Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp
Tóm tắt Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp: ..._______________________________________________________________ 79 cao trong các nghiên cứu địa lí du lịch, tỏ rõ hiệu quả trong đánh giá phục vụ du lịch [3], [5]. Độ hấp dẫn và khả năng tổ chức nhiều loại hình du lịch - Rất hấp dẫn: có trên 5 phong cảnh đẹp và đa dạng hoặc có trê... 4 3 2 1 1 Độ hấp dẫn 3 12 9 6 3 2 Độ bền vững 3 12 9 6 3 3 Sức chứa 2 8 6 4 2 4 Vị trí điểm du lịch 2 8 6 4 2 5 Thời gian hoạt động 1 4 3 2 1 Tổng 44 33 22 11 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả. 2.2.3. Lựa chọn các điểm để đánh giá Các điểm tiềm năng du lịch tự nhiên của tỉnh ... hội thảo (có thể mời các giảng viên chuyên ngành du lịch, môi trường của trường đại học; các nhà quản lí tour, lữ hành về báo cáo...). Cần tăng cường công tác quảng bá tiềm năng du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, internet, tờ rơi...), qua các cuộc hội thả...
5 phong cảnh đẹp và đa dạng hoặc có trên 5 hiện tượng, di tích tự nhiên đặc biệt; hoặc có sự hỗ trợ với số lượng tương ứng của tài nguyên nhân văn tại địa điểm du lịch tự nhiên; hoặc đáp ứng được 5 loại hình du lịch. - Khá hấp dẫn: có 3 - 5 phong cảnh đẹp và đa dạng; hoặc có 3 - 5 hiện tượng, di tích đặc biệt; hoặc có sự hỗ trợ với số lượng tương ứng của tài nguyên nhân văn tại địa điểm du lịch tự nhiên; hoặc đáp ứng được 3 - 5 loại hình du lịch. - Hấp dẫn trung bình: có 2 phong cảnh đẹp và đa dạng; hoặc có 2 hiện tượng, di tích đặc biệt; hoặc có sự hỗ trợ với số lượng tương ứng của tài nguyên nhân văn tại địa điểm du lịch tự nhiên; hoặc đáp ứng được 2 loại hình du lịch. - Kém hấp dẫn: có 1 phong cảnh đẹp; hoặc có 1 hiện tượng, di tích đặc biệt; hoặc đáp ứng được 1 loại hình du lịch. Độ bền vững của tài nguyên, môi trường Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận trước áp lực của hoạt động du lịch, của khách du lịch và các đối tượng khác hoặc thiên tai. - Rất bền vững: không có thành phần hoặc bộ phận nào bị phá hoại, nếu có thì ở mức độ không đáng kể. Hoạt động du lịch diễn ra liên tục. - Bền vững: có 1 đến 2 thành phần hoặc bộ phận bị phá hủy ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi. Hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên. - Ít bền vững: có 1 đến 2 thành phần hoặc bộ phận bị phá hoại đáng kể, phải có sự hỗ trợ của con người mới phục hồi nhanh được, hoạt động du lịch có thể bị hạn chế. - Kém bền vững: có 1 đến 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại nặng, phải cần đến sự phục hồi của con người, hoạt động du lịch bị gián đoạn. Sức chứa của điểm du lịch Sức chứa khách du lịch thể hiện bằng số lượng khách có thể tham quan điểm du lịch đó trong khoảng thời gian nhất định (ngày). - Rất lớn (rất thuận lợi): có sức chứa trên 1000 người/ngày. - Lớn (khá thuận lợi): có sức chứa trên 500 - 1000 người/ngày. - Trung bình (thuận lợi trung bình): có sức chứa 100 - 500 người/ngày. - Nhỏ (kém thuận lợi): có sức chứa dưới 100 người/ngày. Vị trí tiếp cận điểm du lịch Vị trí trung tâm được xác định là thành phố Cao Lãnh, các địa điểm xa nhất không vượt quá 150 km nên điểm đánh giá cho mức độ thuận tiện như sau: - Rất thuận tiện: khoảng cách đi lại dưới 35 km, thời gian tiếp cận dưới 60 phút (bằng xe máy hoặc thuyền), có thể đi lại dễ dàng bằng nhiều phương tiện thông dụng (3 - 4 loại phương tiện). - Thuận tiện: khoảng cách đi lại từ 35 đến dưới 70 km, thời gian tiếp cận từ 60 - 90 phút (bằng xe máy hoặc thuyền), có thể đi lại dễ dàng bằng nhiều phương tiện Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 47 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 80 thông dụng (2 - 3 loại phương tiện). - Ít thuận tiện: khoảng cách đi lại từ 70 đến dưới 105 km, thời gian tiếp cận trên 90 -120 phút, có thể đi lại bằng 2 - 3 loại phương tiện thông dụng. - Không thuận lợi: khoảng cách trên 105 km, thời gian đi đường trên 120 phút, có thể đi lại bằng 1 - 2 loại phương tiện thông dụng. Thời gian hoạt động du lịch Thời gian hoạt động du lịch được xác định bởi thời gian thích