Một số vấn đề trong công tác quản lý và hoạt động của các thư viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay

Tóm tắt Một số vấn đề trong công tác quản lý và hoạt động của các thư viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay: ... hiện đang sử dụng phần mềm thương mại với 5 module nghiệp vụ cơ bản là: OPAC, Bổ sung, Biên mục, Quản lý Ấn phẩm nhiều kỳ, Lưu thông. Đó là: Thư viện KHXH với phần mềm quản lý thư viện Millennium (Công ty Innovative Interfaces, Mỹ), Thư viện Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Nghiên c...t, với những tài liệu cổ, cũ, Thư viện KHXH và Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm chỉ phục vụ bản sao (tài liệu chép tay các ngữ, tranh ảnh cổ,...). Với một số tài liệu đặc thù như microfilm, phim, do không có thiết bị chuyên dụng để đọc nên không có chính sách phục vụ. Riêng tại các việ...trò kết nối các nguồn lực thông tin trong và ngoài nước. 3. Một số kiến nghị Nhằm cải thiện hoạt động của hệ thống thư viện thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam theo hướng tập trung, chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường kết nối và chia sẻ nguồn tin trong hệ thống, phù hợp với xu thế chung...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số vấn đề trong công tác quản lý và hoạt động của các thư viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình xây dựng hạ 
tầng tòa nhà thư viện. 
Về ứng dụng các phần mềm quản lý 
thư viện trong hoạt động nghiệp vụ: để 
quản lý hoạt động nghiệp vụ, 27 thư viện 
(tương đương 87,1%) đang sử dụng 
WINISIS - phần mềm mã nguồn mở của 
tổ chức UNESCO với hai chức năng chủ 
yếu là Biên mục (quản lý CSDL thư mục) 
và OPAC. 4 thư viện còn lại hiện đang sử 
dụng phần mềm thương mại với 5 module 
nghiệp vụ cơ bản là: OPAC, Bổ sung, 
Biên mục, Quản lý Ấn phẩm nhiều kỳ, 
Lưu thông. Đó là: Thư viện KHXH với 
phần mềm quản lý thư viện Millennium 
(Công ty Innovative Interfaces, Mỹ), Thư 
viện Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện 
Nghiên cứu Đông Bắc Á với phần mềm 
Ilib (Công ty CMC, Việt Nam) và Viện 
KHXH vùng Nam Bộ với phần mềm 
Libol 5.5 (Công ty Tinh Vân, Việt Nam). 
Về ứng dụng phần mềm quản lý tài 
nguyên số: duy nhất 1/31 thư viện (Thư 
viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm) sử dụng 
phần mềm mã nguồn mở Greenstone để 
quản lý nguồn tài nguyên số. Thư viện 
Một số vấn đề§ 21 
KHXH và Thư viện Viện KHXH vùng 
Nam Bộ chỉ có phân hệ quản lý tài nguyên 
số hoạt động tích hợp trong phần mềm 
quản trị thư viện. 
Về trang tin điện tử riêng của thư 
viện: 9/31 thư viện trong hệ thống đã có 
website riêng (chiếm 29,03%). 
* Ứng dụng các chuẩn nghiệp vụ 
Khung phân loại tài liệu: Theo số liệu 
thống kê, số lượng các thư viện không sử 
dụng khung phân loại tài liệu là khá lớn 
(chiếm 58,8%). BBK và DDC là 2 khung 
phân loại được sử dụng nhiều nhất, chiếm 
tỷ lệ lần lượt là 25,8 % và 9,7%. 
Khổ mẫu biên mục tài liệu: 24/31 thư 
viện (77,4%) sử dụng quy tắc biên mục 
MARC 21; 3 đơn vị (9,7%) sử dụng quy 
tắc biên mục ISBD (Thư viện Viện Văn 
hóa; Viện Nghiên cứu Con người, Viện 
Nhà nước và Pháp luật); 2 thư viện sử 
dụng quy tắc AACR2 trong biên mục tài 
liệu (Thư viện KHXH, Thư viện Viện 
KHXH vùng Nam Bộ). Thư viện Viện 
Tâm lý học và Viện Kinh tế Việt Nam 
(6,5%) không sử dụng khổ mẫu nào trong 
biên mục tài liệu. 
