Một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả trong bối cảnh cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Tóm tắt Một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả trong bối cảnh cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam: ... sức khỏe tính mạng. Trong khi đó, đối với những loại hàng giả về hình thức, tức là hàng hóa giả mạo về bao bì, nhãn hàng hóa, sự thiệt hại lại chủ yếu và trước hết thuộc về những thương nhân có hàng hóa thật bị làm nhái, làm giả. Trong trường hợp này, người tiêu dùng cũng có thể là nạ... ra khái niệm về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ như sau: 1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậ...ản xuất kinh doanh các mặt hàng khác. Đối với các mặt hàng này, thông thường hoạt động sản xuất, kinh doanh được pháp luật quy định là hoạt động sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với nhiều mặt hàng thuộc...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả trong bối cảnh cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1999/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban 
thường vụ Quốc hội ngày 27 tháng 4 năm 1999 về bảo vệ 
quyền lợi người tiêu dùng, điều 7. 
N.T.Q. Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 44-53 
48
dùng, bản thân hành vi sản xuất, buôn bán 
hàng hóa khuyết tật không bị coi là hành vi bị 
xử phạt hành chính. Điều 76 của Nghị định 
này chỉ xử phạt hành vi vi phạm trách nhiệm 
thu hồi hàng hóa khuyết tật11. 
3. Hàng giả và hàng xâm hại quyền sở hữu 
trí tuệ 
Một trong những vấn đề quan trọng khi đề 
cập đến khái niệm hàng giả trong pháp luật 
Việt Nam là sự phân biệt giữa hàng giả và 
hàng xâm hại quyền sở hữu trí tuệ. Như trên đã 
thấy, khái niệm hàng giả trong pháp luật Việt 
Nam là rất rộng, bao gồm bốn trường hợp khác 
nhau. Cách hiểu về hàng giả của Việt Nam có 
sự khác biệt với cách hiểu về hàng giả ở nước 
ngoài. Ở nhiều quốc gia, khái niệm hàng giả 
luôn được hiểu gắn liền với một sự vi phạm về 
sở hữu trí tuệ. Chẳng hạn, tại Pháp, thuật ngữ 
được sử dụng là contrefaçon, theo đó: “Xét 
dưới góc độ pháp lý, hoạt động hàng giả được 
định nghĩa là hoạt động làm giả, bắt chước 
hoặc sử dụng toàn bộ hoặc một phần nhãn 
hiệu, kiểu dáng, mẫu hữu ích sáng chế, phần 
mềm, quyền tác giả hoặc quyền đối với giống 
cây trồng mà không có sự đồng ý của chủ sở 
hữu”12. 
Theo cách hiểu của Pháp, hoạt động hàng 
giả luôn gắn với một sự vi phạm quyền sở hữu 
trí tuệ, bao gồm cả quyền sở hữu công nghiệp, 
quyền tác giả hay quyền đối với giống cây 
trồng. Tương tự như vậy, theo khoản 4 điều 
_______ 
11
 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của 
Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong 
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng 
cấm và bảo vệ người tiêu dùng. 
12
 Định nghĩa của Uỷ ban Quốc gia chống hàng giả của 
Pháp (CNAC). Xem thêm định nghĩa trong các điều 
L515-1, l52-, L615-1, L716-9 Bộ luật sở hữu trí tuệ của 
Cộng hòa Pháp. 
1252 BLDS Liên bang Nga: “Trong trường 
hợp việc sản xuất, phổ biến hoặc những hình 
thức sử dụng khác cũng như việc nhập khẩu, 
vận chuyển hay tàng trữ các vật phẩm có chứa 
đựng các kết quả của hoạt động trí tuệ hoặc 
các dấu hiệu phân biệt dẫn tới vi phạm độc 
quyền đối với các đối tượng này thì các vật 
phẩm trên được coi là giả mạo. Tại Liên bang 
Nga, theo quyết định của Tòa án, những vật 
phẩm này sẽ bị đưa khỏi lưu thông và buộc 
tiêu hủy”13. 
