Một số bài viết về Truyện Kiều và Nguyễn Du
Tóm tắt Một số bài viết về Truyện Kiều và Nguyễn Du: .... Nguyễn Du nhấn mạnh đến ý này nhiều lần mà trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không có. “Ở lòng người mà ra”, Nguyễn Du muốn nói cụ thể rõ ràng về việc Kiều tự gây ra khổ nạn cho đời mình trong những lần Kiều nương cửa Phật. Lần đầu... “lòng rẻ rúng” vẫn là một khả năng tiềm tàng trong con người ở thành phần thống trị. Vì thế mà trước anh chàng giàu sang kia, Kiều đã tự thấy mình ở cương vị nhân dân, và bảo vệ cái tư thế của con nhà thường dân, “Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ ph...đối lập với nội dung chân chính của Truyện Kiều. Mâu thuẫn giữa lý tính phong kiến và cảm hứng phản phong trong con người nghệ sĩ phản ánh mâu thuẫn sâu sắc trong chế độ phong kiến suy đồi giữa giai cấp thống trị và nhân dân đấu tranh. Nguyễn Du xuất tha...
Trích Đoạn Tiêu Biểu," tác giả Đỗ Quang Vinh đã trích dẫn 12 đoạn thơ rất tiêu biểu trong Truyện Kiều với các tiêu đề: "Hai Chị Em Kiều," " Kiều Viếng Mộ Đạm Tiên," "Kim Kiều trong Buổi Sơ Ngộ Ngày Hội Đạp Thanh," "Kiều Ngắm Trăng Xuân," "Kiều Tấu Đàn Cho Kim Trọng Nghe Lần Đầu Tiên," " Kim Trọng Từ Biệt Thúy Kiều Trước Khi Lên Đường Về Liêu Dương," "Kiều Nhớ Nhà khi Ở Lầu Ngưng Bích," "Từ Hải," "Kiều Nhớ Nhà khi Lấy Từ Hải," "Nghệ Thuật của Nguyễn Du Qua Vụ Thúy Kiều Xử Án Hoạn Thư," "Kim Trọng Trở Về Vườn Thúy," và "Kiều Tấu Đàn Cho Kim Trọng khi Tái Ngộ." Trong mỗi đoạn thơ này, tác giả Đỗ Quang Vinh đều diễn giải và bình luận về ình thức và nội dung một cách rất công phu và trác tuyệt, nhất là về bút thuật của Nguyễn Du liên quan tới nghệ thuật diễn tả tình cảm và tâm lý nhân vật; nghệ thuật miêu tả, tả người, tả cảnh; tài thẩm âm (tài diễn tả tiếng đàn); và cách gieo vần cấu tứ. D. Trong "Phần II: Tổng Luận," tác giả Đỗ Quang Vinh đề cập tới các đề mục sau: "Tiếng Đàn Kiều Qua Tài Thẩm Âm của Nguyễn Du" và "Bút Thuật của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh." 1. Về đề mục "Tiếng Đàn Kiều Qua Tài Thẩm Âm của Nguyễn Du," tác giả Đỗ Quang Vinh trình bày rất kỹ lưỡng và sâu sắc về cách diễn tả tiếng đàn của Nguyễn Du liên quan tới nhạc điệu, âm thanh, nhịp đàn đổi biến, tứ đàn, tiếng đàn trong bi kịch, cung đàn biến điệu, tâm tình chuyển biến, và nghệ thuật gắn liền với tâm hồn. 2. Về đề mục "Bút Thuật của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh," tác giả Đỗ Quang Vinh diễn tả hết sức kỹ càng về phương pháp làm thơ và viết Truyện Kiều của Nguyễn Du liên quan tới văn chương chải chuốt (meticulous, soigné), nghệ thuật điêu luyện, và kỹ thuật công phu. - Nói về văn chương chải chuốt của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, tác giả Đỗ Quang Vinh đề cập tới lời thơ chuẩn xác, bóng bẩy, du dương, và bình dị trong sáng. - Nói về nghệ thuật điêu luyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, tác giả Đỗ Quang Vinh đề cập tới nghệ thuật miêu tả như tả tình, tả cảnh, và tả người; và nghệ thuật kể chuyện như tự thuật, tự sự (kể đầu đuôi sự tình), và đối thoại. - Nói về kỹ thuật công phu của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, tác giả Đỗ Quang Vinh đề cập tới việc kết cấu tình tiết và cấu trúc các nhân vật. Đ. Trong phần "Kết Luật," tác giả Đỗ Quang Vinh nói về "Vấn Đề Thẩm Định Giá Trị Truyện Phan Minh Nghĩa_Sưu tầm, sửa chửa 45 Kiều" liên quan tới phương diện đạo đức; phương diện tư tưởng; và phương diện văn chương, nghệ thuật, cũng như kỹ thuật xây dựng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. E. Trong phần "Phụ Trương," tác giả Đỗ Quang Vinh giới thiệu các bài thơ đọc xuôi đọc ngược của ông và các tác phẩm của ông đã xuất bản gồm: tập thơ nhạc Tin Yêu, cuốn khảo luận Tiếng Việt Tuyệt Vời, sách giáo khoa Học Đọc Tiếng Việt, thi phẩm Về Nguồn, tác phẩm khảo cứu và phê bình văn học Bút Thuật của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh, và các tác phẩm sẽ được xuất bản: 1. Sách Việt học: Ca Dao Đố Vui Học Tiếng Việt (cuốn 2), Vietnamese for Foreigners; 2. Sách tôn giáo: Hành Trang Lên Đường (suy niệm), Phù Sa (thơ kinh). Ngoài các tác phẩm trên đây, Giáo Sư Đỗ Quang Vinh cũng đã cho xuất bản các tác phẩm sau đây: Tài Liệu Giảng Dạy Tiếng Việt Lớp 8, Cuốn 1 (1992), Cuốn 2 (1993), do Toronto Board of Education phát hành; Ca Dao Đố Vui Học Tiếng Việt (cuốn 1), Toronto, 1996; Văn Tuyển Vườn Hồng, Cuốn I (1994), Cuốn II (1995), Cuốn III (1996), và Cuốn IV (1997). III. Nhận Xét Sau khi đọc hết 360 trang sách Bút Thuật của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh của nhà văn Đỗ Quang Vinh, chúng tôi nhận thấy đây không nhưng là tác phẩm khảo cứu và phê bình văn học có giá trị tuyệt vời mà còn là cuốn sách giáo khoa biên soạn rất công phu và trác tuyệt. Cuốn sách giáo khoa này sẽ giúp ích rất hữu hiệu cho các giáo sư để dạy về môn văn chương tiếng Việt, nhất là môn giảng văn. Tác phẩm này còn là tài liệu rất chính xác và rất hữu ích để giúp cho những học sinh cùng mọi người muốn tìm hiểu và học hỏi về cái hay, cái đẹp, và cái hữu ích của Truyện Kiều. Giáo sư Đỗ Quang Vinh đã dùng kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy của mình về môn văn chương Truyện Kiều trong hơn 40 năm để phân tích, phẩm bình, giải thích, và mổ xẻ tính cách tuyệt vời về bút thuật của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh. Chính nhờ thế mà sau khi đọc tác phẩm Bút Thuật của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh, mọi người sẽ thưởng thức và thấm nhuần được cái hay cái đẹp tuyệt diệu của Truyện Kiều như thế nào. Những nhà thơ nào xem cuốn sách này của tác giả Đỗ Quang Vinh sẽ học hỏi thêm về nghệ thuật miêu tả (tả cảnh, tả tình, và tả người), nghệ thuật kể chuyện (tự thuật, tự sự, và đối thoại), và biết cách làm những câu thơ gọn gàng, giản dị, trang nhã, bóng bảy, súc tích, tự nhiên, thanh khiết, bình dị, và chuẩn xác. Những nhà thơ nào chưa hiểu rõ cách làm những loại câu đối thường được dùng trong thể thơ lục bát thì tác phẩm này sẽ giúp cho họ hiểu rõ cách làm câu đối. Trong thơ lục bát, có hai loại câu đối thường được dùng là "bình đối" và "tiểu đối." "Bình đối," tức là hai câu thơ đối