Nghiên cứu nâng cao hiệu quả thiết bị làm mát dung dịch để thi công các giếng đan dày ở bể Cửu Long

Tóm tắt Nghiên cứu nâng cao hiệu quả thiết bị làm mát dung dịch để thi công các giếng đan dày ở bể Cửu Long: ... Phân tích các tài liệu địa chất và chế độ nhiệt trong các giếng khoan ở bể Cửu Long, tác giả nhận thấy việc sử dụng các phương tiện “Mud cooler” để làm mát hoặc giữ ổn định nhiệt độ cho phép của dung dịch khoan trong hệ tuần hoàn giếng là việc không thể thiếu, có tính cần thiết đáp ứng k...ên giàn tại vị trí không phù hợp thì “nhiệt độ của dung dịch sẽ không giảm tới mức an toàn để thi công”. Nhiều thử nghiệm đã được thực hiện để kiểm tra tính thực tiễn của việc lắp đặt các hệ thống làm mát bằng dung dịch cho thấy: nếu lắp đặt thiết bị làm mát hợp lý, phù hợp với loại giàn ...2. Kết quả thử nghiệm thiết bị làm mát dung dịch khoan “Mud cooler” tại giếng khoan ST-3P- ST Giếng khoan ST-3P-ST thuộc mỏ Sư Tử Trắng của Cửu Long JOC là giếng nhiệt độ và áp suất cao; nhiệt độ đáy giếng lên tới gần 1700C (Hình 1) (Công ty liên doanh điều hành Cửu Long, 2018). Giếng k...

pdf9 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả thiết bị làm mát dung dịch để thi công các giếng đan dày ở bể Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76 Journal of Mining and Earth Sciences Vol. 62, Issue 3a (2021) 76 - 84 
The effective application of mud cooler machine to 
operate the infill wells in Cuu Long basin 
Tuan Tran Nguyen 1,*, Son Hoang Nguyen 2 
1 Faculty of Oil and Gas ,Hanoi University of Mining and Geology, Hanoi, Vietnam 
2 An Phong Insulation Company, Hanoi, Vietnam 
ARTICLE INFO 
ABSTRACT 
Article history: 
Received 2nd May 2021 
Accepted 1st Jun. 2021 
Available online 10th July 2021 
 This paper presents some studies on the application of mud cooler in Oil 
& Gas drilling in a high temperature, high pressure condition of Cuu Long 
reservoir. The authors have proposed a method to study the theory of 
temperature effects on drilling fluid properties, that have been tested 
practically. The authors have remarked on each type of drilling rig and 
installation location. With these remarks, the authors give an option to 
install the "Mud cooler" on the rig at the appropriate location and method 
so that the temperature of the solution will be ensured to reduce to a safe 
level. The effective application of this equipment has greatly assisted 
drilling process since the fluid temperature has been reduced sharply 
before returning to the mud tank. This has helped cut down expenses 
significantly by prolonging eqipment's endurability, saving time for 
drilling, ship renting, drilling services and minimize the budget spent on 
buying the fluid and additives to recover it. Thus, the drilling workers' 
working conditions have been facilitated. The results of these studies have 
been proved scientifically and practically through the successful drilling 
of well ST-3P-ST. This will make the way for other local wells and 
reservoirs which have the same conditions of temperature and pressure. 
Copyright © 2021 Hanoi University of Mining and Geology. All rights reserved. 
Keywords: 
Cuu Long basin, 
High temperature, 
High pressure. 
