Một số xu hướng nghiên cứu mới về thông tin thư viện gần đây

Tóm tắt Một số xu hướng nghiên cứu mới về thông tin thư viện gần đây: ...ùng, đồng thời tạo thuận lợi cho ng−ời dùng có thể truy nhập những thông tin cần thiết cho họ trên những dòng tin hiện có. 2. ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thông tin-th− viện Sự xuất hiện của nền văn minh trí tuệ đã mang lại nhiều biến đổi sâu sắc ch−a từng có trong xã h...i liệu, in tài liệu v.v Hiện nay, hầu hết các ch−ơng trình quản trị th− viện đều đ−ợc viết dùng cho các loại máy tính, mạng tin học và là một hệ tích hợp bao gồm nhiều phân hệ và có sự liên kết với nhau. - Phân hệ bổ sung, từ đặt mua đến nhận tài liệu, trả tiền, vào sổ đăng ký cá b... thuật tin học đã có thể thay thế công việc của cán bộ th− viện. Tất nhiên, mỗi cán bộ phải đ−ợc đào tạo kỹ năng theo chuyên môn của mình và thực thi có hiệu quả các Một số xu h−ớng ... 31 công việc đ−ợc phân công. Các quy trình th− viện đ−ợc tổ chức nh− thế nào, các dữ liệu của phần...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số xu hướng nghiên cứu mới về thông tin thư viện gần đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng biệt, song hiện nay có thể kết hợp 
với nhau và chuyển tải thông tin bằng 
các vật mang tin khác nhau. 
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên 
của thông tin là dịch mã các thông tin 
bằng chính các hệ thống mã hiệu. 
Chúng ta cũng biết rằng, các nhà khoa 
học có ph−ơng pháp mã hóa thông tin 
khác nhau ở mỗi lĩnh vực khoa học, đặc 
biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội và 
nhân văn lại yêu cầu những ph−ơng 
pháp hoàn toàn khác, bởi vì bản thân 
các khoa học này có tính trừu t−ợng hóa 
và khái quát hóa cao. 
Việc dịch mã thông tin đ−ợc thực 
hiện d−ới các hình thức khác nhau, 
nh−ng lại xuất phát từ tính đặc thù của 
từng đối t−ợng ng−ời dùng tin, mức độ 
quan tâm, khả năng, điều kiện tiếp 
nhận thông tin của họ trong những điều 
kiện truyền thông đa ph−ơng tiện nh− 
hiện nay. Trong từng tr−ờng hợp trên 
tính đặc thù của chính từng loại ng−ời 
dùng tin đặt dấu ấn không thể xóa nhoà 
của mình lên cách lựa chọn hình thức 
tối −u của mã hóa và giải mã thông tin. 
Toàn bộ các quá trình: mô tả, phân 
loại, xây dựng đề mục, đánh chỉ số, làm 
chú giải, làm l−ợc thuật, dịch từ ngôn 
ngữ này sang ngôn ngữ khác, biên soạn 
tổng quan, tổ chức các cơ sở dữ liệu, các 
hệ tra cứu, tổ chức khai thác mạng 
thông tinở mức độ dù ít hay nhiều đều 
là các thao tác giải mã và dịch mã thông 
tin. Điều này cũng cho phép rút ra kết 
luận rằng, những thao tác trên hoàn 
toàn thuộc những nhiệm vụ của hoạt 
động thông tin khoa học. Hiện nay, 
những dữ liệu thông tin trên đều đ−ợc 
chuyển tải trên các mạng thông tin và 
trên các ph−ơng tiện in ấn truyền thống. 
Vấn đề quan trọng là ở chỗ phải dịch 
đ−ợc ngôn ngữ mã hóa sang ngôn ngữ sử 
dụng đ−ợc nhằm mục đích truy cập và 
khai thác thông tin. Vì vậy, cần thiết 
phải nghiên cứu các quy tắc và các thủ 
tục mã hóa và giải mã thông tin trong 
các loại t− liệu khoa học khác nhau. 
 Từ những vấn đề trình bày trên 
đây đi đến một kết luận rằng quá trình 
xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin là 
các quá trình giải mã thông tin. Một 
trong những ph−ơng tiện giải mã đơn 
giản nhất là các mô tả th− mục các tài 
liệu khoa học, trong đó giải mã những 
thông tin về nguồn. 