Trong khi đó, khái niệm hàng giả của Việt 
Nam bao gồm có 4 trường hợp, trong đó chỉ có 
trường hợp thứ ba là trường hợp “hàng hóa giả 
mạo về sở hữu trí tuệ”. 
Tuy nhiên, bản thân khái niệm hàng hóa giả 
mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 
của Luật sở hữu trí tuệ cũng có những khác biệt 
với khái niệm của Pháp và Nga. Trong khái niệm 
được nêu ở Điểu 213 Luật sở hữu trí tuệ của Việt 
Nam, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ chỉ bao 
gồm hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa 
lý và hàng hóa sao chép lậu quyền tác giả. Các 
hàng hóa có chứa đựng yếu tố xâm hại đến sáng 
chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, kiểu dáng công 
nghiệp và giống cây trồng không thuộc phạm vi 
khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. 
Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ đưa ra khái 
niệm về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ 
như sau: 
1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo 
quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả 
mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau 
đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy 
định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao 
chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này. 
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng 
hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, 
_______ 
13
 Xem khoản 4 Điều 1252 BLDS Liên Bang Nga. 
N.T.Q.Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 44-53 49
dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn 
hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng 
cho chính mặt hàng đó mà không được phép 
của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức 
quản lý chỉ dẫn địa lý. 
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được 
sản xuất mà không được phép của chủ thể 
quyền tác giả hoặc quyền liên quan.” 
Khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí 
tuệ trong Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ Việt 
Nam tương đồng với khái niệm “hàng hóa giả 
mạo nhãn hiệu, hàng hóa chứa đựng yếu tố 
xâm hại quyền tác giả” được quy định trong 
Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu 
trí tuệ có liên quan đến thương mại (Hiệp 
định TRIPS) của Tổ chức thương mại thế giới 
(WTO)14 Khái niệm hàng hóa giả mạo về sở 
hữu trí tuệ trong Luật sở hữu trí tuệ của Việt 
Nam cũng tương đồng với khái niệm “Hàng 
hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa sao chép 
chứa đựng yếu tố xâm phạm quyền tác giả” 
được quy định trong Điều 5 của Hiệp định 
chống thương mại hàng giả (Anti-
Counterfeiting Trade Agreement - ACTA) 
15mới được ký gần đây giữa nhiều nước công 
nghiệp phát triển, nhưng hiện chưa có hiệu 
lực [3]. 
Việc phân biệt giữa khái niệm hàng giả nói 
chung với khái niệm hàng hóa giả mạo về sở 
hữu trí tuệ nói riêng, cũng như với khái niệm 
hàng hóa có chứa đựng yếu tố xâm hại quyền 
sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng. 
Một mặt, như trên đã nêu, để đấu tranh 
chống lại những hàng giả về chất lượng, cần 
huy động trước hết vai trò của chính người tiêu 
_______ 
14
 Xem điều 51 và Chú thích 14 Hiệp định TRIPS. 
15
 Xem nội dung và các thông tin về Hiệp định này tại 
trang Web: 
opportunities/trade-topics/intellectual-property/anti-
counterfeiting/ 
dùng, những người bị thiệt hại đầu tiên và trực 
tiếp nhất. Đối với những hàng hóa xâm hại 
quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có hàng hóa giả 
mạo quyền sở hữu trí tuệ, vai trò pháp lý của 
các chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm hại 
lại cần được đặt lên hàng đầu. 