Định chủ đề, từ khóa cho tài liệu: Có 
12 đơn vị (30,8%) không tham chiếu các 
loại từ điển hay bộ từ khóa sẵn có trong 
quá trình định chủ đề, từ khóa cho tài liệu. 
Trong 19 đơn vị còn lại, Bộ từ khóa 
KHXH và nhân văn được tham chiếu nhiều 
nhất (12 thư viện, chiếm 30,8%), tiếp theo 
là các từ điển chuyên ngành (11 thư viện, 
tương đương 28,2%) và cuối cùng là bộ từ 
khóa của Thư viện Quốc gia Việt Nam (6 
thư viện). 
* Nguồn nhân lực 
Theo số liệu khảo sát, tổng số cán bộ 
làm công tác thư viện trong 31 thư viện 
thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam là 
144. Ngoài Thư viện KHXH là đơn vị có 
số lượng cán bộ đông nhất với 40 thành 
viên công tác tại 7 phòng chức năng riêng 
biệt, các thư viện khác chỉ có 7 cán bộ trở 
xuống. Cụ thể, 7 đơn vị có số lượng cán 
bộ thư viện từ 5 đến 7 người; 21 thư viện 
có từ 2 đến 4 người; 2 thư viện chỉ có 1 
cán bộ là Thư viện Viện Khảo cổ học và 
Viện KHXH vùng Tây Nguyên. Về trình 
độ chuyên môn, đa phần cán bộ công tác 
tại các thư viện đều có trình độ đại học 
hoặc trên đại học chuyên ngành thông tin - 
thư viện (khoảng 83%); 10% là cán bộ có 
trình độ đại học hoặc trên đại học ngành 
ngôn ngữ (tiếng nước ngoài); khoảng 7% 
còn lại có trình độ đại học hoặc cao đẳng 
về công nghệ thông tin. 
* Công tác phục vụ bạn đọc 
Về lượng bạn đọc tới thư viện mượn 
và sử dụng tài liệu: bình quân mỗi tháng, 
số lượt bạn đọc tới thư viện để sử dụng và 
mượn tài liệu là 107 lượt/ 31 thư viện; 
trong đó, 5 thư viện có lượt bạn đọc tới 
đọc nhiều nhất là Thư viện Viện Nghiên 
cứu Hán Nôm (400 lượt), Trung tâm 
Thông tin - Tư liệu - Thư viện và Thư 
viện KHXH (300 lượt), các thư viện thuộc 
Viện KHXH vùng Nam Bộ (250 lượt), 
Viện Nhà nước và Pháp luật (220 lượt). 
16/31 thư viện có lượt bạn đọc dưới 100 
lượt/tháng; trong đó ít nhất là Thư viện 
Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (9 
lượt), Thư viện Viện Nghiên cứu Con 
người (10 lượt) (xem Phụ lục, cột VI). 
Về số lượng thẻ bạn đọc: số lượng thẻ 
bạn đọc bình quân tại mỗi thư viện là 161 
thẻ. 9/31 thư viện (30%) không áp dụng 
hình thức cấp thẻ bạn đọc, đây là thư viện 
trực thuộc các viện nghiên cứu chuyên 
ngành có người sử dụng chủ yếu là các 
cán bộ đang công tác trong viện đó, những 
bạn đọc ngoài viện khi có nhu cầu cũng có 
22 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 7.2016 
thể đến sử dụng các dịch vụ do thư viện 
cung cấp mà không cần làm thẻ. 6/31 thư 
viện (tương đương 20%) có số lượng thẻ 
được cấp lớn hơn 100; trong đó, Trung 
tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện có số 
lượng thẻ bạn đọc cao nhất (1.500) do thẻ 
thư viện được tích hợp với thẻ học viên 
cao học và nghiên cứu sinh đang học tại 
Học viện. Tiếp theo là Thư viện Viện 
Nghiên cứu Hán Nôm (1.230 thẻ) và Viện 
KHXH vùng Nam Bộ (625 thẻ) (xem Phụ 
lục, cột VII). 
