Nâng cao một số công tác nghiệp vụ thu hút học sinh đến với thư viện trường tiểu học

Tóm tắt Nâng cao một số công tác nghiệp vụ thu hút học sinh đến với thư viện trường tiểu học: ...ích thước, chiều cao, chiều rộng) theo đúng tiêu chuẩn kích thước quy định. - Giá sách ngoài phòng đọc của học sinh được làm bằng gỗ có chiều cao vừa phải 1m đến 1,2m. Được chia ra các ngăn nhỏ để các loại sách. - Có tủ kính treo tường và giá gỗ quay để giới thiệu sách mới và giới thiệu sách... lớp hai các em còn nhỏ mới tiếp xúc với con chữ, con số, nhiều hình thức nghiệp vụ thư viện còn rất mới mẻ với các em) vì vậy phân loại truyện theo mã màu sẽ rất thuận tiện cho các em khi đến thư viện và lựa chọn sách. Tôi tiến hành phân loại truyện theo mã màu (có quy định cụ thể cho từng lo... thiệu sách báo trong thư viện nhà trường nhằm khai thác hiệu quả vốn tài liệu thư viện phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập của giỏo viờn và học sinh; giỳp thầy và trũ nắm được nội dung cuốn sách báo, để có kế hoạch và phương hướng cụ thể sử dụng tốt thư viện, phục vụ nhu cầu dạy và học đạt h...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nâng cao một số công tác nghiệp vụ thu hút học sinh đến với thư viện trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO MỘT SỐ CÔNG TÁC NGHIỆP VỤ THU HÚT HỌC SINH 
ĐẾN VỚI THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Với sự nghiệp cải cách, đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học, mở rộng 
kiến thức thông qua việc đọc sách, báo có một ý nghĩa hết sức quan trọng, thực tiễn 
những năm tháng qua đã cho chúng ta thấy rất rõ điều đó. Song thực trạng học sinh 
đến thư viện đọc sách báo với niềm đam mê tìm tòi học hỏi còn hạn chế, chủ yếu chỉ 
mới thu hút số ít học sinh giỏi có lòng ham mê đọc sách báo và một số ít thích đọc 
các loại truyện mang tính giải trí, hay học sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới 
thiệu sách mới. Học sinh chưa có phương pháp đọc sách, chưa thấy hết giá trị, tầm 
quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với việc học 
tập của mình. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhà trường là trung tâm giáo dục của Đảng, nhà nước có nhiệm vụ làm tốt công tác chăm 
sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành, nhằm tạo ra cơ sở ban đầu 
rất quan trọng của con người Việt Nam mới. 
Với sự nghiệp cải cách, đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học, mở rộng kiến 
thức thông qua việc đọc sách, báo có một ý nghĩa hết sức quan trọng, thực tiễn những 
năm tháng qua đã cho chúng ta thấy rất rõ điều đó. Song thực trạng học sinh đến thư viện 
đọc sách báo với niềm đam mê tìm tòi học hỏi còn hạn chế, chủ yếu chỉ mới thu hút số ít 
học sinh giỏi có lòng ham mê đọc sách báo và một số ít thích đọc các loại truyện mang 
tính giải trí, hay học sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới thiệu sách mới. Học sinh 
chưa có phương pháp đọc sách, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách 
và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với việc học tập của mình. 
Trăn trở trước thực trạng đọc sách như trên và trước tình chung của xã hội hiện nay là sự 
phát triển của báo hình và Internet, việc đọc sách báo của các em học sinh bị sao nhãng 
cộng với việc đọc sách không đúng mục đích không phù hợp với lứa tuổi như: các em chỉ 
thích xem tranh xem hình chứ không đọc, không hiểu nội dung sách nói gì. Tất cả những 
yếu tố trên không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm 
hồn của các em học sinh. 
Xác định được điều ấy, tôi cảm thấy băn khoăn một điều là làm thế nào để thu hút các em 
đến thư viện đọc sách. 
Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tỡm hiểu thực tiễn thực trạng cụng tỏc phục vụ 
bạn đọc ở trường tôi đó mạnh dạn chọn đề tài : “Nõng cao một số cụng tỏc nghiệp vụ thu 
hút học sinh đến với thư viện trường tiểu học ” 
1. Mục đích của giải pháp 
Nhận thức được vai trò, vị trí của thư viện giúp giáo viên, học sinh xây dựng được 
phương pháp học tập và cách đọc sách, làm việc khoa học, biết sử dụng sách báo, tạp chí 
có trong thư viện một cách có hiệu quả, có hệ thống phục vụ đắc lực cho công tác học tập 
và giảng dạy trong nhà trường 
 - Mục đích của giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn 
đọc ở thư viện trường Tiểu học Lê Lợi. 