_____________________ 
*Corresponding author 
E - mail: nguyentrantuan1102@gmail.com 
DOI: 10.46326/JMES.2021.62(3a).09 
 Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 62, Kỳ 3a (2021) 76 - 84 77 
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả thiết bị làm mát dung dịch để thi 
công các giếng đan dày ở bể Cửu Long 
Nguyễn Trần Tuân 1,*, Nguyễn Hoàng Sơn 2 
1 Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ-Địa chất , Hà Nội , Việt Nam 
2 Công Ty Cách Nhiệt An Phong, Hà Nội, Việt Nam 
THÔNG TIN BÀI BÁO 
TÓM TẮT 
Quá trình: 
Nhận bài 2/5/2021 
Chấp nhận 1/6/2021 
Đăng online 10/7/2021 
 Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu ứng dụng thiết bị làm mát dung 
dịch trong công tác khoan dầu khí để thi công các giếng đan dày trong điều 
kiện nhiệt độ và áp suất cao ở bể Cửu Long. Bằng phương pháp nghiên cứu 
lý thuyết và thử nghiệm thực tế về sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới tính chất 
của dung dịch khoan. Tác giả đã phân tích đặc tính kỹ thuật từng loại giàn 
khoan và đề xuất phương án lắp đặt thiết bị “Mud cooler” phù hợp để đảm 
bảo nhiệt độ của dung dịch giảm tới mức an toàn. Ứng dụng thiết bị “Mud 
cooler” đã đem lại những hiệu quả trong việc thi công các giếng khoan do 
nhiệt độ của dung dịch được giảm mạnh trước khi hồi về bể chứa, góp phần 
tăng tuổi thọ thiết bị, giảm thời gian khoan, thời gian thuê tàu, thuê dịch vụ 
khoan và giảm thiểu chi phí sử dụng chất phụ gia để gia công và phục hồi 
tính chất của dung dịch khoan; cải thiện điều kiện làm việc cho người thợ 
khoan. Kết quả nghiên cứu đã áp dụng thử nghiệm thành công tại giếng 
khoan ST-3P-ST ở bể Cửu Long. Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm 
sẽ là tiền đề mở rộng cho việc thi công các giếng khoan dầu khí có điều kiện 
nhiệt độ và áp suất tương tự. 
© 2021 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. 
Từ khóa: 
Áp suất cao, 
Bể Cửu Long, 
Nhiệt độ cao. 
1. Mở đầu 
 Hiện nay, mỏ Sư Tử Trắng thuộc bể Cửu Long 
đang thi công các giếng khoan đan dày nhằm tìm 
kiếm và nâng cấp trữ lượng dầu và khí. Các giếng 
khoan đan dày ở mỏ Sư Tử Trắng đều là giếng 
nhiệt độ và áp suất cao. Trong giếng nhiệt độ và áp 
suất cao (HPHT), ngay cả dung dịch khoan chịu 
nhiệt tốt nhất cũng chỉ có giới hạn nhất định. Nếu 
vượt quá nhiệt độ và áp suất giới hạn, dung dịch 
khoan bị phá vỡ cấu trúc, mất tính ổn định làm 
thay đổi các thông số như giảm độ nhớt, độ thải 
nước,... dẫn đến các phức tạp và sự cố trong khoan. 
Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tế cho thấy ở 
nhiệt độ trên 800C độ nhớt của hầu hết các loại 
_____________________ 
*Tác giả liên hệ 
E - mail: nguyentrantuan1102@gmail.com 
DOI: 10.46326/JMES.2021.62(3a).09 
78 Nguyễn Trần Tuân và Nguyễn Hoàng Sơn /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(3a), 76 - 84 
dung dịch khoan chỉ còn ~ 0,35 cp; điều này ảnh 
hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc của dung dịch 
(Trần Đình Kiên, 2002); gây ra sự mất ổn định 
thành giếng (Trương Biên và nnk., 2007) và các sự 
cố phức tạp trong khoan, đòi hỏi chi phí nhiều thời 
gian thi công giếng và chi phí các hóa phẩm để gia 
công dung dịch, dẫn tới giá thành khoan giếng 
tăng. Đồng thời, khi nhiệt độ dung dịch khoan tăng 
quá nhiệt độ cho phép sẽ ảnh hưởng đến khả năng 
làm việc và tuổi thọ của thiết bị khoan, đến khả 
năng làm việc của bộ dụng cụ khoan; tới mức độ 
chính xác của thiết bị đo lường (MWD) và các thiết 
bị ghi (LWD) trong khi khoan. Chúng cũng có thể 
dẫn đến sự hao mòn quá mức các chi tiết đàn hồi 
của các thiết bị đo MWD, LWD; làm hư hỏng vòng 
bịt kín bằng cao su của thiết bị chống phun (BOP), 
của máy khuấy, máy ly tâm và máy bơm dung dịch 
(Trần Đình Kiên, 2002; Trương Biên và nnk., 
2007). 