Về các dịch vụ thư viện: Người sử 
dụng thư viện có thể tra cứu các CSDL 
thư mục tư liệu thông qua hệ thống truy 
cập công cộng của phần mềm WINISIS 
hay 3 phần mềm quản lý thư viện tích hợp 
Millennium, ILib và Libol. Ngoài ra, 
người sử dụng có thể tra cứu trực tiếp qua 
mạng Internet các nguồn tài nguyên của 
các thư viện thuộc Viện Nghiên cứu 
Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Bắc 
Á, Viện KHXH vùng Nam Bộ tại trang 
web riêng của các viện. Đặc biệt, tại trang 
www.opac.issi.vass.gov.vn của Thư viện 
KHXH, bên cạnh toàn bộ hệ thống biểu 
ghi thư mục (trên 600.000 biểu ghi) tài 
liệu do Thư viện KHXH sở hữu, người sử 
dụng có thể tìm kiếm thông tin tài liệu của 
các thư viện trong Viện Hàn lâm KHXH 
Việt Nam được bổ sung từ năm 2001 đến 
nay. Như vậy, ngoài việc tra cứu thông tin 
thư mục tài liệu trực tiếp, nay người sử 
dụng đã có thể tra cứu thông tin thư mục 
tài liệu từ xa thông qua Internet. 
Về chính sách đọc và mượn tài liệu: 
các thư viện trong hệ thống không áp 
dụng chính sách cho mượn tài liệu, chỉ 
cho đọc tại chỗ. Người sử dụng có thể yêu 
cầu cán bộ thư viện nhân bản, sao chụp tài 
liệu khi có nhu cầu. Đặc biệt, với những 
tài liệu cổ, cũ, Thư viện KHXH và Thư 
viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm chỉ phục 
vụ bản sao (tài liệu chép tay các ngữ, 
tranh ảnh cổ,...). Với một số tài liệu đặc 
thù như microfilm, phim, do không có 
thiết bị chuyên dụng để đọc nên không có 
chính sách phục vụ. Riêng tại các viện 
nghiên cứu chuyên ngành, người sử dụng 
là cán bộ trong viện có thể mượn tài liệu 
có tại thư viện với thời gian hạn chế. 
Về việc truy cập và sử dụng các sách 
điện tử, CSDL trực tuyến do các thư viện 
mua quyền sử dụng, người sử dụng truy 
cập trực tiếp tài liệu tại hệ thống máy tính 
được đặt tại thư viện chứ chưa có hệ thống 
truy cập từ xa theo mã định danh (ID và 
password). 
2. Một số nhận xét, đánh giá 
Về nguồn tài nguyên tri thức: Nhìn 
chung, nguồn tư liệu truyền thống của hệ 
thống thư viện thuộc Viện Hàn lâm 
KHXH Việt Nam tương đối phong phú về 
số lượng, ngôn ngữ và loại hình. Các thư 
viện tổng hợp và có truyền thống hoạt 
động lâu năm như Thư viện KHXH, Thư 
viện Viện KHXH vùng Nam Bộ có số 
lượng tư liệu nhiều hơn các thư viện 
chuyên ngành và các thư viện trực thuộc 
các viện mới thành lập. Về ngôn ngữ, 
ngoài tài liệu tiếng Việt, các thư viện còn 
phục vụ các tài liệu tiếng nước ngoài, chủ 
yếu là tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, 
một số ít tiếng Hàn Quốc, được bổ sung 
hàng năm bằng ngân sách và tiếp nhận 
qua trao đổi, biếu tặng. Do kinh phí bổ 
sung tài liệu thường niên của các thư viện 
luôn có xu hướng bị cắt giảm nên việc bổ 
sung nguồn tài liệu tiếng nước ngoài trong 
vài năm trở lại đây gặp nhiều khó khăn. 
Ngoại trừ Thư viện KHXH vẫn được cấp 
nguồn kinh phí cố định, các thư viện khác 
đều không được cấp nguồn kinh phí này. 
