Mọi ng−ời 
đều b−ớc vào thế gian này theo ý chí của 
Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã tạo ra con 
ng−ời nh− một sinh linh có thể sát hại 
linh hồn mình hoặc cứu sống nó. Nhiệm 
vụ của con ng−ời trong cuộc đời là cứu 
sống linh hồn mình; để cứu sống linh 
hồn mình, phải sống theo ý Chúa; để 
sống theo ý Chúa, cần phải chối từ mọi 
lạc thú cuộc sống, phải lao động, phải 
quy phục, phải kiên nhẫn chịu đựng và 
phải nhân từ”(21). 
Toàn bộ quan niệm về tôn giáo của 
Tolstoi cộng h−ởng, hội tụ lại tạo thành 
triết lí nhân sinh ngắn gọn, giản đơn 
nh−ng có ý nghĩa thực tiễn to lớn: Không 
dùng bạo lực chống lại cái ác (Non - 
resistance). Bởi theo ông, “mọi thứ bạo 
lực nh− chiến tranh, c−ớp bóc, hành hình 
đ−ợc làm không bởi những sức mạnh vô 
tri của tự nhiên, mà bởi những con ng−ời 
lầm lạc, không hiểu biết chân lí”(22). T− 
t−ởng không dùng bạo lực chống lại cái 
ác của Tolstoi ảnh h−ởng lớn đến phong 
trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân 
của nhân dân ấn Độ mà đứng đầu là 
Mahatma Gandhi và phong trào đấu 
tranh đòi dân sinh, dân chủ, dân quyền, 
chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở 
Mỹ của Martin Luther King, Jr. 
Quan niệm về tôn giáo của Tolstoi 
nh− nêu trên đã ảnh h−ởng lớn đến đời 
sống chính trị xã hội đ−ơng thời, vì 
những lời chỉ trích, phỉ báng, thóa mạ 
18. Lev Tolstoi. Lời tựa cho bài viết của Eduard 
Carpenter, “Khoa học ngày nay”, Đ−ờng sống, tr. 
465. 
19. Lev Tolstoi. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở 
đâu, Đ−ờng sống, tr. 519. 
20. Sách Sáng thế III, tr. 19. 
21. Lev Tolstoi. Tự bạch, Đ−ờng sống, tr. 112. 
22. Lev Tolstoi. Tín ng−ỡng của tôi, Đ−ờng sống, tr. 
154. 
Lê Công Sự. Lev Tolstoi và quan niệm 19 
 19
giáo hội mà Giáo hội Chính Thống giáo 
Nga (Russian Orthodox Church) đã quy 
cho ông tội tà giáo và quyết định rút 
phép thông công (Excommunicated the 
author), còn Nga hoàng Nicolai 
Alecxandre II thì cho mật vụ khám xét 
nhà ông; các bài viết của ông đều bị 
chính quyền Nga hoàng kiểm duyệt, cắt 
xén, không cho in, nên phần lớn phải 
chuyển bản thảo ra n−ớc ngoài in ấn. 
Tuy bị chính thể nhà n−ớc đ−ơng thời coi 
th−ờng, thậm chí còn khinh rẻ, nh−ng 
nhân loại đ−ơng thời đã không quay 
l−ng lại với ông; hai thập niên cuối đời, 
khắp nơi trên thế giới, rất nhiều ng−ời 
từ những bậc học giả, chính khách, văn 
nghệ sĩ cho đến ng−ời dân th−ờng hoặc 
đến thăm viếng ông, hoặc viết th− trao 
đổi ý kiến, chia sẻ tâm t− về nhân tình 
thế thái với ông, không hẹn mà gặp, điền 
trang Yasnaya Polyana trở thành một 
Jerusalem mới; còn hậu thế coi ông nh− 
một đại văn hào, một nhà cải cách tôn 
giáo lớn có thể sánh vai với các bậc hiền 
tài nhân loại nh− Home, Phật Thích Ca, 
Shakespeare, Martin Luther(23), Goethe. 
Không phải ngẫu nhiên mà Lênin đã 
không ngần ngại gọi ông “là tấm g−ơng 
phản chiếu cách mạng Nga”(24). 
Thời đại Tolstoi đã lùi xa vào dĩ vãng, 
nh−ng t− t−ởng của ông nói chung, quan 
niệm về tôn giáo của ông nói riêng vẫn 
còn nguyên giá trị, bao trùm nhân loại 
suốt hai thế kỉ nay, và vẫn là nh− thế khi 
loài ng−ời vẫn còn yêu chuộng hòa bình, 
căm ghét chiến tranh và bạo lực./. 
23. Martin Luther hay Martinus Luther (1483 -1546) 
- nhà thần học ng−ời Đức, tu sĩ Dòng Augustine, nhà 
cải cách tôn giáo. Theo Luther, con ng−ời chỉ có thể 
đ−ợc cứu rỗi bởi sự ăn năn thật, và bởi đức tin tiếp 
nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu thế, mà không cần vai 
trò trung gian của giáo hội. Sau khi từ chối thần phục 
thẩm quyền Hoàng đế Karl V của đế quốc La Mb 
Thần thánh và bị Giáo hội Công giáo Rôma dứt phép 
thông công, Luther bị đặt ngoài vòng pháp luật. 
Những bài Thánh ca do ông sáng tác làm thay đổi 
cung cách thờ phụng tại các nhà thờ. Cuộc hôn nhân 
của ông với Katherina von Bora năm 1525 đb khởi 
đầu thông lệ cho phép các chức sắc giáo hội cộng 
đồng Kháng Cách kết hôn. 
24. Lênin đb viết 13 bài báo về Tolstoi, đánh giá 
cao t− t−ởng của Tolstoi và cho rằng đại văn hào, 
nhà t− t−ởng, ng−ời truyền giáo Tolstoi đb làm 
rạng danh n−ớc Nga tiền cách mạng (Xem: Lênin, 
Tuyển tập các tác phẩm, Nxb. Văn kiện Chính trị, 
Matxcơva, 1974). Còn A. Suvorin thì nhận xét: “ở 
Nga có hai Nga hoàng: Nicolai II và Tolstoi. 
Tolstoi đb làm lung lay ngai vàng của Nicolai, mà 
Nicolai thì lại không làm gì đ−ợc Tolstoi” (Xem 
Đ−ờng sống, tr. xii). 

File đính kèm:

  • pdflew_tolstoi_va_quan_nien_cua_ong_ve_ton_giao.pdf