Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư
Tóm tắt Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư: ...ị không đáp ứng được. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến đây là 36% có ý kiến hài lòng, rất hài lòng chiếm 12.8%, bình thường(23.2%), không hài lòng (15.2%), và hoàn toàn không hài lòng (12.8%)1. Như vậy, mức độ hài lòng và rất hài lòng chỉ chiếm dưới 50% (48.8%). Điều này chứng...ồn: Kết quả điều tra người dân vùng đệm năm 2014, n=90 3.3 Phân tích SWOT cho DLST tại KBVCQ rừng tràm Trà Sư Trên cơ sở các nguồn thông tin đã thu thập được, chúng tôi đã lập bảng phân tích SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho sự phát triển DLST tại KBVCQ rừng tràm Trà Sư... Kết hợp O5, O9 + W3, W5: Thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tăng cường xây dựng các loại hình dịch vụ mới, và phát triển dịch vụ sẵn có từ các thành phần kinh tế. 3. Kết hợp O1, O2, O3, O4, O5, O7, 9, O10, 011+ W4, W8, W9: Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên phục vụ DLST. 4. Kết hợp O...
hiết bị quan sát 51.2 8 Thông tin quảng bá 39 * Một người có thể chọn nhiều đáp án Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n=125 Hộp phỏng vấn sâu du khách Lê Thị Kim Dung về hướng dẫn viên tại điểm du lịch Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu năm 2014, n=125 3.2.2 Người dân vùng đệm Qua quá trình khảo sát, đời sống người dân vùng đệm còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Nguồn thu chủ yếu của người dân vùng đệm ở đây không phải từ du lịch, mà do người thân đi làm ăn xa gửi về (35%), đó là đi lao động ở các khu công nghiệp như Đông Nam Bộ. Điều này đã và đang diễn ra ngày càng phổ biến và số lượng lao động đi lên thành thị ngày càng nhiều, chỉ còn lại người già, trẻ em ở lại quê, lao động trong ngành nông nghiệp giảm mạnh (16.2%) như ở biểu đồ sau: Theo chị Dung DLST cần phải có hướng dẫn viên để giới thiệu với du khách về rừng tràm, đời sống người dân bản địa. Hướng dẫn viên từ nơi khác đến sẽ không hiểu rõ bằng chính người dân ở đây. Nếu có hướng dẫn là chính người dân địa phương thì vừa tạo việc làm để cải thiện cuộc sống, vừa giúp họ tiếp sức bảo tồn, bảo vệ cảnh quan, môi trường tự nhiên. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 46-55 51 Hình 4: Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân vùng đệm (%) Nguồn: Kết quả điều tra người dân vùng đệm năm 2014, n=90 Điều kiện sống của người dân ở đây đã cải thiện rất nhiều so với trước đây vì được đầu tư xây dựng đường sá, cung cấp điện nước, Tuy nhiên, người dân ở đây còn nhiều khó khăn do phần lớn họ không có ruộng đất, phải làm thuê, hay đi làm ăn xa (Hình 5). Hình 5: Biểu đồ thể hiện điều kiện sống của người dân năm 2014 (%) Nguồn: Kết quả điều tra người dân vùng đệm năm 2014, n=90 3.3 Phân tích SWOT cho DLST tại KBVCQ rừng tràm Trà Sư Trên cơ sở các nguồn thông tin đã thu thập được, chúng tôi đã lập bảng phân tích SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho sự phát triển DLST tại KBVCQ rừng tràm Trà Sư với 3 mục tiêu phát triển bền vững là (1) Bảo tồn thiên nhiên; (2) Hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng địa phương; (3) Kinh doanh có lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao. Bảng phân tích SWOT cho DLST tại KBVCQ rừng tràm Trà Sư SWOT Cơ hội (Opportunities –O) Thách thức (Threats – T) +O1: DLST là loại hình được ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, xu thế hướng tới các điểm du lịch tự nhiên, sinh thái còn nguyên vẹn, hoang sơ ngày càng cao. +O2: Du khách DLST ở Việt Nam và trên thế giới có xu hướng +T1: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm suy giảm các giá trị đa dạng sinh học, thậm chí sẽ mất đi một số loài quý hiếm do mất môi trường sống. +T2: Cạnh tranh trong thu hút đầu tư và phát triển DL 47.5 28.8 12.5 7.5 3.8 khó khăn chấp nhận được trung bình tốt rất tốt Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 46-55 52 ngày càng tăng: đô thị hoá diễn ra nhanh, ô nhiễm môi trường, đời sống con người nâng cao thì nhu cầu tìm về thiên nhiên và văn hóa