Việc giải mã các thông tin đ−ợc thực 
hiện d−ới dạng các báo cáo, các bài chú 
giải, các bài l−ợc thuật, tổng thuật, 
phân tích tổng hợp, số liệu, biểu đồ 
v.vTừ những mã đ−ợc giải này, ng−ời 
dùng tin có thể nhận biết đ−ợc những 
tín hiệu cần thiết và có thể truy cập một 
cách dễ dàng và nhanh chóng. Hệ giải 
mã th−ờng xuyên thay đổi khuynh 
h−ớng của dòng tin, tổ chức lại cơ cấu 
của chúng, từ một số dòng tin tạo ra 
một mảng tin thống nhất đ−ợc sắp xếp 
lại theo những nguyên tắc nhất định. 
Điều này tránh hiện t−ợng mất mát 
thông tin, tránh bị làm sai lệch do 
những bộ lọc, do tạp tin trong quá trình 
chuyển mã, quá trình chọn lọc và tổ 
chức cung cấp thông tin. Tất nhiên cũng 
không thể tránh khỏi những sai lệch, 
không đúng khi giải mã, do ng−ời giải 
mã gây ra. Chẳng hạn, ng−ời giải mã 
thông tin không tuân thủ những yêu 
cầu của quá trình giải mã nh− tính đầy 
đủ, tính khách quan, tính chính xác 
v.v và đôi khi cũng gây nên những 
hậu quả không thể l−ờng tr−ớc đ−ợc đối 
với ng−ời dùng tin, khi họ sử dụng 
những mã đã bị giải sai, dịch mã sai, 
giải không đầy đủ. Bởi vì ng−ời nghiên 
Thông tin Khoa học xã hội, số 11, 2006 28 
cứu cũng luôn luôn tôn trọng những 
thành tựu của những ng−ời đi tr−ớc. 
 Trong thực tiễn xây dựng nguồn lực 
thông tin cho thấy quá trình luân 
chuyển dòng tin thật muôn hình muôn 
vẻ. Chúng đan chéo nhau tạo nên một 
vùng có dung l−ợng thông tin lớn, ng−ời 
dùng luôn luôn h−ớng vào vùng đó để 
thỏa mãn những yêu cầu của mình. 
Dòng tin đôi khi cũng bị gián đoạn, tức 
là nó gồm những mắt xích ngắt quãng. 
Những mắt xích này có dung l−ợng 
thông tin lớn. Do những đặc thù của 
dòng tin nh− vậy, những ng−ời giải mã 
nội dung thông tin phải biết nắm bắt và 
tận dụng để xử lý d−ới nhiều hình thức 
khác nhau, nh− xây dựng các cơ sở dữ 
liệu th− mục, cơ sở dữ liệu dữ kiện. Xuất 
phát từ cách nhìn nhận dòng tin, ng−ời 
ta có thể điều chỉnh các dòng cho phù 
hợp với từng đối t−ợng ng−ời dùng, đồng 
thời tạo thuận lợi cho ng−ời dùng có thể 
truy nhập những thông tin cần thiết cho 
họ trên những dòng tin hiện có. 
2. ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác 
thông tin-th− viện 
 Sự xuất hiện của nền văn minh trí 
tuệ đã mang lại nhiều biến đổi sâu sắc 
ch−a từng có trong xã hội loài ng−ời 
thuộc các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, 
công nghệ, kinh tế và xã hội. Đặc biệt 
công nghệ viễn thông phát triển nh− vũ 
bão, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học 
nghiên cứu thành công, vận hành một 
mạng thông tin toàn cầu và tạo ra các 
ứng dụng truyền thông đa ph−ơng tiện 
hay còn gọi là ứng dụng đa trình hợp 
nhất tất cả các thông tin d−ới sạng sau: 
a/ Văn bản và số liệu; b/ Hình họa, đồ 
họa; c/ Hoạt ảnh; d, Hình ảnh; e/ Âm 
thanh. Truyền thông đa ph−ơng tiện về 
thực chất là sự hội tụ tuyệt vời của hai 
ngành chủ chốt của công nghệ thông 
tin: viễn thông và tin học. Hiện nay nhu 
cầu chuyển giao thông tin rất lớn trong 
các hoạt động đời sống của con ng−ời đã 
làm nảy sinh một vấn đề quan trọng 
mới đó là t−ơng tác và trao đổi qua lại 
thông tin. Việc trao đổi thông tin với 
dung l−ợng lớn đã đ−a đến một vấn đề 
phải nén thông tin và thiết kế những 
thiết bị truyền thông đa ph−ơng tiện. 
