Nghiên cứu thực nghiệm gia cường sức kháng uốn cho dầm bê tông cốt thép bằng tấm CFRP ứng suất trước

Tóm tắt Nghiên cứu thực nghiệm gia cường sức kháng uốn cho dầm bê tông cốt thép bằng tấm CFRP ứng suất trước: ...ày 1,2 mm. Cường độ chịu kéo và mô đun đàn hồi của tấm CFRP lần lượt là 3400 MPa và 165 GPa, biến dạng cực hạn của tấm CFRP là 1,8%. Để dán tấm CFRP vào bề mặt bê tông, keo sikadur-30 được sử dụng. Cường độ chịu kéo và mô đun đàn hồi của keo sikadur-30 sau 7 ngày tương ứng là 3,5 MPa và 33,8 MPa...5 1,38 200,51 13,03 221,63 17,28 P1, P2 và P3 lần lượt là tải trọng gây nứt, tải trọng gây chảy cốt thép và tải trọng phá hoại của dầm; D1,D2 và D3 lần lượt là giá trị chuyển vị tương ứng với tải trọng P1, P2 và P3. Dựa vào kết quả ở Bảng 2, một số nhận xét chính như sau: Trong giai đoạn làm việ... tải trọng. Sau khi tải trọng vượt qua giá trị chảy dẻo của cốt thép, độ cứng của dầm sẽ giảm nhanh và dầm bị phá hoại bởi sự ép vỡ của bê tông vùng chịu nén (Hình 11(a)). Đối với các dầm gia cường với tấm CFRP và CFRP ứng suất trước, nhờ sự tham gia cùng làm việc của tấm CFRP với cốt thép chịu k...

pdf10 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 120 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm gia cường sức kháng uốn cho dầm bê tông cốt thép bằng tấm CFRP ứng suất trước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh nên việc
áp dụng chưa phổ biến. Bên cạnh đó các nghiên cứu về lý thuyết tính toán và đặc biệt là thực nghiệm
về loại vật liệu này còn rất hạn chế [24–27].
Trong bài báo này, một chương trình thí nghiệm gia cường dầm BTCT sử dụng tấm CFRP ứng
suất trước được đề xuất. Bên cạnh đó, một hệ thống khung căng bằng thép cũng được phát triển để
căng kéo vật liệu composite và kiểm soát lực căng trong quá trình căng kéo. Ảnh hưởng của ứng lực
trước đối với hiệu quả của phương pháp gia cường cũng được đánh giá thông qua thí nghiệm uốn. Kết
quả nghiên cứu chỉ rõ được sự làm việc của dầm gia cường bằng vật liệu FRP nói chung và FRP ứng
suất trước nói riêng, góp phần tăng tính ứng dụng loại vật liệu composite gốc polyme với nhiều hình
thức khác nhau trong thực tiễn.
110
Hùng, H. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
2. Mô hình thí nghiệm
2.1. Vật liệu thí nghiệm
Vật liệu bê tông có cường độ nén được xác định trên 5 mẫu lập phương tiêu chuẩn kích thước
150×150×150 mm sau 28 ngày kể từ ngày đúc mẫu và có cường độ chịu nén trung bình là 35 MPa.
Cốt thép dọc sử dụng thép thanh đường kính 14 mm cho cốt thép chịu kéo và 8 mm cho cốt thép chịu
nén. Giới hạn chảy và giới hạn bền của cốt thép lần lượt là 500 MPa và 720 MPa. Tấm CFRP sử dụng
để gia cường cho dầm sử dụng Sika Cabondur S1012, có kích thước bề rộng là 100 mm và chiều dày
1,2 mm. Cường độ chịu kéo và mô đun đàn hồi của tấm CFRP lần lượt là 3400 MPa và 165 GPa, biến
dạng cực hạn của tấm CFRP là 1,8%. Để dán tấm CFRP vào bề mặt bê tông, keo sikadur-30 được sử
dụng. Cường độ chịu kéo và mô đun đàn hồi của keo sikadur-30 sau 7 ngày tương ứng là 3,5 MPa và
33,8 MPa.