Ngoài ra, dung dịch khoan quá nóng có thể 
giải phóng khí và hơi độc từ các hóa phẩm gia công 
trong dung dịch, gây ô nhiễm và nguy hiểm đến 
môi trường làm việc của người thợ khoan. 
Phân tích các tài liệu địa chất và chế độ nhiệt 
trong các giếng khoan ở bể Cửu Long, tác giả nhận 
thấy việc sử dụng các phương tiện “Mud cooler” 
để làm mát hoặc giữ ổn định nhiệt độ cho phép của 
dung dịch khoan trong hệ tuần hoàn giếng là việc 
không thể thiếu, có tính cần thiết đáp ứng kịp thời 
yêu cầu sản xuất và giảm thiểu những tác động 
không tốt của nhiệt độ trong giếng khoan. 
2. Chế độ và phân bố nhiệt trong giếng khoan 
Trong quá trình khoan, dung dịch khoan bị 
làm nóng bởi nhiều yếu tố kết hợp với nhau như 
sự kết hợp giữa áp suất, nhiệt độ tự nhiên trong 
thành hệ giếng với ma sát cơ học do bộ dụng cụ 
khoan làm việc. Điều này đã làm cho tính lưu biến 
của dung dịch thay đổi; đặc biệt độ nhớt của dung 
dịch sẽ giảm xuống dưới mức cho phép bởi khi đó 
chuyển động phân tử tăng lên (Hình 1), cấu trúc 
của dung dịch có thể bị phá vỡ, lực ma sát nội sẽ bị 
giảm. Hiện tượng này được giải thích bằng thuyết 
động học phân tử. 
Để dịch chuyển tương đối giữa 2 lớp chất lỏng 
với nhau cần tác dụng một lực là F1 nào đó, lực này 
có giá trị bằng lực ma sát nội tỷ lệ thuận với diện 
tích bề mặt tiếp xúc S của lớp chất lỏng. Mối liên 
quan giữa lực tác dụng và diện tích tiếp xúc có thể 
biểu diễn bằng công thức: 
F1 = fS (1) 
Trong đó: f - ứng suất trượt (đặt trên 1 đơn vị 
diện tích); S - diện tích 2 lớp tiếp xúc. 
Vận tốc chuyển động của các lớp thay đổi theo 
quy luật tuyến tính, nghĩa là tỷ lệ với khoảng cách 
từ chúng tới mặt phẳng chuyển động B-B theo 
công thức: 
𝑉1
𝑌1
= 
𝑉2
𝑌2
 (2) 
Ứng suất trượt f tỷ lệ với sự biến thiên vận tốc 
theo hướng của trục tung (y) và phụ thuộc vào (y) 
theo quy luật tuyến tính. Vì thế ta có thể viết: 
 𝑓 = 
𝑉
𝑦
 (3) 
 Trong đó:  - hệ số ma sát nội phụ thuộc vào 
tính chất của chất lỏng, thay (3) vào (1) ta có: 
𝐹1 = S
𝑉
𝑦
 (4) 
 Tổng quát hơn, ứng với sự thay đổi gradien 
vận tốc trên một chiều dày đủ nhỏ bất kỳ giữa 2 
lớp chất lỏng, ta có: 
 𝐹 = S
𝑑𝑣
𝑑𝑦
 (5) 
Từ đó ta có: 
 = 
𝐹𝑑𝑦
𝑆𝑑𝑣
 (6) 
 Về mặt ý nghĩa vật lý thì hệ số η là lực tiếp 
tuyến cần thiết để làm dịch chuyển tương đối giữa 
hai lớp chất lỏng có bề mặt tiếp xúc là 1 đơn vị diện 
tích, cách nhau 1 đơn vị độ dài với vận tốc là 1 đơn 
vị vận tốc. 
