Minh triết phương Đông và triết học phương Tây hay thể tạng khác của triết học
Tóm tắt Minh triết phương Đông và triết học phương Tây hay thể tạng khác của triết học: ...cho biết Thầy đã làm thế nào để chỉ ra cho anh ta biết được đạo: “Thầy ta mà từng tự dẫn dụ người một cách khéo léo. Ngài dùng văn học mà mở mang tri thức của ta, đem lễ tiết mà ước thúc than tâm ta.”1 ”Dẫn dụ người một cách khéo léo”: cần có một sự cuộn mở ra như để cho cây mọc lên; và “văn...mở đầu bài thơ của Parménide, cũng tức là ở khởi nguyên của triết học, con đường “phong phú những phát lộ thần khải” là con đường đưa ta đến với vị nữ thần sẽ chỉ ra cho ta chân lý “về cái toàn thể”, chân lý của Bản thể; tránh xa các lối hẹp sáo mòn của dư luận, nó đưa ta “đến ánh sáng”. Trong... đến mức tan rã mất đi: “với/do cái ấy - tùy theo - tích tụ (dĩ thị tương uẩn)” (tích lại - chứa đựng - che giấu - dự trữ : như một hầm hay một vỉa mỏ). Tôi hiểu, nhưng đã bằng cách làm cứng ý nghĩa lại: vì bậc minh triết là tùy nghi đối với nó, nên 99 tất cả các vật là hoàn toàn “vốn vậy”,...
là một trong những văn bản lớn nhất của tư tưởng Trung Hoa, và chúng ta đã đọc gần như trọn vẹn, chỉ riêng đoạn này, thú thật, là đáng thất vọng. Vì, dưới cái phép chơi nó tổ chức, một lần nữa, nhằm làm thất bại tư duy và, khiến nó dao động liên miên giữa các giả thuyết đối nghịch, đẩy bật nó ra khỏi cái lôgích theo thế đôi ngã của nó, lần này ta nhận ra một nỗ lực chối từ cay độc hơn. Lối chơi, lần này, cố tình cùng kiệt, hơi quá dai dẳng: cứ như phải chặn đứng từ tất cả các bên cái mà sự khám phá sẽ khiến cho tư duy của nó lâm nguy. Đặc biệt: khả năng tiến lên bằng một đối thoại trong đó ta làm cho người khác nhìn thấy, và ngược lại, và do đó, đưa ta ra khỏi cái chật hẹp và thiên vị của các quan điểm: cả sự đóng góp của một người thứ ba làm trọng tài hay người phán xét, sự trung gian hòa giải của anh ta cho phép phá vỡ tính chuyên nhất của các quan điểm đối chất; nhất là, không phải dò tìm mà là xây dựng, cùng nhau, một cái không còn là một sự thính đáng nhất thời, mà vượt qua được tình thế, trở thành chân lý. 4. “Socrate” (cái mà ông là biểu tượng) khá nhập nhằng. Không phải bởi vì ông mỉa mai, hay bởi vì ông trông ông bên ngoài thì xấu mà bên trong thì thật đẹp, mà chính xác là vì ông đứng ngay ở ngã rẽ giữa minh triết và triết học. Hay thậm chí chính ông đã tạo nên cái ngã rẽ ấy? - cái khiến ông thật đáng lo ngại (và do vậy 134 Nietzche đã tố cáo ông). Bởi trong ông, ít ra là như Platon đã dựng lên hình ảnh của ông, ta thấy triết học phân ly khỏi minh triết và, dấn thân vào một lối đi tự trị, tư biện, xây dựng một bố cục các “yếu tính” hay “tư tưởng” - ngay cả nếu đấy còn chưa phải là các “tư tưởng” - mà tư duy không còn trở lại đó nữa; dưới bề ngoài minh triết, và hiền từ, ông đã đẫy nó vào một cuộc phiêu lưu không có lối ra: cuộc phiêu lưu của triết học. Dưới cái hình ảnh dân gian mà người ta gán cho ông, hay ông tự gán cho mình để làm cho người ta yên tâm, Socrate là người vô tư, dửng dưng, ông không quan tâm đến những hiểu biết không thể có được để chỉ gắn mình với những tiến bộ cá nhân - chính ông, đem ra thực hành; nhưng cũng chính ông là người được triết học phong cho cái công đã thiết lập nên một cái logos sáng lập (x. Aristote), hiến dâng cho việc đi tìm một cái vật tự-nó và qua con đường của đối thoại để khám phá ra chân lý. Là bậc minh triết, Socrate không hề sợ cái chết mà người ta đã kết tội ông; là nhà triết học, ông đã trải qua ngày cuối cùng của đời mình để tranh luận với các bạn ông về cơ may của sự bất tử. Song, người ta không cho rằng vì ông tin chắc ở sự bất tử của linh hồn nên ông đã dửng dưng trước cái chết - hai cái ấy không thông liên với nhau, ta đã biết vậy, và Platon không tìm cách làm cho người ta tin sai ở điều đó: các “tư tưởng” không thể có một quyền lực đến vậy đối với cuộc sống. Ngược lại, Socrate luôn tin ở diễn từ, và chính ở ông đối thoại đã khiến cho tranh luận trở thành tích cực. Và chính là trong cái khoảnh khắc cuối cùng ấy, và trên một trong những vấn đề vượt ra khỏi sự suy luận một cách công khai nhất, thậm chí ra khỏi mọi kết luận, ta đã biết trước điều đó, luôn luôn và