Trên phương diện pháp luật thực định, cả 
trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 
và pháp luật xử lý hình sự, các hành vi sản 
xuất, buôn bán hàng giả được xử lý khác biệt 
với các hành vi xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, 
trong đó có hành vi sản xuất, buôn bán hàng 
hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ. Trong Bộ 
luật hình sự, tách biệt với các hành vi sản 
xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại các 
điều 156, 157, 158, các hành vi tội phạm liên 
quan đến quyền sở hữu trí tuệ được quy định 
lần lượt tại điều 170 (Tội vi phạm quy định về 
cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công 
nghiệp), điều 170a (Tội xâm phạm quyền tác 
giả, quyền liên quan) và điều 171 (Tội xâm 
phạm quyền sở hữu công nghiệp) [4], [5]. Với 
những quy định như hiện nay của Bộ luật 
hình sự, có thể thấy những hành vi phạm tội 
về hàng giả theo các điều 156, 157, 158 sẽ bị 
xử lý nghiêm khắc hơn rất nhiều so với các 
hành vi phạm tội liên quan đến quyền sở hữu 
trí tuệ, bao gồm cả trường hợp giả mạo về sở 
hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trong nhiều trường 
hợp, sẽ có sự trùng lặp hoặc khó phân biệt về 
việc áp dụng điều luật khi một hành vi sản 
xuất, buôn bán hàng giả (về nội dung) nhưng 
đồng thời xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, chẳng 
hạn như giả mạo về sở hữu trí tuệ [6]. 
4. Hàng giả thông thường và hàng giả gây 
hại cho sức khỏe, an toàn của người tiêu 
dùng 
Về nguyên tắc, mọi hàng giả đều gây thiệt 
hại cho người tiêu dùng. Bảo vệ người tiêu 
dùng là một trong những mục đích cao nhất 
N.T.Q. Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 44-53 
50
của công cuộc chống hành giả. Tuy nhiên, có 
một số hàng giả mà việc sử dụng có thể gây 
hại hoặc đe dọa gây hại trực tiếp cho sức khoẻ, 
thậm chí tính mạng của người người tiêu dùng. 
Nhóm những hàng giả này có một số đặc điểm 
chung sau đây: 
Thứ nhất, tính gây hại trực tiếp cho người 
tiêu dùng. Sử dụng nhóm hàng giả này, người 
tiêu dùng ngoài việc phải gánh chịu những 
thiệt hại về kinh tế, còn phải chịu những rủi ro, 
thiệt hại trực tiếp hay lâu dài về sức khỏe, 
thậm chí là an toàn tính mạng. So với các mặt 
hàng giả khác, các mặt hàng giả này tác động 
một cách trực tiếp đến người tiêu dùng, là đối 
tượng đông đảo nhất, có vị thế yếu nhất trong 
phòng tránh, đối phó với các rủi ro so với các 
doanh nghiệp cũng như Nhà nước nói chung. 
Thứ hai, tính phổ biến, thường xuyên. Do 
đối tượng hướng đến là người tiêu dùng, nên 
những loại hàng giả này xuất hiện một cách 
phổ biến, thường xuyên hơn các loại hàng giả 
khác. Chúng có thể bao gồm các loại hàng hóa 
là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ 
dùng, phương tiện sinh hoạt ... Trong nhiều 
trường hợp, sản xuất những sản phẩm này 
không đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao nên sự 
xuất hiện của chúng phổ biến hơn các loại 
hàng giả khác. Đồng thời, những mặt hàng này 
đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người 
dân nên những rủi ro, thiệt hại chúng có thể 
gây ra cũng mang tính thường xuyên hơn so 
với các mặt hàng khác. 
Thứ ba, tính nghiêm trọng. Các loại hàng 
giả gây hại cho sức khỏe, an toàn của người 
tiêu dùng là những loại hàng giả gây ra những 
hậu quả nghiêm trọng nhất. Ngoài những mặt 
hàng làm giả về chất lượng mang tính truyền 
thống như lương thực, thực phẩm..., hiện nay 
nhiều loại hàng giả khác cũng xuất hiện phổ 
biến hơn, mang theo những mối nguy hại lớn 
hơn cho người tiêu dùng. Những mặt hàng này 
bao gồm chẳng hạn: Mũ bảo hiểm xe máy, phụ 
tùng ô-tô, xe máy, vật liệu xây dựng, đặc biệt 
là thuốc chữa bệnh, hóa mỹ phẩm, dược phẩm 
chức năng và các loại dụng cụ y tế đặc thù. 
