Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới

Tóm tắt Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới: ...và nguồn lực để tiến hành các chương trình tiếp thị mạnh mẽ. Gần đây, một số doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân đã bắt đầu tiến hành thăm dò các thị trường mới, như Tổng công ty dệt may Việt Nam ( VINATEX) – Tổng công ty lớn của Nhà nước chiếm khoảng một nửa giá trị xuất khẩu của ... tục gia công cho nước ngoài: Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này: +Các doanh nghiệp không có đơn đặt hàng, không có tên tuổi và uy tín trên thị trường. Hầu hết các hạn ngạch được sử dụng để làm gia công cho nước ngoài, về thực chất là chuyển nhượng hạn ngạch. Ngay cả mặt hàng Việt Nam x...hất để cung cấp thuốc nhuộm và các hoá chất khác cho ngành dệt, để từ đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm . Khuyến khích đầu tư cho sản xuất phụ liệu cũng như sản xuất vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, giảm bớt sự phụ thuộc của ngành may vào nguồn nguyên phụ liệu nhập ngoại . Đồng thời xây d...

pdf49 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hoạt động nghiên 
cứu nông nghiệp là cao. Đó cũng là con đường chính để duy trì và nâng cao năng suất 
và nâng cao khả năng cạnh tranh. 
Khuyến khích việc nâng cấp công nghệ ở các doanh nghiệp thông qua việc cung 
cấp và khuyến khích như vốn miễn thuế dành cho dự trữ phát triển công nghệ. 
Tăng số lượng các chuyên gia nước ngoài về công nghệ công nghiệp để đào tạo 
sinh viên và cố vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam . 
Nâng cấp các trung tâm nghiên cứu khoa học và kỹ thuật tại các trường Đại học 
và gắn các dự án nghiên cứu cho các doanh nghiệp và các ứng dụng thương mại. Tăng 
cường khu vực dịch vụ kỹ thuật trong nước, cung cấp và khuyến khích đối với việc 
phát triển các cơ quan tư vấn kỹ thuật và thiết kế tư nhân. 
Hình thành các trung tâm xuất sắc liên kết các ngành công nghiệp, các tổ chức và 
Chính phủ trong lĩnh vực có tiềm năng để phát triển các sản phẩm và dịch vụ có sức 
cạnh tranh ở Việt Nam . 
II. Phương hướng và biện pháp nâng cao khả năng 
cạnh tranh 
1. Phương hướng 
Trong thời gian tới mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam là sẽ cạnh tranh trên 
các mặt: 
-Cạnh tranh về chất lượng 
-Chí phí cho nguyên vật liệu 
-Mạng lưới cung cấp hàng dệt may trên thị trường 
-Cạnh tranh bằng uy tín của các doanh nghiệp ... 
 Tất cả các mục tiêu trên đều nhằm mục tiêu lớn nhất của ngành dệt may Việt 
Nam là nâng cao khả năng cạnh tranh cua hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế 
giới. 
Để thực hiện được những mục tiêu đó thì phải có những biện pháp cụ thể và phải 
được thực hiện đồng bộ. 
2. Biện pháp 
Trước hết phải xây dựng chiến lược kinh doanh trong đó đặc biệt quan tâm đến 
chiến lược cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh phải được xây dựng trên cơ sở : 
-Tiềm năng của các doanh nghiệp . 
-Nhu cầu của khách hàng 
-Tiềm lực của các đối thủ cạnh tranh , mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh. 
Trong chiến lược cạnh tranh phải nêu lên được những biện pháp có tính chiến 
lược - đó là những biện pháp để cạnh tranh lâu dài như chất lượng sản phẩm, uy tín... 
và cũng cần có những biện pháp cạnh tranh trước mắt như giá cả, mẫu mã, kiểu dáng, 
thiết kế... 
2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các loại sản phẩm-biện pháp 
có tính chiến lược. 
Trước hết phải quản lý chất lượng của sản phẩm dệt may theo một hệ thống ở các 
chi nhánh, từ đó đề ra các giải pháp để khắc phục, sửa chữa những chỗ còn yếu kém, 
phát huy những điểm mạnh. 
Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, chất lượng của sản phẩm là rất quan 
trọng cho nên cần phải lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực 
của cán bộ . 
Hiện nay, trong thiết bị kỹ thuật đang là vần đề ảnh hưởng rất lớn đế chất lượng 
sản phẩm. Nên các doanh nghiệp cần phải đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao 
chất lượng sản phẩm hàng dệt may và đặc biệt hiệu quả cao. 
