Nghiên cứu đánh giá khả năng bảo vệ cốt thép của bê tông cường độ cao sử dụng hàm lượng tro bay lớn tiếp xúc với nước biển
Tóm tắt Nghiên cứu đánh giá khả năng bảo vệ cốt thép của bê tông cường độ cao sử dụng hàm lượng tro bay lớn tiếp xúc với nước biển: ...ờng kính Φ100 mm và chiều cao 200 mm. Cốt thép sử dụng là thép vằn Φ10 mm, tổng chiều dài 250 mm; trong đó chiều dài cốt thép trần (phần nghiên cứu) tiếp xúc với bê tông là 64 mm. Việc sử dụng thanh thép vằn để tương đương với ứng xử của các thanh cốt thép chịu lực trong bê tông. Cốt thép được xử...ng khoảng 10 ngày đầu thử nghiệm và ổn định trong khoảng −500 đến −600 mV so với điện cực bạc clorua (vs. Ag/AgCl) sau khoảng 12 ngày ngâm mẫu. Theo tiêu chuẩn TCVN 9348:2012 như Bảng 7 [28], xác suất khoảng 90% các mẫu cốt thép trong bê tông bị ăn mòn. Như vậy xét về mặt nhiệt động, nguy cơ ăn m...bê tông bị hỏng, gây ăn mòn phần thép nằm ngoài bê tông. Khi đó, bề mặt cốt thép được xử lý lại (phủ lại lớp epoxy mới) và kết quả cho thấy cường độ dòng điện chạy trong các mẫu này đã giảm trở về giá trị ổn định hơn. Sau khoảng thời gian gần 240 ngày áp dòng, chưa thấy dấu hiệu bê tông bị nứt ở ...
nhiên, các mẫu bê tông QN có nguy cơ gây ăn mòn cốt thép là thấp nhất. 3.2. Ảnh hưởng của loại tro bay đến mức độ ăn mòn tức thời của cốt thép trong bê tông Phổ tổng trở điện hóa của các loại mẫu bê tông khác nhau sau 6 tháng làm việc trong môi trường NBNT ở chế độ ngập nước khác nhau được trình bày trên Hình 8. (a) Chế độ ngập hoàn toàn (b) Chế độ mớn nước (c) Chế độ ngập chu kỳ Hình 8. Phổ tổng trở của cốt thép trong các mẫu bê tông sau 6 tháng ngập NBNT ở các chế độ khác nhau Từ Hình 8 ta thấy, phổ tổng trở của mẫu cốt thép trong bê tông đều có 2 dạng như sơ đồ phổ Nyquist Hình 4. Các mẫu cốt thép trong bê tông ĐC đều có 2 cung như sơ đồ dạng phổ Hình 4(a), còn các mẫu cốt thép trong bê tông QN và CP hầu hết đều có 3 cung như sơ đồ Hình 4(b) [29, 30]. 103 Huyền, B. T. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Điện trở của các mẫu bê tông làm việc ở chế độ ngập nước khác nhau được xác định và điện trở suất của bê tông (ρ) đã được tính toán theo công thức (1) [31]. Các kết quả được nêu ở Bảng 8. Bảng 8. Điện trở và điện trở suất của các loại bê tông sau 6 tháng làm việc trong điều kiện ngập NBNT Chế độ ngập NBNT Điện trở của bê tông, Rc (kΩ) Điện trở suất của bê tông, ρ (kΩ.cm) ĐC CP QN ĐC CP QN Ngập hoàn toàn 0,6 3,0 2,1 2,4 11,8 8,2 Ngập mớn nước 0,9 4,8 8,6 3,5 18,8 33,8 Ngập chu kỳ 0,4 1,7 0,6 1,6 6,7 2,4 Từ Bảng 8 cho thấy, điện trở suất của các mẫu bê tông tro bay (QN và CP) đều lớn hơn nhiều so với các mẫu bê tông đối chứng ĐC. Đối chiếu với Bảng 7 có thể thấy, cốt thép trong các mẫu bê tông không tro bay ở tất cả các chế độ ngập nước đều có mức độ ăn mòn cao (ρ < 10 kΩ.cm). Trong khi đó, cốt thép trong các mẫu bê tông có tro bay hầu như chịu mức độ ăn mòn cao khi ngập chu kỳ. Ở chế độ mớn nước, cốt thép trong các mẫu bê tông tro bay đều có mức độ ăn mòn trung bình. Như vậy, ăn mòn cao nhất đối với cốt thép trong các mẫu bê tông ĐC và mức độ ăn mòn thấp nhất ở hầu hết các mẫu bê tông tro bay loại PC (mẫu QN). Đường cong phân cực của cốt thép trong các loại bê tông sau 6 tháng làm việc với chế độ ngập nước khác nhau trong NBNT được trình bày trên Hình 9. (a) Chế độ ngập hoàn toàn (b) Chế độ mớn nước (c) Chế độ ngập chu kỳ Hình 9. Đường cong phân cực của cốt thép trong các mẫu bê tông sau 6 tháng ngập trong NBNT 104 Huyền, B. T. