Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật – 1996

Tóm tắt Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật – 1996: ...định việc trình dự án luật ra Quốc hội, trình dự án pháp lệnh ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Trong trường hợp chưa trình được dự án luật, dự án pháp lệnh theo chương trình, thì phải kịp thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội và nêu rõ lý do; 2- Đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự án pháp l...uốc hội và một số chuyên gia để chỉnh lý dự án; đ) Quốc hội thông qua dự án luật bằng cách biểu quyết từng điều, từng chương, nghe đọc toàn văn, sau đó biểu quyết toàn bộ hoặc nghe đọc toàn văn rồi biểu quyết toàn bộ dự án một lần. Dự án luật được thông qua khi quá nửa tổng số đại biểu Quố...a Luật này, thì Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo. Điều 61. Soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định Trong việc soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định, Ban soạn thảo phải tiến hành các công việc sau đây: 1- Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm phá...

pdf59 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật – 1996, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và căn cứ vào yêu 
cầu quản lý nhà nước, Chính phủ quyết định chương trình xây dựng nghị quyết, 
nghị định ba tháng, sáu tháng và hàng năm của Chính phủ theo sáng kiến của mình 
và đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan, 
tổ chức, cá nhân hữu quan. 
Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ điều chỉnh chương trình xây dựng nghị 
quyết, nghị định. 
Điều 60. Thành lập Ban soạn thảo nghị quyết, nghị định 
1- Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết, nghị định. 
Cơ quan chủ trì soạn thảo sau khi thoả thuận với các Bộ, ngành hữu quan thành 
lập Ban soạn thảo. 
2- Đối với nghị định quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 của Luật này, thì Chính 
phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo. 
Điều 61. Soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định 
Trong việc soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định, Ban soạn thảo phải tiến hành 
các công việc sau đây: 
1- Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật 
hiện hành có liên quan; 
2- Tổ chức nghiên cứu, xây dựng dự thảo; 
3- Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan; tập hợp ý kiến và chỉnh lý 
dự thảo; 
4- Chuẩn bị tờ trình cùng với dự thảo và các tài liệu cần thiết khác để trình Chính 
phủ. 
Điều 62. Tham gia ý kiến xây dựng dự thảo nghị quyết, nghị định 
Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, nghị định, cơ quan soạn 
thảo gửi dự thảo tới Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên 
đoàn lao động Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 
cơ quan, tổ chức hữu quan, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố 
trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) để tham gia ý kiến. 
Điều 63. Thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định 
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự thảo nghị quyết, nghị định trước khi 
trình Chính phủ để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của 
văn bản trong hệ thống pháp luật. 
Chậm nhất là hai mươi ngày, trước ngày Chính phủ họp, cơ quan soạn thảo gửi dự 
thảo nghị quyết, nghị định và các tài liệu liên quan đến Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp 
có trách nhiệm chuẩn bị ý kiến thẩm định bằng văn bản và gửi văn bản thẩm định 
đến Chính phủ chậm nhất là năm ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp của Chính 
phủ. 
Điều 64. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, nghị định 
1- Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, nghị định Chính phủ có 
thể xem xét dự thảo nghị quyết, nghị định tại một hoặc nhiều phiên họp của Chính 
phủ; 
2- Tại phiên họp của Chính phủ, đại diện cơ quan soạn thảo, thuyết trình về dự 
thảo; Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày ý kiến thẩm định dự thảo; đại diện cơ quan, 
tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến; 
3- Các thành viên của Chính phủ thảo luận; 
4- Dự thảo nghị quyết, nghị định được Chính phủ thông qua khi quá nửa tổng số 
thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành; 
5- Thủ tướng Chính phủ ký nghị quyết, nghị định; 
6- Trong trường hợp dự thảo nghị quyết, nghị định chưa được thông qua, Chính 
phủ cho ý kiến về những vấn đề cần phải chỉnh lý và định thời hạn trình lại dự 
thảo. 