2. Phạm vi và thời gian thực hiện 
- Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường (phương tiện sách báo) 
- Căn cứ vào nhiệm vụ được nhà trường phân công: đề tài đề cập đến một số công tác 
nghiệp vụ thu hỳt bạn đọc đến với thư viện ở trường Tiểu học Lê Lợi, Quận Hà Đông. 
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 
 Khi được nhà trường phõn cụng phụ trách thư viện tôi đó hiểu rằng nhiệm vụ của thư 
viện không chỉcung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách 
tham khảo, sách báo cần thiết có tác dụng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập; sưu 
tầm và giới thiệu rộng rói trong cỏn bộ giỏo viờn và học sinh những tài liệu cần thiết về 
thế giới khoa học, vể Đảng, pháp luật nhà nước mà cũn phải tổ chức thu hút giáo viên và 
học sinh tích cực tham gia sinh hoạt thư viện, huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân 
sách để làm phong phú nội dung kho sách, dưới sự chỉ đạo của ban giỏm hiệu và phối kết 
hợp với tổ cộng tỏc viờn thư viện tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu để 
xõy dựng thư viện nhà trường. Để thu hút bạn đọc đến với thư viện tôi đó đề ra một số 
giải pháp như sau: 
 Chuẩn bị về cơ sở vật chất 
 Chuẩn bị về vốn tài liệu 
 Sắp xếp , trang trí thư viện 
 Tuyên truyền giới thiệu sách 
2. Thực hiện giải pháp 
a. Về cơ sở vật chất 
: các trang thiết bị trong thư viện phải phù hợp với lứa tuổi, chiều cao của bạn đọc. Đối 
với lứa tuổi tiểu học - các em còn nhỏ, chiều cao còn hạn chế nên các trang thiết bị trong 
thư viện phải phù hợp với các em: vừa tầm, dễ tìm, dễ lấy (sau khi khảo sát các trang 
thiết bị có trong thư viện) tôi đã đề xuất với ban giám hiệu nhà trường cho mua sắm, tu 
bổ cải tạo các trang thiết bị phù hợp với lứa tuổi các em học sinh tiểu học: Cụ thể 
+ Các giá sách 
- Giá sách ở trong kho sách là các giá bằng sắt (có kích thước, chiều cao, chiều rộng) theo 
đúng tiêu chuẩn kích thước quy định. 
- Giá sách ngoài phòng đọc của học sinh được làm bằng gỗ có chiều cao vừa phải 1m đến 
1,2m. Được chia ra các ngăn nhỏ để các loại sách. 
- Có tủ kính treo tường và giá gỗ quay để giới thiệu sách mới và giới thiệu sách theo chủ 
đề. 
- Bàn ghế của học sinh: Được thiết kế bằng gỗ hình tròn và hình vuông (tất cả giá sách 
bàn ghế của học sinh được sơn phối màu - các màu sơn khác nhau) 
b. Về vốn tài liệu 
Để nắm bắt được trong kho sách của mình có số lượng mỗi loại là bao nhiêu và mỗi loại 
có bao nhiêu đầu sách, bao nhiêu thể loại: tôi đã tiến hành kiểm kê toàn bộ kho sách - sau 
khi kiểm kê tôi thấy số lượng cụ thể như sau : 
- Sách giáo khoa: số lượng 890 
- Sách nghiệp vụ: số lượng 620 
- Sách tham khảo: số lượng 1760 
- Truyện thiếu nhi: số lượng 950 
- Tạp chí : Số lượng 470 
Tổng cộng : 4690 cuốn 
Rà soát theo các tiêu chuẩn quy định, tôi thấy số lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, 
sách tham khảo, truyện thiếu nhi, báo tạp chí đã đủ so với yêu cầu về số lượng: nhưng để 
thư viện hoạt động được tốt và thu hút bạn đọc đến với thư viện. Cụ thể là các loại sách 
phải được bổ sung mới thường xuyên, thì kho sách mới đảm bảo chất lượng và cập nhật 
những thông tin mới - tôi tham mưu và đề xuất với ban giám hiệu, phối kết hợp với các 
đoàn thể trong nhà trường để tăng vốn sách như sau: 
- Phát động phong trào "Góp một cuốn sách nhỏ để được đọc nhiều cuốn sách 
hay" phong trào phát động trong toàn trường giáo viên và học sinh cùng tham 
gia. Để phong trào được tập trung và chất lượng sách quyên góp đảm bảo chất lượng, số 
lượng: Tôi kết hợp với hai đồng chí tổng phụ trách, phó tổng phụ trách soạn thảo bảng 
thông báo và có quy định cụ thể. 