vẫn còn là có thể tranh cãi, mà ông đã phòng cho ta cái thói ghét lập luận. Bài biện hộ của ông ủng hộ một sự tranh luận có lý lẽ chơi khăm chính xác vào các phê phán của nhà tư tưởng Lão học. Ông xác nhận rằng, cũng giống như sau khi đã mất hết lòng tin ở người mà ta kính trọng, và cứ như thế nhiều lần, va chạm mãi, cuối cùng ta đi đến chỗ “ghét bỏ tất cả những gì là con người” và trở thành “kẻ ghét người”, thì cũng vậy những người suốt đời chuyên lý lẽ ủng hộ và chống lại, cuối cùng đã ngỡ rằng, “trở thành minh triết hơn”, họ là những người duy nhất nhận ra rằng trong các sự vật cũng như trong các biện luận, chẳng có gì là “lành mạnh” cũng chẳng có gì là “chắc chắn: khi ấy ta đi đến chỗ ghét các biện luận cũng như nghi ngờ mọi tranh luận (Phédon, 89-91); hoặc, nếu người ta có cầu viện đến nó, thì không phải là vì theo chân lý, mà là để làm cho quan điểm của mình được thắng. Ngược lại Socrate nói: “Anh có cảm giác là tôi đúng, vậy thì hãy đồng ý với tôi: còn nếu không phải thế, thì hãy vận tất cả các lý lẽ của anh để chống lại tôi.” Tóm lại, ông nói với những người phản đối ông, “nên bận lòng ít thôi về Socrate, mà nhiều hơn về chân lý”. Tiếp tục cuộc đối thoại (cũng như thay đổi người đối thoại): - “Tôi không chỉ tranh luận để “làm cho người khác nhìn thấy”, mà còn để nhìn thấy như người khác đã nhìn thấy, Socrate sẽ trả lời nhà tư tưởng Lão học (Socrate chơi lối ngây thơ). Bởi, nếu trong thực tế, tôi đồng ý với anh rằng mỗi người đều phụ thuộc vào hành trình của mình và bị cột lại trong tư duy của mình, thì “các tư tưởng”, chúng lại thông liên với nhau: đối thoại1, do cái nó đặt cùng chung với nhau và cứ vậy mà xúc tiến, là cái trái ngược lại của tranh luận-chia tách. Socrate chắc chắn sẽ nói tiếp, điều đáng kể 1 Đối thoại: dialogue. Tác giả cắt đôi từ này ra thành dia = đối nhau và logue (logos) = lời nói. 135 không phải là, trong khi “trao đổi” các ý kiến, mỗi người có thể thoát ra được khỏi sự thiên vị của mình, mà là bằng cách đối thoại với người khác, ta khai thông ra trong mỗi chúng ta, và điều đó là do mối quan hệ được thiết lập giữa chúng ta, một khả năng tán đồng tự do. Chính nó là cái được thử thách của tranh luận làm bật lên, chân lý do đó mà nảy sinh (chứ không phải trên sự vĩnh cửu hóa bừa một “thích đáng” bất kỳ nào): từ nó trở nên có hiệu lực cái lao động của tư duy ấy mà ta gọi là triết học. “Hãy cùng nhau xem xét” (suskopein), không còn có bậc thầy và đồ đệ: cái mà cả hai chúng ta, anh và tôi, đều đồng ý, đấy là cái chúng ta sẽ nói là đúng. Vì vậy, để tự tôi đạt được đến khái niệm về cái đúng, tôi phụ thuộc vào một cái Tôi Khác, và sự phụ thuộc ấy là sinh lợi. Mục đích của tranh luận không phải là “thắng” - anh hay tôi, cũng mặc - nhưng từ cuộc tranh luận này rút ra được một niềm tin chắc1, có thể được chia xẻ không phân biệt: cái cum2 của niềm tin chắc ấy đáp lại cái dia3 của đối thoại, dù là ta đối thoại với người khác hay ta đối thoại với chính ta (bằng im lặng “suy nghĩ”). - Tôi sẽ sẵn sàng kết luận rằng đóng góp của Hy Lạp là đã làm sáng tỏ tính chất quyết định của sự đồng thuận tự do ấy. Không phải là Trung Hoa không biết đến cái đó (x. đặc biệt Tuân Tử, ở trên, tr. 62), nhưng họ đã không đề cao và khai thác nó; và bậc Minh triết của nó, có đầu óc rất “mở”, đã đóng lại với nó một cách thật đáng ngạc nhiên. Câu hỏi tôi vẫn không ngừng đeo đuổi, nói lại theo cách này, là “biện chứng” đã sinh ra từ đâu: cái biện chứng mà chúng ta đã nắm lấy lúc khởi đầu của nó, như là phương pháp đối thoại để cùng nhau nghiên cứu, bằng câu hỏi và trả lời, và từ đó, bằng tự biến hóa, đã không ngừng dắt dẫn và đem lại hy vọng cho triết học. Bởi sự phát minh “của Socrate” này, vốn hoà làm một với lịch sử tư tưởng của chúng ta sâu sắc đến mức ta không còn nhìn thấy nó nữa, hiện lên trở lại trong tất cả độ kịch liệt của nó khi được nhìn từ phía Trung Hoa; Trung Hoa khiến chúng ta tự ngạc nhiên về sự kiện đó: đối-thoại (dia-loguer)4 (và không phải là lời biện hộ khó nhọc nhằm bênh vực cái lý tưởng khổ hạnh nó là hệ trọng trong Phédon, mà đúng là niềm tin ở một lời nói vừa mạo hiểm vừa được chia xẻ: cái đối thoại ấy là một đối thoại về sự “mạo