 Cùng với việc nâng cao chất lượng hàng dệt may, thì cũng cần phải đa dạng hoá 
các loại sản phẩm nhằm mục đích mở rộng thị trường và thu hút khách hàng. Chính vì 
vậy trong tương lai cần đầu tư nhiều . 
Nói tóm lại nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá loại hình hàng dệt may 
là những biện pháp rất quan trọng để tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng dệt 
may Việt Nam, tạo ra uy thế so với các đối thủ cạnh tranh và dần chiếm được những 
thị phần quan trọng. 
Ưu thế của sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam là chất lượng cao và thời hạn 
giao hàng đúng. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sau năm 2005, 
khi hạn ngạch và các hàng rào phi thuế quan khác được bãi bỏ, thị phần mỗi nước xuất 
khẩu phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đối với hàng may 
mặc, các biện pháp cạnh tranh “phi gía cả”, trước hết là cạnh tranh về chất lượng hàng 
hoá, trong rất nhiều trường hợp , trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh. 
Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam – EU, Nhật Bản ... và Nguyện 
vọng là thị trường Mỹ đều là những thị trường rất “khó tính” , đòi hỏi cao về chất 
lượng. Người tiêu dùng các thị trường này có khả năng thanh toán cao, nên yếu tố chất 
lượng và nhãn mắc sản phẩm được chú ý hơn là giá cả: 
Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm bao gồm : 
+Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phục liệu, tạo bạn hàng cung cấp nguyên 
phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, đảm bảo tổt nguyên phụ liệu, tránh xuống phẩm cấp. 
Cần lưu ý răng nguyên liệu sợi vải là những hàng hoá hút ẩm mạnh, dễ hư hỏng. 
+Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, 
quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và taì liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp về 
mẫu, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì: 
+Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng. 
Đảm bảo đúng yêu cầu về giao hàng : giao hàng đúng thời hạn là yêu cầu rất 
quan trọng với sản phẩm dệt may do yếu tố thời vụ và hợp thời trang là một trong 
những yễu tố quyết định về tính cạnh tranh của nhóm hàng này. vì vậy cần: 
-Chủ động trong vận chuyển bốc dỡ hàng 
 -Ưu tiên cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu ở các khu vực thuận tiện cho 
giao hàng xuất khẩu . 
-Đơn giản hoá khâu làm thủ tục XNK 
Trong điều kiện hàng dệt may Việt Nam đang giảm ưu thế về giá nhân công, cần 
có các biện pháp hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh về giá sản phẩm. Ví dụ như kéo dài thời 
gian hoàn vốn đầu tư, khấu hao trang thiết bị lên 5 đến 7 năm nhằm giảm giá thành sản 
phẩm . 
2.2. Thiết lập chính sách giá cả thích hợp 
 Giá cả là một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng. Để thu hút được khách 
hàng chính sách giá cả phải mền dẻo, linh hoạt phù hợp với thị trường. Tuy nhiên cần 
phải giữ vững 2 nguyên tắc: 
+Kinh doanh có lãi. 
+Đảm bảo được sự cân xứng tương đối giữa các sản phẩm và sự tương đương 
của giá trị đồng tiền ở các thị trường khác nhau trên thế giới. 
Đối với những khách hàng khác nhau thì áp dụng những mức giá khác nhau và 
dùng chính sách giá để tạo cơ hội cho khách hàng mới có khả năng thâm nhập thị 
trường Việt Nam . 
Cũng như chất lượng của sản phẩm dệt may giá cả của hàng dệt may cũng là một 
trong những yếu tố để khách hàng lựa chọn. Nếu doanh nghiệp nào có sản phẩm tốt, 
giá rẻ thì thành công trên thương trường, đẩy lùi được các đối thủ cạnh tranh. Đối với 
hàng dệt may Việt Nam nói riêng thì chính sách giá cả là một công cụ của Marketing 
hữu hiệu để thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Bên cạnh đó, đối với hàng dệt may 
Việt Nam thì cần phải chú trọng nhiều đến mẫu mã, mầu sắc, kiểu dáng... phù hợp với 
từng vùng, từng khu vực. Thiết kế cũng là một vấn đề rất quan trọng trong việc thâm 
nhập thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. 