Để động viên phong trào và khen thưởng những lớp, cá nhân làm tốt chúng tôi đề nghị 
với ban giám hiệu có khen thưởng kịp thời và phần thưởng cụ thể. 
- Tham mưu với ban giám hiệu xã hội hóa công tác thư viện với hội phụ huynh toàn 
trường và các doanh nghiệp cơ quan đóng trên địa bàn của xã phường, nhằm thu hút thêm 
nguồn vốn (tiền và sách) để tăng vốn sách tài liệu cho thư viện 
- Thực hiện chi tiêu kinh phí bổ sung sách vào thư viện theo quy định. Khi bổ sung sách 
tôi lựa chọn các danh mục sách được phép đưa vào thư viện và những sách phát hành mới 
nhất phù hợp với cấp học, môn học phù hợp với chương trình cải cách mới, phù hợp với 
lứa tuổi, sức khỏe của học sinh. 
c. Sắp xếp trang trí trong thư viện 
* Để tổ chức sắp xếp kho sách phù hợp với thư viện trường tiểu học và phù hợp với lứa 
tuổi học sinh tôi đã tiến hành một số biện pháp nghiệp vụ mới được tập huấn. 
- Đối với các sách tham khảo, sách nghiệp vụ sách giáo khoa tôi tiến hành xử lý nghiệp 
vụ theo quy định của công tác nghiệp vụ thư viện, đăng ký, phân loại vào sổ cá biệt từng 
loại sách, mô tả ấn phẩm, tổ chức sắp xếp sách trong kho theo từng kho sách, tổ chức sắp 
xếp phích phân loại theo từng môn loại ở tủ mục lục để giáo viên và các em học sinh dễ 
tra cứu, chọn sách theo yêu cầu, nhu cầu. 
- Đối với các sách truyện thiếu nhi tôi áp dụng phân loại theo mã màu (vì đối tượng học 
sinh tiểu học nhất là các em học sinh lớp một, lớp hai các em còn nhỏ mới tiếp xúc với 
con chữ, con số, nhiều hình thức nghiệp vụ thư viện còn rất mới mẻ với các em) vì vậy 
phân loại truyện theo mã màu sẽ rất thuận tiện cho các em khi đến thư viện và lựa chọn 
sách. Tôi tiến hành phân loại truyện theo mã màu (có quy định cụ thể cho từng loại 
truyện) ví dụ: 
- ĐV11 thơ thiếu nhi tôi định mã màu là hồng nhạt 
- ĐV12 kịch thiếu nhi định mã màu là màu xanh lơ 
- ĐV13 truyện ngắn, truyện dài định mã màu là màu hồng phấn 
- ĐV14 ký sự định mã màu là màu xanh nõn chuối 
- ĐV15 tạp văn tiểu luận định mã màu là mầu vàng đậm 
- ĐV16 thư tín định mã màu là màu tím 
- ĐV17 truyện dân gian định mã màu là màu cam 
- ĐV18 truyện tranh định mã màu là màu vàng nhạt 
- ĐV19 các thể loại khác định mã mầu là màu hồng đậm 
- ĐV1 tác phẩm văn học thiếu nhi định mã màu là màu đỏ 
- ĐV2 khoa học thiếu nhi định mã màu là màu xanh cốm... 