Xu thế chung là xây dựng các loại cơ sở 
dữ liệu và số hóa nội dung đ−a vào máy 
tính và đ−a lên mạng. Với mạng 
Internet có thể thu nhận đ−ợc bất kỳ 
thông tin nào, bất kỳ từ đâu, bất kỳ ai, 
vào bất cứ lúc nào, trên một khoảng 
cách xa bất kỳ. Kết quả là tri thức đã 
đ−ợc xã hội hóa trên quy mô toàn cầu và 
nh− vậy, với công nghệ thông tin đã có 
thể giải quyết đ−ợc không những các 
loại dữ liệu tìm tin, mà còn cung cấp 
ngay những bản gốc. Mọi đối t−ợng 
ng−ời dùng đều có thể khai thác, truy 
cập, thu nhận những thông tin có giá trị 
cho bản thân mình. 
Cùng với công nghệ tin học, công 
nghệ truyền thông, công nghệ viễn thông 
vũ trụ và sự xuất hiện của truyền thông 
đa ph−ơng tiện trong một thế giới thông 
tin t−ơng tác, loài ng−ời đã b−ớc vào một 
kỷ nguyên thông tin với các siêu lộ cao 
tốc thông tin do chính mình tạo ra. Các 
siêu lộ này có khả năng liên kết tất cả 
các dạng thức chuyển giao thông tin của 
con ng−ời thành một thể thống nhất (văn 
bản, hình ảnh động, âm thanh) trên cơ 
sở một hạ tầng thông tin hiện đại. Việc 
xây dựng siêu lộ cao tốc thông tin không 
chỉ đơn thuần nhằm đáp ứng sự phát 
triển v−ợt bậc của ph−ơng thức giao tiếp 
mới của nhân loại, mà còn nhằm giải 
quyết sự thúc ép do chi phí cao cho mạng 
l−ới truyền dữ liệu toàn cầu. Việc xây 
dựng siêu lộ cao tốc thông tin và khai 
thác tối đa qua mạng siêu lộ cao tốc 
thông tin toàn cầu Internet là thời cơ và 
Một số xu h−ớng ... 29 
đồng thời cũng là thách thức đối với các 
n−ớc đang phát triển. 
Trình bày những vấn đề trên cho 
thấy, trong những điều kiện phát triển 
không thể dự báo đ−ợc của công nghệ 
thông tin, công nghệ số hóa, công nghệ 
web mở ra những tiềm năng lớn trong 
việc khai thác và truy nhập thông tin, 
không chỉ bằng các dữ liệu mà bằng cả 
các loại văn bản gốc chỉ trong chốc lát. 
Chúng ta biết rằng, các quá trình 
của hoạt động thông tin khoa học bao 
gồm: thu thập, xử lý, phân tích, tổng 
hợp, l−u trữ, bảo quản, tìm, nhận tin và 
phổ biến tin. Sự phát triển của công 
nghệ thông tin đã làm thay đổi những 
t− duy cũ về các quá trình xử lý thông 
tin, đặc biệt là quá trình xử lý nội dung 
thông tin. Vai trò của các ph−ơng tiện 
kỹ thuật, các hệ quản trị thông tin-th− 
viện, quá trình xử lý tin là cực kỳ lớn, là 
nền tảng cho các quá trình tự động hóa 
thông tin-th− viện. 
Hiện nay, có một vấn đề đặt ra là 
công nghệ thông tin tác động nh− thế 
nào đến quá trình xử lý tin? ở mức độ 
nào trong dây chuyền thông tin-th− 
viện? Có thể ứng dụng vào xử lý nội 
dung thông tin nh− làm chú giải và l−ợc 
thuật không? 