nhau, mọi câu một ý không liền suốt nhau (Bên thì mấy ả mày ngài / Bên thì ngồi bốn năm người làng chơi). "Tiểu đối" còn gọi là "tựu cú đối," tức là trong câu lục, hai đoạn 3 chưa đối nhau; trong câu bát, hai đoạn 4 chưa đối nhau ( Làn thu thủy, nét xuân sơn, / Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh). Với những ưu điểm tuyệt với về phương diện giáo dục và khai triển con đường về nguồn của tác phẩm Bút Thuật của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh do Giáo Sư Đỗ Quang Vinh biên soạn, chúng tôi chưa từng thấy nhà văn hay giáo sư nào viết được cuốn sách công phu và trác tuyệt về Truyện Kiều như vậy. Với kinh nghiệm là người đã học thuộc lòng Truyện Kiều từ năm 13 tuổi và đã dạy môn Việt Văn từ năm 1958, chúng tôi tha thiết giới thiệu tác phẩm của nhà văn Đỗ Quang Vinh, Bút Thuật của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh, với toàn thể người Việt hải ngoại. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được cả văn học thế giới ngưỡng mộ và đã trở thành một di sản văn hóa quốc tế. Chính vì thế cho nên mọi gia đình người Việt hải ngoại cần phải có ít nhất một cuốn Bút Thuật của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh của tác giả Đỗ Quang Vinh để mọi người trong gia đình có sẵn tài liệu học hỏi và nghiên cứu về Truyện Kiều (một viên kim cương long lanh ngũ sắc). Tác phẩm Bút Thuật của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh do tác giả đánh máy, trình bày, xuất bản ( tại Canada, năm 2003) và giữ bản quyền. 11. Truyện Kiều_ Một thế giới bằng hoa Có thể nói Truyện Kiều là thế giới của hoa, một thế giới hoa lập thể. Kiều là bóng hoa, là cành hoa, là xác hoa. Kiều sống trong hoa, nép vào hoa, bị vây giữa hoa, bị hoa ám ảnh, bị hoa đe doạ, bị hoa thẩm thấu. Chín mười tầng hoa lớp lớp phủ lên Kiều. Hoa luôn luôn là một thường trực ám ảnh nhất, một tín hiệu nghệ thuật mang những thông điệp quan trọng nhất của cuộc đời Kiều. Hoa bao vây, nuốt chửng người phụ nữ Trong Truyện Kiều có hơn một trăm lần Nguyễn Du nhắc đến chữ hoa, mỗi lần hình tượng hoa mang một sứ mệnh nghệ thuật khác nhau. Hoa hóa thân thành vẻ đẹp thân thể và tâm hồn người phụ nữ trở thành "gót sen", "tiếng sen", "nét hoa", "tay hoa". Và khi đã cộng sinh với con người, trở thành vẻ đẹp của con người thì hoa trở nên lộng lẫy hơn, nó phải ghen với chính hình ảnh nhân hóa của nó: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Hoa hóa thân thành người phụ nữ và thông qua sức ám ảnh của người phụ nữ, nó ám ảnh khắp mọi nơi, hóa thân vào từng không gian, từng đồ vật như một dấu vết kép, trở thành "tiên hoa", "trướng hoa", "trướng hồng", "cẩm hoa", "trướng đào", "buồng đào", "thềm hoa", "then hoa", "sân hoa", "sân đào", "sân mai", "kiệu hoa" v.v... Gọi là dấu vết kép vì trong đó vừa có bóng hoa vừa có bóng phụ nữ. Hoa và phụ nữ lồng vào nhau, thẩm thấu vào nhau. Người phụ nữ hoa đó lại sống trong một vũ trụ hoa. Không gian của Truyện Kiều là một thế giới đầy hoa. Hoa trải đầy mặt đất: "Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời" "Hoa trôi dạt thắm liễu xơ xác vàng" "Hoa trôi man mác biết là về đâu" Cuộc sống của Kiều luôn luôn là cuộc sống gần hoa, trong hoa, bị vây hãm bởi hoa: "Hai Kiều e lệ, nép vào dưới hoa" "Nàng từ lánh gót vườn hoa" "Vội về giữa chốn vườn hoa" "Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa" "Băng mình qua dãy tường hoa" Hoa cũng trở thành nơi ẩn nấp của các thế lực hắc ám sẵn sàng hiện diện: "Dưới hoa dậy lũ ác nhân" "Tiểu thư đâu đã rẽ hoa bước vào" Hoa không chỉ là vẻ đẹp, là phẩm cách, không chỉ là ám ảnh, là sự bao vây, hoa còn nuốt chửng số phận người phụ nữ. Ta thấy hiện lên cái hành trình êm ả mà tàn khốc của những loài hoa ăn thịt người trong Truyện Kiều, nó bao vây những Kiều, những Đạm Tiên, nó ngả bóng vào trong thịt da và tâm trí để dần dần biến những con người tài sắc đó thành những bông hoa trôi dạt, tàn úa, xác xơ. Kể từ khi Kiều tự ví mình như bông hoa rã cánh: Phan Minh Nghĩa_Sưu tầm, sửa chửa 46 Phan Minh Nghĩa_Sưu tầm, sửa chửa 47 “Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây” thì số phận Kiều đã trở thành số phận của hoa "cái số hoa đào". Từ đó, mọi buồn vui yêu thương hạnh phúc và bất hạnh của Kiều bị giam trong số phận một cành hoa: "Xót nàng chút phận thuyền quyên Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn" "Khi về hỏi liễu Chương Đài Cành hoa đã bẻ cho người chuyên tay" "Thề hoa chưa ráo chén vàng Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa" "Biết thân đến bước lạc loài Nhị đào thà bẻ cho người tình chung" "Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa" "Tiếc thay một đóa trà mi Con ong đã tỏ đường đi lối về" "Chơi hoa dễ đã mấy người biết hoa" "Thiếp như hoa đã lìa cành Chàng như con bướm, lượn vành mà chơi" Số phận của Kiều không phải chỉ là số phận của "cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn", bị tàn héo, tả tơi, rơi rụng qua những quăng quật và va đập, mà còn trở thành một thứ hoa khô, hoa ép, hoa tín hiệu không còn sinh khí của cuộc đời nữa, chỉ còn hiện ra như là những linh kiện ngôn ngữ gói ghém cái bản chất bi thảm của cõi người. Biết bao nhiêu thành ngữ Nguyễn Du sáng tạo ra bằng hình tượng đóa hoa: "sớm mận tối đào", "sen ngó đào tơ", "hoa xưa ong cũ", "hoa thải hương thừa", "hoa rụng hương bay", "hoa trôi nước chảy", "cỏ nội hoa hèn", "trăng tủi hoa sầu", "liễu ngõ hoa tường", "ngọc nát hoa tàn" v.v... Hoa trong Truyện Kiều vừa là con người, vừa là thế giới, vừa là biểu trưng của người phụ nữ, vừa là hiện thân của hạnh phúc, vừa là dấu vết của bất hạnh vừa là kẻ tòng phạm của tình yêu và tội lỗi. Hoa trôi nổi, đàng điếm trong nội dung, hình thức và cốt cách, y như đời Kiều vậy, nhưng sau hết thảy những biến ảo phù du ấy, hoa là bản thể của người phụ nữ, là dấu vết của người phụ nữ hằn rõ trên mọi nẻo tâm tư và mọi miền thế giới, trở nên một ám ảnh nghệ thuật vừa day dứt hằn sâu như vết hằn của định mệnh, vừa chập chờn bất định mong manh như hạnh phúc, tình yêu trong cõi thế nhục nhằn này. Khoảnh khắc những bông hoa thoát xác Phải chăng, ám ảnh hoa trong Truyện Kiều là sự thăng hoa của mặc cảm lo âu về cái mong manh, ngắn