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Từ Hình 9 cho thấy rằng loại tro bay cũng như chế độ ngập nước biển có ảnh hưởng không rõ rệt đến điện thế ăn mòn tức thời của cốt thép trong bê tông. Tuy nhiên, hầu hết ở cùng chế độ ngập nước, bê tông tro bay (mẫu QN và CP) đều có đường cong phân cực dịch chuyển về phía dòng nhỏ hơn tức là làm giảm dòng ăn mòn cốt thép trong bê tông. Bằng phương pháp ngoại suy Tafel từ đường cong phân cực, các thông số của quá trình ăn mòn cốt thép được xác định và so sánh với Bảng 7 như tài liệu [32], đánh giá về mức độ ăn mòn cốt thép trong bê tông như trong Bảng 9. Bảng 9. Các thông số điện hóa của quá trình ăn mòn cốt thép trong bê tông Chế độ ngập nước Loại mẫu Ec (−mV vs. Ag/AgCl) ic (µA/cm2) P (mm/năm) Rp (Ω) Mức độ ăn mòn [32] Ngập hoàn toàn ĐC 637 2,3691 0,0275 1367,3 Cao CP 521 0,7029 0,0082 6077,5 Trung bình QN 471 0,2019 0,0023 21536,0 Thấp Ngập mớn nước ĐC 278 0,7219 0,0083 3378,1 Trung bình CP 491 0,2345 0,0027 13613,0 Thấp QN 420 0,1455 0,0017 21766,0 Thấp Ngập chu kỳ ĐC 598 2,8629 0,0333 1326,7 Cao CP 506 1,1320 0,0132 3874,7 Cao QN 513 0,9656 0,0112 4377,3 Trung bình - Cao Trong đó, Ec, ic, P và Rp lần lượt là điện thế ăn mòn, mật độ dòng ăn mòn, độ xâm nhập và điện trở phân cực của cốt thép trong bê tông. Bảng 9 cho thấy, ở tất cả các chế độ ngập nước, tốc độ ăn mòn cốt thép ở các mẫu bê tông ĐC không tro bay đều có giá trị lớn nhất và đều được đánh giá ăn mòn ở mức cao. Tốc độ ăn mòn cốt thép có giá trị nhỏ nhất ở các mẫu bê tông tro bay loại PC (mẫu QN) và chúng hầu hết đều bị ăn mòn ở mức độ thấp (trừ giai đoạn ướt ở chế độ ngập chu kỳ). Ở cùng một chế độ ngập nước, tốc độ ăn mòn cốt thép đều có cùng qui luật: ở bê tông ĐC > bê tông tro bay loại CFB (mẫu CP) > bê tông tro bay loại PC (mẫu QN). Đối với cùng một loại mẫu bê tông làm việc ở chế độ ngập nước khác nhau, tốc độ ăn mòn cốt thép khác nhau. Tốc độ ăn mòn cốt thép có giá trị nhỏ nhất ở chế độ mớn nước và lớn nhất ở chế độ ngập chu kỳ 20h khô – 4h ướt. Tốc độ ăn mòn ở chế độ ngập chu kỳ lớn hơn ở chế độ ngập hoàn toàn. Điều này cho thấy, chế độ ngập chu kỳ đẩy nhanh quá trình ăn mòn thép trong bê tông bởi ở điều kiện này, các tác nhân gây ăn mòn cốt thép như độ ẩm, ion clorua, oxy hòa tan, . . . luôn được tăng cường và đây được cho là điều kiện ăn mòn khắc nghiệt nhất đối với bê tông biển. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây về ăn mòn cốt thép trong bê tông biển [35]. Như vậy, việc thay thế tro bay cho xi măng làm giảm đáng kể tốc độ ăn mòn cốt thép trong bê tông ở tất cả các chế độ ngập nước khác nhau. Cụ thể, khi thay thế 50% tro bay loại CFB (mẫu CP) đã làm giảm tốc độ ăn mòn cốt thép xuống từ 2,6 đến 3,8 lần; và khi thay thế 50% tro bay loại PC (mẫu QN), tốc độ ăn mòn cốt thép giảm từ 3 đến 11,8 lần tùy vào điều kiện ngập nước. Điều đó chứng tỏ, việc sử dụng tro bay loại PC có hiệu quả hơn trong việc làm tăng độ bền ăn mòn của bê tông so với tro bay loại CFB với cùng hàm lượng. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu bằng phương pháp tổng trở điện hóa. 105 Huyền, B. T. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng 3.3. Ảnh hưởng của loại tro bay đến độ bền ăn mòn cốt thép trong bê tông khi áp dòng cưỡng bức Theo tiêu chuẩn NT BUILD 356, hiệu điện thế trên hai đầu điện trở (R = 10 Ω) được đo để đánh giá dòng điện chạy trong hệ. Kết quả sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trung bình theo thời gian ở các mẫu bê tông ngập hoàn toàn và ngập mớn nước được trình bày trên Hình 10. (a) Chế độ ngập hoàn toàn (b) Chế độ ngập mớn nước Hình 10. Ảnh hưởng của loại tro bay đến cường độ dòng điện ăn mòn cốt thép trên hệ bê tông làm việc ở các chế độ ngập trong NBNT Ở chế độ ngập hoàn toàn (Hình 10(a)), cường độ dòng điện trong mạch của các mẫu bê tông ĐC cùng tổ có giá trị ổn định theo thời gian trong khoảng 75 ngày (τ1). Sau đó, các giá trị này có xu hướng tăng dần và các mẫu bê tông đều bị nứt sau trung bình khoảng 90 ngày áp dòng (τ2). Điều đó chứng tỏ sau khoảng τ1, ion clorua đã thâm nhập vào bề mặt cốt thép của các mẫu bê tông không tro bay ngập hoàn toàn và mức độ ăn mòn tăng, sản phẩm ăn mòn hình thành nhiều, gây trương nở thể tích bê tông gây nứt bê tông ở thời điểm τ2. Trong khi đó, các mẫu bê tông có tro bay QN và CP đều vẫn đang duy trì ổn định sau khoảng 240 ngày thử nghiệm. Ở chế độ ngập mớn nước (Hình 10(b)), tương tự như với chế độ ngập hoàn toàn. Các mẫu bê tông ĐC đều bị nứt sau khoảng từ 100 đến 120 ngày áp dòng, trong khi các mẫu CP và QN vẫn chưa thấy dấu hiệu nứt. Các mẫu bê tông QN-II-AD vẫn có giá trị cường độ dòng duy trì ở mức ổn định trong khoảng 240 ngày áp dòng. Trong khi đó, các mẫu CP-II-AD ở thời gian áp dòng 110 ngày, dòng điện trong mạch đã bắt đầu tăng, và có giá trị khá cao trong khoảng thời gian từ 180 đến 200 ngày áp dòng, nhưng các mẫu đều chưa bị nứt. Qua kiểm tra ngoại quan cho thấy, lớp phủ epoxy trên cốt thép phía ngoài bê tông bị hỏng, gây ăn mòn phần thép nằm ngoài bê tông. Khi đó, bề mặt cốt thép được xử lý lại (phủ lại lớp epoxy mới) và kết quả cho thấy cường độ dòng điện chạy trong các mẫu này đã giảm trở về giá trị ổn định hơn. Sau khoảng thời gian gần 240 ngày áp dòng, chưa thấy dấu hiệu bê tông bị nứt ở cả 3 mẫu bê tông CP-II-AD. Như vậy, các mẫu bê tông QN và CP vẫn duy trì được khả năng bảo vệ cốt thép sau khoảng gần 240 ngày (8 tháng) áp dòng. Trong đó, mẫu bê tông sử dụng tro bay PC (QN) cho thấy khả năng bảo vệ tốt nhất trong các cấp phối nghiên cứu. Điều đó cũng chứng tỏ, tro bay có tác dụng làm tăng độ bền ăn mòn của bê tông trong môi trường NBNT. Điều này là do tro bay có hoạt tính puzơlan và kích thước hạt rất nhỏ gần bằng kích thước hạt xi măng nên khi sử dụng trong bê tông, tro bay vừa hoạt động như một vật liệu kết dính, vừa đóng vai trò điền đầy vào các lỗ rỗng mao quản làm cho bê tông trở nên đặc chắc hơn [8, 9, 11]. Tro bay PC có khả năng làm tăng độ bền ăn mòn của HSC cao hơn nhiều so với tro bay CFB. Điều này là do tro bay PC có tổng hàm lượng các oxit hoạt tính (SiO2+Al2O3+Fe2O3) cao hơn giá trị này của CFB 106 Huyền, B. T. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (Bảng 3). Hơn nữa hạt tro bay PC thường có dạng hình cầu, bề mặt trơn nhẵn nên lượng cần nước thấp hơn nhiều so với tro bay CFB, cho nên tỷ lệ N/X trong bê tông thấp hơn và cấu trúc bê tông sử dụng tro bay PC cũng đặc chắc hơn bê tông sử dụng tro bay CFB [9, 11]. Ngoài ra, khi so sánh cường độ dòng điện của cùng cấp phối khi làm việc ở hai chế độ ngập nước khác nhau (Hình 10) cho thấy, nhìn chung cường độ trong mạch ở các mẫu ngập mớn nước ở cả ba cấp phối đều nhỏ hơn so với khi ở chế độ ngập hoàn toàn. Đồng thời mẫu ĐC-I-AP bị nứt sớm hơn (khoảng 10 đến 20 ngày) so với mẫu ĐC-II-AP. Điều này cũng chứng tỏ, chế độ ngập hoàn toàn có khả năng dẫn thấm các tác nhân ăn mòn cốt thép (iôn Cl) cao hơn và là chế độ ăn mòn khắc nghiệt hơn so với chế độ ngập mớn nước. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả đo tổng trở điện hóa và đường cong phân cực ở trên [5, 35]. 3.4. Hình thái bề mặt bê tông và cốt thép Đối với chế độ thử nghiệm tự nhiên trong NBNT: Cả 3 loại mẫu bê tông ĐC, QN và CP đều chưa quan sát thấy dấu hiệu bất thường của bê tông sau 8 tháng thử nghiệm trong NBNT. Đối với chế độ áp dòng cưỡng bức, sau khoảng 3-4 tháng áp dòng, tất cả tổ 3 mẫu ĐC ở cả chế độ ngập hoàn toàn và ngập mớn nước đều bị nứt. Trong khi đó, các tổ mẫu bê tông CP và QN vẫn chưa có dấu hiệu nứt sau 8 tháng áp dòng. Các mẫu ĐC sau khi nứt được rửa sạch, để ráo và đem chụp ảnh vị trí vết nứt trên bê tông. Sau đó, cốt thép được tách ra nhờ dùng lực máy nén tác động lên vết nứt trên bê tông và quan sát bằng mắt vị trí cốt thép bị ăn mòn, màu sắc và lượng gỉ hình thành. (a) Vị trí nứt trên bê tông (b) 2 nửa bên trong bê tông và vùng cốt thép liên kết Hình 11. Mẫu ĐC-I-AD ngập hoàn toàn bị nứt sau áp dòng (a) Vị trí nứt trên bê tông (b) 2 nửa bên trong bê tông và vùng cốt thép liên kết Hình 12. Mẫu ĐC-II-AD ngập mớn nước bị nứt sau áp dòng So sánh Hình 11 và 12 cho thấy, vết nứt trên mẫu bê tông ĐC ngập hoàn toàn trong NBNT to hơn và bề mặt bê tông cho thấy xuất hiện nhiều sản phẩm ăn mòn cốt thép màu nâu đỏ hơn so với mẫu ĐC 107 Huyền, B. T. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Hình 13. So sánh ảnh cốt thép trong 2 mẫu bê tông ĐC bị nứt theo tiêu chuẩn NT BUILD 356 ở chế độ ngập hoàn toàn và ngập mớn nước ngập ở chế độ mớn nước. Mẫu bê tông ĐC-I-AP xuất hiện hai vùng nứt khác nhau (vùng 1 và vùng 2 như trên Hình 11(a)). Mẫu bê tông ĐC-II-AP chỉ quan sát thấy một vết nứt như trên Hình 12(a). Quan sát cốt thép trong bê tông sau thử nghiệm cho thấy, mức độ ăn mòn cốt thép cao hơn, sản phẩm ăn mòn thép nhiều hơn trong khối bê tông ở chế độ ngập hoàn toàn. Điều này hoàn toàn phù hợp với những