Trong quá trình tuần hoàn dung dịch, sự trao 
đổi nhiệt từ đáy giếng lên bề mặt được diễn ra 
trong suốt quá trình khoan. Biên độ chênh lệch 
nhiệt độ giữa đáy giếng và nóc vỉa phụ thuộc chủ 
yếu vào vận tốc chuyển động của dòng chảy dung 
dịch trong hệ tuần hoàn giếng khoan (Gilles và 
nnk., 2014). 
Chế độ nhiệt trong suốt chiều dài thân giếng 
thay đổi hết sức phức tạp và phụ thuộc vào nhiều 
yếu tố. Graddien nhiệt độ trong các giếng khoan 
không giống nhau; giếng khoan càng sâu, nhiệt độ 
thân giếng càng lớn (Hình 2), càng làm thay đổi
Hình 1.Chuyển động của các lớp chất lỏng. 
y
FB B
AA
v1
v2y1y2
vo
 Nguyễn Trần Tuân và Nguyễn Hoàng Sơn /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(3a), 76 - 84 79 
tính chất lưu biến của dung dịch. Ngày nay, phần 
mềm máy tính như MI-Swaco, Halliburton Baroid, 
Scomi,... dễ dàng cung cấp số liệu có tính chất định 
tính, chi tiết về cấu hình nhiệt độ trong giếng 
khoan; kết hợp với các kết quả thu được từ thiết 
bị đo MWD trong khi khoan, ta có thể nhận biết 
chính xác nhiệt độ đáy giếng để đề xuất các giải 
pháp xử lý phục hồi tính chất dung dịch khoan 
(Công ty liên doanh điều hành Cửu Long, 2018). 
3. Khảo sát lắp đặt thiết bị làm mát dung dịch 
khoan “Mud cooler” và kết quả thử nghiệm 
3.1. Lắp đặt thiết bị làm mát dung dịch khoan 
“Mud cooler” trên giàn khoan giếng ST-3P-ST 
Trên cơ sở nghiên cứu nguyên lý làm việc của 
thiết bị “Mud cooler” và khảo sát thực tế, phân tích 
đặc thù từng loại giàn khoan và vị trí lắp đặt; thấy 
rằng nếu lắp đặt thiết bị làm mát dung dịch khoan 
“Mud Cooler”trên giàn tại vị trí không phù hợp thì 
“nhiệt độ của dung dịch sẽ không giảm tới mức an 
toàn để thi công”. Nhiều thử nghiệm đã được thực 
hiện để kiểm tra tính thực tiễn của việc lắp đặt các 
hệ thống làm mát bằng dung dịch cho thấy: nếu lắp 
đặt thiết bị làm mát hợp lý, phù hợp với loại giàn 
khoan sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giảm 
nhiệt độ giếng, tăng tuổi thọ thiết bị khoan, kiểm 
soát tốt tính lưu biến dung dịch với ít sử dụng chất 
phụ gia, sử dụng hiệu quả các thiết bị MWD. 
Ưu điểm của hệ thống thiết bị làm mát dung 
dịch khoan “Mud Cooler”: 
- Các bộ phận có thể hoạt động song song hoặc 
nối tiếp để phù hợp với hoạt động khoan; tỷ lệ lưu 
thông dung dịch và giảm nhiệt độ theo yêu cầu nhà 
thầu thi công; 
- Theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị 
bằng đồng hồ đo áp suất và nhiệt kế cơ học của tất 
cả các dòng chảy qua thiết bị; 
- Khung và khung trượt được cấp chứng chỉ 
nâng hạ cho thiết bị hoạt động ngoài biển; 
- Đường chảy lớn để ngăn chặn tắc nghẽn 
trong quá trình thiết bị hoạt động; 
- Thiết bị dễ sử dụng và lắp đặt dễ dàng trên 
giàn khoan thông qua các đầu kết nối ống nhanh; 
- Tất cả các chi tiết của thiết bị được chế tạo 
theo tiêu chuẩn của Hiệp hội kỹ sư cơ khí Mỹ 
(ASME) và Viện dầu khí Mỹ (API); 
- Thiết kế nhỏ gọn cho phép dễ dàng vận 
chuyển bằng xe tải trên bờ và tàu dịch vụ trên 
biển, hoặc bằng container và giảm thiểu yêu cầu 
không gian boong để lắp đặt thiết bị. 