hiểm”, kindunos5, và sự bình đẳng giữa Bạn bè). Giữa các nhà Khổng học và các nhà Mặc học, bên này chống lại bên kia, trái lại, nhà tư tưởng Lão học không thực hiện biện chứng - ông không nghĩ đến việc ấy: ông không xem xét các lập trường đối nghịch, ông không đứng về một bên nào cả mà cũng không cố vượt qua sự đối lập của họ bằng cách “làm sáng tỏ” tư tưởng riêng của ông (“... cho đến khi cái cách suy nghĩ của riêng anh”, sau khi anh đã “nếm” lần lượt hết các cách của những người khác, được “làm cho sáng tỏ bằng nỗ lực chung của chúng ta”, Socrate đã nói với Théétète như vậy, 157d); nhưng, trong sự đối lập của các quan điểm, ông quyết định ngay luôn phải xóa bỏ tranh luận: không phải là không một lập trường nào có thể đứng vững (như nhà hoài nghi chủ nghĩa vẫn nghĩ khi quyết định một sự chối từ phổ 1 Niềm tin chắc: conviction. Tác giả cũng cắt đôi từ này ra thành con = cùng nhau; và viction (do động từ vaincre =thắng) = cùng thắng. 2 Tiếng La-tinh = cùng với, cùng nhau 3 Tiếng La-tinh = đối nhau 4 Xem chú thích trang 123 5 Tiếng La-tinh = sự nguy hiểm 136 cập), mà bởi vì mọi sự đứng về một lập trường, bằng cách tách riêng ra, bằng cách đối mặt, đã đủ để “che khuất”. 5. Lại trở lại với chúng ta câu hỏi, vẫn đau nhói suốt công trình này: ta có thể tư duy mà không đứng về một lập trường nào không? Bằng nghệ thuật biến dị thoát ra khỏi sự xác định một ý nghĩa (ý nghĩa cứng nhắc, ý nghĩa cưỡng ép), các nhà tư tưởng Trung Hoa không chỉ dừng lại ở chỗ làm thế nào có thể được như vậy, họ còn lấy đó làm cái “đạo” của minh triết. Không vì thế mà không cho thấy cái giá phải trả cho điều đó. Cái giá chính trị, mà người ta đã minh xác trong Lịch sử : bằng cách, như nhà tư tưởng Lão học đã làm, coi mọi lập trường, do sự chia cắt mà nó thực hiện, làm mất đi cái bình diện ngang bằng của các sự vật; cũng như bằng cách, noi gương nhà tư tưởng Khổng học, luôn giữ lấy vị trí “trung dung” để khớp hợp với cái “có thể”, vào từng “thời”, và không tự đóng chặt mình lại ở bất cứ một phía nào, bậc minh triết Trung Hoa tự tước mất đi mọi khả năng kháng cự. Ông luôn phục tùng quyền lực, ông đã sống tùy theo, quả vậy - nhưng cũng là tùy theo vị chúa. Như, ở một chương tiếp sau (“Giữa người với người”, “Nhân gian thế”, rất tiêu biểu về mặt này), nhà tư tưởng Lão học để cho Khổng Tử, đối thủ lớn của ông, nói rằng “vẻ bên ngoài phải cúi mình” trước các vương công trong khi “trong lòng lại phê phán họ": nhưng cái trò giữ thăng bằng thật nguy hiểm: “bởi kẻ nào đã chịu quy phục thì sẽ không còn dừng lại được nữa”, và, nếu không “ngươi tất sẽ chết trong hay họ”1. Tôi có cần phải, bằng lối đối ngược lại, mà nói thêm rằng chính vì nhận lấy một lập trường, như nhà triết học đã dạy ta, mà người trí thức châu Âu (mà “nhà nho” Trung Quốc đã không thể trở thành được) đã được hình thành, mà ông đã vượt qua được, đi đến chỗ thiết lập được - áp đặt được - các điều kiện của một cuộc tranh luận? Ta biết điều ấy, nhưng ở Trung Quốc càng có thể thấy rõ điều ấy hơn: triết học đã sinh ra từ thành quốc và sau đó đã làm tan rã nó; trong khi, cứ còn mãi là một tư duy tự nhiên, minh triết về căn bản là phi chính trị (và đấy chính là thất bại của tư duy Trung Hoa - mà các hệ quả vẫn còn thấy cho đến tận ngày nay - thậm chí trong khi nó vẫn không ngừng quan tâm đến quyền lực: nó đã không tháo bật ra nhà chính trị). Triết học có một vấn đề với minh triết, tôi đã nhận xét như vậy lúc mở đầu; minh triết phơi bày ra một vấn đề như vậy trước mặt triết học. Đến một ngày nào đó chúng có thể không còn phân tách với nhau nữa chăng? Tôi thì tôi tin hơn rằng, đối mặt với chủ nghĩa theo thời của minh triết, mọi triết học về nguyên tắc đều mang tính cách mạng - bằng sự cắt đứt nó đã thực hiện với “cái tự nhiên” - ngay cả khi nó không phải là như vậy, thậm chí khẳng định cái ngược lại, trong các lựa chọn về ý thức hệ của chúng. Và nếu nhà triết học kêu gọi sự tán đồng của người khác để biết 1 Đúng ra đoạn này, trong Nam Hoa Kinh (chương Nhân gian thế) nguyên văn như sau: ... Dù mi không khuyên bảo, các Vương, Công sẽ lấn người mà dua lấy phần được. Mi mắt sẽ vì họ mù quáng! Mặt sẽ cùng họ vui gượng! Miệng sẽ nhân họ luống cuống! Bề