Lợi ích của mô hình dạy học 2 buổi/ ngày ở bậc tiểu học tại tỉnh Tiền Giang đối với học sinh và giáo viên

Tóm tắt Lợi ích của mô hình dạy học 2 buổi/ ngày ở bậc tiểu học tại tỉnh Tiền Giang đối với học sinh và giáo viên: ... trợ lẫn nhau tìm ra các phương án giải quyết vấn đề và quan trọng hơn cả là rèn luyện cho HS kĩ năng hoạt động tập thể và khẳng định bản thân. Bên cạnh đó, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường thời gian học tập của HS phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và đặc điểm nhậ...học tốt hơn nếu trường áp dụng dạy học 2 buổi/ngày là điều mà CBQL đồng ý cao nhất (91,3%), kế đến là PH (74,9%) và thấp hơn nhất là GV (67,1%). Tuy nhiên, vẫn có 20% GV và PH không rõ về lợi ích này. Bên cạnh kết quả khảo sát, kết quả phỏng vấn CBQL và GV cho biết buổi thứ hai HS đư...lí do không có thời gian chăm sóc gia đình, không có thời gian để làm thêm, dạy thêm, thu nhập thấp trong khi phải đi 4 buổi/ngày (lượt đi và về). Tiếp theo, xét về khía cạnh dạy 2 buổi/ngày mang lại ích lợi cho GV, kết quả khảo sát đưa ra những con số khá nổi bật. Trước tiên, chỉ có 8...

pdf12 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Lợi ích của mô hình dạy học 2 buổi/ ngày ở bậc tiểu học tại tỉnh Tiền Giang đối với học sinh và giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng cường trong chương trình học này 
dao động trong khoảng từ 9 tiết đến 12 
tiết trong các khối học, trừ khối lớp 5 là 
không có tăng cường. Riêng khối lớp 3 
và lớp 4 có sự khác biệt hơn hai khối lớp 
1 và 2 ở chỗ là có số tiết tăng cường (2 - 
3 tiết) ở môn Tin học và các hoạt động 
giáo dục. Tuy nhiên, số lượng tiết tăng 
cường cho các hoạt động giáo dục lại 
giảm 2, 3 tiết ở khối lớp 1 và khối lớp 2 
so với khối lớp 3 và lớp 4. 
Trên cơ sở sắp xếp chương trình và 
thời khóa biểu như trên, những yếu tố 
liên quan đến việc thực hiện dạy 2 
buổi/ngày đòi hỏi các trường phải xem 
xét một cách kĩ lưỡng. Phần tiếp theo sẽ 
đi sâu vào phân tích tác động này đối với 
GV và HS. 
3.2. Phân tích lợi ích của mô hình 2 
buổi/ngày đối với học sinh 
Kết quả đánh giá mức độ đồng ý 
của các đối tượng CBQL, GV, PH về lợi 
ích của việc thực hiện mô hình 2 
buổi/ngày đối với HS được thể hiện trong 
bảng 2 dưới đây: 
Bảng 2. Ý kiến của các đối tượng khảo sát về lợi ích của mô hình 2 buổi/ngày 
Ý kiến Đối 
tượng 
Rất 
đồng 
ý 
Đồng 
ý 
Không 
rõ 
Không 
đồng ý 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng ý 
1) Học sinh sẽ học tốt hơn 
nếu trường áp dụng dạy 
học 2 buổi/ngày 
CBQL 
PH 
GV 
43,5 
35,0 
11,8 
47,8 
39,9 
55,3 
8,7 
9,9 
12,5 
0 
12,8 
16,7 
0 
2,3 
3,6 
2) Học sinh được rèn 
luyện kĩ năng và thái độ 
tốt hơn khi trường tổ chức 
dạy 2 buổi/ngày 
CBQL 
PH 
GV 
3,4 
32,8 
12,8 
60,9 
43,9 
58,8 
8,7 
11,2 
11,1 
0 
10,2 
15,4 
0 
2,0 
1,9 
3) Học sinh được dạy kiến 
thức tốt hơn khi trường tổ 
chức dạy học 2 buổi/ngày 
CBQL 
PH 
GV 
39,1 
31,7 
14,3 
52,2 
43,8 
57,6 
8,7 
11,5 
10,2 
0 
9,7 
14,9 
0 
1,6 
1,7 
4) Dạy học 2 buổi/ngày 
hạn chế tình trạng dạy 
thêm học thêm 
CBQL 
PH 
GV 
30,4 
26,6 
11,5 
52,2 
41,7 
56,2 
17,4 
15,0 
10,9 
0 
13,7 
16,4 
0 
3,1 
5,0 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(68) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
60 
Cả ba đối tượng được khảo sát bao 
gồm CBQL, GV, PH có một sự nhất trí 
khá cao với tỉ lệ trên 60% đồng ý những 
lợi ích của việc thực hiện 2 buổi/ngày. 