Điều 65. Soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ 
1- Dự thảo quyết định, chỉ thị do Thủ tướng giao và chỉ đạo cơ quan soạn thảo. 
2- Cơ quan được giao soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo. 
3- Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, cơ quan soạn 
thảo gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ 
tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. 
4- Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản về dự thảo quyết 
định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. 
5- Cơ quan soạn thảo chỉnh lý dự thảo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về ý kiến 
của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. 
6- Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký quyết định, chỉ thị. 
Điều 66. Soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ 
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ 
1- Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang 
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giao và chỉ đạo đơn vị trực thuộc soạn 
thảo. 
2- Đơn vị được giao soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng dự thảo. 
3- Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư, dự thảo 
được gửi để lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. 
4- Đơn vị được giao soạn thảo chỉnh lý dự thảo, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ 
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị, 
thông tư và ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. 
5- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ 
xem xét, ký quyết định, chỉ thị, thông tư. 
Chương VI 
văn bản quy phạm pháp luật 
của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát 
nhân dân tối cao 
Điều 67. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để 
hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử. 
Điều 68. Soạn thảo, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân 
dân tối cao 
1- Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chánh 
án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo. 
2-Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, Chánh án Tòa án nhân 
dân tối cao quyết định gửi lấy ý kiến Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, 
Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu 
quan. 
3- Dự thảo nghị quyết được thảo luận tại phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa 
án nhân dân tối cao, có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối 
cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 
4- Dự thảo nghị quyết được thông qua khi quá nửa tổng số thành viên của Hội 
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành. 
Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư 
pháp không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối 
cao, thì có quyền báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội để Uỷ ban thường vụ Quốc 
hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp gần nhất. 
5. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa 
án nhân dân tối cao. 
Điều 69. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối 
cao 
Quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy 
định các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm 
sát nhân dân các cấp; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện 
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 
Điều 70. Soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện 
kiểm sát nhân dân tối cao 
1- Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối 
cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo. 
2- Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân 
tối cao được Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao thảo luận và cho ý 
kiến. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư, Viện 
trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo quyết định, chỉ thị, 
thông tư để lấy ý kiến của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát 
nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu 
quan. 
3- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký quyết định, chỉ thị, thông tư. 
Chương VII 
Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch 
Điều 71. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ 
quan thuộc Chính phủ 
Thông tư liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được 
ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị 
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị 
quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có 
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. 
Điều 72. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa Toà án nhân dân tối cao với 
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân 
dân tối cao với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 
Thông tư liên tịch giữa Toà án nhân dân tối cao với Viện kiểm sát nhân dân tối 
cao; thông tư liên tịch giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với 
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để hướng 
dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề 
khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. 
Điều 73. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm 
quyền với tổ chức chính trị - xã hội 
Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan 
trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành 
những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia 
quản lý nhà nước. 
Điều 74. Soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch 
1- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên tịch do cơ quan nhà nước, tổ chức 
chính trị - xã hội hữu quan thoả thuận, phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn 
thảo. 
2- Cơ quan, tổ chức được phân công chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức xây 
dựng dự thảo văn bản và lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan. 
Đối với dự thảo thông tư liên tịch giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc 
Chính phủ với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải được 
lấy ý kiến các thành viên Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thành 
viên Uỷ ban Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 
Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tập hợp ý kiến và chỉnh lý dự 
thảo. 
3- Thủ trưởng cơ quan, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cùng ký nghị 
quyết, thông tư liên tịch. 
Chương VIII 
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật 
và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật 
Điều 75. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật 
1- Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ 
Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp 
văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác. 
2- Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng 
Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác. 
3- Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, 
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng 
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 
và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ 
ngày ký văn bản hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó. 
Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy 
định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định 
ngày có hiệu lực sớm hơn. 
Điều 76. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật 
1- Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới 
được quy định hiệu lực trở về trước. 
2- Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây: 
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện 
hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; 
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn. 