Việc tiêu dùng các sản phẩm hàng giả này có 
thể gây ra những thiệt hại lớn về sức khỏe, tính 
mạng của nhiều người một cách tức thì hay 
trong dài hạn. 
Do các đặc trưng trên đây của nhóm hàng 
giả gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng 
so với các loại hàng giả nói chung, các quy 
định pháp luật trong đấu tranh phòng, chống 
chúng cũng có những đặc thù. 
Một mặt, trong phòng ngừa, ngăn chặn 
hàng giả gây hại cho người tiêu dùng, các quy 
định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản 
xuất, kinh doanh các mặt hàng này có sự chặt 
chẽ, cụ thể hơn so với hoạt động sản xuất kinh 
doanh các mặt hàng khác. Đối với các mặt 
hàng này, thông thường hoạt động sản xuất, 
kinh doanh được pháp luật quy định là hoạt 
động sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Pháp 
luật Việt Nam có những quy định cụ thể về 
điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với nhiều 
mặt hàng thuộc diện này, sớm hơn so với các 
loại mặt hàng khác. Chẳng hạn, cho đến nay, 
Chính phủ đã có những Nghị định riêng biệt về 
sản xuất, kinh doanh đối với các mặt hàng như: 
Thực phẩm nói chung, rượu, thuốc chữa bệnh, 
hóa mỹ phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực - 
động vật, thuốc lá 
Trong các chiến dịch, chương trình hành 
động phòng chống hàng giả, mục tiêu, nội 
dung các biện pháp chống hàng giả gây hại cho 
sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng đều 
được đặt lên hàng đầu, được ưu tiên về khâu 
đầu tư tài chính hay tổ chức thực hiện. 
Mặt khác, trong việc xử lý các vi phạm, 
pháp luật áp dụng đối với hành vi sản xuất, 
kinh doanh, xuất hay nhập khẩu hàng giả gây 
hại cho sức khỏe, an toàn của người tiêu 
dùng cũng có những đặc thù. 
N.T.Q.Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 44-53 51
 Thứ nhất, các biện pháp chế tài hành 
chính thông thường được áp dụng ở mức độ 
nghiêm khắc, có tính răn đe cao hơn. Chẳng 
hạn, Nghị định quy định xử phạt vi phạm 
hành chính trong hoạt động thương mại, sản 
xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ 
người tiêu dùng, nhóm các hành vi sản xuất, 
kinh doanh hàng giả gây hại cho sức khỏe, 
an toàn của người tiêu dùng đều chịu khung 
xử phạt ở mức cao nhất hoặc mức xử phạt 
cao hơn so với các hành vi sản xuất, kinh 
doanh hàng giả khác. 
Thứ hai, bên cạnh các biện pháp chế tài 
chính, các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng 
giả gây hại cho sức khỏe, an toàn của người 
tiêu dùng thường còn phải chịu các biện pháp 
bổ sung nghiêm khắc hơn. Các văn bản pháp 
luật hiện hành quy định các biện pháp này 
gồm: Đình chỉ hoạt động kinh doanh, thu hồi 
giấy phép kinh doanh, tiêu hủy, tịch thu tang 
vật, hàng giả, buộc tái xuất hàng giả đã nhập 
khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt, đối với những 
loại hàng giả này, biện pháp tiêu hủy là bắt 
buộc, không thể áp dụng biện pháp tịch thu rồi 
sử dụng vào mục đích xã hội hay nhân đạo như 
đối với một số loại hàng giả khác. 
Thứ ba, việc xử lý nghiêm khắc hơn các 
hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả gây hại 
cho sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng còn 
thể hiện ở việc dùng các quy định của Bộ luật 
hình sự. Trước hết, Bộ luật hình sự có ít nhất 
hai điều riêng biệt quy định riêng về các hành 
vi sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc loại này 
(Điều 157, 158). Mặt khác, mức khung hình 
phạt được áp dụng là rất nghiêm khắc, có thể 
lên đến tù chung thân hoặc tử hình. 