ngoài sẽ với họ cùng hình dạng! Trong lòng có lẽ cũng phải tán thưởng. ... Chiều trước sẽ đến vô cùng. Mi có lẽ sẽ nói nhiều ngay lúc chưa được tin, thì tất sẽ chết trước mắt kẻ tàn bạo... (Nhượng Tống dịch) 137 rằng điều mình nghĩ là đúng (và biết rằng là đúng không phải là “cố chắc là”), nếu ông ta cần thuyết phục, cần biện luận và, trước hết, đơn giản là cần nói, làm sao có thể không thấy rằng sự “phụ thuộc” ấy là mang tính giải phóng - chính là cái tính giải phóng ấy mà nhà tư tưởng Lão học đã từ chối, bởi nó ngăn cản? Thậm chí, không chỉ vì nó là đối mặt, mà còn vì nó là thiên vị, bằng hiệu quả của cái trống không, và của cái thiếu, mà nó có thể thực hiện (bằng cái nó bắt đầu bỏ rơi), tóm lại, bằng sự bất đồng đều do nó tổ chức nên, mà lời nói của nhà triết học mang tính giải phóng: Socrate trả lời nhà minh triết Trung Hoa: “Ông có thật tin rằng nhà triết học tranh luận là để “chỉ ra” cho người khác và áp đặt quan điểm của mình lên họ, hay là triết học, bằng cách gấp đi rồi lại gấp lại không ngừng, sẽ tự hạn chế mình lại trong cái có thể tranh luận, hay vì nó thích thú muốn xé rách thực tại? Hãy nhìn xem chính các chỗ bị xé rách ra đó - chúng chẳng bao giờ dứt - mỗi lần lại mở ra một kẽ hở mới trên cái chưa được tư duy.” Sai lầm của chúng ta, hay sự điên rồ của chúng ta, Socrate nói thêm một cách vui vẻ, là ở chỗ, coi tư duy là một điều mạo hiểm, chúng ta đã thực sự quyết định lao vào cuộc phiêu lưu đó. Toàn bộ cuộc dàn dựng này nhằm trao phong cho minh triết sự vững chắc khả dĩ của nó, cũng như cuộc đi xuyên qua các quy chiếu xa xôi, nắm lấy ở tận hai bờ bến tận cùng của tư duy này, ở Trung Hoa và ở Hy Lạp, về căn bản không có mục đích nào khác hơn là để khiến cho chúng ta hiểu lại những công thức phẳng lì, các công thức thông thường nhất, mà chúng ta vẫn phát biểu - mà “chúng ta” có phát biểu chúng thật không? -, mà chúng ta vẫn dùng, hay đúng hơn cứ thế mà dùng, nhân thể, mà chẳng hề nghĩ đến chúng. Chúng không "bứt vượt" lên, cũng chẳng phát minh bất cứ điều gì, chúng không thuộc về bất cứ ai. Bởi chúng không ý niệm hóa thành tư tưởng, cũng chẳng có sự vững chắc của các cách ngôn hay tục ngữ. Còn sáo mòn hơn cả các điều sáo mòn. Nhưng, chính do đó, chúng khiến ta nhận ra, mấp mé mọi khái niệm, một nền tảng nào đó - trung tính - của tư duy: và như vậy có thể nói lên, hay đúng hơn có thể để cho biến thông, cái mà triết học đã không quan niệm. 138 Cái này trong và cái kia Tính đến các nghi ngẫu Nắm lấy các sự vật như chúng đến Cái ấy đến Phải có tất cả để làm nên một thế giới Để cho tâm trí mở Phải cảm thông Xem xét lại mọi điều 139 Chẳng bỏ rơi bất cứ điều gì Tương đối hoá Vậy là được Xin miễn bàn1 I.......................................................................................................................................................................... 7 I...................................................................................................................................................................... 8 Không đưa ra trước điều gì............................................................................................................................ 8 II .................................................................................................................................................................. 12 Vô ý, Vô ngã................................................................................................................................................ 12 III ................................................................................................................................................................. 18 Trung dung là ở chỗ các thái cực có khả tính ngang nhau .......................................................................... 18 V .................................................................................................................................................................. 24 Phơi bày và ẩn khuất ................................................................................................................................... 