Nghiên cứu thực nghiệm xác định ứng xử chịu lực của tấm tường rỗng bằng bê tông cốt lưới dệt
Tóm tắt Nghiên cứu thực nghiệm xác định ứng xử chịu lực của tấm tường rỗng bằng bê tông cốt lưới dệt: ...chính của nội dung nghiên cứu này là xác định sức kháng uốn cũng như sức kháng cắt của kết cấu tấm tường rỗng bê tông cốt lưới dệt bằng thực nghiệm, do các mô hình tính toán về sức kháng cắt hiện nay chưa có độ chính xác cao, đặc biệt là đối với cốt phi kim loại. 2. THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH KHẢ...thủy tinh 17,5 17,5 Lưới sợi thủy tinh [Đơn vị: mm] Hình 2. Cấu tạo chi tiết 2 loại mẫu thí nghiệm. Bê tông hạt mịn được chế tạo từ hỗn hợp cốt liệu có đường kính hạt tối đa 0,63 mm, kết hợp với xi măng PC 40, tro bay, nước và phụ gia siêu dẻo. Cường độ chịu nén Hội nghị Khoa học công n...,47 HCS4-3 48,21 5 HCS5-1 A 100 125 1 69,5 Do cắt/ Vết nứt nghiêng lớn HCS5-2 65,38 HCS5-3 59,3 Do uốn/ sợi bị kéo đứt Hình 5. Cấu trúc vết nứt của các mẫu nhóm 1 (a/h = 1,5). Đối với các mẫu nhóm 3 (mẫu loại B, có 6 lỗ rỗng theo phương ngang), các mẫu này đều bị ph...
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -20- NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH ỨNG XỬ CHỊU LỰC CỦA TẤM TƯỜNG RỖNG BẰNG BÊ TÔNG CỐT LƯỚI DỆT Phạm Thị Thanh Thủy1*, Nguyễn Huy Cường1, Ngô Đăng Quang1, Đinh Hữu Tài1 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: Pttthuy@utc.edu.vn Tóm tắt. Bê tông cốt lưới dệt (Textile Reinforced Concrete, TRC) là một loại vật liệu mới, kết hợp cốt lưới dệt có cường độ cao và bê tông hạt mịn. TRC đã được áp dụng rất hiệu quả để tăng cường các kết cấu bê tông cũ, chế tạo kết cấu bê tông mới, đặc biệt là các cấu kiện bê tông đúc sẵn có dạng thành mỏng. TRC có khả năng được sử dụng để chế tạo cấu kiện dạng tấm tường rỗng đúc sẵn trong các công trình dân dụng do nhiều ưu điểm, như khả năng chịu lực cao, giảm kích thước, khả năng chống thấm tốt. Báo cáo này trình bày một số kết quả thực nghiệm nhằm xác định ứng xử chịu cắt và chịu uốn đồng thời của dạng cấu kiện tấm tường rỗng được chế tạo từ bê tông cốt lưới dệt nhằm đánh giá sự hợp lý về cấu tạo tấm tường được đề xuất. Các kết quả thí nghiệm cho thấy, với các kích thước cấu tạo được đề xuất khả năng chịu uốn của tấm tường bị khống chế bởi hàm lượng cốt lưới dệt, dạng phá hoại chính là lưới sợi bị kéo đứt ở giữa nhịp. Khả năng chịu cắt của tường đủ lớn, phù hợp để ứng dụng cho kết cấu tấm tường trong công trình dân dụng hiện nay. Từ khóa: bê tông cốt lưới dệt, TRC, tấm tường rỗng, thí nghiệm uốn, cắt. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Tấm tường là loại cấu kiện phổ biến trong xây dựng. Các cấu kiện tấm tường chịu lực ngoài trọng lượng bản thân, còn tiếp nhận tải trọng từ các bộ phận khác hoặc các tải trọng ngang (chủ yếu là tải trọng gió, đối với tấm tường bao che bên ngoài). Hiện nay, có nhiều loại tấm tường đã được sử dụng để thay thế cho sản phẩm gạch đất sét nung truyền thống, ví dụ như tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn, tấm tường bê tông khí chưng áp, tấm tường bê tông đúc sẵn không nung Eurowall v.v. [1, 2]. Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn thường được sản xuất bằng phương pháp đúc đùn hỗn hợp bê tông xi măng cốt liệu nhỏ, trên mặt cắt ngang có nhiều lỗ rỗng nhằm giảm trọng lượng bản thân cấu kiện đồng thời có thể kết hợp bố trí hệ thống kỹ thuật điện, nước theo phương dọc tấm. Để tăng khả năng chịu uốn cũng như chịu các tải trọng ngang tác động trong giai đoạn thi công và khai thác, tấm tường được bố trí thêm các lớp cốt thép. Kích thước mặt cắt ngang của tấm tường, do vậy, còn yêu cầu chiều dày lớp bê tông bảo vệ Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -21- đủ lớn để đảm bảo yêu cầu về dính bám với cốt thép cũng như đảm bảo cốt thép không bị ăn mòn. Tấm tường sử dụng bê tông khí chưng áp (Autoclaved Aerated Concrete, AAC) kết hợp với lưới cốt thép hàn đường kính ϕ4 đang được áp dụng khá rộng rãi trong các công trình xây dựng nhờ các đặc tính như trọng lượng siêu nhẹ (400-800 kg/m3), cách âm, cách nhiệt tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của loại tấm tường này là lưới cốt thép dễ bị ăn mòn do bê tông AAC có nhiều lỗ rỗng, đặc biệt khi sử dụng làm tấm tường ngoài. Một giải pháp hữu hiệu để có thể hạn chế vấn đề ăn mòn cốt thép trong bê tông là sử dụng polymer cốt sợi (fiber reinforced polymer – FRP) dạng thanh để làm cốt gia cường trong kết cấu bê tông, thay thế cốt thép thông thường. Thanh FRP là một dạng vật liệu composít chứa sợi (thủy tinh, các bon, aramid v.v.) được gắn kết bởi chất nền là nhựa polymer (như epoxy, vinylester). Ưu điểm nổi bật của vật liệu FRP là có cường độ chịu kéo rất lớn, trọng lượng rất nhẹ, và đặc biệt là không chịu ăn mòn. Trên thế giới hiện nay, đã có một số nghiên cứu về việc sửa dụng thanh FRP làm cốt chịu lực cho tấm tường và tấm sàn BTCT [3, 4], đặc biệt là tấm tường rỗng. Tuy nhiên, do dính bám giữa thanh FRP với bê tông kém hơn so với cốt thép thông thường, nên đòi hỏi chiều dày lớp bê tông bảo vệ đủ lớn, và không tối ưu được tiết diện (cấu trúc lỗ rỗng) của tấm tường rỗng đúc sẵn [4]. Trong những năm gần đây, bê tông cốt lưới dệt (Textile Reinforced Concrete, TRC) là một loại vật liệu mới, thu hút được sự quan tâm của nhiều trung tâm nghiên cứu lớn do khả năng áp dụng bền vững cho kết cấu công trình [5-10]. TRC được phát triển trên cơ sở của bê tông sử dụng cốt thanh FRP, với việc kết hợp giữa bê tông hạt mịn và cốt dạng lưới được dệt từ sợi các bon hay sợi thuỷ tinh kháng kiềm. Do lưới sợi không bị ăn mòn có kích thước nhỏ, đan dày nên cấu kiện được chế tạo từ TRC có chiều dày lớp bê tông bảo vệ chỉ ở mức vài milimét. Bê