hợp nhất về các điều kiện khí hậu đối với sức khỏe du khách cũng như thời gian thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch ở tỉnh Đồng Tháp. - Rất dài: có hơn 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và trên 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người. - Khá dài: có 150 đến 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và 120 đến 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người. - Dài trung bình: có 100 đến 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và 90 đến 120 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người. - Ngắn: có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người. Tùy thuộc mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí nên cần xác định các trọng số khác nhau cho mỗi tiêu chí theo mức độ quan trọng tăng dần là: 1, 2, 3. Theo đó, trọng số mỗi tiêu chí được xác định là: - Độ hấp dẫn, khả năng kết hợp nhiều loại hình du lịch: hệ số 3. - Độ bền vững của tiềm năng: hệ số 3. - Vị trí, khả năng tiếp cận điểm du lịch: hệ số 2. - Sức chứa điểm du lịch: hệ số 2. - Thời gian hoạt động du lịch: hệ số 1. 2.2.2. Thang điểm đánh giá Điểm đánh giá bao gồm điểm đánh giá riêng từng chỉ tiêu và điểm đánh giá tổng hợp (thể hiện ở bảng 1). Theo thang đánh giá này (bảng 1), chúng ta sẽ xác định được điểm tiềm năng du lịch có điểm cao nhất là 44 và thấp nhất là 11. Vì thế, xác định được điểm tiềm năng du lịch như sau: - Điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên rất cao (loại 1): 36 - 44 (81 - 100%). - Điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên cao (loại 2): 27 - 35 (61 - 80%). - Điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên trung bình (loại 3): 18 - 26 (41 - 60%). - Điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên kém (loại 4): 11 - 17 (25 - 40%). Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trịnh Phi Hoành _____________________________________________________________________________________________________________ 81 Bảng 1. Bảng thang điểm đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch tự nhiên Bậc số Stt Tiêu chí Hệ số 4 3 2 1 1 Độ hấp dẫn 3 12 9 6 3 2 Độ bền vững 3 12 9 6 3 3 Sức chứa 2 8 6 4 2 4 Vị trí điểm du lịch 2 8 6 4 2 5 Thời gian hoạt động 1 4 3 2 1 Tổng 44 33 22 11 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả. 2.2.3. Lựa chọn các điểm để đánh giá Các điểm tiềm năng du lịch tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp được lựa chọn để đánh giá dựa trên các cơ sở sau: - Điểm du lịch tự nhiên hoặc có tiềm năng tự nhiên phát triển du lịch là chủ yếu; - Điểm du lịch đang được khai thác hoặc có khả năng khai thác trong tương lai; - Điểm du lịch tiêu biểu và phân bố đều khắp trong tỉnh; Trên cơ sở các tiêu chí trên, ở tỉnh Đồng Tháp những địa điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên được lựa chọn đánh giá là: - Vườn quốc gia Tràm Chim; - Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng; - Khu rừng tràm nguyên sinh thuộc khu căn cứ cách mạng Xẻo Quýt2; - Vườn cò Tháp Mười; - Đoạn cảnh quan sông Tiền chảy qua tỉnh Đồng Tháp; - Cồn Tiên (huyện Lai Vung); - Cồn An Hòa (huyện Châu Thành); - Cồn Đông Sang (thị xã Sa Đéc); - Cồn Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh); - Cồn Tô Châu (huyện Thanh Bình); - Cù lao Long Khánh (huyện Hồng Ngự). 2.2.4. Kết quả đánh giá Kết quả đánh giá tổng hợp được thể hiện ở bảng 2. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 47 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 82 Bảng 2. Bảng điểm đánh giá tổng hợp các điểm du lịch tự nhiên tỉnh Đồng Tháp Điểm thành phần Điểm tiềm năng Độ hấp dẫn Độ bền vững Sức chứa Vị trí Thời gian Điểm tổng hợp Loại Tràm Chim 12 12 6 8 4 42 1 Gáo Giồng 12 12 4 8 4 40 1 Rừng tràm Xẻo Quýt 9 9 4 8 4 34 2 Vườn cò Tháp Mười 9 9 2 8 4 32 2 Sông Tiền 12 9 6 8 4 38 1 Cồn Tiên 9 9 2 2 4 26 3 Cồn An Hòa 9 9 2 2 4 26 3 Cồn Đông Sang 9 9 4 6 4 32 2 Cồn Bình Thạnh 6 9 2 2 4 23 3 Cồn Tô Châu 9 9 2 6 4 30 2 Cù lao Long Khánh 9 9 4 6 4 32 2 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả. Kết quả đánh