gì quan sát được trên bề mặt của mẫu bê tông. Các cốt thép trong các mẫu bê tông ĐC sau khi nứt được tách ra và so sánh với mẫu cốt thép trước khi đúc, kết quả được đưa ra trên Hình 13. Nhận thấy, ở cả hai chế độ ngập hoàn toàn và ngập mớn nước, cốt thép đều bị ăn mòn ở mức cao, đặc biệt ở các vằn trên thanh thép. Sản phẩm ăn mòn có màu xanh đen đến nâu đỏ và vàng. Mức độ ăn mòn ở chế độ ngập hoàn toàn lớn hơn so với ngập mớn nước. Kết quả trực quan cũng hoàn toàn tương đồng với kết quả đo điện hóa trên đây. 4. Kết luận Kết quả cho thấy, bê tông sử dụng hàm lượng tro bay lớn có khả năng chống ăn mòn cốt thép tốt hơn nhiều so với bê tông không tro bay khi làm việc trong môi trường biển. Trong đó, bê tông tro bay loại PC (của nhà máy nhiệt điện đốt than phun) bền ăn mòn hơn so với bê tông tro bay loại CFB (của nhà máy nhiệt điện đốt than tầng sôi tuần hoàn). Mức độ ăn mòn cốt thép trong bê tông phụ thuộc vào chế độ làm việc của bê tông và loại tro bay sử dụng: - Với chế độ ngập nước, tốc độ ăn mòn cốt thép của bê tông không sử dụng tro bay là lớn nhất, gấp khoảng 3 lần so với các mẫu bê tông chứa 50% tro bay loại CFB và gấp khoảng từ 3 đến 11 lần (tùy chế độ ngập nước) so với bê tông sử dụng 50% tro bay loại PC. - Tốc độ ăn mòn của cốt thép trong bê tông ở chế độ ngập chu kì gấp tới 1,2 ÷ 4,8 lần so với ở chế độ ngập hoàn toàn, và gấp 3,9 ÷ 6,6 lần so với ở chế độ ngập mớn nước. Điều này chứng tỏ, thủy triều lên xuống là môi trường ăn mòn khắc nghiệt nhất đối với các kết cấu bê tông cốt thép. Mức độ ăn mòn cốt thép trong bê tông không tro bay và bê tông tro bay trong môi trường biển tuân đều theo thứ tự sau: vùng thủy triều lên xuống > vùng ngập hoàn toàn > vùng ngập mớn nước. - Kết quả đánh giá khả năng ăn mòn cốt thép trong bê tông khi áp dòng cưỡng bức theo tiêu chuẩn NT BUILD 356 cho thấy, các mẫu bê tông không sử dụng tro bay đã bị nứt hoàn toàn sau khoảng 90-120 ngày (3 - 4 tháng), trong khi các mẫu bê tông CP và QN vẫn đang có giá trị dòng ổn định, chưa bị nứt sau khoảng 240 ngày (8 tháng) áp dòng. Lời cảm ơn Tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tài chính của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho đề tài “Nghiên cứu đánh giá độ bền ăn mòn của bê tông chất lượng cao sử dụng hàm lượng tro bay lớn trong môi trường biển”, mã số 41-2021/KHXD; Bộ xây dựng cho đề tài nghiên cứu và phát triển ứng dụng 108 Huyền, B. T. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng bê tông cường độ cao sử dụng hàm lượng tro bay lớn trong các kết cấu công trình ven biển và hải đảo”, mã số: RD 25-20. Tài liệu tham khảo [1] Tiến, C. D., Khoan, P. V., Hùng, L. Q. (2003). Báo cáo tổng kết dự án: Chống ăn mòn và bảo vệ các công trình bê tông và bê tông cốt thép vùng biển. Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng. [2] Hạnh, Đ. K., Hiền, D. T. T. (2011). Tình trạng ăn mòn bê tông cốt thép và giải pháp chống ăn mòn cho công trình bê tông cốt thép trong môi trường biển Việt Nam. Tạp chí và tuyển tập số đặc biệt 201100007, Đại học Thuỷ lợi. [3] Tân, N. N., Dũng, T. A., Thế, N. C., Tuấn, T. B., Anh, L. T. (2018). Nghiên cứu thực nghiệm xác định ảnh hưởng của mức độ ăn mòn cốt thép đến ứng suất bám dính giữa bê tông và cốt thép. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXDHN, 12(6):29–38. [4] Thomas, M. D. A., Moffatt, E. G. (2018). The Performance of Concrete in a Marine Environment. Sixth International Conference on Durability of Concrete Structures, Paper Number PL01. [5] Montemor, M. F., Simões, A. M. P., Salta, M. M. (2000). Effect of fly ash on concrete reinforcement corrosion studied by EIS. Cement & Concrete Composites, 22(3):175–185. [6] Malhotra, V. M., M.-H., Z., Read, P. H., Ryell, J. (2000). Long-TermMechanical Properties and Durability Characteristics of High-Strength/High-Performance Concrete Incorporating Supplementary Cementing Materials under Outdoor Exposure Conditions. ACI Materials Journal, 97(5):518–525. [7] Maslehuddin, M., Saricimen, H., Al-Mana, A. I. (1987). Effect of Fly Ash Addition on the Corrosion Resisting Characteristics of Concrete. ACI Materials Journal. [8] Saraswathy, V., Muralidharan, S., Thangavel, K., Srinivasan, S. (2003). Influence of activated fly ash on corrosion-resistance and strength of concrete. Cement & Concrete Composites, 25(7):673–680. [9] Chalee, W., Ausapanit, P., Jaturapitakkul, C. (2010). Utilization of fly ash concrete in marine environment for long term design life analysis. Materials and Design, 31(3):1242–1249. [10] Thomas, M. (2007). Optimizing the Use of Fly Ash in Concrete. Porland Cement Association. [11] Kate, G. K., Murnal, P. B. (2013). Effect of addition of fly ash on shrinkage characteristics in high strength concrete. International Journal of Advanced Technology in Civil Engineering, 2(1):11–16. [12] Kiên, T., Thành, L., Lanh, P. (2013). Sustainability in the concrete industry for construction of mega cities. Proceeding of International Symposium on New Technologies for Urban Safety of Mega Cities in Asia (USMCA2013), Hanoi, Vietnam. [13] Pham, H. H., Tong, K. T., Le, T. T. (2011). High strength concrete using fly ash for the structures in Vietnamese marine environment for sustainability. Proceeding of the international council Hanoi 2011- Innovation and sustainable construction in developing countries (CIB W107), 173–177. [14] Titarmare, A. P., Deotale, S. R. S., Bachale, S. B. (2012). Experimental Study Report on Use of Fly Ash in Ready Mixed Concrete. International Journal of Scientific & Engineering Research, 3:2–10. [15] Nam, V. H. (2016). Nghiên cứu sử dụng tro tuyển Phả Lại hàm lượng cao trong bê tông khối lớn thông thường dùng cho đập trọng lực. Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. [16] ACI 232.2R-96 (1996). Use of fly ash in concrete. American Concrete Institute, Detroit. [17] Nguyen, C. V., Lambert, P., Tran, Q. H. (2019). Effect of Vietnamese Fly Ash on Selected Physical Properties, Durability and Probability of Corrosion of Steel in Concrete. Materials, 12(4):593. [18] TCVN 4030:2003. Phương pháp xác định độ mịn đối với xi măng. Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam. [19] TCVN 6017:2015 (ISO 9597:2008). Xi măng - Phương pháp xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích. Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam. [20] TCVN 6016:2011. Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ. Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam. [21] TCVN 7572:2006. Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam. [22] TCVN 7570:2006. Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật. Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam. [23] TCVN 10302:2014. Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng. Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam. 109 Huyền, B. T. T., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng [24] ASTM C618-19 (2019). Standard Specification for Coal Fly Ash and Raw or Calcined Natural Pozzolan for Use in Concrete. ASTM International, West Conshohocken, PA. [25] TCVN 3106:1993. Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt. Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam. [26] TCVN 3118:1993. Bê tông nặng- Phương pháp xác định định cường độ nén. Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam. [27] ASTM D1141-98 (2021). Standard Practice for Preparation of Substitute Ocean Water. ASTM Interna- tional, West Conshohocken, PA. [28] TCVN 9348:2012. Bê tông cốt thép - Kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn - phương pháp điện thế. Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam. [29] Ribeiro, D. V., Souza, C. A. C., Abrantes, J. C. C. (2015). Use of Electrochemical Impedance Spec- troscopy (EIS) to monitoring the corrosion of reinforced concrete. BRACON Structures and Materials Journal, 8(4):529–546. [30] Sohail, M. G., Kahraman, R., Alnuaimi, N. A., Gencturk, B., Alnahhal, W., Dawood, M., Belarbi, A. (2020). Electrochemical behavior of mild and corrosion resistant concrete reinforcing steels. Construction and Building Materials, 232:117205. [31] Layssi, H., Ghods, P., Alizadeh, A. R., Salehi, M. (2015). Electrical Resistivity of Concrete: Concepts, applications, and measurement techniques. [32] Andrade, C., Alonso, C. (2004). Test methods for on-site corrosion rate measurement of steel rein- forcement in concrete by means of the polarization resistance method. Materials and Structures, 37(9): 623–643. [33] NT BUILD 356. Concrete repairing materials and protective coating: Embedded steel method, chlo- ride permeability. Published by NORDTEST Tekniikantie 12, FIN-02150 Espoo, FINLAND. UDC 691.32:658.588. [34] Tân, N. N. (2020). Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của cường độ bê tông đến khả năng hạn chế ăn mòn cốt thép trong môi trường clorua. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng. [35] Kao, Y.-C., Ueda, T., Chiu, C.-K. (2017). Evaluation of Steel Corrosion in Fly Ash Concrete Containing Chlorides Using Electrochemical Indexes. Journal of Society of Materials Science, Japan, 66(8):566–573. 110
File đính kèm:
- nghien_cuu_danh_gia_kha_nang_bao_ve_cot_thep_cua_be_tong_cuo.pdf