tông hạt mịn và lưới sợi dệt có cường độ cao nên cấu kiện có khả năng chịu lực lớn. Do vậy, so với phương án tấm tường bê tông rỗng hiện có trên thị trường, việc sử dụng vật liệu TRC để chế tạo cấu kiện dạng tấm tường bê tông rỗng đúc sẵn có tiềm năng mang đến lợi ích vượt trội hơn như giảm được kích thước tiết diện, tăng khả năng chịu lực và khả năng chống va đập mà vẫn đảm bảo tính chống thấm, cách âm, cách nhiệt. Tuy nhiên, cho đến nay dạng cấu kiện tấm tường rỗng bê tông cốt lưới dệt vẫn chưa được nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhằm mục đích đánh giá khả năng sử dụng tấm tường rỗng bê tông cốt lưới dệt trong các công trình xây dựng, một số nghiên cứu thực nghiệm về khả năng chịu lực của dạng cấu kiện này đã được thực hiện tại Trường Đại học Giao thông vận tải. Bài báo sẽ trình bày một số kết quả từ các nghiên cứu này về ứng xử chịu chịu uốn và chịu Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -22- cắt của tấm tường rỗng bê tông cốt lưới dệt, được thiết kế để sử dụng làm kết cấu tường bao che cho công trình dân dụng. Mục đích chính của nội dung nghiên cứu này là xác định sức kháng uốn cũng như sức kháng cắt của kết cấu tấm tường rỗng bê tông cốt lưới dệt bằng thực nghiệm, do các mô hình tính toán về sức kháng cắt hiện nay chưa có độ chính xác cao, đặc biệt là đối với cốt phi kim loại. 2. THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA TẤM TƯỜNG RỖNG BẰNG BÊ TÔNG CỐT LƯỚI DỆT 2.1. Cơ sở xác định kích thước mẫu Tấm tường rỗng là một dạng cấu kiện phổ biến trong xây dựng hiện nay, phù hợp với nhiều loại công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Hiện nay, tiêu chuẩn TCVN 11524:2016 về tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép đưa ra khuyến nghị về kích thước đối với một số loại tấm tường rỗng thông thường có chiều dài 3300 mm, rộng 300mm hoặc 600 mm, và chiều dày thay đổi từ 75 ÷ 150 mm, tùy thuộc vào cấp độ bền va đập và nhu cầu sử dụng của công trình. Đây cũng là kích thước được nhiều doanh nghiệp sản xuất cấu kiện tường đúc sẵn sử dụng, áp dụng không chỉ đối với tấm tường rỗng mà còn các loại tấm tường nhẹ như tấm tường bê tông khí chưng áp có cốt thép, tấm tường bê tông nhẹ kết hợp lớp vỏ cemboard v.v. Hình 1. Kích thước các tấm tường được thí nghiệm (đơn vị: mm). Tấm tường là dạng cấu kiện chịu lực tác dụng trong mặt phẳng và các tải trọng ngang (thường là do gió gây ra). Do đó, ở hầu hết các vị trí, tấm tường làm việc chịu uốn theo phương cạnh dài tương tự như kết cấu dầm giản đơn chịu tải trọng phân bố đều do gió gây ra. Tuy nhiên tại một số khu vực như góc tường liên kết với cột, hoặc vị trí liên kết giữa các tấm tường với nhau, dưới tác động của tải trọng gió, tấm tường có thể làm việc theo cả 2 phương. Trong nghiên cứu này, trên cơ sở việc đề xuất và thiết kế cho tấm tường có kích thước 600 × 