2.2. Mô hình thí nghiệm
Tổng cộng có 4 dầm được chế tạo, chiều dài và kích thước mặt cắt ngang của dầm thí nghiệm
được mô tả ở Hình 1. Trong đó một dầm không được gia cường, kí hiệu là BC, đóng vai trò là dầm
kiểm chứng. Một dầm có gia cường bằng tấm CFRP không tạo ứng suất trước (BR0) và hai dầm còn
lại được gia cường bằng tấm CFRP ứng suất trước với lực căng trước trong tấm CFRP là 60 kN và
80 kN, ký hiệu là BR60 và BR80, tương ứng với 60% và 80% khả năng chịu lực của dầm đối chứng
(BC). Chi tiết các dầm được thể hiện trong Bảng 1.
Hình 1. Kích thước dầm thí nghiệm
Bảng 1. Chi tiết dầm thí nghiệm
Dầm BC BR0 BR60 BR80
Cốt thép dọc
As (cm2)
2 ∅14
3,08
2 ∅14
3,08
2 ∅14
3,08
2 ∅14
3,08
CFRP
AF (mm2)
-
1
100 × 1,2
1
100 × 1,2
1
100 × 1,2
Lực căng trước (kN) - 0 60 80
2.3. Quá trình căng kéo tấm CFRP
Trong nghiên cứu này, một hệ thống khung ngoại bằng thép dùng để căng kéo và kiểm soát lực
căng của tấm CFRP được chế tạo. Hệ thống này bao gồm một ngàm cố định ở một đầu để cố định một
đầu tấm CFRP. Ở phía đầu còn lại, tấm CFRP được liên kết cố định với đầu neo thứ hai, ở phía đầu
111
Hùng, H. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
neo này, neo có thể trượt qua lại và lực ứng suất trước sẽ truyền vào tấm CFRP ở phía đầu neo này
(Hình 2). Tấm CFRP sau khi cố định một đầu thì lực ứng suất trước sẽ được truyền vào tấm CFRP
nhờ các kích thủy lực được bố trí ở đầu neo thứ hai. Khi lực kích đạt đến giá trị yêu cầu, tiến hành neo
cố định tấm CFRP tại đầu neo thứ hai.
Hình 2. Mô hình thiết bị tạo lực ứng suất trước trong tấm CFRP
Hình 3. Thiết bị tạo lực ứng suất trước
trong tấm CFRP
Ở bước tiếp theo của quá trình gia cường, tiến
hành công tác dán dầm và tấm CFRP đã căng kéo
theo trình tự như sau: (i) sau khi xử lý bề mặt của
dầm BTCT, tiến hành trát một lớp keo epoxy lên
bề mặt, đồng thời cũng tiến hành trát 1 lớp keo
epoxy lên bề mặt của tấm CFRP đã căng kéo; (ii)
di chuyển dầm đặt lên trên tấm CFRP, trong quá
trình hạ dầm, dưới tác dụng của trọng lượng bản
thân dầm, lớp keo epoxy ở bề mặt tiếp xúc của
dầm và tấm CFRP sẽ bị nén lại và trải đều trên
toàn bộ bề mặt tiếp xúc. Chiều dày trung bình của
lớp epoxy được kiểm soát bằng cách điều chỉnh
cao độ của dầm để đảm bảo chiều dày lớp epoxy
khoảng 2 mm (Hình 4). Tiến hành bảo dưỡng dầm
trong vòng 72 giờ ở nhiệt độ 20oC để lớp keo epoxy đông cứng và hình thành cường độ. Sau đó tiến
hành xả kích và cắt tấm CFRP, tấm CFRP sẽ được cắt 2 đầu cách một đoạn 20 cm so với đầu dầm. Lực
ứng suất trước từ tấm CFRP sẽ truyền trực tiếp vào dầm. Trong quá trình gia cường, tình trạng dính
bám giữa tấm CFRP và bề mặt bê tông sau khi xả kích và cắt tấm cần được theo dõi đầy đủ. Quan sát
trực quan cho thấy tình trạng dính bám là đảm bảo, không có hiện tượng trượt giữa tấm CFRP và bê
tông, bề mặt lớp keo epoxy là đồng đều, không xuất hiện nứt hay bóc tách giữa tấm CFRP và dầm bê
tông. Tại hai đầu tấm CFRP, nơi ứng suất cắt giữa tấm CFRP và dầm là lớn nhất, thực tế quan sát vẫn
không xuất hiện sự bóc tách hay co ngắn. Do vậy, việc sử dụng keo epoxy đã tạo dính bám tốt giữa
tấm CFRP và bê tông.