2.3. Nâng cao uy tín đối với khách hàng. 
Uy tín là vấn đề mang tính chất sống còn đối với một doanh nghiệp. Chất lượng, 
mẫu mã, kiểu dáng, giá cả, dịch vụ ... đối với khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín 
 cho nên cần phải được coi trọng, dần dần cải thiện được hình ảnh tốt đẹp của doanh 
nghiệp trong mắt khách hàng. 
Tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế. Để xuất khẩu trực 
tiếp sản phẩm Việt Nam phải được kinh doanh bằng nhãn mác của mình trên thị 
trường quốc tế. Muốn vậy: 
+Cần tập trung đầu tư cho công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẫu mã vải 
cũng như sản phẩm may 
+Tổ chức công tác tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. 
+Trước mắt, có kế hoạch hợp tác với các viện Mode, hoặc thuê chuyên gia thiết 
kế mode để đẩy nhanh quá trình hoà nhập và thị trường thế giới. 
+Khắc phục khó khăn về thiếu nguồn tài chính và nhân lực trong khâu thiết kế 
mẫu mã, phát triển sản phẩm mới thông qua việc trao đổi bản quyền giữa các công ty 
và tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà nhập khẩu cũng như đại diện của các mạng lưới 
phân phối tại nước nhập khẩu. 
+Khi chưa có tên tuổi trên thị trường thế giới thì cách tốt nhất để thâm nhập thị 
trường trong giai đoạn đầu , là mua bằng sáng chế, nhãn hiệu của công ty nước ngoài 
để làm ra các sản phẩm của họ với giá rẻ hơn, qua đó thâm nhập vào thị trường thế 
giới bằng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam , đồng thời học tập kinh nghiệm, tiếp thu 
công nghệ để tiến tới sự thiết kế mẫu mã. 
+Khai thác lợi thế của việc tham gia chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN 
(AICO) nhằm thu hút công nghệ cao của các nước ASEAN, hợp tác trong phát triển 
sản phẩm mới, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và khai thác lợi thế về thuế suất, thuế quan 
ưu đãi bằng mức thuế suất CEPT của sản phẩm của thời điểm 2006 theo quy định của 
AICO cũng như các ưu đãi phi thuế quan khác. 
Đẩy nhanh tiến trình triển khai chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN 
(AICO), các tổ chức, cơ quan chức năng – Bộthương mại, Bộ công nghiệp, phong 
thương mại và công nghiệp Việt Nam... Cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho các 
doanh nghiệp về AICO cũng như các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may như 
 tìm đối tác ở các nước ASEAN khác hoặc khuyến khích tăng hàm lượng nội địa sản 
phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu... để đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia AICO. 
2.4. Các giả pháp về mở rộng thị trường. 
Khó khăn chủ yếu của ngành dệt may Việt Nam hiện nay và cả trong những năm 
trước là tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Để mở rộng thị trường xuất khẩu, cần tiến hành 
một số giải pháp đồng bộ sau: 
-Hỗ trợ các doanh nghiệp trong tìm kiếm thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động 
của các tổ chức xúc tiến thị trường. 
Marketing thị trường đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm dệt may do đặc điểm 
của nhóm ngành hàng này là yêu cầu cao về sự phù hợp với các tiêu chuẩn cao xã hội, 
truyền thống văn hoá, xu hướng thời trang... Đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm tới vấn 
đề này nhưng các hoạt động tìm hiểu thị trường thường vượt quá khả năng tài chính của 
các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như hầu hết các doanh nghiệp 
may. Hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại như: tổ chức các đoàn đi khảo sát 
thị trường, tổ chức giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài qua các hội trợ triển lãm, 
... cung cấp thông tin về thị trường cũng như các đặc điểm về kinh tế và xã hội, quy 
định, luật pháp, chính sách thương mại, chế độ ưu đãi thuế quan... cho các doanh nghiệp 
là hết sức cần thiết. 
Trong các hoạt động này, các đại diện thương vụ tại các nước nhập khẩu đóng vai 
trò quan trọng. Việt Nam đã có thương vụ tại hầu hết các nước có quan hệ song phương. 
Các đại diên thương mại có thể nắm bắt nhanh nhạy các nhu cầu diễn biế thị trường để 
thông tin kịp thờ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại diên thương mại nói chung khó 
có thể bao quát tất cag những vấn đề của từng ngành. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt 
động của trong nướcương vụ, có thể cử một số đại diện của ngành tại thương vụ tại các 
thị trường xuất khẩu quan trọng nhất: Khu vực EU, Nhật Bản và các thị trường có tiềm 
năng:Bắc Mỹ, Đông âu, SNG... 