Tr−ớc hết, cũng cần phải hiểu rằng 
quá trình xử lý tin truyền thống gồm 
hai phần chủ yếu: phần xử lý kỹ thuật 
tài liệu và phần xử lý nội dung thông 
tin. Trong mỗi một phần đó lại có nhiều 
công đoạn khác nhau, nh−ng có sự liên 
kết chặt chẽ với nhau tạo thành một 
quy trình khép kín. Phần xử lý kỹ thuật 
(mà chủ yếu là các công đoạn của công 
tác th− viện) đã có những phần mềm 
quản trị th− viện đ−ợc lập ra nhằm hỗ 
trợ cho các khâu công tác của dây 
chuyền th− viện: nh− dịch vụ bạn đọc, 
quản lý kho sách báo, chọn lọc, đặt mua, 
nhận tài liệu, trả tiền, đăng ký, biên 
mục, xây dựng chủ đề, rút từ khóa, tìm 
tin, kiểm soát luân chuyển tài liệu, in 
tài liệu v.v 
Hiện nay, hầu hết các ch−ơng trình 
quản trị th− viện đều đ−ợc viết dùng 
cho các loại máy tính, mạng tin học và 
là một hệ tích hợp bao gồm nhiều phân 
hệ và có sự liên kết với nhau. 
- Phân hệ bổ sung, từ đặt mua đến 
nhận tài liệu, trả tiền, vào sổ đăng ký cá 
biệt đến dán nhãn, quản lý tài chính, 
mua tài liệu và hồ sơ dữ liệu về các cơ sở 
cung cấp tài liệu. 
- Phân hệ biên mục, từ việc mô tả 
tài liệu đến xác định từ khóa, chủ đề, 
nhập dữ liệu, đổ dữ liệu từ nơi khác (từ 
đĩa CD-ROM hoặc lấy từ mạng). 
- Phân hệ biên soạn luân chuyển tài 
liệu, phần việc này liên quan đến công tác 
bạn đọc, tra tìm tài liệu trên máy, kiểm 
soát cho m−ợn, trả tài liệu, gia hạn 
m−ợn, m−ợn đọc tại chỗ, ký gửi đọc tiếp, 
quản trị hồ sơ bạn đọc, kiểm tra hiện 
trạng tài liệu trong kho cho đến việc quản 
lý tài liệu đã m−ợn, lập th− cảnh báo, đòi 
tài liệu m−ợn quá hạn, lập báo cáo thống 
kê tình hình sử dụng kho tài liệu. 
- Phân hệ m−ợn giữa các th− viện có 
chức năng t−ơng tự nh− luân chuyển tài 
liệu, cụ thể là nhập dữ liệu và chế độ 
m−ợn, kiểm soát giao xuất, nhận tài 
liệu, quản trị hồ sơ các th− viện m−ợn, 
theo dõi tình hình m−ợn. 
Ngoài ra, còn một số phân hệ khác 
nh− phân hệ thông tin quản lý, phân hệ 
mục lục truy nhập với chức năng truy 
nhập các cơ sở dữ liệu (CSDL) th− mục 
trên mạng, tạo giao diện truy nhập, 
truy nhập Internet 
Hiện nay các cơ quan thông tin-th− 
viện ở n−ớc ta đang ứng dụng một số 
phần mềm khác nhau. Phần mềm ISIS 
Thông tin Khoa học xã hội, số 11, 2006 30 
đã đ−ợc cài đặt tiếng Việt đang đ−ợc sử 
dụng ở Viện Thông tin KHXH và ở hầu 
hết các Th− viện của các viện chuyên 
ngành thuộc Viện KHXH Việt Nam. Ưu 
điểm của phần mềm ISIS là : 
- Thiết kế đơn giản; 
- Thuận tiện trong việc đào tạo và 
h−ớng dẫn sử dụng; 
- Thuận tiện trong việc trao đổi dữ 
liệu trong và ngoài n−ớc; 
- Có nhiều cơ quan thông tin-th− 
viện ở n−ớc ta sử dụng. 
Ch−ơng trình phần mềm ISIS cho 
thấy tính phù hợp với điều kiện tự động 
hóa th− viện ở n−ớc ta, một quốc gia 
đang phát triển. 
Khi lựa chọn phần mềm quản trị th− 
viện phải tính đến những chức năng thể 
hiện của từng phân hệ, các giao diện với 
ng−ời sử dụng, ph−ơng thức tiếp kiến và 
vận hành dữ liệu nhanh chóng và thuận 
tiện, giá cả hợp lý, có khả năng đồng thời 
chạy trên một máy đơn lẻ cũng nh− trên 
mạng và chạy trên web. 
Trong thời gian vừa qua Trung tâm 
Thông tin t− liệu khoa học công nghệ 
quốc gia đã nghiệm thu và đ−a vào sử 
dụng phần mềm Th− viện điện tử 
LIBOL của Công ty Tinh Vân. Phần 
mềm LIBOL 5.0 của Công ty Tinh Vân 
có khả năng l−u trữ dữ liệu, quản lý hệ 
thống, chia sẻ tài nguyên trong mạng 
l−ới Th− viện qua giao thức Z3950 Libol 
5.0 gồm có 10 phân hệ : 
1. Phân hệ bổ sung: đơn đặt, quỹ, 
xếp giá, kho thống kê, báo cáo. 
2. Phân hệ định kỳ: bổ sung, đóng 
tập, khiếu nại, thống kê, báo cáo. 
3. Phân hệ bạn đọc: quản lý hồ sơ, 
quản lý thẻ đọc, thống kê, báo cáo. 
4. Phân hệ ILL: gửi yêu cầu, xử lý 
yêu cầu, báo cáo. 
5. Phân hệ quản lý: quản lý ng−ời 
dùng, tham số hệ thống, nhật ký hệ 
thống. 
6. Phân hệ biên mục: biên mục, th− 
mục, phích, xuất nhập dữ liệu. 
7. Phân hệ OPAC: tài nguyên th− 
viện, dịch vụ, trực tuyến, liên th− viện. 
8. Phân hệ l−u thông: m−ợn/trả, 
chính sách l−u thông, thống kê, báo cáo. 
9. Phân hệ phát hành: quản lý 
khách hàng, quản lý tài chính, xử lý yêu 
cầu. 
10. Phân hệ t− liệu điện tử: tạo t− 
liệu điện tử, mô tả t− liệu, quản lý t− liệu. 
Việc lựa chọn các hệ quản trị th− 
viện phụ thuộc vào những điều kiện cụ 
thể của mỗi th− viện. Khi lựa chọn phải 
tính đến số l−ợng tài liệu của th− viện, 
đội ngũ cán bộ tin học, các loại thiết bị kỹ 
thuật (phần cứng) và hệ điều hành, cơ 
cấu tổ chức của th− viện Khi chọn hệ 
quản trị th− viện cũng căn cứ vào hoàn 
cảnh, nguồn lực thực tế và khả năng 
nâng cấp hệ của từng th− viện khi có 
điều kiện. Những nguyên tắc chung khi 
lựa chọn phần mềm quản trị th− viện 
thể hiện ở chỗ có tính thống nhất trong 
hệ thống các th− viện nhằm bảo đảm sự 
liên thông giữa các th− viện, tính phù 
hợp các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về 
th− viện và công nghệ thông tin; tính kế 
thừa dữ liệu của các phần mềm quản trị 
tr−ớc đó nh− phần mềm CDS/ISIS, tính 
dễ triển khai và mở rộng, tính ổn định 
trong một thời gian nhất định. 
Trình bày những vấn đề trên đây 
cho thấy các quá trình xử lý kỹ thuật 
trong công tác th− viện đã đ−ợc tin học 
hóa ở một trình độ cao và kỹ thuật tin 
học đã có thể thay thế công việc của cán 
bộ th− viện. Tất nhiên, mỗi cán bộ phải 
đ−ợc đào tạo kỹ năng theo chuyên môn 
của mình và thực thi có hiệu quả các 
Một số xu h−ớng ... 31 
công việc đ−ợc phân công. Các quy trình 
th− viện đ−ợc tổ chức nh− thế nào, các 
dữ liệu của phần mềm đ−ợc tổ chức ra 
sao để tiện lợi cho việc khai thác và 
kinh tế lại là công việc của các khâu 
thiết kế phần mềm. Ng−ời cán bộ th− 
viện vẫn tiếp tục làm những công việc 
cũ của mình theo cách làm mới mà 
không cần nắm đ−ợc sự hoạt động bên 
trong của hệ thống. Hoạt động bên 
trong đó thuộc trách nhiệm của những 
ng−ời thiết kế phần mềm. Quản lý dữ 
liệu lại thuộc trách nhiệm của những 
cán bộ tin học của th− viện. 