(a) Trát keo epoxy (b) Dán dầm với tấm CFRP
Hình 4. Quá trình dán tấm CFRP vào dầm bê tông
112
Hùng, H. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
2.4. Thí nghiệm dầm
Dầm gia cường được gia tải với sơ đồ bốn điểm uốn dưới tác dụng của tải trọng tăng dần cho đến
khi phá hoại. Tải trọng được gia tải lên dầm nhờ hệ khung và cảm biến lực với tốc độ gia tải là 200
N/s. Trong quá trình gia tải, các cảm biến điện trở (strain gauges) được dán trên bề mặt của tấm CFRP,
trong cốt thép dọc và trên bề mặt bê tông để xác định sự thay đổi của ứng suất dưới tác dụng của tải
trọng. Sơ đồ vị trí các cảm biến điện trở được thể hiện ở Hình 5. Chuyển vị ở tiết diện giữa dầm được
đo bởi cảm biến đo chuyển vị (LVDT) đặt ở giữa nhịp. Chi tiết thí nghiệm dầm được mô tả ở Hình 6.
Hình 5. Sơ đồ bố trí các cảm biến điện trở trên dầm
Hình 6. Thí nghiệm dầm
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Quan hệ tải trọng và chuyển vị của dầm
Hình 7 thể hiện quan hệ giữa tải trọng và chuyển vị của mẫu dầm thí nghiệm. Đồ thị chỉ ra rằng
việc gia cường dầm bằng CFRP đem lại hiệu quả nổi bật trong việc cải thiện sức kháng uốn so với
dầm đối chứng BC.
Tuy nhiên đối với dầm được gia cường bằng CFRP thì mức độ tăng của sức kháng uốn là không
lớn so với dầm gia cường bằng CFRP ứng suất trước. Sự làm việc của dầm có thể được thể hiện theo
ba giai đoạn bao gồm đàn hồi, chảy và phá hoại. Giá trị lực và chuyển vị trong từng giai đoạn được
thể hiện trong Bảng 2.
113
Hùng, H. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Hình 7. Biểu đồ tải trọng – chuyển vị của dầm thí nghiệm
Bảng 2. Tải trọng và chuyển vị của dầm theo các giai đoạn làm việc
Dầm
Giai đoạn đàn hồi Giai đoạn chảy Giai đoạn phá hoại
P1 (kN) D1 (mm) P2 (kN) D2 (mm) P3 (kN) D3 (mm)
BC 12,3 0,68 103,5 10,82 109,06 12,16
BR0 15,2 0,81 150,0 11,77 175,57 16,12
BR60 46,3 1,35 198,78 13,57 217,72 16,94
BR80 50,65 1,38 200,51 13,03 221,63 17,28
P1, P2 và P3 lần lượt là tải trọng gây nứt, tải trọng gây chảy cốt thép và tải trọng phá hoại của dầm; D1,D2 và D3
lần lượt là giá trị chuyển vị tương ứng với tải trọng P1, P2 và P3.
Dựa vào kết quả ở Bảng 2, một số nhận xét chính như sau:
Trong giai đoạn làm việc đàn hồi, P1 là tải trọng tương ứng với thời điểm bắt đầu xuất hiện vết nứt
trong dầm. Đối với dầm gia cường bằng CFRP, P1 đạt 15,2 kN, tăng 24% so với dầm đối chứng BC.