Vấn đề quan trọng được đưa ra trong quá 
trình tìm hiểu thực trạng của mô hình dạy 
học 2 buổi/ngày là kết quả học tập, kết 
quả rèn luyện kĩ năng và thái độ của HS 
trước và sau khi thực hiện mô hình. HS 
sẽ học tốt hơn nếu trường áp dụng dạy 
học 2 buổi/ngày là điều mà CBQL đồng ý 
cao nhất (91,3%), kế đến là PH (74,9%) 
và thấp hơn nhất là GV (67,1%). Tuy 
nhiên, vẫn có 20% GV và PH không rõ 
về lợi ích này. 
Bên cạnh kết quả khảo sát, kết quả 
phỏng vấn CBQL và GV cho biết buổi 
thứ hai HS được ôn luyện các kiến thức 
cơ bản, rèn các kĩ năng, học thêm các 
môn năng khiếu, tiếng Anh, qua đó có 
thời gian và điều kiện phát triển tư duy 
nhiều hơn. Ngoài ra, khi tìm hiểu về sự 
phù hợp của đặc điểm tâm lí HS đối với 
mô hình dạy học 2 buổi/ngày, đa số các 
đối tượng được phỏng vấn đều cho rằng 
mô hình dạy học này phù hợp với đặc 
điểm tâm lí của các em. Các CBQL cho 
rằng việc dạy học một buổi/ngày (các em 
phải học 5 tiết trong một buổi) là quá tải 
so với khả năng tiếp thu của HS TH. 
Theo các GV, HS lứa tuổi này thích 
được đến trường, vì có nhiều bạn để chơi 
và học. Do đó, việc học 2 buổi/ngày giúp 
các em được vừa học vừa vui chơi, củng 
cố, khắc sâu kiến thức, phát triển năng 
lực và được rèn các kĩ năng. Tuy nhiên, 
một số GV lại băn khoăn về vấn đề giờ 
giấc tổ chức dạy học 2 buổi như hiện nay 
(HS thường ngủ trong lớp vào những tiết 
học đầu giờ chiều, tiếp thu bài không 
bằng buổi sáng). Nhiều GV cũng bày tỏ 
quan điểm chưa thể đánh giá chất lượng 
HS của mô hình này so với mô hình 
truyền thống (dạy học một buổi/ngày) vì 
cho đến nay vẫn chưa có được Bộ tiêu 
chí đánh giá chất lượng HS học 2 
buổi/ngày so với học một buổi/ngày. 
Hiện tại, GV mới chỉ dựa vào điểm số để 
đánh giá thành tích của HS, song cách 
này chưa thể đánh giá được chất lượng 
học tập của HS một cách toàn diện. Từ 
đó, có thể thấy việc xác định kết quả học 
tập của HS cũng cần được đánh giá, so 
sánh, đối chiếu để tìm ra giải pháp hợp lí 
khi thực hiện mô hình 2 buổi/ngày. 
Đối với ý kiến “HS được dạy kiến 
thức tốt hơn khi trường tổ chức dạy học 2 
buổi/ngày” có tỉ lệ đồng ý của CBQL cao 
nhất (91,3%), tiếp theo là PH (75,5%) và 
sau cùng là GV (71,9%). Tương tự với 
mức đồng ý này, dạy học 2 buổi/ngày 
hạn chế tình trạng dạy thêm học thêm 
cũng được CBQL, PH, GV đồng ý với tỉ 
lệ khá cao (trên 65%). Về phía PH, các số 
liệu cho thấy đa số PH ủng hộ nhà trường 
tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. 