100 × 3300 mm, các cấu kiện tấm tường có kích thước mặt cắt 200 × 100 mm, với chiều dài 600 mm sẽ được chế tạo và thí Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -23- nghiệm xác định khả năng chịu lực. Các cấu kiện cỡ nhỏ này được “trích” ra từ tấm tường lớn theo cả 2 phương làm việc của tường, và sẽ được khảo sát cả về khả năng chịu uốn và khả năng chịu cắt từ thí nghiệm uốn 4 điểm với chiều dài nhịp thay đổi. Các mô hình thí nghiệm này phản ánh khá chính xác sự làm việc của tấm tường trong thực tế. 2.2. Cấu tạo mẫu thí nghiệm Trong nghiên cứu này, có 2 loại mẫu được thí nghiệm với kích thước tổng thể là 200 × 100 × 600 mm. Đối với mẫu loại A, 2 lỗ rỗng đường kính 70 mm chạy dọc theo chiều dài mẫu, sử dụng 1 ÷ 2 lớp lưới sợi thủy tinh (2 hàm lượng cốt chịu lực khác nhau). Với mẫu loại B, 6 lỗ rỗng đường kính 70 mm chạy theo bề rộng của mẫu, chỉ sử dụng 1 lớp lưới sợi. Các mẫu loại A được sử dụng để khảo sát ứng xử chịu lực của tấm tường theo phương dọc và các mẫu loại B được sử dụng để khảo sát ứng xử chịu lực của tấm tường theo phương ngang. Cấu tạo chi tiết của các mẫu này được trình bày ở Hình 2. Các mẫu được thí nghiệm uốn 4 điểm, nhịp uốn thuần túy được giữ không đổi bằng 150 mm, chiều dài chịu cắt thay đổi ( 100 150a mm= ), tương ứng với tỷ lệ chiều dài chịu cắt / chiều cao mẫu thí nghiệm / 1 1,5a h = . Các kích thước này được lựa chọn nhằm khảo sát đồng thời cả ứng xử chịu uốn và chịu cắt của tấm tường. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ là 4 mm, và khoảng cách giữa các lớp lưới sợi (đối với mẫu có 2 lớp lưới) cũng là 4 mm. Trên thực tế, lưới sợi sẽ được đặt cả ở 2 phía của tấm tường, tuy nhiên do lưới sợi không có khả năng chịu nén, nên trong nghiên cứu này các lớp lưới sợi chỉ được đặt ở một phía (thớ chịu kéo) của mẫu thí nghiệm. b a a150 600 b b a a150 600 b 100 100 20015 15 70 100 20015 15 70 70 7020 20 20 100 A A A-A B-B B B P/2P/2 P/2P/2 Mẫu loại A Mẫu loại B 1÷2 lớp lưới sợi thủy tinh 1 lớp lưới sợi thủy tinh 17,5 17,5 Lưới sợi thủy tinh [Đơn vị: mm] Hình 2. Cấu tạo chi tiết 2 loại mẫu thí nghiệm. Bê tông hạt mịn được chế tạo từ hỗn hợp cốt liệu có đường kính hạt tối đa 0,63 mm, kết hợp với xi măng PC 40, tro bay, nước và phụ gia siêu dẻo. Cường độ chịu nén Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -24- và cường độ chịu kéo khi uốn trung bình của bê tông hạt mịn sau 28 ngày là 47,8 MPa và 6,3 MPa. Lưới sợi dệt loại thủy tinh kháng kiềm SITgrid200KE được sản xuất bởi hãng VFRAAS (Đức), có cường độ chịu kéo 2000 MPa, với mô đun đàn hồi 1200 GPa, kích thước mắt lưới 17,5 × 17,5 mm, diện tích mỗi bó sợi là 1,8 mm2 (Hình 2). Trong nghiên cứu này, tổng cộng 5 nhóm mẫu thí nghiệm được chế tạo. Tương ứng với mỗi nhóm cấu tạo sẽ có 3 mẫu/nhóm. Chi tiết cấu tạo các mẫu thí nghiệm được trình bày ở Bảng 1. 