Ngay từ khi đưa giàn khoan vào vị trí khoan ở 
biển; thiết bị làm mát dung dịch khoan “Mud 
Cooler” được tiến hành lắp đặt song song với các 
thiết bị khoan khác. Khi khoan dòng dung dịch 
được tuần hoàn lên bề mặt chảy qua hệ thống thiết 
bị làm mát dung dịch khoan “Mud Cooler”trước 
khi chảy về hệ thống bể chứa. Với hoạt động hiệu 
quả của hệ thống làm mát, nhiệt độ dung dịch 
được giảm từ 10÷150C giúp cho hệ thống máy 
bơm, dụng cụ khoan trong giếng, các thiết bị đo 
LWD/MWD đảm bảo hoạt động lâu dài hơn, giảm 
thời gian từ 1÷2 ngày do phải kéo thả thay thế bộ 
dụng cụ khoan. Đặc biệt, với hệ thống làm mát 
dung dịch thì tính chất dung dịch được bảo đảm 
Hình 2. Đường biểu thị nhiệt độ của giếng ST-
3P-ST mỏ Sư Tư Trắng. 
80 Nguyễn Trần Tuân và Nguyễn Hoàng Sơn /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(3a), 76 - 84 
tốt hơn, không bị phá vỡ cấu trúc của dung dịch, 
và giảm giá thành dung dịch do không phải thêm 
nhiều hóa chất phụ gia để bổ sung cho tính chất 
dung dịch. 
Có 2 phương pháp lắp đặt hệ thống thiết bị 
làm mát dung dịch khoan “Mud Cooler”trên giàn 
khoan: i) Phương pháp lắp đặt trực tiếp từ phòng 
máy bơm, đầu nối Mud Cooler được lắp trực tiếp 
vào bể chứa dung dịch và dòng hồi dung dịch đã 
được làm mát sẽ chảy trực tiếp trở lại vào chính 
bể chứa dung dịch (Hình 3). Ii) Phương pháp lắp 
đặt trên bề mặt; đầu nối Mud Cooler nối trực tiếp 
vào bể lắng cát ngay bên dưới sàng rung và dòng 
hồi dung dịch đã được làm mát sẽ chảy về đường 
hồi vào bể chứa dung dịch (Hình 4). 
Sau khi khảo sát giàn khoan jack-up PVD6, hệ 
thống Mud Cooler được đề xuất lắp đặt như sau 
(Hình 5): 
- Thiết bị làm mát dung dịch khoan “Mud 
Cooler”được lắp đặt tại mạn phải của giàn khoan, 
bên dưới sàn cantilever cạnh hệ thống máy bơm 
vữa xi măng. Trọng lượng cụm Mud Cooler 6,1 
tấn; cần diện tích bề mặt lắp đặt 13 m² (kích thước 
thiết bị dài 4,8 m x rộng 2,3 m x cao 2,05 m); 
- Thiết bị lọc (Strainer) được lắp đặt cạnh mạn 
phải của giàn khoan; trọng lượng thiết bị Strainer 
1 tấn; diện tích lắp đặt 2,1 m² (kích thước thiết bị 
rộng 0,99 m x dài 2,12 m x cao 1,1 m); 
- Máy bơm ly tâm (Centrifugal Pump) được 
lắp đặt tại mạn phải của giàn, ngay khu vực sàng 
rung; 
- Máy bơm điện chìm (Submersible Pump) dự 
phòng để cung cấp nước biển làm mát thiết bị Mud 
Cooler trong trường hợp hệ thống bơm nước biển 
của giàn khoan bị hư hỏng. 
3.2. Kết quả thử nghiệm thiết bị làm mát dung 
dịch khoan “Mud cooler” tại giếng khoan ST-3P-
ST 
Giếng khoan ST-3P-ST thuộc mỏ Sư Tử Trắng 
của Cửu Long JOC là giếng nhiệt độ và áp suất cao; 
nhiệt độ đáy giếng lên tới gần 1700C (Hình 1) 
(Công ty liên doanh điều hành Cửu Long, 2018). 