Ngoài ra, kết quả phỏng vấn PH về 
những lợi ích của mô hình dạy học 2 
buổi/ngày cũng phản ánh: 
- Chất lượng học tập của HS được cải 
thiện đáng kể do HS được dạy nhiều hơn; 
- Nhu cầu học bán trú của HS trong 
gia đình có PH những người làm việc ở 
các nhà máy, xí nghiệp, hay buôn bán, 
ngành dịch vụ ngày càng lớn; 
- Các hoạt động vui chơi, giải trí 
thiếu lành mạnh đã và đang gia tăng 
trong khi PH không đủ thời gian, điều 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Kim Dung và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
61 
kiện kèm cặp con; 
- Chương trình học ngày nay đã thay 
đổi nên các PH không thể chỉ dạy con 
như trước đây; 
- HS thích đến trường hơn ở nhà vì 
được học và được chơi. Môi trường học 
đường an toàn hơn, tốt cho việc giáo dục 
HS. 
Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy 
một bộ phận PH, GV cho rằng tuy việc tổ 
chức dạy học 2 buổi/ngày rất tốt song do 
vấn đề thời khóa biểu, thời gian nghỉ 2 
buổi quá nhiều nên họ đã phải mất nhiều 
thời gian cho việc di chuyển để đưa rước 
con em mình, đặc biệt là những trường 
vùng sâu, vùng ven có giao thông khó 
khăn (đi đò, thuyền...). Tuy nhiên, vẫn 
còn một số ý kiến khác cho rằng họ có 
thể đưa đón trẻ đến trường ngày nhiều 
lượt vì việc học tập của trẻ là quan trọng 
và họ sẵn sàng hi sinh vì tương lai con, 
cháu mình. Thật vậy, những vấn đề trên 
sẽ được giải quyết ổn thỏa và nhận được 
sự hưởng ứng của PH nhiều hơn nữa khi 
nhà trường có sự sắp xếp thời khóa biểu 
và lấy ý kiến PH cũng như căn cứ điều 
kiện đi lại tại địa phương. 
3.3. Phân tích các lợi ích của mô hình 
2 buổi/ngày đối với giáo viên 
Có 5 yếu tố quan trọng liên quan 
đến GV khi thực hiện khảo sát được thể 
hiện ở bảng 3 dưới đây: 
Bảng 3. Ý kiến của các đối tượng khảo sát liên quan đến GV 
trong mô hình dạy học 2 buổi/ngày 
Ý kiến Đối 
tượng 
Rất 
đồng 
ý 
Đồng 
ý 
Không 
rõ 
Không 
đồng ý 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng ý 
1) Năng lực đội ngũ giáo 
viên hiện nay của trường phù 
hợp với việc dạy học 2 
buổi/ngày 
CBQL 
GV 
0 
11,9 
82,6 
68,3 
13,0 
9,9 
4,3 
7,6 
0 
1,0 
2) Giáo viên của trường 
thích dạy học 2 buổi/ngày 
CBQL 
GV 
4,3 
9,5 
52,2 
50,1 
43,5 
5,7 
0 
24,6 
0 
8,7 
3) Dạy học như truyền 
thống (ngày một buổi) phù hợp 
đối với giáo viên hơn là dạy 2 
buổi/ngày 
CBQL 
PH 
GV 
0 
11,3 
8,7 
8,7 
24,6 
33,2 
17,4 
31,2 
14,5 
69,6 
28,8 
39,6 
4,3 
4,1 
4,0 
4) Giáo viên có thời gian tập 
trung vào phát triển chuyên 
môn hơn khi dạy như truyền 
thống 
CBQL 
GV 
0 
11,5 
13,0 
41,7 
26,1 
11,6 
52,2 
31,8 
8,7 
2,3 
5) Giáo viên được hưởng chế 
độ tốt hơn khi dạy học 2 
buổi/ngày 
CBQL 
GV 
13,0 
9,4 
43,5 
33,4 
39,1 
17,9 
29,8 
4,3 
9,6 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(68) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
62 
Khi đề cập vấn đề năng lực đội ngũ 
GV hiện nay của trường có phù hợp với 
việc dạy học 2 buổi/ngày hay không, thì 
có 81,2% GV và 82,6% CBQL đồng ý 
điều này. Năng lực GV là một trong 
những yếu tố góp phần mang lại chất 
lượng giảng dạy cao. Vì vậy, tỉ lệ đồng ý 
cao trên đây của CBQL và chính bản thân 
GV mang ý nghĩa hết sức tích cực. Tuy 
nhiên, khi xem xét hồ sơ GV, kết quả cho 
thấy hiện nay, đa số GV các trường đều 
đạt chuẩn (9+3 cho vùng khó khăn và 
12+3 cho vùng thuận lợi) và trên chuẩn 
nhưng tỉ lệ có sự khác nhau giữa các 
trường và huyện. Do đó, để đáp ứng cho 
mục tiêu của việc dạy học 2 buổi/ngày thì 
chuẩn trên đã không còn phù hợp. 
