Nhân học tôn giáo

Tóm tắt Nhân học tôn giáo: ...authority), và sự phản ứng lại cuộc khủng hoảng đó đã đưa đến kết quả tái xác định vị trí của Theravāda trong một thế giới hiện đại. Sự khủng hoảng về thẩm quyền không chỉ trong chính trị. Khủng hoảng thẩm quyền dẫn tới khủng hoảng về nhận thức, sự cần thiết phải phân biệt tôn giáo và khoa học...ủa họ lưu lại ở trần gian lâu hơn và đòi hỏi những nghi lễ cầu siêu để cho họ khỏi gây bệnh tật, khổ đau cho thân nhân. Họ sẽ được người Thái Lan chôn cất trong một năm hoặc hơn, và chỉ sau đó mới được đưa lên, hỏa thiêu (exhumed and cremated). Một phụ nữ chết khi sinh nở thì vong hồn không ...áp ở Thái Lan. Họ coi những người Mã Lai Hồi giáo ở Nam Thái Lan là hậu duệ của māsa. Sự tồn tại dù chỉ là rất hiếm những nhà sư Thái Lan cổ xúy giết chóc, chứng tỏ trong Phật giáo cũng có tình trạng bạo động (violence). Trong Phật giáo Đại thừa thì không có trường hợp nào giết người hoặc cổ...

pdf23 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nhân học tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vưởng, sẽ gây hại cho người sống. 
3.3. Cái chết và trật tự xã hội 
Các cao tăng được xem là người tạo phúc, có phẩm cách khả kính, nên khi 
sống sẽ được tín đồ cúng dường để cầu phúc, khi từ trần sẽ được siêu thoát ngay. 
Nhưng tín đồ lại muốn giữ vong hồn của họ ở lại để tạo phúc cho đời. Trong tang 
lễ một vị cao tăng ở Mae Sariang, Bắc Thái Lan vào tháng 2/1973, thi hài được 
quàn trong chùa trong một năm. Một tháp cao có ba đỉnh Meru được dựng lên, 
phía dưới đặt cỗ quan tài. Toàn bộ tháp được đặt trên bánh xe để có thể kéo tới kéo 
lui trên ruộng trong mùa khô. Trong ba ngày, người ta tụ tập xung quanh tháp, 
cùng nhau kéo tháp tới lui liên tục, tượng trưng sự luân chuyển bất ổn định của thế 
giới. Đến ngày thứ ba, mọi người cúng dường cho các sư, rồi thiêu tháp. 
Con người hiện đại đôi khi không theo một tôn giáo nào đó, nhưng trước 
cái chết họ vẫn nhờ tôn giáo trợ giúp trong việc tìm kiếm những "ý nghĩa". Bản 
thân tôi cùng với gia đinh, khi mẹ mất (2003), đã tổ chức tang lễ theo nghi thức 
của Hội Thánh Tin Lành Trưởng lão mặc dù tôi không theo đạo đó, vì biết làm 
như vậy bà rất vui lòng. Sau đó, chúng tôi đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 ngày sinh của 
cha mẹ tại mộ, đặt hoa. Trước đây, Hội Thánh Luther Mỹ đã giúp đỡ người Khmer 
tỵ nạn Khmer Đỏ, nhưng những người Khmer đó vẫn không cải đạo. Khi có một 
người Khmer mất mà xung quanh không có chùa, người mẹ đã nhờ một mục sư 
giúp làm tang lễ. Vị mục sư lại nhờ tôi giúp đỡ vì tôi biết về Phật giáo Theravāda. 
Tôi đề nghị vị mục sư mời thêm một số mục sư khác đến cùng đọc kinh, mặc dù 
Hội Thánh Luther không có tập quán đọc kinh trong tang lễ. Những người Khmer 
dự tang lễ đều hài lòng vì các mục sư đã tổ chức một tang lễ có ý nghĩa tương tự 
tang lễ theo Phật giáo. 
4. NHÀ NƯỚC, CHỦ NGHĨA DÂN TỘC, VÀ BẠO ĐỘNG TRONG CÁC 
XÃ HỘI PHẬT GIÁO 
4.1. Chế độ quân chủ và nhà nước theo Phật pháp 
Quan hệ giữa nhà nước và Phật giáo có thể ví với hai bánh xe pháp luân. 