Sau khi phân loại truyện theo mã màu tôi tiến hành các thao tác dán mã màu cho từng 
cuốn truyện (để mà màu được bền và sắp xếp trên giá đều, đẹp: trước khi dán tôi kẻ vạch 
quy định và có dán băng dính trắng để giữ chắc mã màu) 
Lập bảng hướng dẫn sử dụng mã màu treo bên ngoài phòng đọc học sinh để các em nhận 
biết được các màu quy định từng loại truyện. Từ đó các em chọn sách theo đúng yêu cầu 
mà mình thích, nhanh chóng thuận tiện (cũng như khi đọc xong các em lại cất sách vào 
đúng nơi quy định) 
* Trang trí trong thư viện: đối với học sinh tiểu học ở lứa tuổi này với các em "học mà 
chơi, chơi mà học" vì vậy tổ chức sắp xếp sách trên giá, chỗ để các em ngồi đọc rất cần 
thiết đảm bảo phù hợp với lứa tuổi, tâm lý - nắm bắt được điều đó tôi đề nghị với ban 
giám hiệu cho mua sắm các trang thiết bị bàn ghế, giá tủ ở phòng đọc học sinh phải phù 
hợp với các em. Bàn ghế giá tủ phải được làm bằng các chất liệu gỗ có sơn các loại màu, 
trên tường trang trí một số khẩu hiệu tranh ảnh sinh động để thu hút các em. Trên các giá 
sách lựa chọn các tiêu đề dễ hiểu, dễ nhớ, trang trí hoa văn nghệ thuật như "Em yêu văn 
học" "Thế giới truyện cổ tích" "Em thích truyện tranh" "Em tìm hiểu, khám phá khoa 
học"... và trong các ngăn sách đặt các cuốn sách đã được phân loại dán mã màu theo quy 
định. 
d. Tuyên truyền giới thiệu sách: 
- Đối với công tác thư viện nhà trường nếu thư viện chỉ có giá sách, bàn ghế thư viện, 
sách báo tài liệu thì thư viện chưa thể phát huy hiệu quả tốt nhất là trung tâm "Văn hóa 
khoa học của nhà trường" muốn thư viện phát huy hiệu quả tốt nhất là trung tâm sinh 
hoạt văn hóa của nhà trường và muốn bạn đọc đến với thư viện đông phải : Tuyên truyền, 
giới thiệu sách là hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong các thư viện, đặc biệt là thư viện 
trường học. Đây là yếu tố cơ bản đánh giá hiệu quả của hoạt động thư viện phổ thông. 
Hoạt động này nhằm mục tiêu khai thác toàn diện vốn tài liệu đồng thời là phương thức 
lôi cuốn bạn đọc đến thư viện một cách hữu hiệu nhất. Đây cũng là nghiệp vụ đặc thù của 
các thư viện trường học. Tuyên truyền, giới thiệu sách đũi hỏi sự kết hợp chặt chẽ, hài 
hũa giữa nghiệp vụ thư viện, kĩ năng sư phạm, khả năng viết, khả năng tổ chức, trỡnh bày 
của cỏn bộ thư viện về sách. Mục đích tuyên truyền, giới thiệu sách báo trong thư viện 
nhà trường nhằm khai thác hiệu quả vốn tài liệu thư viện phục vụ nhu cầu giảng dạy, học 
tập của giỏo viờn và học sinh; giỳp thầy và trũ nắm được nội dung cuốn sách báo, để có 
kế hoạch và phương hướng cụ thể sử dụng tốt thư viện, phục vụ nhu cầu dạy và học đạt 
hiệu quả cao nhất. Chúng tôi áp dụng hai phương pháp sau: tuyên truyền miệng và tuyờn 
truyền trực quan. 
Cán bộ thư viện giới thiệu sách với các em học sinh 
- Tuyên truyền miệng: 
Đây là hình thức phổ biến nhất trong hoạt động tuyên truyền được tiến hành thông qua 
ngôn ngữ sống động để thuyết phục người nghe. Chính vỡ vậy, thường xuyên theo dừi 
tiến độ giảng dạy của giáo viên để nắm bắt nhu cầu của giáo viên và học sinh về từng loại 
sách, báo; từ đó giới thiệu những sách, báo có trong thư viện phục vụ trực tiếp cho việc 
dạy và học như: sỏch tham khảo về văn học, toỏn học, sỏch giáo dục đạo đức, các sách về 
tỡm hiểu và khỏm phỏ khoa học...; thường xuyên tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt 
chuyờn mụn vào các ngày cuối tuần hoặc các các buổi chào cờ đầu tuần. Làm tốt khâu 
nghiệp vụ này là người cán bộ thư viện đó gúp phần rất lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ 
giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Tạo ra môi trường giáo dục hết sức thuận 
lợi, giúp cho các em đến với một sân chơi bổ ích và lý thỳ. Và từ sõn chơi này, các em có 
thể tự mỡnh khỏm phỏ bao điều mới mẻ ẩn saunhững trang sỏch, bài bỏo hoặc rốn luyện 
cho mỡnh phương pháp tự học chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo. 