Kết quả khảo sát hồ sơ cũng cho 
thấy nhiều trường chưa đảm bảo đủ số 
lượng GV cho việc thực hiện mô hình 
dạy học 2 buổi/ngày. Mặt khác vẫn còn 
tồn tại hai điểm nổi bật về chuyên môn 
của GV, đó là: hiện nay, GV tuy có đổi 
mới phương pháp giảng dạy so với trước 
đây, song việc sử dụng phương pháp 
giảng dạy theo truyền thụ kiến thức một 
chiều vẫn là chủ đạo. Kết quả này đặt ra 
yêu cầu là tỉnh Tiền Giang cần đẩy nhanh 
kế hoạch nâng cao trình độ cho GV để 
đảm bảo cung cấp đủ số lượng GV đạt 
chuẩn (trình độ cử nhân sư phạm), có 
năng lực chuyên môn và khắc phục được 
sự chênh lệch trình độ GV giữa các vùng 
khi sắp xếp GV dạy 2 buổi/ngày. 
Kế đến, với tỉ lệ xấp xỉ 60%, cả hai 
đối tượng CBQL và GV đều đồng ý rằng 
GV của trường thích dạy học 2 
buổi/ngày. Theo kết quả này, nguyên 
nhân CBQL và người giảng dạy trực tiếp 
không rõ và không thích chiếm tỉ lệ gần 
40% là cần được làm rõ. Khi được phỏng 
vấn về điều này, GV bày tỏ rằng họ thích 
dạy một buổi/ngày với lí do lớn nhất là 
chế độ thù lao chưa tương xứng, bên 
cạnh đó là các lí do không có thời gian 
chăm sóc gia đình, không có thời gian để 
làm thêm, dạy thêm, thu nhập thấp trong 
khi phải đi 4 buổi/ngày (lượt đi và về). 
Tiếp theo, xét về khía cạnh dạy 2 
buổi/ngày mang lại ích lợi cho GV, kết 
quả khảo sát đưa ra những con số khá nổi 
bật. Trước tiên, chỉ có 8,7% CBQL, 
35,9% PH, 41,9% GV đồng ý dạy học 
như truyền thống (ngày một buổi) phù 
hợp đối với GV hơn là dạy 2 buổi/ngày. 
Như vậy, có các đối tượng khảo sát thiên 
về sự lựa chọn mô hình dạy học 2 
buổi/ngày hơn. Sự khác biệt về tỉ lệ đồng 
ý, trong đó CBQL đồng ý rất cao đối với 
mô hình 2 buổi/ngày nhưng khoảng xấp 
xỉ 40% PH, GV lại khá xem trọng dạy 
học truyền thống. Đây là một kết quả 
đáng phải đề cập và các nhà lãnh đạo 
chính sách giáo dục cần chú ý vì cả ba 
đối tượng này liên quan đến những điều 
quan trọng nhất khi thực hiện, đó là 
người thi hành (CBQL và GV), người tác 
động quan trọng lên người thụ hưởng 
(PH, HS). 