Những vì vua phối hợp vương quyền và Phật pháp được gọi là "dhammarājas" 
(pháp vương). Vua Asoka trở thành người bảo hộ Phật giáo và tăng già, đã được 
tăng già trao cho thẩm quyền về mặt tôn giáo. Trong những xã hội Phật giáo tiền 
hiện đại, vua trở thành vua vì là con vua, nhưng các nhà sư trở thành sư không 
phải vì là con sư mà vì họ là những người muốn tu nhân tích đức. Ở Trung Á và 
Nam Á, Phật giáo đã từng bị nhà cầm quyền đàn áp, đạo Hồi đã đẩy lùi đạo Phật. 
Ở Afghanistan, Taliban đã tàn phá tượng Phật. Ở Ấn Độ, đạo Phật đã bị chính 
quyền đẩy lùi, chỉ còn phát triển ở Sri Lanka. Ở Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc, 
Phật giáo bị mất ưu thế trước sự thắng thế của Nho giáo. Ở Nhật, vào thế kỷ XV 
đã không còn tăng già, các sư hoàn tục, lập gia đình. Riêng Tây Tạng và một phần 
Bhutan, Phật giáo tồn tại trong chính trị, làm hình thành một nền chính trị Phật 
giáo với sự tham chính của các nhà sư. 
4.2. Chủ nghĩa thực dân và sự xuất hiện các nhà nước bất hợp pháp 
Chủ nghĩa thực dân làm hình thành những nhà nước không hợp pháp 
(illegimate state), kết thúc nền chính trị Phật giáo theo hình mẫu Asoka, kể cả ở 
Xiêm, "giải phóng" tăng già khỏi thẩm quyền nhà nước vì chính quyền đã nằm 
trong tay ngoại bang. Các chính quyền thực dân không thể cưỡng bức các sư tham 
gia vào chính trị, chính quyền. 
4.3. Phật tử nhập thế, Phật tử nổi giận 
Sau thời thực dân, các nhà sư chia làm hai khuynh hướng: nổi giận và nhập 
thế ("enraged" and "engaged"). Họ theo quan niệm như Đạt Lai Đạt Ma (Dali 
Lama) là các nhà sư phải tham gia làm giảm nỗi khổ trong xã hội. Quan niệm này 
cũng đang phổ biến trong các nước theo Phật giáo Theravāda. Các nước này theo 
quan điểm Phật giáo vũ trụ, với biểu tượng là những ngôi chùa hình tháp nhọn, tận 
cùng là đỉnh Meru. 
Sri Lanka được trao trả độc lập năm 1947. Một thường dân đứng ra thành 
lập một hội giống như hợp tác xã sản xuất, cung tiêu, thu hút nhiều nhà sư tham 
gia, tuy không đông người nhưng có ảnh hưởng lớn trong xã hội Sri Lanka. Năm 
1959, một nhà sư Phật giáo đã ám sát Banjaranaika, người về sau trở thành Thủ 
tướng Sri Lanka. Nhà sư biện minh rằng muốn giúp cho xã hội thoát khỏi một con 
quỷ dữ, nhưng ông ta bị cho là điên. Sự kiện này mở đầu trào lưu các nhà sư tích 
cực tham gia vào các hoạt động chính trị, chống đối những con người giống như 
ma vương trong tôn giáo. Các sư cho rằng những người Tamil tham gia tổ chức 
Những Con hổ Giải phóng Tamil là māsa. Tiếng Phạn māsa được dịch là ma, đúng 
ra đó là ma vương hiện ra để quyến rủ thử thách Phật trong lúc ngài tọa thiền tìm 
chân lý. Māsa ở đây chính là sự cám dỗ trần tục. 
Ở Miến Điện, các cuộc đấu tranh của Phật giáo đã có từ thời thống trị của 
thực dân Anh. Đầu thế kỷ XX, binh sĩ Anh khi vào chánh điện các chùa vẫn mang 
nguyên giày, khiến các sư khó chịu vì thái độ khinh thường của họ. Các sư đã tổ 
chức biểu tình, khiến chính quyền thực dân phải ra sắc lệnh buộc tất cả mọi người 
khi vào chùa phải bỏ giày dép bên ngoài. Thời thực Anh thống trị, có rất nhiều 
cuộc biểu tình của sư sãi và Phật tử. Khi giành được độc lập, sư sãi Miến Điện vẫn 
tiếp tục quan điểm tham gia can thiệp khi chính quyền có những chính sách không 
thích hợp. Nhờ chính quyền thân thiện với tăng già nên không xảy ra phản đối. 