Trong khi đó, đối với dầm gia cường bằng CFRP ứng suất trước, giá trị P1 của dầm BR60 và BR80
tăng lần lượt là 3,76 và 4,12 lần so với dầm đối chứng. Sự tăng lên đáng kể này có thể được giải thích
là do ứng lực trước trong tấm CFRP gây ra một ứng suất nén ban đầu trong vùng bê tông dầm chịu
kéo và ứng suất này sẽ giúp giảm độ võng và làm chậm lại quá trình hình thành vết nứt trong dầm
dưới tác dụng của tải trọng.
Đối với giai đoạn chảy, lực chảy P2 của dầm gia cường bằng tấm CFRP ứng suất trước BR60 và
BR80 tăng lần lượt là 1,92 và 1,94 lần so với dầm đối chứng. Trong khi đó, mức tăng này đối với dầm
gia cường bằng tấm CFRP là 1,45 lần.
Ở giai đoạn phá hoại, tải trọng cực hạn của dầm gia cường BR60 và BR80 lần lượt là 271,7 kN
và 221,6 kN, tương ứng với mức tăng 24% và 26,2% so với dầm gia cường bằng tấm CFRP (BR0).
Trong khi đó, nếu so sánh với dầm đối chứng BC, mức độ tăng của dầm gia cường BR60 và BR80 lần
lượt là 99,6% và 103,2%.
Bên cạnh đó, sự sai khác giữa các tải trọng ở các giai đoạn làm việc của dầm gia cường tấm CFRP
ứng suất trước với với lực căng trước 60 kN và lực căng 80 kN là không đáng kể, ngoại trừ tải trọng
trong giai đoạn đàn hồi có sự sai khác là 9,4%.
114
Hùng, H. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
3.2. Biến dạng của tấm CFRP
Sự thay đổi biến dạng trong tấm CFRP tại giữa nhịp của dầm gia cường CFRP (BR0) và dầm gia
cường bằng CFRP ứng suất trước với lực căng 80 kN (BR80) được thể hiện ở Hình 8. Có thể thấy
rằng đối với dầm gia cường bằng CFRP ứng suất trước ghi nhận giá trị biến dạng ban đầu trong tấm
CFRP do tác dụng của lực ứng suất trước. Bên cạnh đó biến dạng lớn nhất trong tấm CFRP của dầm
BR0 và dầm BR80 tại thời điểm phá hoại lần lượt là 5100 µm/m và 9250 µm/m, tương ứng với 24,8%
và 44,6% giá trị biến dạng cực hạn của tấm CFRP. Điều này cho thấy việc căng trước tấm CFRP
góp phần phát huy hiệu quả làm việc của vật liệu composite hơn nhiều so với khi không áp dụng
căng trước.
Hình 8. Biến dạng trong tấm CFRP tại giữa nhịp Hình 9. Biến dạng trong tấm CFRP
Hình 9 thể hiện sự thay đổi biến dạng trong tấm CFRP theo từng cấp tải trọng tương ứng của dầm
gia cường bằng tấm CFRP (BR0) và dầm gia cường bằng tấm CFRP ứng suất trước với lực căng 80
kN (BR80). Có thể nhận thấy rằng biến dạng trong tấm CFRP tăng tuyến tính trong phạm vi từ gối
đến vị trí cách gối 80 cm; đây chính là vị trí của tải trọng tập trung và trong phạm vị giữa hai tải trọng
tập trung thì biến dạng trong tấm CFRP là không đổi. Khi so sánh biến dạng trong tấm CFRP trong
cùng một cấp tải trọng thì dầm gia cường bằng tấm CFRP ứng suất trước có giá trị nhỏ hơn so với
dầm gia cường bằng tấm CFRP. Khi cấp tải trọng càng tăng thì sự sai khác giữa biến dạng trong tấm
CFRP lại càng lớn. Điều này cho thấy sự làm việc hiệu quả của tấm CFRP ứng suất trước so với tấm
CFRP không có ứng suất trước. Lực ứng suất trước trong tấm CFRP góp phần làm tăng độ cứng, giảm
độ võng và vết nứt trong dầm gia cường.