Tương tự như vậy, tỉ lệ 53,2% GV và 
13% CBQL đồng ý GV có thời gian tập 
trung vào phát triển chuyên môn hơn khi 
dạy như truyền thống. Tỉ lệ đồng ý này 
không cao, vì vậy rất cần được làm rõ vì 
vấn đề chuyên môn, bằng cấp của GV như 
đã đề cập ở trên là chưa thật sự thỏa mãn 
điều kiện để phát triển 2 buổi/ ngày, trong 
khi đó, CBQL và GV lại không có nhiều 
thời gian phát triển chuyên môn khi thực 
hiện mô hình này. Đa số GV, nhất là GV 
trẻ, khi được phỏng vấn đều có mong 
muốn được các cấp quản lí tạo điều kiện 
cho mình tiếp tục học lên cao và được 
tham gia nhiều khóa học, chuyên đề để 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Kim Dung và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
63 
nâng cao trình độ chuyên môn, học tập 
kinh nghiệm và đổi mới phương pháp, hình 
thức tổ chức dạy học, nhưng hiện tại họ 
chưa có thời gian tập trung phát triển 
chuyên môn như nguyện vọng. 
Ngoài ra, không có nhiều sự khác 
biệt ý kiến giữa CBQL và GV khi đồng ý 
rằng GV được hưởng chế độ tốt hơn khi 
dạy học 2 buổi/ngày, tuy nhiên tỉ lệ này 
chỉ khoảng 45%. Nhìn từ góc độ quản lí 
của các trường và tự đánh giá của GV, tỉ 
lệ này cho thấy lợi ích của chế độ chính 
sách dành cho GV đang dạy 2 buổi/ngày 
chưa thật thỏa đáng. 
4. Những thuận lợi, khó khăn, cơ 
hội và thách thức đối với việc dạy 2 
buổi/ngày 
Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy 
có những thuận lợi và khó khăn, cơ hội, 
thách thức của việc áp dụng dạy 2 
buổi/ngày đối với GV và HS, cụ thể như 
sau: 
4.1. Thuận lợi 
 Đối với HS 
- HS không phải học thêm, học nhiều 
hơn. 
- HS có thời gian nghỉ ngơi vì đã nắm 
vững bài và thực hành nhiều trong lớp. 
- HS được học đầy đủ các môn, có 
điều kiện phát triển ở các môn năng 
khiếu như nhạc, mĩ thuật... 
- HS nhanh nhẹn hơn, gần gũi với 
GV hơn. 
- Được học với nhiều thầy, cô sẽ giúp 
HS tiếp thu kiến thức nhiều hơn, thầy cô 
đánh giá HS chính xác hơn, không cảm 
tính, HS được phát huy về mọi mặt. 
Trong một số trường hợp, không bị GV 
có thành kiến. 
- Phát huy tính tự lập, tự chủ của HS: 
tự học, tự ăn, sống kỉ luật, nề nếp và tôn 
trọng người xung quanh. 
- Đảm bảo công bằng trong giáo dục, 
giúp giảm tải chương trình. 
- Giảm gánh nặng chi phí học thêm 
của HS cho các PH. 
 Đối với GV 
- Giúp GV có thêm thời gian để hỗ 
trợ cho HS yếu và phát triển HS khá giỏi. 
- GV linh hoạt hơn trong việc thực 
hiện giáo án dựa trên điều kiện thời gian 
2 buổi/ngày. 
- GV đổi mới phương pháp dạy học 
phù hợp với việc thực hiện 2 buổi/ngày. 
- Nâng cao kĩ năng sư phạm và năng 
lực chuyên môn hơn. 
4.2. Khó khăn 
Bên cạnh những lợi ích trên của mô 
hình dạy học 2 buổi/ngày ở cấp TH tỉnh 
Tiền Giang thì vẫn tồn tại những khó 
khăn liên quan đến HS và GV. Cụ thể là: 
 Đối với HS 
- HS ở vùng ven, vùng sâu, vùng xa 
sẽ mệt mỏi do PH phải đưa rước giữa 2 
buổi vì chưa có bán trú cho HS. 
- HS ít được chọn lựa và ít được học 
các môn ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ, 
môn năng khiếu. 
- HS chưa được sử dụng trang thiết bị 
học tập đúng với những gì mô hình đề ra. 
 Đối với GV 
- GV còn cứng nhắc, thụ động trong 
việc chấp hành tổ chức dạy học thay vì 
linh hoạt bám sát thực tế của trường và 
HS để chủ động thực hiện tốt mô hình, 
góp phần đảm bảo đúng các mục tiêu 
giáo dục và lợi ích của mô hình, tạo hiệu 
quả cho mô hình. 