giá ở bảng 2, nhận thấy: - Điểm đánh giá tổng hợp cho các khu vực khá cao, đa số đều xếp vào loại 1 và loại 2; một số điểm xếp ở loại 3 nhưng vẫn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, nhất là ở khía cạnh độ hấp dẫn và độ bền vững. Do đó, Đồng Tháp có những điều kiện tiền đề quan trọng cho phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch gắn liền với thiên nhiên và đời sống của người dân bản địa. - Một số đối tượng có điểm đánh giá bằng nhau hoặc gần bằng nhau, tức là mức độ thuận lợi nói chung như nhau nhưng không phải phát triển các loại hình du lịch giống nhau và cùng đề xuất các định hướng khai thác giống nhau (ví dụ vườn cò Tháp Mười và cồn An Hòa...). - Trong các yếu tố đánh giá, thời gian hoạt động du lịch là có tính ổn định nhất do lãnh thổ Đồng Tháp không lớn, địa hình khá bằng phẳng, khí hậu ổn định nên ít có sự phân hóa. Trừ cảnh quan sông Tiền và một số cồn, cù lao trong lũ chính vụ (tháng 9, 10), nhất là những năm lũ lớn khó tổ chức các hoạt động du lịch trên sông, cồn nhưng vẫn có trên 200 ngày tổ chức được các hoạt động du lịch. - Hầu hết các địa điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên rất lớn đều bị hạn chế bởi vị trí tiếp cận, nhất là về mặt phương tiện đi lại cũng như cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Các cồn, cù lao nằm cách biệt với phần đất bên trong (chưa có cầu giao thông) nên phương tiện đi lại chủ yếu là phương tiện đường thủy (phà, thuyền, tắc ráng). - Nhiều điểm có thế mạnh tự nhiên có thể khai thác, phát triển phục vụ du lịch có những điều kiện tương đồng nhau. Đó là hệ thống các cù lao, cồn bãi giữa Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trịnh Phi Hoành _____________________________________________________________________________________________________________ 83 sông - đây cũng là nét đặc trưng của tỉnh cũng như khu vực ĐBSCL. Điều này, vừa là thế mạnh nhưng đồng thời cũng là khó khăn cho việc xác định các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp. 2.3. Khai thác tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững tỉnh Đồng Tháp Mặc dù, tỉnh có tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là về mặt tự nhiên nhưng trong những năm qua sự phát triển du lịch vẫn chưa tương xứng tiềm năng và mang tính bền vững (số lượng khách du lịch đến Đồng Tháp chưa cao và tăng chậm: năm 2008 là 523.120 lượt khách đến 2009 là 145.518 lượt khách; hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp; năm 2005 doanh thu du lịch đạt 40.648 triệu đồng, năm 2010 giảm còn 36.701 triệu đồng; công suất sử dụng các phòng lưu trú giai đoạn 2005 - 2012 chỉ đạt dưới 50%; vấn đề liên kết trong phát triển du lịch vẫn chưa được đẩy mạnh; công tác quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch vẫn còn hạn chế; mới chỉ chú trọng phát triển du lịch ở những vùng có sẵn còn những điểm có tiềm năng thì vẫn chưa được quan tâm đầu tư phát triển... [1], [7]). Để khai thác bền vững tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch, trong thời gian tới tỉnh Đồng Tháp cần thực thi một số định hướng cơ bản sau: 2.3.1. Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực ngành du lịch, quảng bá tiềm năng Muốn khai thác tốt và bền vững thế mạnh tự nhiên cho phát triển du lịch hiệu quả cần có những con người chuyên trách; am hiểu chuyên môn; có ý thức và trách nhiệm với nghề. Muốn vậy, công tác đào tạo và chế độ đãi ngộ cho nhân lực ngành du lịch của tỉnh là rất quan trọng. Trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tỉnh Đồng Tháp cần gắn liền với doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức và kinh doanh du lịch để đội ngũ nhân lực luôn am hiểu thực tiễn và tiềm năng du lịch địa phương. Đồng thời, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức cho đội ngũ quản lí, nhân viên thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo (có thể mời các giảng viên chuyên ngành du lịch, môi trường của trường đại học; các nhà quản lí tour, lữ hành về báo cáo...). Cần tăng cường công tác quảng bá tiềm năng du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, internet, tờ rơi...), qua các cuộc hội thảo, mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành để giới thiệu tài nguyên du lịch của tỉnh với du khách trong và ngoài nước cũng như thông qua việc tuyển chọn các đề tài; công bố các bài báo về tiềm năng du lịch tỉnh. Mặt khác, cần chú trọng đối tượng khách du lịch ở các đô thị lớn (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương...) và nước ngoài nhằm thu hút trong những dịp nghỉ lễ ngắn ngày hay đi công tác. 2.3.2. Liên kết trong hoạt động du lịch Liên kết giữa các địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch trong tỉnh cũng như các tỉnh bạn (An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang...), nước bạn (Campuchia) cũng như giữa các điểm tài nguyên du lịch trong tỉnh; giữa các cơ quan điều hành và tổ chức hoạt động du lịch nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng, bổ trợ và hoàn Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 47 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 84 thiện cho nhau để cùng phát triển. Mặt khác, liên kết còn giúp các tỉnh trong vùng xác định thế mạnh nổi bật, ưu tiên đầu tư phát triển, xác định được sản phẩm đặc trưng cho mỗi địa phương, hạn chế được tình trạng “hao hao giống nhau”; “một nơi thấy được cả vùng”... Không những liên kết để phát triển du lịch giữa các địa phương mà tỉnh cũng cần chú trọng khai thác các điểm du lịch tự nhiên với các lễ hội văn hóa và làng nghề thủ công truyền thống, nhất là các lễ hội đặc trưng của tỉnh. Có như vậy mới phát huy tối đa tiềm năng, khai thác hiệu quả tài nguyên và thu hút được nhiều du khách. 2.3.3. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch Các thế mạnh du lịch tự nhiên của Đồng Tháp thường gắn liền với hoạt động sản xuất, đời sống của người dân nên tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động du lịch là rất cần thiết. Một mặt, giúp cho đời sống người dân được cải thiện, người dân sẽ có ý thức và trách nhiệm bảo tồn môi trường tự nhiên. Mặt khác, sẽ đa dạng hóa được các hoạt động, loại hình du lịch (du lịch cộng đồng, du lịch homestay, du lịch sinh thái, du lịch cuối tuần...) - những loại hình du lịch rất được du khách, nhất là du khách nước ngoài yêu thích khám phá tự nhiên, tìm hiểu văn hóa bản địa. Sự tham gia của cộng đồng dân cư cần được chú trọng trong xây cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch như xây dựng và mở rộng đường dẫn vào khu du lịch; các khu vui chơi, giải trí, ăn uống gần các điểm du lịch... 2.3.4. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch Dựa trên các thế mạnh tự nhiên, ở Đồng Tháp có thể triển khai các loại hình du lịch nghỉ dưỡng; homestay; du lịch chuyên đề; du lịch nghiên cứu; du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch mùa nước nổi. Bên cạnh các sản phẩm du lịch đặc trưng (mùa nước nổi, sản vật Tháp Mười, văn minh Gò Tháp) thì việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu da dạng của du khách. Bên cạnh các sản phẩm du lịch gắn liền với tự nhiên, ở những điểm du lịch có thế mạnh tự nhiên cần tăng cường thêm sản phẩm du lịch nhân văn (quà lưu niệm, sản vật quê hương: vườn cây trái, lúa trời, bông súng, mật ong...) và các hoạt động vui chơi, giải trí khác. 2.3.5. Xây dựng các tuyến du lịch chuyên đề Trên cơ sở xác định các điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên, có thể xây dựng các tuyến du lịch chuyên đề như: “Sông nước Cửu Long”; “ Đặc sản mùa nước nổi”; “Đồng Tháp Mười thiên nhiên vẫy gọi”; “Tháp Mười lũ và sen”; “Tháng Sếu đầu đỏ”; “Đồng Tháp nắng và xanh”, “Đặc sản Tháp Mười”... Bên cạnh đó, có thể kết hợp với các lễ hội, tín ngưỡng dân gian để tổ chức các tuyến du lịch kết hợp như “Đồng Tháp đất và người”; “văn minh vùng trũng lũ”... 