2.3. Quá trình thí nghiệm Các mẫu thí nghiệm được chế tạo tại Trường Đại học Giao thông vận tải, sử dụng các ống thép kết hợp với mút xốp để tạo lỗ rỗng có đường kính 70 mm. Đầu tiên, bê tông hạt mịn có tính tự đầm cao được “đổ” vào ván khuôn. Sau đó, các lớp lưới sợi lần lượt được đặt vào, được miết nhẹ bằng bay để các bó sợi chìm trong bê tông hạt mịn. Với các mẫu có 2 lớp lưới sợi, một lớp bê tông hạt mịn có chiều dày xấp xỉ 4 mm được “trát” lên, rồi lớp lưới sợi tiếp theo được đặt vào. Cuối cùng, lớp bê tông hạt mịn phía ngoài cùng (lớp bê tông bảo vệ) được bổ sung và hoàn thiện bề mặt (Hình 3). Hình 3. Quá trình chế tạo và thí nghiệm tấm tường có lỗ rỗng. Sau khi bảo dưỡng trong điều kiện phòng thí nghiệm đủ 28 ngày, các mẫu thí nghiệm được tiến hành gia tải uốn 4 điểm tại Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu xây dựng, thuộc Trường Đại học Giao thông vận tải. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -25- 2.4. Kết quả thí nghiệm Cấu tạo mẫu thí nghiệm và kết quả thí nghiệm của tất cả các nhóm được tổng hợp ở Bảng 1. Bên cạnh đó, các biểu đồ biểu diễn quan hệ giữa lực và độ võng giữa nhịp của các mẫu thí nghiệm được so sánh với nhau ở Hình 4 và Hình 7. Cấu trúc vết nứt của các mẫu thí nghiệm điển hình được trình bày ở Hình 5, 6 và 8. Nhìn chung, các mẫu trong cùng một nhóm có kết quả khá tương đồng về khả năng chịu lực và dạng phá hoại. Hình 4. Quan hệ giữa lực và độ võng của các dầm nhóm 1, 2 và 3. Các mẫu ở nhóm 1 và 2, có cùng kích thước tiết diện, được thí nghiệm với chiều dài chịu cắt khác nhau (tương ứng với tỷ lệ a/h = 1,5 và 1). Tất cả các mẫu thí nghiệm này đều bị phá hoại do uốn, ở mức tải trọng từ 24 kN đến 35 kN. Dạng phá hoại được đặc trưng bởi lưới sợi bị kéo đứt ở thớ dưới, đi kèm với vết nứt thẳng góc ở giữa nhịp mở rộng lớn. Có thể thấy ở Hình 5 và 8, các mẫu dạng dầm này chỉ xuất hiện 1 vết nứt ở vị trí giữa nhịp, và vết nứt này mở rộng lớn gây ra phá hoại cho mẫu. Cũng cần lưu ý rằng, do cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông hạt mịn khá lớn, hàm lượng cốt lưới dệt nhỏ, chênh lệch giữa tải trọng gây nứt và tải trọng phá hoại là không nhiều. Bảng 1. Cấu tạo các nhóm mẫu thí nghiệm và kết quả thí nghiệm Nhóm Mẫu Loại mẫu Kích thước mẫu [mm] Cấu tạo cốt lưới dệt Lực lớn nhất (kN) Dạng phá hoại Chiều dài chịu cắt a Đầu mút tường b Tỷ lệ a/h Số lớp lưới Diện tích [mm2] Hàm lượng [%] 1 HCS1-1 A 150 75 1,5 1 19,8 0,103 27,5 Do uốn/ sợi bị kéo đứt HCS1-2 24,3 HCS1-3 25,7 2 HCS2-1 A 100 125 1 33,8 Do uốn/ sợi bị kéo đứt HCS2-2 35,1 HCS2-3 32,4 Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -26- 3 HCS3-1 B 150 75 1,5 14,1 Do cắt/ Vết nứt nghiêng lớn HCS3-2 15,3 HCS3-3 14,8 4 HCS4-1 A 150 75 1,5 2 39,6 0,211 50,9 Do uốn/ sợi bị kéo đứt HCS4-2 52,47 HCS4-3 48,21 5 HCS5-1 A 100 125 1 69,5 Do cắt/ Vết nứt nghiêng lớn HCS5-2 65,38 HCS5-3 