24 V .................................................................................................................................................................. 33 ẩn khuất vì tù mù - ẩn khuất vì hiển nhiên .................................................................................................. 33 VI................................................................................................................................................................. 40 Cái phi-khách thể của minh triết.................................................................................................................. 40 VII ............................................................................................................................................................... 48 Minh triết không chựng lại trong thời thơ ấu của triết học.......................................................................... 48 VIII .............................................................................................................................................................. 56 Có nên chú mục vào chân lý?...................................................................................................................... 56 II ...................................................................................................................................................................... 75 I.....................................................................................................................Error! Bookmark not defined. 1 Câu này được viết bằng tiếng Anh: No comment 140 Minh triết biến mất dưới sự xé lẻ của các quan điểm.................................................................................. 75 II .................................................................................................................................................................. 81 Không là “cái khác” cũng không là “chính nó”........................................................................................... 81 III ................................................................................................................................................................. 86 Tự nó vốn vậy.............................................................................................................................................. 86 IV................................................................................................................................................................. 93 Phi lập trường : sự tùy nghi ......................................................................................................................... 93 V ................................................................................................................................................................ 103 Không tương đối luận................................................................................................................................ 103 VI............................................................................................................................................................... 111 Không hoài nghi chủ nghĩa........................................................................................................................ 111 VII ............................................................................................................................................................. 120 Nói ra một ý nghĩa - cho cái nội giới biến thông....................................................................................... 120 VIII ............................................................................................................................................................ 129 Làm sao có thể tranh luận mà không biết đến thực chất của tranh luận? .................................................. 129 Chú ý: ở các trang 9, 18, 19 xin điền vào những chỗ có bốn chữ X màu đỏ (XXXX) hình quẻ càn gồm sau vạch liền, như trên đây.
File đính kèm:
- minh_triet_phuong_dong_va_triet_hoc_phuong_tay_hay_the_tang.pdf