Tài nguyên tại các thư viện thuộc 
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chủ yếu 
Một số vấn đề§ 23 
là dạng in ấn (sách, báo, tạp chí, tài liệu 
chuyên khảo, tài liệu nội sinh,v.v), rất 
ít các tài liệu dạng số hóa do không có 
phần mềm/ thiết bị số hóa hoặc thiếu kinh 
phí thực hiện số hóa. Thư viện KHXH do 
Viện Thông tin KHXH quản lý là đơn vị 
tiên phong trong việc số hóa và phổ biến 
các tài liệu số; tuy nhiên cũng mới chỉ 
dừng lại ở bước đầu là số hóa một số kho 
tài liệu quý hiếm. Trong điều kiện hiện 
nay, việc đưa vào sử dụng và khai thác 
các sách điện tử, CSDL trực tuyến đã trở 
nên thông dụng tại các cơ quan thông tin 
- thư viện trong và ngoài nước, thì tại hệ 
thống Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, 
sách điện tử và CSDL trực tuyến ít có 
mặt tại các thư viện. Tại những nơi có 
phục vụ CSDL trực tuyến mua quyền sử 
dụng, hiệu quả khai thác và sử dụng chưa 
cao do bạn đọc phải trực tiếp đến thư 
viện truy cập. 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong 
hoạt động thông tin - thư viện: Hệ thống 
CSDL với hơn 1 triệu biểu ghi thư mục đã 
giúp người dùng tin tra cứu thông tin tài 
liệu. Tuy nhiên, với việc 87,1% các thư 
viện trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt 
Nam sử dụng phần mềm WINISIS, người 
sử dụng chỉ có thể tra cứu thông tin trực 
tiếp tại từng thư viện. Từ năm 2005, sáng 
kiến tích hợp CSDL thư mục của từng đơn 
vị thành viên thuộc Viện Hàn lâm KHXH 
Việt Nam đã cho phép Thư viện KHXH 
cung cấp thông tin thư mục của khoảng 
trên 100.000 biểu ghi tài liệu được bổ 
sung trên toàn hệ thống thư viện trực 
thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam từ 
năm 2001 trên phần mềm WINISIS (tài 
liệu bổ sung đến năm 2013), qua thông 
báo sách mới của toàn Viện Hàn lâm 
KHXH Việt Nam được xuất bản 3 tháng/ 
kỳ, và qua trang opac của Thư viện 
KHXH như đã đề cập ở trên. 
Ngoại trừ Thư viện Viện Nghiên cứu 
Hán Nôm sử dụng phần mềm Greenstone, 
các thư viện còn lại chưa được trang bị 
phần mềm quản lý tài nguyên số hoàn 
chỉnh để xử lý, quản lý và khai thác các bộ 
sưu tập số. 
Việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ thư 
viện trong hệ thống thư viện thuộc Viện 
Hàn lâm KHXH Việt Nam còn chưa 
thống nhất, thậm chí có 58,8% đơn vị 
được khảo sát không sử dụng khung phân 
loại để quản lý tài liệu; 6,5% đơn vị không 
sử dụng chuẩn biên mục trong quá trình 
xây dựng CSDL thư mục của đơn vị. 
Thực tế cho thấy, trong bộ CSDL chung 
của toàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam 
mà Thư viện KHXH đang quản lý và phổ 
biến, sự khác biệt về chủ đề, từ khóa, cách 
thức biên mục hiển thị rất rõ, thậm chí đối 
với cùng một tên tài liệu. 
Về nguồn nhân lực, số lượng cán bộ 
quản lý và làm công tác thư viện chưa có 
nhiều điều kiện tham gia các khóa tập 
huấn chuyên môn nhiệm vụ. Việc đào tạo 
và tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ 
cho các cán bộ thư viện tại Viện Hàn lâm 
KHXH Việt Nam chưa thường xuyên. 
Trong vòng 3 năm trở lại đây, Viện mới 
chỉ tổ chức được 1 hội thảo thư viện trên 
toàn hệ thống và 1 khóa tập huấn về phân 
loại tài liệu theo Khung phân loại DDC 
cho các cán bộ thư viện. Đặc biệt, các cán 
bộ được đào tạo và hiểu biết sâu về công 
nghệ thông tin còn khá ít. 