Giếng khoan được thiết kế mở cửa sổ từ thân 
giếng cũ qua ống chống 131/8’’ tại chiều sâu 1.686 
mMD. Khoan 12 ¼” và chống ống 9 5/8” tới chiều 
sâu 3.500 mMD/3.200 mTVD; sau đó khoan thân 
giếng đường kính 8 ½” và chống ống lửng 7” từ 
3.400 mMD tới 4.298 mMD; đoạn cuối của giếng 
được khoan đường kính 6” và chống ống lửng 4 
½” từ 4.098 mMD tới 4.562 mMD. Cấu trúc giếng 
khoan ST-3P-ST xem Hình 6 (Công ty liên doanh 
điều hành Cửu Long, 2018). 
Giếng khoan ST-3P-ST được thiết kế sử dụng 
hệ dung dịch khoan gốc dầu (SBM), với tính ức chế 
sét rất tốt. Nhưng do nhiệt độ trong giếng khoan 
cao, cấu trúc và tính lưu biến của dung dịch luôn 
Hình 3. Sơ đồ lắp đặt hệ thống Mud Cooler trên giàn khoan (từ phòng máy bơm). 
 Nguyễn Trần Tuân và Nguyễn Hoàng Sơn /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(3a), 76 - 84 81 
Hình 4. Sơ đồ lắp đặt hệ thống Mud Cooler trên giàn khoan (trực tiếp vào bể lắng). 
Hình 5. Sơ đồ lắp đặt Mud Cooler trên giàn khoan jack-up PVD6. 
82 Nguyễn Trần Tuân và Nguyễn Hoàng Sơn /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(3a), 76 - 84 
thay đổi làm ảnh hưởng tới sự ổn định thành giếng 
khoan. Hơn nữa, đây là giếng sử dụng hệ dung 
dịch khoan gốc dầu cần phải duy trì ở nhiệt độ 
dưới nhiệt độ tự bốc cháy của bọt dầu để đảm bảo 
điều kiện an toàn của công tác khoan. 
Chính vì vậy, Công ty dầu khí Cửu Long đã 
quyết định sử dụng thử nghiệm hệ thống làm mát 
dung dịch “Mud cooler” cho giếng ST-3P-ST. 
Kết quả thử nghiệm cho thấy: nhiệt độ của 
giếng khoan càng cao thì hiệu quả giảm nhiệt độ 
của dung dịch khi đi qua hệ thống Mud cooler càng 
rõ ràng (Công ty liên doanh điều hành Cửu Long, 
2018). Với kết quả nhiệt độ giảm Min-Mid-Max là: 
100C – 170C – 200C đã chứng minh hiệu quả ứng 
dụng hệ thống làm mát dung dịch để hỗ trợ cho 
các giếng khoan nhiệt độ và áp suất cao (HPHT). 
Các kết quả thử nghiệm thiết bị làm mát Mud 
cooler ở giếng khoan ST-3P-ST được trình bày ở 
Bảng 1. Từ các kết quả đạt được do ứng dụng thiết 
bị làm mát ở giếng ST-3P-ST; nghiên cứu đã tính 
toán tiết kiệm chi phí cho công tác khoan từ 
nghiên cứu ứng dụng này. Nếu giảm 1 lần kéo thả 
sẽ tiết kiệm được 2 ngày làm việc của giàn khoan, 
từ đó sẽ giảm đáng kể giá thành khoan. Kết quả 
tính toán chi phí xem Bảng 2.
Hình 6. Cấu trúc giếng ST-3P-ST. 
 Nguyễn Trần Tuân và Nguyễn Hoàng Sơn /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(3a), 76 - 84 83 
Với tổng tiết kiệm gần nửa triệu đô la Mỹ 
(480.000 USD) là một con số rất ấn tượng với ứng 
dụng thiết bị làm mát “Mud cooler” cho giếng 
khoan nhiệt độ và áp suất cao. Với việc giảm thời 
gian kéo thả do bộ khoan cụ bị hỏng, sẽ tăng thời 
gian khoan; giảm các hiện tượng phức tạp do dung 
dịch khoan gây ra. 