- Nhiều GV chưa mạnh dạn đề xuất ý 
kiến với cấp trên về việc nâng cao hiệu 
quả tổ chức 2 buổi/ngày. 
- Nhiều GV chậm đổi mới phương 
pháp dạy học. 
- GV được trả lương, thưởng còn ít 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(68) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
64 
so với công sức mà họ bỏ ra. 
- Quá trình nâng cao và tự nâng cao 
năng lực chuyên môn của đại bộ phận 
GV trước sự thay đổi nhanh chóng của 
khoa học giáo dục còn hạn chế. 
- Nhiều GV thích dạy 1 buổi/ngày 
hơn vì ít công sức hơn so với 2 
buổi/ngày. 
4.3. Cơ hội 
- Mô hình dạy học 2 buổi/ngày được 
các cấp quản lí Sở, Phòng, nhà trường 
(Ban giám hiệu, GV) và xã hội (PH) 
đồng tình, ủng hộ, nhất là các bậc PH. 
- Lợi ích của mô hình dạy học 2 
buổi/ngày đối với HS được xã hội công 
nhận. 
- Sự tin tưởng và kì vọng từ phía PH 
HS đối với nhà trường, thầy cô là rất lớn. 
- Sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của tất 
cả các cấp, ngành giúp cho GV nâng cao 
trình độ và chế độ lương, thưởng. 
4.4. Thách thức 
- Cơ sở vật chất nghèo nàn, không đủ 
điều kiện để tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho 
HS, như: thiếu nhà vệ sinh sạch, thiếu 
phòng học, phòng thiết bị, phòng chuyên 
môn... 
- GV và HS chưa sử dụng hiệu quả 
hệ thống thư viện. 
- Tiền chi trả cho buổi dạy thứ 2 
thấp, chậm; có nơi chậm đến một năm. 
- Phần lớn GV thích dạy một 
buổi/ngày với lí do lớn nhất là chế độ thù 
lao chưa tương xứng. Bên cạnh đó là còn 
có những lí do như: không có thời gian 
chăm sóc gia đình, không có thời gian để 
làm thêm, dạy thêm, thu nhập thấp trong 
khi phải đi 4 buổi/ngày (lượt đi và về). 
- Tính thụ động, ỷ lại còn diễn ra ở 
đội ngũ GV. 
- Phương pháp giảng dạy của GV 
còn cứng nhắc, mang tính hình thức và 
rập khuôn. GV hoặc áp dụng máy móc 
hoặc chưa hiểu đúng phương pháp và lợi 
ích của đổi mới phương pháp dạy học 
(các môn học khác nhau, đối tượng HS 
khác nhau, GV khác nhau nhưng phương 
pháp dạy học được sử dụng lại giống 
nhau). 
5. Kết luận và kiến nghị 
5.1. Kết luận 
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, 
chúng tôi đưa ra một số kết luận về lợi 
ích của việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày 
ở cấp TH tại tỉnh Tiền Giang như sau: 
 Đối với HS 
- HS sẽ học tốt hơn nếu trường áp 
dụng dạy học 2 buổi/ngày là điều mà 
CBQL đồng ý cao nhất (91,3%), kế đến 
là PH (74,9%) và thấp hơn nhất là GV 
(67,1%). 
- Tỉ lệ khá cao với trên 70% CBQL, 
GV, PH đồng ý rằng “HS được rèn luyện 
kĩ năng và thái độ tốt hơn khi trường tổ 
chức dạy 2 buổi/ngày”. 
- “HS được dạy kiến thức tốt hơn khi 
trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày” có tỉ 
lệ đồng ý của CBQL (91,3 %), PH 
(75,5%) và GV (71,9%). 
- Tương tự như mức đồng ý này, dạy 
học 2 buổi/ngày hạn chế tình trạng dạy 
thêm học thêm cũng được CBQL, PH, 
GV đồng ý với tỉ lệ khá cao (trên 65%). 
 Đối với GV 
- Năng lực đội ngũ GV hiện nay của 
trường phù hợp với việc dạy học 2 
buổi/ngày, có 81,2% GV và 82,6% 
CBQL đồng ý điều này. 
- Với tỉ lệ xấp xỉ 60%, cả hai đối 
tượng CBQL và GV đều đồng ý rằng GV 
của trường thích dạy học 2 buổi/ngày. 