Về công tác phục vụ: việc phục vụ vẫn 
được thực hiện theo hình thức truyền 
thống là chủ yếu. Người sử dụng thư viện 
vẫn phải đến thư viện để tra cứu, đọc tài 
liệu truyền thống và truy cập tài liệu điện 
tử hay yêu cầu các dịch vụ. Sự nghèo nàn 
trong việc cung cấp các dịch vụ trong hệ 
thống thư viện thuộc Viện Hàn lâm 
24 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 7.2016 
KHXH Việt Nam chính là một trong 
những hạn chế, chưa thu hút được người 
sử dụng thư viện. 
Những hạn chế nêu trên đã cản trở 
mục tiêu tăng cường khai thác các giá trị 
của nguồn tài nguyên thông tin nội sinh và 
ngoại sinh của các thư viện; làm giảm tính 
hội nhập quốc tế trên phương diện thông 
tin - tư liệu - thư viện và chưa thực hiện 
được vai trò kết nối các nguồn lực thông 
tin trong và ngoài nước. 
3. Một số kiến nghị 
Nhằm cải thiện hoạt động của hệ 
thống thư viện thuộc Viện Hàn lâm 
KHXH Việt Nam theo hướng tập trung, 
chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường kết 
nối và chia sẻ nguồn tin trong hệ thống, 
phù hợp với xu thế chung của hoạt động 
thông tin - thư viện, đáp ứng được nhu cầu 
ngày càng cao của người dùng tin và xã 
hội nói chung, thực hiện được các mục 
tiêu chiến lược của Viện Hàn lâm KHXH 
Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020, tầm 
nhìn 2030, cần có những kế hoạch và hành 
động cụ thể của các bên có liên quan. 
Về mặt tổ chức quản lý, Viện Hàn lâm 
KHXH Việt Nam cần có các văn bản quy 
định cụ thể về chính sách tổ chức, quản lý 
và phổ biến thông tin thống nhất trong 
toàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam để 
các viện trực thuộc có kế hoạch tổ chức 
hoạt động thông tin - thư viện cụ thể, đáp 
ứng được yêu cầu đề ra. Viện Hàn lâm 
KHXH Việt Nam cũng cần xây dựng 
chiến lược và kế hoạch phát triển hoạt 
động thông tin - thư viện thông qua các đề 
án cụ thể, áp dụng trên toàn hệ thống thư 
viện. Các chiến lược này cần mang tính 
dài hạn với nhiều giai đoạn, có lộ trình 
thực hiện chi tiết. Trên cơ sở yêu cầu của 
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, các đơn 
vị trực thuộc cần chủ động đưa ra những 
đề xuất cụ thể, phù hợp với tình hình của 
đơn vị. 
Các chiến lược và kế hoạch phát triển 
hệ thống thư viện thuộc Viện Hàn lâm 
KHXH Việt Nam cần tập trung vào việc 
phát huy giá trị của nguồn tài nguyên tri 
thức, tăng cường khả năng ứng dụng công 
nghệ hiện đại vào hoạt động thư viện, 
chuẩn hóa các hoạt động nghiệp vụ, phát 
triển các dịch vụ thư viện và nâng cao 
năng lực cán bộ thư viện. Cụ thể: 
- Phát triển nguồn tài nguyên tri thức 
trên toàn hệ thống: Việc bổ sung tài liệu 
cần được thực hiện theo hình thức tập 
trung để tránh lãng phí. Với các tài liệu 
truyền thống, các thư viện có cùng trụ sở 
làm việc cần thảo luận, thống nhất chính 
sách bổ sung hàng năm nhằm tập trung 
nguồn lực cho các tài liệu trong diện bổ 
sung. Các thư viện cũng cần tăng cường 
bổ sung tài liệu điện tử và tài liệu trực 
tuyến, cho phép bạn đọc và các thư viện 
bạn truy cập từ xa. Đối với các tài liệu 
cổ, quý hiếm và đặc thù của các thư viện, 
cần có chính sách chuyển dạng tài liệu 
(số hóa) để bảo quản bản gốc, tăng cường 
khả năng phục vụ và chia sẻ trong hệ 
thống. Tăng cường thu thập và phổ biến 
các kết quả nghiên cứu do các đơn vị 
thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam 
thực hiện. 