ngủi, phù du một nét đặc trưng của tâm thức Việt? Hoa trong Truyện Kiều vẫn có nội dung phổ biến của biểu tượng hoa trong mọi nền văn hoá là biểu trưng của cái thụ động nhưng nó là sự thụ động có mang chứa những khoảnh khắc rực rỡ của khát vọng giải phóng, khát vọng tự do. Như trong đoạn Kiều sống với Thúc Sinh, Kiều là số phận lẽ mọn, tầm gửi hoàn toàn thụ động trở thành nơi ẩn náu cho lũ ác nhân. Cái tên "hoa nô" nghĩa là một bông hoa nô lệ, là sự chỉ mặt gọi tên, phũ phàng nhất dành cho kẻ tài hoa. Nhưng hình ảnh những bông hoa trong đoạn đời này thật rạo rực, lộng lẫy, dường như số phận đã mỉm cười với Kiều qua những đóa hoa trong trời đất, dường như cái khát vọng hạnh phúc, cái niềm vui lẽ mọn bé nhỏ tội nghiệp kia đã được phóng chiếu lên: "Huệ lan sực nức một nhà Càng cay đắng lại mặn mà hơn xưa Mảng vui rượu sớm trà trưa Phan Minh Nghĩa_Sưu tầm, sửa chửa 48 Đào dần phai thắm sen vừa nẩy xanh" "Cửa Thiền vừa cữ cuối xuân Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời" Qua những khoảnh khắc rực lên như thế, những bông hoa hé lộ cái tâm thức thỏa mãn trong khoảnh khắc, tự do trong lệ thuộc, tự do trong chiêm nghiệm. Cảnh ngộ của Kiều trong đoạn đời với Thúc Sinh là một thứ tù giam lỏng, một cảnh ngộ nô lệ sâu sắc, đánh đàn, tụng kinh như một thứ nô lệ văn hóa và nô lệ tôn giáo. "Chúa xuân để tội một mình cho hoa", câu thơ ấy thú nhận một sự hy sinh cái riêng cho cái chung. Thúc Sinh "Tiếc hoa những ngậm ngùi xuân" là tiếc cái vẻ riêng của Kiều trong cái lỗi lầm phổ quát của thời đại. Nhưng khi cái bông "hoa đã lìa cành" đó hiện diện ngay trước mặt Thúc Sinh trong tư cách đóa hoa nô lệ, với tiếng đàn "như khóc như than", với tiếng mõ giữa mảnh vườn "hoa bốn mùa" rực rỡ, Thúc lại cảm thấy ê chề đắng cay hơn bao giờ hết. Thúc "tiếc hoa" là tiếc cái bông hoa tự do. Khi Kiều và Thúc gặp nhau trong nhà chứa, Kiều cũng là một thứ nô lệ của Tú Bà, Kiều có tự do đâu? Nhưng Thúc vẫn nhìn thấy trong cái thân thể "Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa" ấy một "tòa thiên nhiên" lộng lẫy, Thúc cảm được chữ Trinh của Kiều, cái bất khuất nguyên vẹn về tinh thần của Kiều. Nhưng khi Kiều trở thành hoa nô, trở thành nô lệ bằng con người tinh thần, Thúc dường như bị mất đi tất cả. Trong cái nô lệ tột cùng đó, thế giới đầy hoa quanh Kiều và Thúc dường như không còn bị Kiều chiếm lĩnh nữa, chúng được giải phóng khỏi tư cách tín hiệu ước lệ để rực rỡ lên cái đẹp của đất trời, cái vui của cõi Đạo, cái đôn hậu của Nguyễn Du. Và sự thoát xác của những bông hoa đó chính là sự cứu rỗi của cái Đẹp dành cho bản ngã văn hóa của Kiều. Chấp nhận thực tại, chắt chiu những khoảnh khắc hạnh phúc tự do hiếm hoi trong thực tại nô lệ ấy, để nở hoa, đó là một khía cạnh của cái tâm thức văn hóa khá đặc biệt trong chiều sâu con người Việt Nam. Chỉ riêng Từ không được ngắm hoa Trong đoạn đời Kiều gặp Từ Hải, hầu như không thấy Nguyễn Du nhắc đến hình tượng bông hoa. Buồng ngủ giờ đây không còn là "buồng đào" nữa, mà là buồng riêng: "Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn, đặt giường