2.3.6. Đảm bảo độ bền vững tiềm năng du lịch tự nhiên Nhìn chung, các địa điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên mới chỉ bước đầu Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trịnh Phi Hoành _____________________________________________________________________________________________________________ 85 hoặc chưa được khai thác nên đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, qui hoạch các địa điểm du lịch bền vững về mặt môi trường sinh thái tự nhiên cũng như xã hội. Trong mọi phương án thiết kế, tổ chức các hoạt động du lịch bên cạnh giá trị kinh tế thì yếu tố môi trường, độ bền vững của tự nhiên và môi trường xã hội luôn được tính đến. Để đảm bảo độ bền vững về môi trường điểm du lịch tự nhiên cần tính toán và xác định sức chứa vật lí để không khai thác quá mức “ngưỡng” chịu đựng của tài nguyên, môi trường. Đồng thời, có những biện pháp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên trong các tour du lịch như tổ chức trò chơi; mở những bài hát về môi trường thiên nhiên trong một số thời điểm... 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, Đồng Tháp có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch, nhất là các loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch “home stay”, du lịch mùa nước nổi, du lịch cuối tuần, du lịch nghiên cứu... Đặc biệt, trong giai đoạn các cảnh quan thiên nhiên đang bị phá hủy nghiêm trọng dưới sức ép phát triển kinh tế - xã hội thì Đồng Tháp được xem là “môi trường xanh” - nơi lí tưởng cho nghỉ dưỡng và thư giãn, nhất là dịp cuối tuần, nghỉ lễ ngắn ngày. Nhìn chung, các điểm du lịch tự nhiên mới chỉ dừng lại ở thế mạnh mà chưa được đưa vào khai thác và sử dụng phục vụ phát triển du lịch hoặc khai thác chưa tương xứng tiềm năng. Để khai thác, sử dụng tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch theo hướng bền vững: đưa Đồng Tháp trở thành “Một điểm đến lí tưởng - an toàn - thân thiện - văn minh vùng trũng lũ - văn minh Gò Tháp”, tỉnh Đồng Tháp cần tiến hành điều tra tổng thể, xác định các thế mạnh nổi bật, xây dựng các mô hình du lịch với sự tham gia của cộng đồng dân cư, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật cho các điểm du lịch có nhiều tiềm năng phát triển... Ghi chú: Bài báo là một phần của đề tài KHCN cấp Cơ sở Trường Đại học Đồng Tháp, mã số CS2012.01.09. 1 Công ước Ramsar là “công ước về bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước - The Convention on Wetlands of International Importance, especially as Waterfowl Habitat” được ký kết tại Ramsar, Iran, ngày 02/02/1971, có hiệu lực ngày 21/12/1975. Việt Nam là thành viên đầu tiên của khu vực Đông Nam Á và quốc gia thứ 50 gia nhập Công ước này (năm 1989). 2 Căn cứ cách mạng Xẻo Quýt vừa là điểm du lịch tự nhiên vừa là điểm du lịch nhân văn. Tuy nhiên, bài báo chỉ tiến hành đánh giá đối với khu rừng tràm nguyên sinh nằm trong Khu di tích Xẻo Quýt. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 47 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp (2012), Niên giám thống kê 2011, Đồng Tháp. 2. Trịnh Phi Hoành (2010), “Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”, Kỉ yếu Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ V, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Hưng (2008), Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhằm đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Địa lí tự nhiên, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. 4. Trần Thị Đang Thanh (2011), “Du lịch mùa nước nổi ở vùng Đồng Tháp Mười - tiềm năng và thực trạng”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, 32(66), tr. 168 - 176. 5. Lê Văn Tin (1999), Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên - Huế phục vụ du lịch, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp (2009), Khám phá du lịch Đồng Tháp, Đồng Tháp. 7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2011, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012, Đồng Tháp. 8. UBND tỉnh Đồng Tháp (2007), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, Đồng Tháp. 9. UBND tỉnh Đồng Tháp (2008), Đồng Tháp thế và lực mới trong thế kỉ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, TPHCM. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 22-4-2013; ngày phản biện đánh giá: 22-5-2013; ngày chấp nhận đăng: 21-6-2013)
File đính kèm:
- nghien_cuu_tiem_nang_tu_nhien_phuc_vu_phat_trien_du_lich_the.pdf