- Tăng cường ứng dụng công nghệ 
thông tin trong hoạt động thông tin - thư 
viện: Các thư viện đang sử dụng phần 
mềm WINISIS cần nâng cấp phần mềm 
quản lý thư viện để quản lý hoạt động 
thông tin - thư viện theo hướng hiện đại; 
các tài liệu số hóa, các nguồn tài liệu điện 
tử cần được tập trung quản lý bằng các 
phần mềm quản lý tài liệu số nhằm nâng 
cao chất lượng dịch vụ cho người sử dụng, 
đáp ứng được các yêu cầu trong giai đoạn 
Một số vấn đề§ 25 
hiện nay. 
- Thống nhất áp dụng các chuẩn 
nghiệp vụ thư viện trong toàn hệ thống các 
thư viện thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt 
Nam để cùng sử dụng hệ thống dữ liệu 
hiện có. Khổ mẫu MARC21, quy tắc biên 
mục AARC2, khung phân loại thập phân 
DDC, chuẩn mô tả siêu dữ liệu Dublin 
Core đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch - cơ quan quản lý nhà nước về ngành 
thư viện khuyến khích thực hiện thống nhất 
trong cộng đồng thư viện Việt Nam. Việc 
sử dụng các chuẩn nghiệp vụ này trong 
toàn hệ thống sẽ tăng cường khả năng hội 
nhập và chia sẻ thông tin trong toàn hệ 
thống và giữa hệ thống thư viện thuộc Viện 
Hàn lâm KHXH Việt Nam với các thư viện 
trong và ngoài nước. 
- Nâng cao năng lực cho cán bộ thông 
tin - thư viện thông qua các chính sách 
đào tạo và hỗ trợ đào tạo, đặc biệt chú 
trọng lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông 
tin vào hoạt động thư viện, tổ chức và 
quản lý thư viện theo mô hình hiện đại. 
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cần 
thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo 
về chủ đề thông tin - tư liệu - thư viện 
nhằm cập nhật, trao đổi thông tin về hoạt 
động thông tin - thư viện, khuyến khích 
các cán bộ thông tin - thư viện tìm tòi 
nghiên cứu, nâng cao năng lực. Song song 
với đó là các khóa tập huấn nghiệp vụ 
nhằm hướng dẫn áp dụng thống nhất các 
chuẩn nghiệp vụ thư viện. 
Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng 
yêu cầu và nhiệm vụ của Viện Hàn lâm 
KHXH Việt Nam, đuổi kịp các điều kiện 
và trình độ phát triển của các thư viện và 
trung tâm thông tin lớn trong nước, đáp 
ứng mục tiêu xây dựng hệ thống thư viện 
KHXH cấp quốc gia và ngang tầm các thư 
viện lớn, hiện đại trong khu vực, hệ thống 
thư viện của Viện Hàn lâm KHXH Việt 
Nam cần phải trở thành một hệ thống 
thống nhất, tập trung trên nền thư viện 
điện tử - thư viện số - ngân hàng dữ liệu 
về KHXH. Hệ thống sẽ hoạt động theo mô 
hình thư viện trung tâm và các thư viện 
thành viên, trong đó một số thư viện như 
Thư viện KHXH, thư viện của các viện 
nghiên cứu trọng điểm đại diện cho các 
vùng sẽ giữ vai trò đầu mối, các thư viện 
còn lại hoạt động với tính chất vệ tinh. 
Trên toàn hệ thống, cần trang bị mới một 
cách đồng bộ, nhất quán và hiện đại một 
số thiết bị thiết yếu, phần mềm tiêu chuẩn 
cho hoạt động của một thư viện điện tử, 
thư viện số và ngân hàng dữ liệu về 
KHXH. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng 
lực cho đội ngũ cán bộ đảm bảo khả năng 
quản trị và vận hành thư viện điện tử, thư 
viện số hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn 
nghiệp vụ quốc tế cần được đặc biệt chú 
trọng. Khi hoàn thiện, các đơn vị sẽ cùng 
chia sẻ hệ thống thông tin thư mục tài liệu 
và tài nguyên số, tăng cường khả năng 
tiếp cận các kết quả nghiên cứu trong và 
ngoài nước cho các cán bộ nghiên cứu 
trên toàn hệ thống các thư viện thuộc Viện 
Hàn lâm KHXH Việt Nam, cho người sử 
dụng thư viện của hệ thống và cho giới 
dùng tin trong và ngoài nước nói chung  
Tài liệu tham khảo 
1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Thực trạng 
và giải pháp đổi mới mô hình tổ chức 
quản lý và phương thức hoạt động thư 
viện Việt Nam”, Thư viện Quốc gia 
Việt Nam, tháng 7/2015. 
2. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, 
www.vass.gov.vn 
3. Viện Thông tin KHXH & Liên danh 
VIC - Phúc Linh (2015), Báo cáo 
Khảo sát Hiện trạng hoạt động của hệ 
thống thông tin - thư viện Viện Hàn 
lâm KHXH Việt Nam. 
26 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 7.2016 
Phụ lục: Số lượng tài liệu và bạn đọc tại hệ thống thư viện 
thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam 
(tính đến tháng 8/2015) 
TT 
(I) 
Tên đơn vị chủ quản 
(II) 
Tài liệu 
hiện có 
(đầu/tên 
TL) 
(III) 
Tài liệu 
hiện có 
(đơn vị 
TL) 
(IV) 
Biểu ghi 
CSDL thư 
mục 
(V) 
Lượt 
bạn đọc 
(TB/ 
tháng) 
(VI) 
Số thẻ 
bạn đọc 
hiện tại 
(VII) 
1 Viện Địa lý nhân văn 9.520 10.560 15.452 100 45 
2 Viện NC Ấn Độ và Tây Nam Á 2.449 4.315 450 9 0 
3 Viện NC Đông Nam Á 24.230 39.230 30.000 150 40 
4 Viện Xã hội học 9.150 12.054 34.478 170 67 
5 Viện Dân tộc học 26.335 31.727 22.280 50 69 
6 Viện NC Châu Mỹ 4.390 8.930 16.000 40 250 
7 Viện NC Đông Bắc Á 8.027 9.171 24.460 120 45 
8 Viện NC Trung Quốc 8.540 8.540 8.000 50 100 
9 Viện Thông tin KHXH 475.784 1.161.384 600.000 300 293 
10 Viện Kinh tế Việt Nam 20.520 48.600 58.000 100 0 
11 Viện NC Con người 7.717 7.717 15.271 10 0 
12 Viện Ngôn ngữ học 20.770 20.770 15.000 100 4 
13 Viện Tâm lý học 15.250 28.200 28.200 100 50 
14 Viện NC Châu Phi và Trung Đông 3.050 3.050 3.050 20 50 
15 Trung tâm NC Kinh Thành 224.980 225.780 8.930 50 20 
16 Viện Triết học 20.250 20.250 30.000 100 100 
17 Viện Nhà nước và Pháp luật 10.526 16.211 13.000 220 250 
18 Viện NC Văn hóa 12.721 12.721 12.700 50 0 
19 Viện NC Tôn giáo 6.762 6.762 6.762 50 30 
20 Viện NC Gia đình và Giới 9.142 9.601 9.101 50 0 
21 Viện Từ điển học và Bách 
khoa thư Việt Nam 2.636 6.636 5.841 30 40 
22 Viện Sử học 16.319 16.319 16.300 135 0 
23 Viện Khảo cổ học 13.859 13.859 22.336 120 0 
24 Viện Văn học 73.999 73.999 45.000 50 70 
25 Viện Kinh tế và Chính trị thế giới 19.914 26.492 32.800 80 40 
26 Viện NC Châu Âu 10.265 10.265 17.950 50 75 
27 Viện NC Hán Nôm 121.911 273.345 45.000 400 1.230 
28 Học viện KHXH 13.030 15.800 6.528 300 1.500 
29 Viện KHXH vùng Trung Bộ 1.139 5.153 13.000 60 0 
30 Viện KHXH vùng Tây Nguyên 2.918 2.918 2.800 15 0 
31 Viện KHXH vùng Nam Bộ 137.631 137.754 38.566 250 625 
 Tổng cộng 1.333.734 2.268.113 1.197.255 3.329 4.993 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_trong_cong_tac_quan_ly_va_hoat_dong_cua_cac_th.pdf