3.3. Biến dạng của cốt thép dọc chịu kéo
Hình 10. Biến dạng trong cốt thép dọc chịu kéo
Quan hệ giữa biến dạng trong cốt thép dọc
chịu kéo và tải trọng của dầm đối chứng và các
dầm gia cường bằng tấm CFRP và tấm CFRP ứng
suất trước được thể hiện ở Hình 10. Từ đồ thị có
thể thấy rằng trong giai đoạn đầu của quá trình gia
tải, tốc độ tăng biến dạng trong cốt thép chịu kéo
của dầm gia cường bằng tấm CFRP ứng suất trước
chậm hơn so với dầm gia cường bằng tấm CFRP
và dầm đối chứng, điều này có thể được giải thích
là do lực căng trước trong tấm CFRP tạo ra vùng
ứng suất nén trước tại cốt thép dọc chịu kéo, ứng
115
Hùng, H. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
suất nén này sẽ cân bằng và triệt tiêu một phần ứng suất kéo trong cốt thép do tải trọng gây ra trong
giai đoạn đầu truyền lực. Ngoài ra, việc tạo ra ứng suất nén trước trong vùng cốt thép chịu kéo góp
phần làm cho tải trọng gây chảy trong cốt thép chịu kéo tăng lên đáng kể so với dầm gia cường bằng
tấm CFRP và dầm đối chứng, tải trọng gây chảy của dầm BR60 và BR80 lần lượt đạt giá trị 198,78 kN
và 200,51 kN, tăng tương ứng 24,5% và 25,2% so với dầm gia cường bằng tấm CFRP. Trong khi đó,
nếu so sánh với dầm đối chứng, tải trọng gây chảy của dầm gia cường bằng tấm CFRP ứng suất trước
tăng gần 2 lần. Mặt khác, biến dạng lớn nhất trong cốt thép chịu kéo tại thời điểm dầm phá hoại của
dầm BR60 và BR80 đạt giá trị lần lượt là 0,0082 và 0,0061, giá trị này đối với dầm BR0 là 0,0102,
cho thấy tại thời điểm phá hoại cốt thép chịu kéo trong các dầm gia cường đã vượt qua giới hạn chảy
của cốt thép.
3.4. Các dạng phá hoại
Theo kết quả thí nghiệm thì hai dạng phá hoại của dầm thí nghiệm là: (i) phá hoại của vùng bê
tông chịu nén và (ii) sự bóc tách giữa tấm CFRP và bê tông. Đối với dầm đối chứng BC, ứng xử của
dầm thể hiện đặc trưng của dầm BTCT dưới tác dụng của tải trọng. Sau khi tải trọng vượt qua giá trị
chảy dẻo của cốt thép, độ cứng của dầm sẽ giảm nhanh và dầm bị phá hoại bởi sự ép vỡ của bê tông
vùng chịu nén (Hình 11(a)). Đối với các dầm gia cường với tấm CFRP và CFRP ứng suất trước, nhờ
sự tham gia cùng làm việc của tấm CFRP với cốt thép chịu kéo, dưới tác dụng của tải trọng, sẽ có sự
phân bố lực tốt hơn giữa vùng kéo và vùng nén, độ cứng tăng lên, độ võng và vết nứt giảm. Kết quả là
tải trọng phá hoại sẽ tăng lên và dạng phá hoại của các dầm gia cường xảy ra do sự bóc tách giữa tấm
CFRP và bê tông (Hình 11(b)). Bảng 3 tổng hợp các dạng phá hoại của các dầm thí nghiệm.