4. Kết luận 
Ứng dụng hiệu quả thiết bị “Mud cooler” đã 
giảm thiểu chi phí khoan rất lớn bởi các yếu tố: 
tăng thời gian làm việc của bộ dụng cụ khoan 
trong giếng do giảm số lần kéo thả để thay thế 
dụng cụ phá hủy đá, giữ được tính chất dung dịch 
ổn định (giảm lượng hóa chất phụ gia để xử lý 
Bảng 1. Các kết quả sử dụng hệ thống làm mát dung dịch “Mud cooler” tại giếng khoan ST-3P-ST. 
Bảng 2. Các chi phí tiết kiệm do ứng dụng hệ thống làm mát dung dịch “Mud cooler” tại giếng khoan 
ST-3P-ST. 
STT Mô Tả 
Đơn giá 
(USD) 
Số 
lượng 
Tổng giá thành 
(USD) 
1 
Tiết kiệm một lần kéo thả để thay thế bộ khoan cụ BHA, tiết 
kiệm được 2 ngày giàn khoan làm việc 
55.000 2 110.000 
2 Tiết kiệm 2 ngày thuê tàu dịch vụ 20.000 2 40.000 
3 Tiết kiệm 2 ngày thuê dịch vụ khoan của nhà dịch vụ thứ 3 175.000 2 350.000 
4 
Giảm lượng hóa chất phụ gia để xử lý dung dịch trong môi 
trường nhiệt độ cao. 
90.000 1 90.000 
5 Trừ đi chi phí dịch vụ Mud Cooler -110.000 1 -110.000 
Tổng cộng: 480.000 
84 Nguyễn Trần Tuân và Nguyễn Hoàng Sơn /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(3a), 76 - 84 
dung dịch), làm mát bề mặt tạo môi trường an 
toàn cho công nhân viên làm việc trên giàn đặc 
biệt là những người trực tiếp làm việc với dung 
dịch hàng ngày, hàng giờ, tiết kiệm thời gian 
khoan, thời gian thuê tàu, thời gian thuê dịch vụ 
khoan và giảm thiểu chi phí sử dụng chất phụ gia 
để phục hồi tính chất của dung dịch 
Những kết quả nghiên cứu trong bài báo đã 
thể hiện tính ưu việt và hiệu quả khi ứng dụng 
thiết bị làm mát dung dịch cho giếng nhiệt độ và 
áp suất cao ST-3P-ST. 
Lời cảm ơn 
Thông qua bài báo, tác giả xin gửi lời cảm ơn 
tới ThS. Phạm Thế Thức, Công ty liên doanh điều 
hành Cửu Long đã cung cấp số liệu chính xác kịp 
thời; xin chân thành cảm ơn Bộ môn Khoan Khai 
thác, Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất 
đã giúp đỡ để công trình khoa học hoàn thành 
đúng tiến độ và chất lượng. 
Đóng góp của tác giả 
Tác giả Nguyễn Trần Tuân đã tiến hành 
nghiên cứu chế độ nhiệt và phân bổ nhiệt trong 
các giếng đan dày ở bể Cửu Long, từ đó đề xuất giải 
pháp và phương án lắp đặt thiết bị làm mát dung 
dịch khoan nhằm gia tăng hiệu quả khoan và giảm 
thiểu chi phí đầu tư sản xuất. Tác giả Nguyễn 
Hoàng Sơn phụ trách xử lý số liệu và chỉnh sửa. 
Tài liệu tham khảo 
Công ty liên doanh điều hành Cửu Long (2018), 
Chương trình khoan ST-3P-ST. 252 trang. 
Trần Đình Kiên (2002), Dung dịch khoan và vữa trám. 
Giáo trình trường Đại học Mỏ - Địa chất. 305 trang. 
Trương biên, Nguyễn Xuân Thảo, Phạm Thành, Trần 
Bản và nnk., (2007). Cẩm nang kỹ sư công nghệ 
khoan các giếng sâu. NXB KHKT. Hà Nội. 352 trang. 
Gilles Gabolde, Jean-Paul Nguyen (2014), Drilling 
Data handbook. Editions Technip. 305 pages.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_nang_cao_hieu_qua_thiet_bi_lam_mat_dung_dich_de_t.pdf
Ebook liên quan