59,3 Do uốn/ sợi bị kéo đứt Hình 5. Cấu trúc vết nứt của các mẫu nhóm 1 (a/h = 1,5). Đối với các mẫu nhóm 3 (mẫu loại B, có 6 lỗ rỗng theo phương ngang), các mẫu này đều bị phá hoại do lực cắt. Ở cả 3 mẫu, vết nứt do uốn đầu tiên xuất hiện ở giữa nhịp ở mức tải trọng xấp xỉ 10 kN. Sau đó, khi tải trọng tiếp tục tăng lên, vết nứt nghiêng xuất hiện từ vị trí dưới gối gia tải, cắt qua vị trí sườn giữa các lỗ rỗng, và tạo vết nứt nghiêng đến vị trí gối đỡ. Khi cấu kiện có biến dạng đủ lớn, một vết nứt khác xuất hiện ở mép trên, gây ra sự tách vỡ một phần mẫu thí nghiệm (Hình 6). Khả năng chịu lực trung bình của các mẫu này là xấp xỉ 14,7 kN. Hình 6. Cấu trúc vết nứt của các mẫu nhóm 3 (mẫu loại B). Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -27- Hình 7. So sánh lực và độ võng của một số mẫu thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5 Hình 8. Cấu trúc vết nứt của các mẫu nhóm 2, 4 và 5 Các mẫu có 2 lớp lưới sợi thủy tinh ở nhóm 4 và nhóm 5 được tiến thành thí nghiệm uốn 4 điểm với chiều dài chịu cắt lần lượt là 150 mm và 100 mm. Cả 3 mẫu thí nghiệm ở nhóm 4 đều bị phá hoại do uốn, tương tự như nhóm 1 và nhóm 2. Các dầm này bị phá hoại khi hai lớp lưới sợi lần lượt bị kéo đứt, với vêt nứt thẳng góc mở rộng lớn. Ngược lại, ở nhóm 5, có 2 mẫu (HSC5-1 và HSC 5-2) bị phá hoại do cắt, còn mẫu HSC5-3 lại bị phá hoại do uốn. Có thể thấy ở Hình 8, mẫu HSC5-1 xuát hiện 1 vết nứt do uốn ở giữa nhịp, 2 vết nứt nghiêng ở 2 bên đoạn chiều dài chịu cắt. Vết nứt nghiêng này xuất hiện lần lượt ở mức tải trọng xấp xỉ 56 kN và 64 kN. Có một vết nứt nghiêng mở rộng nhanh, và gây phá hoại cho tấm tường ở mức tải trọng 69,5 kN. Tuy nhiên, Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -28- mẫu thí nghiệm HSC5-3 bị phá hoại do uốn ở mức tải trọng tương đối nhỏ (59,3 kN). Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do việc khống chế chiều dày lớp bê tông hạt mịn chịu kéo ở thớ dưới và chiều dày phần sườn giữa các lỗ rỗng chưa hoàn toàn như nhau khi chế tạo mẫu “thủ công”. 4. KẾT LUẬN Bài báo này đã trình bày một số kết quả thực nghiệm khi đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu tấm tường rỗng bằng bê tông cốt lưới dệt. Trong nghiên cứu này, tấm tường có kích thước 600 × 100 × 3300 mm được thiết kế, và “trích” các cấu kiện tấm tường có kích thước mặt cắt 200 × 100 × 600 mm theo cả 2 phương để thí nghiệm. Các mẫu thí nghiệm được khảo sát với số lượng lớp lưới sợi (hàm lượng cốt chịu lực) khác nhau, đoạn chiều dài chịu cắt khác nhau nhằm đánh giá đồng thời cả khả năng chịu uốn và chịu cắt của tấm tường. Các kết quả thí nghiệm cho thấy, khả năng chịu uốn của tấm tượng bị không chế bởi hàm lượng cốt lưới dệt, với dạng phá hoại chính là lưới sợi bị kéo đứt ở giữa nhịp. Chỉ có 2 mẫu bị phá hoại do cắt, ở mức tải trọng khá lớn. Điều này cho thấy, khả năng chịu cắt của phần sườn bê tông cốt lưới dệt là đủ lớn, phù hợp để ứng dụng cho kết cấu tấm tường công trình dân dụng hiện nay. Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu này, trong các nghiên cứu tiếp theo, các dạng tấm tường có chiều dày sườn nhỏ hơn (đường kính lỗ rỗng lớn hơn, hoặc có hình dạng khác) sẽ được triển khai để giảm khối lượng tấm tường. LỜI CẢM ƠN Bài báo này là kết quả của đề tài nghiên cứu mã số T2020-XD-007 do Trường Đại học Giao thông vận tải tài trợ. Chúng tôi trân trọng cảm ơn Trường Đại học Giao thông vận tải TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đinh Quang Cường (2005), Một số bài toán khi ứng dụng phương pháp bán lắp ghép cho những cấu kiện tấm, bản trong kết cấu xây dựng, Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, Đại học Xây dựng. [2] Hoàng Đức Thắng, Đinh Quang Cường (2013), Những lợi ích của việc ứng dụng tấm 3D-VRO lắp ghép và bán lắp ghép để xây dựng các công trình nhà ở trên hải đảo, Tạp chí khoa học Công nghệ Xây dựng, số 17, 9/2013. [3] Yardim Y, Waleed A, Jaafar MS, Laseima S (2013), AAC-concrete light weight precast composite floor slab, Constr Build Mater 2013, Vol 40, pp405–10. [4] Maranan G, Manalo A, Benmokrane B, Karunasena W, Mendis P (2015), Evaluation of the flexural strength and serviceability of geopolymer concrete beams Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -29- reinforced with glass-fibre-reinforced polymer (GFRP) bars. Eng Struct 2015;Vol 101, pp 529–41. [5]. Brameshuber W.(2006), Textile Reinforced Concrete. State-of-the Art, Report of RILEM Technical Comittee 201-TRC, 1st ed. Bagneux, vol. 36: RILEM Publications S.A.R.L., ISBN 2-912143-99-3, 2006. [6]. Vu Van Hiep, Ngo Dang Quang, Nguyen Thi Tuyet Trinh, Nguyen Huy Cuong (2018), Experimental analysis of sandwich panels using textile reinforced concrete faces and light weight concrete core, Science Journal of Transportation, Especial Issue No. 08, International cooperation Journals. [7]. Nguyen Viet Anh, TRC/Expanded Polystyrene Concrete sandwich plate, Luận án Tiến sỹ trường Đại học Kỹ thuật Dresden, 2014. [8]. Bùi Thị Thanh Mai, Nguyễn Huy Cường, Ngô Đăng Quang (2018), Nghiên cứu thực nghiệm xác định ứng xử chịu uốn và chịu cắt của kết cấu sandwich sử dụng lớp vỏ bê tông cốt lưới dệt và lớp lõi bê tông khí chưng áp, Tạp chí Khoa học GTVT - Số đặc biệt. [9]. Manfred Curbach (2002), SFB 528: Textile Bewehrungen zur Bautechnischen Verstärkung und Instandsetzung, Arbeits- und Ergebnisbericht für die Periode II/1999 - I/2002 [10]. ACI 549.4R-13 (2013), “Guide to Design and Construction of Externally Bonded Fabric-Reinforced Cementitious Matrix (FRCM) Systems for Repair and Strengthening Concrete and Masonry Structures”, American Concrete Institute.
File đính kèm:
- nghien_cuu_thuc_nghiem_xac_dinh_ung_xu_chiu_luc_cua_tam_tuon.pdf