(a) Bê tông vùng nén bị ép vỡ (b) Bóc tách giữa CFRP và bê tông
Hình 11. Các dạng phá hoại của dầm
Bảng 3. Các dạng phá hoại của dầm
Dầm Lực căng trước (kN) Tải trọng phá hoại (kN) Dạng phá hoại
BC - 109,06 Bê tông bị ép vỡ
BR0 - 175,57 Bóc tách CFRP và bê tông
BR60 60 217,72 Bóc tách CFRP và bê tông
BR80 80 221,63 Bóc tách CFRP và bê tông
116
Hùng, H. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
4. Kết luận
Bài báo đã trình bày kết quả nghiên cứu thí nghiệm gia cường dầm BTCT bằng tấm CFRP ứng
suất trước. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã đề xuất một hệ thống khung thép để căng kéo tấm CFRP
và kiểm soát lực căng trong quá trình gia cường. Từ kết quả thí nghiệm, có thể đưa ra được một số kết
luận dưới đây:
- Việc sử dụng tấm CFRP ứng suất trước để gia cường dầm BTCT mang lại hiệu quả cao trong
nâng cao khả năng chịu uốn của dầm gia cường. Độ cứng, tải trọng phá hoại cũng như ứng xử của
dầm gia cường bằng tấm CFRP ứng suất trước tăng lên đáng kể so với dầm gia cường bằng tấm CFRP
và dầm đối chứng.
- Với việc sử dụng phương pháp ứng suất trước, tải trọng gây nứt tăng 3,76 và 4,12 lần tương ứng
với cấp ứng suất trước 60 kN và 80 kN so với dầm đối chứng.
- Tải trọng phá hoại theo phương pháp này tăng hai lần so với dầm đối chứng. Trong khi đó nếu so
với dầm gia cường bằng tấm CFRP, phương pháp này giúp cho tải trọng phá hoại tăng lên gần 25%.
- Các giá trị tải trọng trong các giai đoạn làm việc của hai dầm gia cường ứng suất trước với lực
kéo trước là 60 kN và 80 kN có sự sai khác không đáng kể, ngoại trừ tải trọng tương ứng với giới hạn
đàn hồi của bê tông có sự sai khác là 9,4%.
Lời cảm ơn
Bài báo này được tài trợ bởi Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng với đề tài có mã số
T2021-02-14: Nâng cao hiệu quả chịu uốn của dầm bê tông cốt thép gia cố bằng tấm CFRP.
Tài liệu tham khảo
[1] Meier, U. (1995). Strengthening of structures using carbon fibre/epoxy composites. Construction and
Building Materials, 9(6):341–351.
[2] Bakis, C. E., Bank, L. C., Brown, V. L., Cosenza, E., Davalos, J. F., Lesko, J. J., Machida, A., Rizkalla,
S. H., Triantafillou, T. C. (2002). Fiber-Reinforced Polymer Composites for Construction—State-of-the-
Art Review. Journal of Composites for Construction, 6(2):73–87.
[3] Motavalli, M., Czaderski, C. (2007). FRP composites for retrofitting of existing civil structures in Eu-
rope: State-of-the-art review. International Conference of Composites & Polycon, American Composites
Manufacturers Association Tampa, FL, USA, 17–19.
[4] Einde, L. V. D., Zhao, L., Seible, F. (2003). Use of FRP composites in civil structural applications.
Construction and Building Materials, 17(6-7):389–403.
[5] Ngô, Q. T. (2007). Sửa chữa và gia cố công trình bê tông cốt thép bằng phương pháp dán nhờ sử dụng vật
liệu FRP. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 10:39–51.
[6] Jumaat, M. Z., Rahman, M. M., Rahman, M. A. (2011). Review on bonding techniques of CFRP in
strengthening concrete structures. International Journal of Physical Sciences, 6(15):3567–3575.
[7] Nguyễn, T. H. (2015). Nghiên cứu hiệu quả gia cường kháng uốn cho dầm bê tông cốt thép bằng vật liệu
tấm sợi các bon. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, 1:3–9.
[8] De Lorenzis, L., Nanni, A., La Tegola, A. (2000). Flexural and shear strengthening of reinforced con-
crete structures with near surface mounted FRP rods. Proceedings of third international conference on
advanced composite materials in bridges and structures, Ottawa, Canada, 521–528.
[9] Trịnh, Q. M., Kiều, M. T., Vũ, D. P. (2013). Sử dụng thanh composite cốt sợi các-bon để tăng cường khả
năng chịu lực cắt của dầm bê tông cốt thép. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, 42:65–70.
[10] Hiếu, N. T., Cường, L. T. (2019). Nghiên cứu thực nghiệm hiệu quả gia cường dầm bê tông bị nứt bằng
vật liệu tấm sợi các bon CFRP. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 61(3):32–35.