Thứ tư, trong hoạt động tổ chức phòng, 
chống hàng giả, đối với các loại hàng giả gây 
hại cho sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng, 
pháp luật quy định trách nhiệm chủ động của 
cơ quan nhà nước, mà không cần yêu cầu của 
người bị hại là doanh nghiệp hay cá nhân 
người tiêu dùng. Các cơ quan như công an, 
quản lý thị trường, hải quan, kiểm sátcó thể 
phải chủ động áp dụng các biện pháp hành 
chính hoặc tư pháp nhằm xử lý hành vi sản 
xuất, kinh doanh hàng giả gây hại cho người 
tiêu dùng, mà không cần có yêu cầu của chủ 
thể có quyền như trong trường hợp nếu hàng 
giả là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ. 
Thuật ngữ hàng giả gây hại đến sức khoẻ và 
an toàn của người tiêu dùng xuất hiện trong pháp 
luật Việt Nam từ khá sớm. Ngay trong Pháp 
lệnh 07/LCT/HDNN7 ngày 10/7/1982 về trừng 
trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh 
trái phép, tại khoản 3 Điều 5 đã quy định hành vi 
phạm tội «làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả 
có chất độc hại hoặc các chất khác có thể gây 
nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người 
tiêu dùng» là hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm 
trọng, bị xử lý hình sự ở mức độ nghiêm khắc 
hơn so với hành làm hàng giả, buôn bán hàng giả 
thông thường khác. 
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật có 
liên quan đến công tác chống hàng giả không 
có một định nghĩa mang tính khái quát về hàng 
giả gây hại đến sức khỏe, an toàn tính mạng 
của người tiêu dùng. Phương pháp phổ biến 
được sử dụng là phương pháp liệt kê. Theo đó, 
đối với một số loại hàng giả được nêu tên riêng 
biệt, do gây hại cho sức khỏe, an toàn của 
người tiêu dùng mà hành vi sản xuất, buôn bán 
chúng sẽ phải chịu những chế tài nghiêm khắc 
hơn. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 157 Bộ 
luật hình sự, những hàng hóa này bao gồm 
lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc 
phòng bệnh. Trong khi đó, Nghị định 185 mới 
đây của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm 
hành chính trong hoạt động thương mại, sản 
xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ 
người tiêu dùng lại liệt kê nhóm hàng hóa này 
với phạm vi rộng hơn, bao gồm lương thực, 
thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng 
bệnh cho người, phụ gia thực phẩm, chất bảo 
N.T.Q. Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 44-53 
52
quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực 
phẩm, thực phẩm chức năng, chất tẩy rửa, diệt 
côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép 
xây dựng, mũ bảo hiểm16. 
Thực trạng trên đây cho thấy việc hoàn 
thiện các quy định pháp luật trong ngăn ngừa, 
xử lý hàng giả gây hại cho sức khỏe người tiêu 
dùng trước hết là việc xác định những mặt 
hàng giả thuộc đối tượng này. Việc không 
thống nhất trong cách hiểu về hàng giả gây hại 
cho sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng sẽ dẫn 
đến sự không thống nhất trong quy định chế tài, 
biện pháp xử lý. Để tránh hiện tượng bỏ sót hoặc 
xử lý không thống nhất, cần có quy định pháp 
luật quy định cách hiểu thống nhất về loại hàng 
giả đặc thù này hoặc bằng phương pháp khái 
quát hóa tương tự cách mà Pháp lệnh 
07/LCT/HDNN7 ngày 10/7/1982 trước đây đã 
tiến hành, hoặc liệt kê đầy đủ nhất ở mức có thể 
những loại hàng giả này theo cách của Nghị định 
185 gần đây. 