Tiếp cận kịp thời biến động thị trường, các thay đổi về quy định pháp luật, xu 
hướng thương mại, thuế quan... của các thị trường nhập khẩu. Từ đó, định hướng cho 
hoạt động xuất khẩu. 
 Thúc đẩy sản xuất mẫu mốt, các mẫu chào hàng sẽ phong phú và sát thực tế thị 
trường. 
Giới thiệu nguyên phụ liệu: vải chất lượng cao do ta sản xuất được chưa nhiều 
nhưng cần phải thông tin, quảng cáo ,tiếp cận và giới thiệu với khách hàng. Các phụ 
liệu may đã tự sản xuất gần đủ với chất lượng cao:chỉ may, tấm bông hoá học làm áo 
lót lạnh, cúc, khoá,... cần được trưng bày tại các phòng đại diện của ngành dệt may 
Việt Nam. 
Tìm hiểu và tiếp cận với hệ thống phân phối sản phẩm dệt may của từng nước và 
giúp doanh nghiệp tiếp cận với các nhà nhập khẩu trực tiếp. 
Với thị trường EU, Việt Nam sẽ có điều kiện sử dụng tôt hơn số hạn ngạch công 
nghiệp (30% tổng hạn ngạch) bằng cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tránh bị khê 
hạn ngạch công nghiệp vào cuối năm cũng như sử dụng tốt hơn số nạn ngạch được tính 
thêm khi thực hiẹen gia công thuần tuý mà chưa được sử dụng tốt. 
Các đại diện thương mại, bên cạnh việc nghiên cứu thị trường nước ngoài, còn có 
nhiệm vụ giúp doanh nghiệp trong nước tìm hiểu, tiếp cận các đối tác nước ngoài, nâng 
cao hiệu quả việc tham gia triển lãm, hội chợ. Khi đưa sản phẩm sang giới thiệu tại các 
hội trợ triển lãm, các doanh nghiệp cần có danh mục các đối tác đã được nghiên cứu, 
chọn lọc từ trước để giới thiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng. 
-Một kinh nghiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc hay Thái 
Lan là cử nhân viên tiếp thị mang sản phẩm mẫu đi chào hàng trực tiếp với các công ty 
nhập khẩu hàng dệt may. Để có bước đi này cần có sự chuẩn bị kỹ – tìm hiểu kỹ về hệ 
thống phân phối ở các nước nhập khẩu thông pua các phòng thương mại, các đại diện 
thương mại và có một đội ngũ nhân viên tiếp thị có kinh nghiệm. Phương pháp tiếp thị 
thứ hai cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng và thuê nhân viên tiếp thị của các thị 
trường nhập khẩu dưới hình thức trả hoa hồng theo hợp đồng mà họ ký được. 
-Thành lập trung tâm thông tin ngành dệt may với các chức năng: thu nhập, phân 
tích và thông tin cho các doanh nghiệp thành viên về xu thế mới, kiểu dáng, chất lượng 
vải, thởi trang, tư liệu kỹ thuật mới và dự báo tình hình thế giới, tổ chức hội thảo định kỳ, 
xuất bản các ấn phẩm chuyên môn và các dịch vụ tư vấn khác. 
 -Khẩn trương tiến hành các bước cần thiết để tham gia vào “hệ thống thông tin 
ngành dệt may khu vưc Châu á - Thái Bình Dương” theo thoả thuận tại hội nghị hàng 
dệt may của các ước trong khu vực tháng 10/1997 và tháng 4/1998. Theo thoả thuận 
này, hiện nay đã có 7 nước và khu vực – Trung quốc, Ân Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, 
Philipin, Đài Loan và Mỹ đã tham gia vào hệ thống thông tin để hoà nhập vào mạng 
thông tin khu vực. Hệ thống này tạo khả năng truy cập nhanh, kịp thời, đầy đủ các 
thông tin về tình hình sản xuất, buôn bán, tiêu thụ, đầu tư trong nước và nước ngoài 
của các nước trong khu vực. Trong đó có các thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt 
Nam – Mỹ, Nhật Bản... các thị trường trung chuyển Đài Loan, Hàn Quốc... và các thị 
trường cạnh tranh chủ yếu – Trung quốc, Philipin.. sẽ rất hữu ích và tiết kiệm chi phí 
cho doanh nghiệp trong công tác tìm hiểu thị trường xuất khẩu. 