Vấn đề xử lý nội dung thông tin trong 
điều kiện tin học hóa không thể do máy 
móc thiết bị thay thế đ−ợc con ng−ời, bởi 
vì làm l−ợc thuật hay chú giải một công 
trình khoa học với tính cách nh− một quá 
trình sáng tạo và tạo ra một sản phẩm 
mới là các bài chú giải và l−ợc thuật. Các 
nhà chuyên môn trong lĩnh vực này đã có 
nhiều thực nghiệm nh− dùng máy tính để 
làm l−ợc thuật một công trình khoa học 
với một phần mềm chuyên dụng, nh−ng 
đều không cho một kết quả mong muốn. 
Các nhà khoa học Mỹ và Cộng hòa Liên 
bang Đức đã thiết kế phần mềm dùng để 
làm l−ợc thuật một tài liệu khoa học theo 
một số ph−ơng pháp: ph−ơng pháp l−ợc 
thuật theo trình tự cấu trúc bố cục của tài 
liệu, ph−ơng pháp l−ợc thuật theo nội 
dung vấn đề, ph−ơng pháp l−ợc thuật tự 
do, kết quả của các thử nghiệm cho một 
số sản phẩm có một sự kết cấu rời rạc về 
nội dung, thiếu sự gắn kết, mà theo các 
chuyên gia thì các sản phẩm của máy 
tính làm ra ch−a thể gọi là bài l−ợc thuật 
đ−ợc. 
 Các chuyên gia trong lĩnh vực này 
khẳng định rằng trong t−ơng lai không 
xa sẽ đ−a máy tính vào làm l−ợc thuật, 
chú giải các tài liệu. Nh−ng họ không 
khẳng định đ−ợc bao giờ thì sẽ có kết 
quả. Có ng−ời cho rằng sẽ là viển vông đi 
theo h−ớng này, vì các thiết bị hiện nay 
ch−a thể thay thế bản thân con ng−ời 
trong việc viết và tóm l−ợc ý t−ởng của 
ng−ời sáng tạo ra thông tin, đặc biệt 
trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân 
văn. Nhiều công trình khoa học chứa 
đựng nhiều ý t−ởng thâm thúy, làm thế 
nào để máy móc, thiết bị hiểu đ−ợc 
những nội dung sâu xa đó. Cũng thật là 
khó khi phải chuyển tải một khối l−ợng 
nội dung thông tin phong phú. Chính vì 
vậy, công nghệ tin học vẫn là một trong 
những tiềm năng hỗ trợ cho công tác xử 
lý nội dung thông tin ở một chừng mực 
nào đó. Chẳng hạn, hiện nay ng−ời ta sử 
dụng máy tính trong việc đánh từ khóa 
(từ phản ánh nội dung của tài liệu) và 
thống kê các thuật ngữ đ−ợc lặp đi lặp 
lại trong một văn bản. Ph−ơng pháp 
thống kê từ của ngôn ngữ tự nhiên cũng 
đã đ−ợc làm từ thế kỷ tr−ớc. Ph−ơng 
pháp thống kê này đ−ợc làm nh− sau: 
nếu ta lập một danh sách tất cả những 
từ đã gặp trong một đoạn văn khá dài 
nào đó, sau đó sắp xếp các từ ấy theo 
trình tự tần số gặp chúng trong đoạn văn 
đó giảm dần và đánh chỉ số thứ tự từ 1 
(số thứ tự của từ hay gặp nhất) đến R, 
thì đối với bất kỳ từ nào, tích của số thứ 
tự (bậc) r của nó trong danh sách đó và 
tần số gặp trong đoạn văn sẽ là một đại 
l−ợng không đổi, có giá trị nh− nhau đối 
với bất kỳ từ nào trong danh sách đó. 
Định luật này do J.Zipf đ−a ra và ta có 
thể biểu diễn định luật của ông nh− sau: 
 Fr = c, trong đó f là tần số gặp từ 
trong đoạn văn; r là bậc (số thứ tự) của 
từ trong danh sách; c là đại l−ợng thực 
nghiệm không đổi. 
 Sự phụ thuộc thu đ−ợc biểu diễn 
bằng đ−ờng Hiperbon. Sau khi nghiên 
cứu những đoạn văn và ngôn ngữ khác 
nhau, trong đó có các ngôn ngữ cổ hàng 
Thông tin Khoa học xã hội, số 11, 2006 32 
nghìn năm, bằng cách đó J.Zipf đã xây 
dựng cho mỗi ngôn ngữ ấy một sự phụ 
thuộc đã nêu, đồng thời tất cả các đ−ờng 
cong đều có dạng nh− nhau, dạng “bậc 
thang Hiperbon” tức là đặc tính phân bố 
chúng không thay đổi khi thay thế đoạn 
văn này bằng đoạn văn khác. 