- Tuyên truyền trực quan: 
Tuyên truyền trực quan trong thư viện là giới thiệu hoặc khai thác nội dung các cuốn sách 
trong các hỡnh thức cảm thụ bằng mắt, để lại dấu ấn lâu bền trong tâm trí bạn đọc. Với 
hỡnh thức chủ yếu trờn sỏch, bỏo, trưng bày sách trong thư viện, qua các cuộc thi giới 
thiệu sỏch, điểm sách theo chủ đề, triển lóm sỏch, triển lóm tranh ảnh, treo bỏo tường ... 
từ đó nâng cao được nhận thức trong cán bộ giáo viên, học sinh về ý thức tự học, tự 
nghiờn cứu, gúp phần nõng cao chất lượng giảng dạy và học tập. 
Việc lựa chọn hỡnh thức trưng bày phụ thuộc vào đặc điểm nhu cầu, hứng thú đọc của 
từng nhóm bạn đọc nhất định cũng như yêu cầu giảng dạy, học tập trong từng thời điểm 
cụ thể của nhà trường 
Cụ thể năm học 2011 - 2012 tôi đã tiến hành một số đợt trưng bày giới thiệu sách 
qua tủ trưng bày giới thiệu sách như sau: 
- Giới thiệu sách tham khảo các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 mới bổ sung vào thư viện. 
(Giới thiệu qua tủ giới thiệu sách) 
- Giới thiệu sách theo chủ đề " Giáo dục đạo đức" ... 
Giới thiệu sách qua tủ trưng bày 
III. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
Với một số giải pháp tôi đó tiến hành ở thư viện trường tiểu học Lê Lợi - qua một thời 
gian thực hiện tụi thấy: 
- Từ một thư viện vốn sách và cơ sở vật chất nghèo nàn vớí 2853 cuốn sỏch, chủ yếu là 
sỏch giỏo khoa và sỏch giỏo viờn. Sau một năm xây dựng đến nay thư viện đó cú một 
kho sỏch với số lượng 3841 cuốn sách, có đủ chủng loại, đúng quy định của Bộ giáo dục 
& Đào tạo. 
- Cơ sở vật chất bao gồm: 
* Trang thiết bị: 
+ Một phũng rộng khoảng 50 m2 
để làm kho sách và phũng đọc của giáo viên có 04 giá đựng các loại sách. 6 chiếc bàn 
30ghế cho giỏo viờn, 02 mỏy tớnh của giỏo viờn, 01 máy tính của thủ thư 
+ Một phũn 
g đọc của học sinh rộng khoảng 70m2 (Bao gồm cả hành lang thư viện) 02 mỏy tớnh của 
học sinh, 01 thiết bị nghe nhỡn, 01 tủ giới thiệu sỏch, 04 tủ đựng truyện thiếu nhi và báo, 
tạp chớ giành cho học sinh. 
* Sách, vở, các loại: 
- Tạp chí : Số lượng 560 
Nhiều sỏch quý hiếm của giỏo viờn và học sinh 
đó đóng góp cho thư viện từ phong trào "Góp một cuốn sách nhỏ để được đọc nhiều 
cuốn sách hay". Vỡ vậy kho sỏch của thư viện ngày càng phong phú và đa dạng về 
chủng loại. 
* 
Số người đến thư viện và vũng quay cuốn sách 
 Năm học 
Số lượt học sinh đến 
thư viện 
Số lượt mượn sách 
Số vòng quay của 
sách/năm 
2011 – 2012 
( Tính đến 
tháng 
29/02/2012) 
170 lượt/ngày/892Hs 
182 lượt/ngày 
16320 lượt/3230STK = 
5,9vòng quay 
IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 
Đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập trong giai đoạn đổi mới hiện nay, áp dụng các 
công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động sử dụng thư viện. Việc tuyên truyền và 
cung cấp các tài liệu tham khảo thường xuyên, kịp thời đảm bảo cho giáo viên và học 
sinh mượn sử dụng sách báo là một điều cấp thiết - Đề nghị nhà trường tăng nguồn kinh 
phí mua sách tham khảo nhất là các tài liệu theo chương trình đổi mới. Nhà trường và 
phòng giáo dục trang bị thêm cho phòng đọc một số trang thiết bị để thư viện có phương 
tiện hoạt động tốt hơn. 
Trên đây là một vài kinh nghiệm để thu hút bạn đọc đến với thư viện trường tiểu học. Rất 
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của các đồng chí đồng nghiệp. 
Xin chân thành cảm ơn ! 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_mot_so_cong_tac_nghiep_vu_thu_hut_hoc_sinh_den_voi.pdf
Ebook liên quan