Kết luận 
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tát yếu khách quan. Mỗi 
doanh nghiệp khi tham gia hoạt động trên thương trường dù ở bất kỳ lĩnh vực kinh 
doanh nào đều phải chấp nhận sự cạnh tranh như một yếu tố thúc đẩy phải cố gắng hết 
sức để tồn tại phát triển. 
Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và một số chính sách khác của Nhà nước 
đã tạo điều kiện cho rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại thị trường Việt 
Nam và cũng mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đua tài. 
Chính vì vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã, đang và sẽ 
là những cuộc cạnh tranh gay gắt, ganh đua rất quyết liệt. Ngành hàng dệt may Việt 
Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. 
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đã đề ra từ nay đến năm 2010, ngành dệt may 
còn phải đối mặt với nhiều thách thức, từ những vấn đề tồn tại trong sản xuất và xuất 
khẩu của ngành đến những khó khăn của việc cạnh tranh trên thị trường thế giới. 
Việc nghiên cứu về biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 
trong nền kinh tế thị trường không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa 
thực tiễn rất lớn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cạnh tranh là một yếu tố tồn tại 
khách quan trong nền kinh tế. 
Hy vọng rằng bài viết sẽ đóng góp một phần nhỏ bé trong việc tìm ra biện pháp 
cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp nói chung và cho ngành hàng dệt may Việt 
Nam nói riêng. 
Tài liệu tham khảo 
1. Tạp chí ngoại thương, số 1-12 năm 1996,1997, 1998 
2. Tạp chí thương mại, số 1-12 năm 1996, 1997, 1998, 1999 
3. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 1-12 năm 1996, 1997, 1998, 1999 
4. Tạp chí thương nghiệp thị trường Việt Nam. Số 1-12 năm 1996, 1997,1998,1999. 
5. Niên giám thống kê 1996, 1997, 1008, Tổng cục thống kê. 
6. Thời báo kinh tế Việt Nam 
7. Luật thương mại. 
8. MM Cormark – Bí quyết thành công trên thương trường, Nxb Thống kê, 1994. 
9. Michael E.Porter- Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật, 1996 
10. John Shaw - Chiến lược thị trường, NXB Thế giới 1995 
11. Chính sách thương mại và cạnh tranh 
12. Đào DuyHuân - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị 
trường, NXB Thống kê, 1996 
13. Hà Bội Đức – Mưu lược cạnh tranh thương mại, NXB Khoa học kỹ thuật 1995 
14. Philip Kotler – Marketing cơ bản, NXB Thông kê, 1994 
 mục lục 
Lời mở đầu ................................................................................................................... 1 
Chương I: vai trò và đặc điểm của ngành 
dệt may Việt Nam ................................................................................... 4 
I. Vai trò. 4 
II. Đặc điểm ...................................................................................................................................... 5 
Chương II: Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam .......................................... 8 
I. Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam ......................................................................... 8 
1. Về sản lượng. ................................................................................................... 9 
2. Đầu tư nước ngoài : ........................................................................................ 9 
3. Về thiết bị ....................................................................................................... 11 
4. Về lương ........................................................................................................ 12 
5. Về năng suất: ................................................................................................. 13 
II. Thực trạng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu: ........................................................... 14 
III. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh 
của ngành dệt may Việt Nam .............................................................................................. 20 
1. Triển vọng, khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam ............... 20 
2. Những vấn đề tồn tại ..................................................................................... 25 
Chương III: một số biện pháp nâng cao khả năng 
cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam 
trên thị trường thế giới ....................................................................... 33 
I. Một số biện pháp chung ........................................................................................................ 33 
1. Đầu tư phát triển ........................................................................................... 34 
2. Chính sách về thị trường xuất khẩu ............................................................ 34 
3. Về nguyên liệu và phát triển sản phẩm ........................................................ 35 
4. Về phát triển khoa học, kỹ thuật, và chuyển giao công nghệ. .................... 36 
II. Phương hướng và biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh................................... 38 
 1. Phương hướng .............................................................................................. 38 
2. Biện pháp ....................................................................................................... 39 
2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các loại sản phẩm- 
biện pháp có tính chiến lược. .................................................................. 39 
2.2. Thiết lập chính sách giá cả thích hợp ............................................... 41 
2.3. Nâng cao uy tín đối với khách hàng. ................................................ 41 
2.4. Các giả pháp về mở rộng thị trường................................................ 43 
Kết luận ................................................................................................................. 46 
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 47 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_mot_so_bien_phap_thuc_day_xuat_khau_hang_det_may_vi.pdf
Ebook liên quan