Theo kết quả này, nguyên nhân CBQL và 
người giảng dạy trực tiếp không rõ và 
không thích chiếm tỉ lệ gần 40% là cần 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Kim Dung và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
65 
được làm rõ. 
- Có sự khác biệt về tỉ lệ đồng ý, 
trong đó CBQL đồng ý rất cao đối với 
mô hình 2 buổi/ngày, nhưng cũng có 
khoảng 40% PH, GV lại khá xem trọng 
dạy học truyền thống. 
- Tỉ lệ 53,2% GV và 13% CBQL 
đồng ý GV có thời gian tập trung vào 
phát triển chuyên môn hơn khi dạy như 
truyền thống. 
- Không có nhiều sự khác biệt ý kiến 
giữa CBQL và GV khi đồng ý rằng GV 
được hưởng chế độ tốt hơn khi dạy học 2 
buổi/ngày; tuy nhiên, tỉ lệ ở hai đối tượng 
này chỉ khoảng 45%. 
5.2. Kiến nghị 
 Đối với các vấn đề liên quan đến GV 
- Tăng cường và tạo điều kiện cho 
GV nâng cao trình độ chuyên môn. 
- Tổ chức bồi dưỡng phương pháp 
dạy học thông qua tập huấn, tham quan, 
giao lưu và kết nghĩa với các trường bạn, 
các địa phương khác. 
- Bổ nhiệm, phân công GV theo nhu 
cầu của cơ sở. 
- Có chính sách cho GV về lương, 
thưởng; phụ cấp kịp thời phù hợp với 
năng lực khi thực hiện dạy 2 buổi/ngày. 
- Tăng cường bồi dưỡng kinh nghiệm 
cho CBQL, kinh nghiệm giảng dạy cho 
GV trong việc thực hiện mô hình trên. 
 Đối với các vấn đề liên quan HS 
- Xem xét tổ chức 2 buổi/ngày phù 
hợp với tâm sinh lí của HS TH, nhất là 
thời tiết, khí hậu ở Việt Nam (miền Nam) 
vì dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của HS khi 
di chuyển từ nhà đến trường nhiều lần 
trong ngày. 
- Xây dựng cơ sở vật chất phải đồng 
bộ từ trường, lớp đến phòng chức năng, 
phòng chuyên môn, trang thiết bị dạy 
học, phòng ngủ, nhà ăn cho HS. 
- Phổ biến mục đích, nội dung và kế 
hoạch tổ chức đến từng PH HS. Nên mời 
PH tham quan trường (phòng ốc, thư 
viện, nhà ăn, nhà vệ sinh, phòng học và 
phòng ngủ của HS. 
- Lưu ý đến đối tượng HS có PH làm 
ăn xa, nghèo, ít học, lao động chân tay, vì 
đa số PH này thường khoán trắng việc 
học của con em mình cho nhà trường. 
- Hiểu và lắng nghe ý kiến của PH vì 
nhu cầu và nguyện vọng của PH là rất lớn 
khi cho HS theo học 2 buổi/ngày. 
- Phân phối, tổ chức chương trình 
hợp lí các môn tự chọn, giáo dục ngoại 
khóa trên cơ sở tham khảo nguyện vọng, 
ý kiến của HS, PH. 
- Có hình thức bồi dưỡng HS giỏi - 
năng khiếu, HS yếu nhiều hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường 
trung học, số: 7291/BGDĐT-GDTrH, Hà Nội. 
2. Ngô Minh Oanh (2013), Đánh giá hiệu quả việc dạy và học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu 
học tại tỉnh Tiền Giang, Đề tài cấp Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Tiền Giang. 
3. SEQAP (2011), Hướng dẫn sư phạm xây dựng nội dung chương trình và thời khóa 
biểu dạy học cả ngày, Hà Nội. 
4. SEQAP (2011), Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch dạy học cả ngày, Hà Nội. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 04-10-2013; ngày phản biện đánh giá: 21-10-2013; 
ngày chấp nhận đăng: 23-3-2015) 

File đính kèm:

  • pdfloi_ich_cua_mo_hinh_day_hoc_2_buoi_ngay_o_bac_tieu_hoc_tai_t.pdf