Tướng Ne Win, nhà độc tài quân sự (military dictator) của Miến Điện từ năm 1962 
đến năm 1988, đã xây dựng Maha Wizaya Zedi trên một ngọn đồi với ngôi chùa 
Shwe Dagon ở Rangoon, có ý nghĩa biểu tượng cho quan hệ giữa quyền lực chính 
trị của Ne Win và trật tự tôn giáo. Nhưng Shwe Dagon không được hoàn thành 
trong thời Ne Win cai trị mà chỉ hoàn tất năm 1990, khi Ne Win không còn chút 
quyền hành chính trị nào cả, khiến cho ngôi chùa trở thành một kiến trúc vô nghĩa 
vì không được quần chúng quan tâm, trong khi nhà nước phải tốn tiền duy tu. Nó 
rất tiêu biểu cho xu hướng các nhà nước muốn gắn thế quyền chính trị với thần 
quyền tôn giáo. 
Gần đây, do chính quyền quân sự cầm quyền quá gắt gao nên đã làm dấy 
lên phong trào phản đối, do Aung San Suu Kyi lãnh đạo từ năm 1988. Năm 1990, 
phong trào này giành thắng lợi trong tuyển cử, nhưng chính quyền quân sự không 
bàn giao quyền lực. Các sư ở Rangoon đã tổ chức biểu tình chống chính quyền, từ 
chối sự cúng dường của chính quyền, tức từ chối ban phúc cho chính quyền quân 
sự. Phong trào do đó mang tên "Úp ngược bình bát". Chính quyền phản ứng dữ 
dội, bắt sư sãi bỏ tù, cưỡng bức hoàn tục. Thế nhưng, tính hợp pháp của chính 
quyền quân sự vẫn chưa bao giờ được dân chúng Miến Điện thừa nhận. Năm 2007, 
hàng ngàn nhà sư đã tổ chức biểu tình phản đối, bị chính quyền đàn áp dữ dội. Các 
phương tiện truyền thông hiện đại đã góp phần đưa tin tức phản đối chính quyền 
đến với thế giới. Khi Miến Điện bị bão, chính tăng già Miến đã tổ chức cứu trợ rất 
nhanh chóng. Nhưng chính quyền vẫn không thừa nhận tính hợp pháp của phong 
trào San Suu Kyi và của tăng già Miến Điện. Sau nhiều năm bị quản thúc tại gia, 
San Suu Kyi ngày càng giống như một vị Bồ tát tại gia, khiến cho chính quyền 
không dám đối xử với bà như một phạm nhân chinh trị bình thường. 
Ở Thái Lan, Kittivuddho Bhikkhu cổ xúy việc giết những người cộng sản, 
với lời giải thích rằng cộng sản không phải là người, chỉ là tay sai của māsa, giết 
họ không phạm giới luật. Năm 2007, nhiều nhà sư cổ xúy, biểu tình yêu cầu đưa 
Phật giáo lên thành quốc giáo. Mục đích là nhằm tẩy chay Hồi giáo, không để cho 
Hồi giáo trở thành tôn giáo hợp pháp ở Thái Lan. Họ coi những người Mã Lai Hồi 
giáo ở Nam Thái Lan là hậu duệ của māsa. Sự tồn tại dù chỉ là rất hiếm những nhà 
sư Thái Lan cổ xúy giết chóc, chứng tỏ trong Phật giáo cũng có tình trạng bạo 
động (violence). Trong Phật giáo Đại thừa thì không có trường hợp nào giết người 
hoặc cổ xúy giết người rồi dùng đạo Phật để biện minh. 
Một nhà sư khác là Buddhadasa (Tôi tớ Phật), gốc Hoa, đã học qua Phật 
giáo Đại Thừa, đề xướng chủ nghĩa xã hội Phật giáo (dhamma socialism). Theo đó, 
một người tu hành tốt nhất là "sống trong thế giới này mà không thuộc về thế giới 
này" (live in the world but not be of the world). Nên tiết chế dục vọng bản thân, và 
giúp đỡ những người khác trong xã hội. Phụ nữ là những người từ bi bác ái, vì họ 
luôn gắn bó tình cảm với con cái. Theo lời thuyết pháp của ông, nhiều Phật tử ở 
Thái Lan, Lào đã tham gia các tổ chức phi chính phủ, trở thành Phật tử nhập thế. 