Điều 77. Những trường hợp ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật 
1- Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ thi hành, thì ngưng hiệu lực cho đến 
khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc : 
a) Không bị huỷ bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực ; 
b) Bị huỷ bỏ thì văn bản hết hiệu lực. 
2- Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực 
của văn bản phải quy định rõ tại quyết định đình chỉ thi hành, quyết định xử lý của 
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
3- Quyết định đình chỉ, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan 
nhà nước có thẩm quyền phải được đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện 
thông tin đại chúng. 
Điều 78. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực 
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường 
hợp sau đây: 
1- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; 
2- Được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn 
bản đó; 
3- Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 
4- Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng 
đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ 
hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật 
mới. 
Điều 79. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng 
1- Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực 
trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, công dân 
Việt Nam, trừ trường hợp văn bản có quy định khác. 
2- Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân có hiệu 
lực trong phạm vi địa phương. 
3- Văn bản quy phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người 
nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước 
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định 
khác. 
Điều 80. áp dụng văn bản quy phạm pháp luật 
1- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. Văn bản 
quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản 
đó đang có hiệu lực. 
Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy 
định đó. 
2- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về 
cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. 
3- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng 
một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn 
bản được ban hành sau. 
4- Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm 
pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước 
ngày văn bản có hiệu lực, thì áp dụng văn bản mới. 
Chương ix 
giám sát, kiểm tra, kiểm sát và xử lý văn bản 
trái pháp luật 
Điều 81. Quốc hội giám sát, xử lý văn bản trái pháp luật 
1- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với văn bản quy phạm pháp luật 
của các các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Chương II của Luật này. 
2- Theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng dân 
tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát 
nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, đại biểu 
Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ luật, nghị 
quyết của Quốc hội trái Hiến pháp; xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn 
bộ văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, 
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân 
dân tối cao trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. 
Điều 82. Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát, xử lý văn bản trái pháp luật 
1- Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với văn bản quy 
phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của 
mình. 
2- Theo đề nghị của Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, 
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ 
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vụ 
Quốc hội xem xét, quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn 
bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân 
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc 
hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó; 
xem xét, quyết định huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật 
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát 
nhân dân tối cao trái pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; xem 
xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết sai trái của Hội đồng 
nhân dân cấp tỉnh. 
Điều 83. Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật 
1- Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, 
cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. 
2- Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành 
một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ 
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh 
trái Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp 
trên; xem xét, quyết định đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của 
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp 
luật của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội 
bãi bỏ. 
Điều 84. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc 
Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật. 
1- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ 
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan 
thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về những nội 
dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. 
2- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ 
quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan 
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã ban hành văn bản trái với văn 
bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một 
phần hoặc toàn bộ văn bản đó; nếu kiến nghị đó không được chấp nhận thì trình 
Thủ tướng Chính phủ quyết định; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ 
việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản quy 
phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính 
phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính 
phủ về ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phụ 
trách ; đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng chính phủ bãi bỏ quyết định, 
chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản quy phạm pháp luật về 
ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; nếu Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không nhất trí 
với quyết định đình chỉ thi hành, thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến 
nghị với Thủ tướng Chính phủ. 
Điều 85. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với văn bản 
quy phạm pháp luật. 
Viện kiểm sát nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát 
việc tuân theo pháp luật đối với văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ 
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân 
dân, Uỷ ban nhân dân nhằm bảo đảm các văn bản đó không trái pháp luật. 
Thủ trưởng cơ quan nhà nước nhận được kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân 
có trách nhiệm trả lời kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận 
được kháng nghị. 
Chương X 
Điều khoản thi hành 
Điều 86. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 
Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do ngân sách nhà nước cấp. 
Điều 87. Hiệu lực thi hành 
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. 
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước về Quy chế xây dựng luật và pháp lệnh ngày 6 
tháng 8 năm 1988 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. 
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ 
họp thứ 10 thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996. 

File đính kèm:

  • pdfluat_ban_hanh_van_ban_quy_pham_phap_luat_1996.pdf