 Từ ph−ơng pháp trên ng−ời ta tìm ra 
giá trị thông tin trong từng đoạn văn và 
dùng để rút ra các thuật ngữ biểu đạt nội 
dung của tài liệu. Khi các ph−ơng pháp 
trích rút các thuật ngữ chính (hay còn gọi 
là từ khóa) trong tài liệu ng−ời ta lập tức 
nghiên cứu các phần mềm chuyên dụng 
để giải một loạt bài toán nh− rút từ khóa, 
xây dựng chủ đề, làm tóm tắt ngắn, làm 
chú giải bằng từ khóa v.v 
 Hiện nay các thiết bị hiện đại của 
công nghệ thông tin đã giúp con ng−ời 
trong quá trình xử lý kỹ thuật tài liệu là 
vấn đề không cần phải bàn cãi. Tuy 
nhiên, các thiết bị hiện đại ch−a thể 
thay thế bản thân con ng−ời trong quá 
trình làm chú giải, làm tóm tắt và làm 
l−ợc thuật các tài liệu khoa học, đặc biệt 
xử lý nội dung các tài liệu trong lĩnh vực 
khoa học xã hội và nhân văn. 
 Hiện nay các th− viện trên thế giới 
đã và đang chuyên đổi tài liệu trên giấy 
sang dạng số hóa, cho nên ng−ời dùng tin 
cũng đã có những thay đổi trong cách sử 
dụng thông tin. Họ sử dụng các thông tin 
tín hiệu (trên cơ sở các cơ sở dữ liệu) sau 
đó truy cập để sử dụng bản gốc. 
 Một số vấn đề chúng tôi trình bày 
trên đây là những vấn đề đã và đang 
đ−ợc các nhà chuyên môn nghiên cứu 
trong những năm gần đây. Chúng tôi 
chỉ giới thiệu và có tính chất gợi ý, ch−a 
phân tích sâu từng vấn đề và tất nhiên 
còn nhiều vấn đề đáng quan tâm khác, 
chúng tôi sẽ có dịp trình bày trong các 
bài viết sau. 
 Tài liệu tham khảo 
1. Bagrova I. Liệu th− viện có t−ơng lai 
trong thế kỷ XXI - Tổng quan các tài 
liệu tiếng Anh trong những năm 
1990. Th− viện học, số 1, 1999. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Về việc 
đẩy mạnh và phát triển công nghệ 
thông tin phục vụ công nghiệp hóa 
và hiện đại hóa đất n−ớc - Chỉ thị 
58-CT/TW ngày 17/10/2000. Nhân 
dân cuối tuần, ngày 5/11, 2000. 
3. Kolpakova N.V. Nad chem rabotajut 
issledovateli BAN. Biblioteka, No16, 
2003. 
4. Lê Văn Viết. Xu thế phát triển của 
th− viện trong t−ơng lai. Th− viện 
Việt Nam, số 2, 2005. 
5. Nghiệm thu và đ−a vào sử dụng 
phần mềm Th− viện điện tử LIBOL. 
Thông tin - T− liệu, số 1, 2005. 
6. Phần mềm Th− viện điện tử ILIB 
của CMC. Thông tin - t− liệu, số 2, 
2006. 
7. Sokolov A.V. Sputevoditelem v 
rukakh. Biblioteka, No6, 2003. 
8. Stojanov J.U O Prevratnostjakh 
bibliotechnoj sudbu. Biblioteka, No 
2, 2003. 
9. Tạ Bá H−ng, Cao Minh Kiểm, 
Nguyễn Tiến Đức. Hoạt động thông 
tin khoa học và công nghệ ở Việt 
Nam - Hiện trạng và định h−ớng 
phát triển. Thông tin - t− liệu, số 4, 
2005. 
10. Tá Bá H−ng, Nguyễn Điến, Nguyễn 
Thắng. Các tiêu chí đánh giá và lựa 
chọn phần mềm cho th− viện điện tử ở 
Việt Nam. Thông tin - t− liệu, số 2, 
2005. 
11. Viện Thông tin Khoa học xã hội 30 
năm xây dựng và phát triển. H.: 
2005. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_xu_huong_nghien_cuu_moi_ve_thong_tin_thu_vien_gan_day.pdf