Kết luận 
Làm rõ nội hàm của khái niệm hàng giả theo 
quy định của pháp luật hiện nay là một trong 
những điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả 
của công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và 
chống hàng giả. Dưới góc độ pháp lý, điều này 
không chỉ có ý nghĩa xác định giới hạn, phạm vi 
của hoạt động chống hàng giả, mà còn có ý nghĩa 
trong việc huy động, phát huy vai trò của các chủ 
thể tham gia vào cuộc chiến chống hàng giả, bao 
gồm cả các lực lượng chống hàng giả là các cơ 
quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp, các cá 
nhân. Đặc biệt, việc làm rõ khái niệm hàng giả 
cũng có ý nghĩa lớn trong việc quyết định các 
_______ 
16
 Xem điểm a) và c) khoản 2 điều 14 Nghị định 
185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy 
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương 
mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ 
người tiêu dùng. 
biện pháp hợp lý trong ngăn ngừa, phát hiện và 
áp dụng các biện pháp chế tài một cách đồng bộ, 
hợp lý đối với các hoạt động sản xuất, buôn bán 
hàng giả. 
Thực tế áp dụng pháp luật hiện nay cho 
thấy khái niệm hàng giả trong pháp luật Việt 
Nam còn cần được hoàn thiện. Khái niệm hàng 
giả hiện được hiểu rất rộng, có những khác biệt 
với thông lệ quốc tế. Đặc biệt, trong nhiều 
trường hợp có những khó khăn trong việc phân 
biệt hành vi sản xuất buôn bán hành giả với 
các hành vi vi phạm pháp luật khác, khó khăn 
trong việc phân biệt các loại hàng giả với nhau. 
Những khó khăn này thực tế tạo ra những lực 
cản, hạn chế hiệu quả của công tác đầu tranh 
phòng và chống hàng giả. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Trần Văn Hải, Một số phân tích về tình trạng 
xâm phạm và tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ 
ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế 
- Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 31 - 7/2008. 
[2] Trần Ngọc Việt, Hoàn thiện hệ thống các quy 
định pháp luật về hàng giả và về đấu tranh 
phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Tạp 
chí NN&PL số 8/2001. 
[3] Sean Flynn, Intelectual property law enforcement 
and the Anti-counterfeiting Trade Agreement 
(ACTA): ACTA's Constitutional Problem: The 
Treaty Is Not a Treaty, American University 
International Law Review, 26 (2011) 903. 
[4] Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệp định TRIPS: những 
tác động tới quy định về các tội xâm phạm quyền 
sở hữu trí tuệ trong Bộ luật hình sự 1999, Kỷ yếu 
Hội thảo « Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc 
sửa đổi Bộ luật hình sự năm 1999 trước yêu cầu 
cải cách tư pháp », Khoa Luật ĐHQGHN và Đại 
học Thái Nguyên, Thái Nguyên, tháng 12 năm 
2013. 
[5] Nguyễn Thụy Phương, Quy định của Bộ luật 
hình sự về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí 
tuệ, Tạp chí Thông tin Khoa học Xét xử, 5 
(2007), 20. 
[6] Thành Vinh, Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự 
về các tội xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, Tạp chí 
Thông tin Khoa học Xét xử, 5 (2007), 2. 
N.T.Q.Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 44-53 53
Some Opinions on the Concept of Fake Goods in the Context 
of the Combat against Fake Goods and the Protection of 
Intellectual Property in Vietnam 
Nguyễn Thị Quế Anh 
VNU School of Law, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hanoi, Vietnam 
Abstract: In this article, the author mentions the development of the concept of fake goods in the 
Vietnamese law system, analyzes the concept of fake goods in accordance with the current law.and 
shows the differences as well as the correlation among several concepts about fake goods such as: fake 
goods in content and in form; common fake goods and fake goods doing harm to the consumers’ 
health and safety. 
The author also pays attnetion to the analysis of the correlation between fake goods and the goods 
that infringe the intellectual property. On that basis, the author points out the discrepancies in the 
current law and determines the base for the application of the law with a view to treating the different 
behaviors of making fake goods and pointing out the necessity to perfect the concept of fake goods in 
the Vietnam law. 
Key words: Definition of fake goods; fake goods in content and in form; the goods that infringe 
on intellectual property. 

File đính kèm:

  • pdfmot_vai_suy_nghi_ve_khai_niem_hang_gia_trong_boi_canh_cuoc_c.pdf