thất bảo vây màn bát tiên". Điều đó càng khẳng định biểu tượng hoa là một mẫu gốc phản ánh cái thụ động. Gặp Từ, Kiều đã trở thành Vương phu nhân, "Dưới cờ gươm tuốt nắp ra" đầy thế chủ động, chủ động đến mức lôi cả Từ Hải theo những toan tính thực tế và nông nổi của mình, vậy thì biểu tượng hoa không còn phù hợp với số phận của Kiều nữa. Mặt khác, gặp Từ Hải, Kiều đã chuyển đổi từ tư cách một thân phận văn hóa sang tư cách thân phận thực tế. Những bông hoa không còn cần thiết để Kiều ký thác khát vọng văn hóa và khát vọng tự do. Sự vắng mặt của những bông hoa trong đoạn đời Kiều gặp Từ Hải đã tố giác sự vắng thiếu đời sống tâm linh văn hóa của Kiều trong đoạn đời oanh liệt ấy. Điều đó cũng rất nhất quán với sự vắng thiếu tiếng đàn trong lúc Kiều lồng lộng quyền uy. Từ Hải không được nghe đàn, không được sống trong hoa, đó không hề là sự bất công của Nguyễn Du, mà đó là hệ quả của cái cảm thức tách biệt, đối lập giữa tồn tại và văn hóa, giữa quyền lực và nghệ thuật trong tâm thức người Việt. Kiều đã có "buồng riêng", bờ cõi riêng, quyền lực riêng, nhưng Kiều đã bị mất cái thế giới riêng của người nghệ sĩ tài hoa. Nguyễn Du không biết rằng cái tư tưởng tài mệnh tương đố cần được chứng minh bằng cái định lý đảo trong đoạn đời Kiều vinh hiển cùng Từ Hải! Tâm thức về cái mong manh tầm gửi trong biểu tượng hoa được thay thế bằng cảm thức về cái phù du bất định chông chênh trong biểu tượng cánh bèo, chiếc bách xuất hiện thay thế cho biểu tượng cánh hoa. Phan Minh Nghĩa_Sưu tầm, sửa chửa 49 Có lẽ không có ở đâu hình tượng bông hoa lại choán hết cả trời đất tâm linh và số phận con người như ở trong Truyện Kiều. Hoa mang nhiều tư cách, đóng nhiều vai trò, hiện diện trong mọi hình thức mang những bản chất và sắc thái trái ngược nhau. Hoa vừa là nó vừa là vật chứa nó, vừa là không gian, vừa là thời gian, vừa là biểu tượng về người con gái ở cả sự rực rỡ, vẻ đẹp, sự tàn tạ, sự mong manh và sự phù du. Hình tượng đóa hoa trở nên một dung môi cho các chiều kích văn hóa và thực tại thẩm thấu, đan xen vào nhau, người trở thành hoa, hoa trở thành người, hoa trong người, người trong hoa, hoa phản chiếu người, người phản chiếu hoa y như một thế giới gương, một mê cung kỳ ảo. Cái mê cung của hoa đó rất đặc thù cho cái tâm thức hỗn dung, giao thoa, cộng sinh trong tâm thức Việt đầy màu sắc vật linh giáo. Kiều nói với Thúy Vân: "Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy so tơ phím này Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về" Đây chính là một sự tuyên bố thành lời cái chủ nghĩa vật linh bàng bạc khắp thế giới Truyện Kiều, trong đó những bông hoa ở nơi thấp nhất bị xéo giày được nâng lên thành vật thờ phản ánh cái tô tem giáo của Nguyễn Du. Cái tâm thức dung hợp giữa các đối cực đã phóng chiếu vào biểu tượng đóa hoa trong Truyện Kiều một cách phong phú và sinh động, tạo nên sự phù du biến ảo của nó trong tư cách vừa là tín hiệu ước lệ đầy ký ức văn hóa, vừa là hiện thực đầy sinh khí, đầy tính khoảnh khắc, đầy dự cảm lo âu ./.
File đính kèm:
- mot_so_bai_viet_ve_truyen_kieu_va_nguyen_du.pdf