117
Hùng, H. M., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
[11] You, Y.-C., Choi, K.-S., Kim, J. (2012). An experimental investigation on flexural behavior of RC beams
strengthened with prestressed CFRP strips using a durable anchorage system. Composites Part B: Engi-
neering, 43(8):3026–3036.
[12] Gao, P., Gu, X., Mosallam, A. S. (2016). Flexural behavior of preloaded reinforced concrete beams
strengthened by prestressed CFRP laminates. Composite Structures, 157:33–50.
[13] Woo, S.-K., Nam, J.-W., Kim, J.-H. J., Han, S.-H., Byun, K. J. (2008). Suggestion of flexural capacity
evaluation and prediction of prestressed CFRP strengthened design. Engineering Structures, 30(12):
3751–3763.
[14] Triantafillou, T. C., Deskovic, N., Deuring, M. (1992). Strengthening of Concrete Structures With Pre-
stressed Fiber Reinforced Plastic Sheets. ACI Structural Journal, 89(3):235–244.
[15] Quantrill, R. J., Hollaway, L. C. (1998). The flexural rehabilitation of reinforced concrete beams by the
use of prestressed advanced composite plates. Composites Science and Technology, 58(8):1259–1275.
[16] Garden, H. N., Hollaway, L. C. (1998). An experimental study of the failure modes of reinforced concrete
beams strengthened with prestressed carbon composite plates. Composites Part B: Engineering, 29(4):
411–424.
[17] Xue, W., Tan, Y., Zeng, L. (2010). Flexural response predictions of reinforced concrete beams strength-
ened with prestressed CFRP plates. Composite Structures, 92(3):612–622.
[18] cai Deng, Z., Xiao, R. (2011). Flexural Performance of RC Beams Strengthened with Prestressed AFRP
Sheets: Part I. Experiments. Advances in FRP Composites in Civil Engineering, Springer Berlin Heidel-
berg, 699–703.
[19] Aslam, M., Shafigh, P., Jumaat, M. Z., Shah, S. N. R. (2015). Strengthening of RC beams using pre-
stressed fiber reinforced polymers – A review. Construction and Building Materials, 82:235–256.
[20] Gao, P., Gu, X., Mosallam, A. S. (2016). Flexural behavior of preloaded reinforced concrete beams
strengthened by prestressed CFRP laminates. Composite Structures, 157:33–50.
[21] Yu, P., Silva, P. F., Nanni, A. (2003). Flexural performance of RC beams strengthened with prestressed
CFRP sheets. Center for Infrastructure and Engineering Studies Department of Civil, Architectural, and
Environmental Engineering University of Missouri-Rolla Rolla, MO, 65409–0030.
[22] Sika, A. G. (2020). Prestressing systems for structural strengthening with sika carbodur CFRP Plate.
Zurich, SZ.
[23] S&P Reinforcement (2018). Basics for S&P FRP-Systems. Switzerland.
[24] Dũng, N. T., Mợi, N. V., Hoa, H. P. (2011). Nghiên cứu giải pháp gia cường dầm bê tông cốt thép bằng
tấm vật liệu composite sợi carbon. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 3(44):36–42.
[25] Tuân, N. H., Hoạt, Đ. N. (2015). Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả gia cường dàm BTCT
bằng tấm chất dẻo có cốt sợi. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, 4:21–35.
[26] Phong, N. H. (2014). Nghiên cứu thực nghiệm về gia cường kháng cắt cho dầm bê tông cốt thép bằng tấm
sợi thủy tinh. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, 3:23–29.
[27] Quỳnh, D. Đ., Hiếu, N. T., Đạt, P. X., Hùng, N. M. (2021). Nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc chịu uốn
của dầm bê tông cốt thép được gia cường bằng tấm composite CFRP ở trạng thái đang chịu tải. Tạp chí
Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXDHN, 15(2V):1–11.
118

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thuc_nghiem_gia_cuong_suc_khang_uon_cho_dam_be_to.pdf
Ebook liên quan