bản địa sẽ rất lớn. +O3: Việt Nam đang trở thành một điểm đến mới và độc đáo của khách du lịch quốc tế. +O4: Số lượng du khách đến Trà Sư không ngừng gia tăng. +O5: UBND tỉnh có chính sách ủng hộ phát triển hoạt động sinh thái tại rừng tràm Trà Sư. +O6: Sự tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ như WWF. +O7: Sự giúp đỡ của các chuyên gia về du lịch sinh thái. +O8: Khoa học công nghệ và phương tiện thông tin ngày càng phát triển. +O9: Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang quan tâm các dự án phát triển DLST. +O10: Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương. +O11: Giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của địa phương đến du khách và đồng thời tiếp thu, học hỏi những nét văn hóa mới. +O12: Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ các di sản thiên nhiên và văn hóa đang được Chính phủ quan tâm. + O13: Hợp tác phát triển du lịch trong khuôn khổ tiểu vùng sông Mê Kong được mở rộng. + O14: Sự ra đời của Hiệp hội Du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long. và DLST ngày càng trở nên gay gắt. +T3: Nhận thức của xã hội về phát triển bền vững thấp, mâu thuẫn giữa phát triển và lợi ích kinh tế. +T4: Du khách ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch. +T5: Nhà điều hành tour thiếu kinh nghiệm, chuyên môn về du lịch sinh thái. +T6: Sự xuất hiện của quá nhiều khách du lịch vào một thời điểm sẽ ảnh hưởng đến đời sống một số loài động vật. Hoạt động của du khách làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên của rừng. +T7: Vấn đề ô nhiễm rác thải, nước thải, và ô nhiễm không khí trong hoạt động DLST là không tránh khỏi. + T8: Sự phát triển dân số và cơ sở hạ tầng quá mức sẽ phá vỡ vẻ đẹp hoang sơ, yên tĩnh và có thể tác động đối với hệ sinh thái tự nhiên. +T9: Cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đa số người thanh niên đã rời quê đi lao động tại các khu công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Người dân đã săn bắt động vật trái phép. Điểm mạnh (Strengths – S) + S1: Rừng tràm Trà Sư có tính đa dạng sinh học cao, mang vẻ đẹp hoang dã, tự nhiên của vùng đất ngập nước. +S2: Nằm ở vị trí trung gian giữa Núi Cấm và Núi Sam (là hai điểm du lịch hấp dẫn nhất ở An Giang), phương tiện giao thông thuận tiện, thị trường khách lớn. Đồng thời nằm gần kề với biên giới Campuchia (điểm mua sắm ở của khẩu Tịnh Biên). +S3: Cuộc sống yên bình, yên ả của vùng quê nông thôn Nam Bộ. +S4: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết tốt cho việc tổ chức hoạt động du lịch. +S5: Phương tiện tham quan các tuyến trong rừng tràm thuận lợi (vỏ lãi, xuồng Chiến lược SO 1. Kết hợp S1, S2, S4, S6, S7, S8, S9, S11 + O1, O2, O3, O4, O5: Đẩy mạnh phát triển DLST. 2. Kết hợp S6, S7, S10 + O5, O7, O12: Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý. 3. Kết hợp S1, S2, S5 + O5, O6, O7, O8, O9: Lập dự án kêu gọi đầu tư vào phát triển DLST. 4. Kết hợp S2, S6, S7, S8, S9, S10 + O7, 9, O11, O13, O14: Liên kết phát triển về DLST với các loại hình du lịch khác. 5. Kết hợp: S3, S6, S7, S8, S9, S11+ O5, O10, O11: Tuyên Chiến lược ST 1. Kết hợp S1, S4, S11+ T1, T3, T7: Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường. 2. Kết hợp S1, S2, S3, S4, S5, S9, S11 + T2, T4: Đẩy mạnh đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch đặc trưng. 3. Kết hợp S6, S7, S8, +T3, T9: Hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương tham gia làm DLST. 4. Kết hợp S4, S6, S8, S10, S11 + T4, T3, T6, T7, T8: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 46-55 53 chèo tay, xe đạp). +S6: Có sự tham gia của người dân trong việc phát triển du lịch tại địa phương. +S7: Người dân thân thiện, hiền hòa, mến khách. + S8: Địa bàn cư trú của dân tộc Khmer và Hoa với nhiều nét văn hóa bản địa đặc sắc. + S9: Có các đặc sản từ cây Thốt Nốt như đường Thốt Nốt, nước Thốt Nốt, trái Thốt Nốt, và mật ong thiên nhiên. +S10: Đội ngũ nhân viên quản lý rừng được huấn luyện tốt trong công tác bảo vệ rừng. +S11: Môi trường chưa bị ô nhiễm. truyền lợi ích phát triển DLST và tạo việc làm nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương. 6. Kết hợp S6, S10 + O5, O6, O8, O12: Mở các khóa huấn luyện về công tác bảo vệ rừng cho nhân viên quản lý rừng, hướng dẫn viên du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức DLST. Điểm yếu (Weaknesses –W) + W1: Chưa có các tiêu chí, tiêu chuẩn cho hoạt động và các sản phẩm, dịch vụ DLST. +W2: Người dân địa phương và khách du lịch chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. +W3: Hạn chế về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch sinh thái (chưa có hệ thống điện và nước sạch vào khu vực trung tâm, chưa có phòng trưng bày, phòng giới thiệu về Trà Sư cho du khách). +W4: Chưa có hướng dẫn viên tại khu du lịch. +W5: Các loại hình du lịch còn đơn điệu, chưa phong phú. W6: Thiếu sự liên kết giữa các bên tham gia vào du lịch: cơ quan quản lí về du lịch, chính quyền địa phương với doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. +W7: Chưa có tài liệu hướng dẫn về rừng tràm Trà Sư, thiếu thông tin về các tuyến du lịch trong rừng tràm. W8: Nguồn nhân lực phục vụ du lịch nói chung và DLST nói riêng ở đây còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. W9: Nhận thức của người dân về DLST còn hạn chế. W10: Công tác quảng bá, tiếp thị và liên kết du lịch còn hạn chế, chính sách quảng bá và giới thiệu với du khách yếu, chưa có trang web chính thức về rừng tràm, chưa gây ấn tượng nhiều cho du khách, thông tin chưa nhiều. +W11: Hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn còn thô sơ. Chiến lược OW 1. Kết hợp O5, O7, 013, O14 + W1, W6, W7: Qui hoạch phát triển DLST theo các tiêu chí phát triển bền vững phù hợp với địa bàn. 2. Kết hợp O5, O9 + W3, W5: Thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tăng cường xây dựng các loại hình dịch vụ mới, và phát triển dịch vụ sẵn có từ các thành phần kinh tế. 3. Kết hợp O1, O2, O3, O4, O5, O7, 9, O10, 011+ W4, W8, W9: Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên phục vụ DLST. 4. Kết hợp O7, O11+ W5 : Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút khách tham quan và xác định những thị trường phù hợp. 5. Kết hợp O5, O11, O13, O14 + W6, W7, W10: Xúc tiến quảng bá hình ảnh rừng tràm Trà Sư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. 6. Kết hợp O5, O8, O9, O12 + W2, W11: Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải, rác thải. Chiến lược WT 1. Kết hợp W1, W5 + T2, T4: Lựa chọn chiến lược nâng cao chất lượng quản lý hoạt động DLST. 2. Kết hợp W6, W7, W9+ T4, T5: Xây dựng chương trình huấn luyện về DLST cho các nhà điều hành tour và hướng dẫn viên và người dân địa phương. 3. Kết hợp: W3, W5 + T2, T4, T5: Kêu gọi đầu tư xây dựng, nâng cao hạ tầng DLST theo nguyên tắc phát triển DLST bền vững. 4. Kết hợp W5, W7, W10 + T2, T3, T4: Nâng cao quảng bá khu du lịch sinh thái và chính sách khuyến mãi đặc biệt để thu hút khách du lịch. 5. Kết hợp W4, W8 + T9: Đào tạo, tập huấn cho cộng đồng địa phương về nghiệp vụ làm hướng dẫn, tham gia hoạt động DLST. 6. Kết hợp W2, W3, W11 + T1, T3, T6, T7, T8: Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải; Có kế hoạch quản lý vấn đề ô nhiễm rác thải, nước thải, và ô nhiễm không khí trong hoạt động DLST. 3.4 Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại KBVCQ rừng tràm Trà Sư Qua phân tích ma trận SWOT cũng như căn cứ vào các yếu tố trên, có thể xác định các giải pháp phát triển DLST KBVCQ rừng tràm Trà Sư như sau: 3.4.1 Về quản lý Quản lý theo quy hoạch: DLST phát triển bền vững và hỗ trợ công tác bảo tồn thì phải có sự quản Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 46-55 54 lý và thực hiện theo quy hoạch. Vì vậy, công tác quy hoạch phải đảm bảo có sự phối hợp của các chuyên gia về DLST, các nhà hoạch định chính sách, các cấp lãnh đạo. Việc quản lý theo quy hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động DLST ở đây không vi phạm các nguyên tắc và không vượt quá giới hạn cho phép. Vì vậy, việc phối hợp giám sát, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh trong quá trình phát triển DLST phải được quan tâm. Quản lý bằng cách điều tiết mức thu lệ phí: Điều tiết số lượng du khách đến tham quan thông qua mức phí DLST. Vé tham quan được tính thêm phí dành cho công tác bảo tồn, vì thế giá sẽ cao hơn vì DLST chỉ dành cho những du khách thực sự có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị của môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa. Vì thế, dù với mức giá nào đi nữa, dù với thời gian nào thì họ cũng có thể đến đây tham quan. Việc mua vé đối với họ là một việc để bảo tồn cảnh quan này. 3.4.2 Về đào tạo Cần mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên rừng tràm về các vấn đề của du lịch nói chung và DLST nói riêng đang diễn ra, những khó khăn, những giải pháp khắc phục, xu hướng phát triển của ngành du lịch, thông qua các chuyên gia du lịch trong và ngoài nước. Tổ chức nhiều chuyến khảo sát thực tế cho cán bộ và nhân viên đến các điểm DLST điển hình ở trong nước để có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và có thể học hỏi kinh nghiệm làm DLST. Đặc biệt là các chuyến khảo sát thực tế ở các nước phát triển mạnh về DLST trên thế giới như Úc, Mỹ, Tiếp nhận và đào tạo cán bộ hướng dẫn viên là người địa phương nhằm khai thác nguồn lực tại chỗ. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên để thuận lợi cho việc đón tiếp, phục vụ du khách quốc tế đến đây cũng như khi họ học tập, nghiên cứu tại đây. 3.4.3 Đẩy mạnh liên kết, thu hút đầu tư để phát triển DLST tại rừng tràm Trà Sư Liên kết các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh như du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch mùa nước nổi, du lịch làng nghề, du lịch homestay cũng như các địa điểm mua sắm như siêu thị miễn thuế, chợ Châu Đốc,... để tạo nên những loại hình du lịch đa dạng, phong phú nhằm thu hút khách du lịch. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trong nước và ngoài nước về nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý và điều hành DLST như Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các trường cao đẳng, đại học Việt Nam và quốc tế, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, quốc tế, Hiệp hội DLST Thế giới, Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Quỹ Quốc tế bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên Hợp tác và kêu gọi sự hỗ trợ của các ngành, các chuyên gia trong việc lập các dự án nghiên cứu, quy hoạch phát triển DLST. Đồng thời cũng cần có sự hợp tác với các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh khác có phát triển về DLST như Đồng Nai, Quảng Nam,... Lập dự án kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ Chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Những dự án này phải phù hợp với tính chất của DLST. 3.4.4 Tăng cường giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư Tăng cường hoạt động tại trung tâm đón tiếp khách: Trang bị các phương tiện nghe nhìn tại phòng trưng bày nhằm: Tivi trình chiếu các đĩa tư liệu giới thiệu về rừng tràm và văn hóa bản địa vùng đệm; một số tranh ảnh về các loài động thực vật quý hiếm như giang sen, điêng điểng; tranh ảnh về một số hoạt động của người dân địa phương có ảnh hưởng tốt/ xấu đến công tác bảo tồn. Các bảng nội quy, sơ đồ tham quan tuyến, biển báo, biển chỉ dẫn, được thiết kế hài hòa với môi trường tự nhiên đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu truyền tải thông tin cần thiết, dễ nhìn và bền về vật liệu. Chúng nên được bố trí ở những vị trí thích hợp cho du khách để hướng dẫn và nhắc nhở du khách bảo vệ môi trường. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải; đưa ra những giải pháp quản lý vấn đề ô nhiễm rác thải, nước thải, và ô nhiễm không khí trong hoạt động DLST. Tăng cường nhận thức cho hướng dẫn viên, nhân viên, người dân địa phương về công tác gìn giữ, bảo tồn các tài nguyên, môi trường. Đây là biện pháp thiết thực, có ảnh hưởng trực tiếp đến du khách. 3.4.5 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về lợi ích, trách nhiệm đối với hoạt động du lịch. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 46-55 55 Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch như hướng dẫn, giao tiếp, phục vụ, Đồng thời có những ưu tiên đối với những hộ dân thuộc hộ nghèo, khó khăn để họ tham gia vào du lịch bằng việc ưu tiên mời gọi họ tham gia, tập huấn những kỹ năng cho họ. Tạo ra những việc làm tại chỗ từ du lịch như sản xuất đặc sản từ cây thốt nốt, đào tạo hướng dẫn viên từ những thanh niên, sản xuất các sản phẩm thủ công, để thu hút thanh niên quay trở về quê làm việc. 3.4.6 Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với du lịch sinh thái Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ở mức độ vừa phải, phù hợp và không gây tác động tiêu cực đến môi trường cũng như phá đi vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên, hoang dã. Một số giải pháp để phục vụ tốt cho DLST: Bãi đậu xe dành cho ô tô cần quy hoạch lại, phân vạch và vị trí cho từng loại ô tô nhỏ và ô tô lớn. Cần xây dựng thêm gian nhà để bán những sản phẩm hay quà tặng lưu niệm đến cho khách hàng, cũng như bán nước, thức ăn từ người dân địa phương. Tuyến đường đi vào rừng tràm và tuyến đường bao quanh sông Trà Sư cũng cần rải đá hay đỗ nhựa để người dân thuận tiện đi lại vào mùa mưa, tránh bụi bặm vào mùa nắng. Trung tâm đón tiếp khách cần xây dựng thêm nhà vệ sinh để đáp ứng yêu cầu của du khách. Cần có phòng trưng bày để du khách đến đây được giới thiệu đôi nét về rừng tràm Trà Sư, đời sống người dân địa phương. Cung cấp đầy đủ áo phao trên mỗi thuyền và yêu cầu, hướng dẫn du khách mặc vào khi đi thuyền. Cần trang bị thêm thuyền có mái để che cho du khách khi đi vào mùa mưa, hoặc trời nắng to. 3.4.7 Về quảng bá Xây dựng trang web quảng bá về DLST rừng tràm đến du khách. Trang web phải có tính tương tác mạnh, dữ liệu phải thường xuyên cập nhật, du khách có thể đăng ký mua vé online, Tăng cường viết bài, làm những phóng sự trên các phương tiện truyền thanh, báo điện tử, để đưa hình ảnh của rừng Trà Sư đến với du khách nhiều hơn nữa. Liên kết, hợp tác với các công ty du lịch, các điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh An Giang như Miếu bà Chúa Xứ, làng Chăm, Búng Bình Thiên,để tiếp thị về DLST rừng tràm Trà Sư. Để DLST ở rừng tràm Trà Sư đến với du khách nhiều hơn nữa thì bản thân mỗi nhân viên, hướng dẫn viên, người dân địa phương là một chiến lược quảng bá hiệu quả, thích hợp nhất. Để làm được điều này cần tăng cường nhận thức trong họ và có những chương trình tập huấn để mỗi người là một cách tiếp thị tốt nhất và giữ được niềm tin ở trong lòng du khách. 4 KẾT LUẬN KBVCQ rừng tràm Trà Sư có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng. Thiên nhiên nơi đây mang vẻ đẹp hoang sơ; con người nơi đây thuần khiết, chân thật với nét văn hóa bản địa mang đậm tính chất của vùng thôn quê Nam Bộ là lực hấp dẫn đối với du khách. Vì vậy, đây là nơi rất lý tưởng để tổ chức các hoạt động DLST, tạo nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao đời sống cộng đồng, và tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường cho du khách và cộng đồng địa phương. Để DLST ở rừng tràm Trà Sư phát triển theo đúng nghĩa cần đảm bảo hài hòa các lợi ích giữa kinh tế, môi trường và xã hội: khai thác tài nguyên du lịch gắn với bảo tồn, bảo vệ môi trường cảnh quan, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Annalisa Koeman,1998. Du lịch sinh thái trên cơ sở phát triển du lịch bền vững, Tuyển tập báo cáo Hội thảo về Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội. Trang 39-70. 2. Bùi Thị Hải Yến- Phạm Hồng Long, 2007. Tài nguyên du lịch. Nhà xuất bản Giáo dục. 398 trang. 3. Bùi Thị Hải Yến và ctv, 2012. Du lịch cộng đồng. Nhà xuất bản Giáo dục. 398 trang. 4. Bùi Thị Hải Yến, 2006. Quy hoạch du lịch. Nhà xuất bản Giáo dục.397 trang. 5. Hội thảo khoa học, 2011. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư. Sở Văn hóa – Thể thao& An Giang. 95 trang. 6. Nguyễn Trọng Nhân, 2010. Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp. 127 trang. 7. Phạm Trung Lương và ctv, 2002. Du lịch sinh thái – Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục. 248 trang.
File đính kèm:
- nghien_cuu_phat_trien_du_lich_sinh_thai_tai_khu_bao_ve_canh.pdf