Một nhà sư khác, ẩn tu, tọa thiền ở Bắc Thái Lan, về sau đã trở thành nhà bảo vệ 
môi trường sau khi khu rừng ẩn tu của ông bị chính quyền quân sự cấp phép cho 
các công ty khai thác gỗ đến phá sạch. 
Ở Campuchia, có chức vụ "sangha-raja" tức vua sãi, một chức vị được cả 
tăng già và nhà nước thừa nhận. Ở Sri Lanka có các "nagaka" tức trưởng giáo chứ 
không có vua sãi. Ngay khi giành được chính quyền, Khmer Đỏ đã dẹp bỏ tăng già, 
lưu đày và buộc sư sãi hoàn tục. Lãnh đạo Khmer Đỏ là những kẻ học chủ nghĩa 
Mác ở Pháp, tiếp thu chủ nghĩa dân tộc, muốn xây dựng một đất nước Campuchia 
hoàn toàn mới không có chút tỳ vết quá khứ. Nhưng nhiều người Khmer Đỏ xuất 
thân từ tăng già Phật giáo. Tổ chức Angka của Khmer Đỏ trở thành một phiên bản 
của tăng già: thành viên Angka thoát ly gia đình, không sống với vợ con, sống như 
các nhà sư... Vì vậy, tổ chức tăng già thực sự không được phép tồn tại nữa. Sư sãi 
phải hoàn tục, chùa chiền bị phá hủy hoặc sử dụng vào việc khác. Kết quả là đạo 
Phật biến mất khỏi Campuchia Dân chủ. Đây là một giai đoạn đặc biệt của Phật 
giáo Theravāda chưa từng xảy ra trong lịch sử. 
Nhưng đạo Phật đã mau chóng khôi phục sau khi Pol Pot bị lật đổ. Trong 
thập niên 1990, Hunsen trở thành người bảo trợ sự phục hồi Phật giáo. Tuy nhiên, 
ký ức về thời kỳ đạo Phật bị hủy diệt sẽ không bao giờ xóa được khỏi tâm trí 
người dân Campuchia. Vua sãi Campuchia Maha Ghosananda cũng đã từng bị 
Khmer Đỏ buộc hoàn tục và phải trốn sang Việt Nam tỵ nạn. Mặc dù trong thời 
gian đó ông vẫn giữ giới luật (không lấy vợ, không ngả mặn...), nhưng vì ông bị 
cho là không tu hành liên tục nên nhiều người không tán thành việc ông trở lại làm 
vua sãi. Do đó, trước đây quốc vương Shihanouk đã phải chỉ định một người khác 
kế vị ông làm vua sãi. Việc kế vị chức vụ vua sãi sẽ dựa vào quá trình, lai lịch tu 
hành liên tục của người kế vị, chứ vua sãi không thể truyền ngôi tùy ý cho đệ tử 
của mình. Các vị đứng đầu giáo hội Phật giáo các nước đều phải dựa vào sự ủng 
hộ của chính quyền. 
Ở Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma chủ trương bất bạo động. Ngày 14/4/2008, 
ông đã được Trường Đại học Washington trao bằng Tiến sĩ danh dự, thể hiện sự 
kính trọng đối với một người đứng đầu tôn giáo. Trong lúc đó, hàng trăm người 
Trung Quốc biểu tình phản đối bên ngoài, vì cho rằng ông là người phản quốc, là 
hiện thân của quỷ dữ. Ở Trung Quốc, ông được xem là nhân vật nguy hiểm cho 
trật tự xã hội, gây chia rẽ. Ở đây, chính trị và tôn giáo bị trộn lẫn, rối ren. 
Ở Việt Nam, năm 1963, Thích Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối chế độ 
Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, cho thấy một hình mẫu trong đó các nhà sư 
đứng ra chống đối những kẻ cầm quyền vô đạo đức. Bản thân Thích Quảng Đức 
và những nhà sư thân hữu ý thức rất rõ tác dụng của các phương tiện truyền thông 
hiện đại, nên đã báo trước cho một số nhà báo Mỹ đến chụp ảnh, quay phim. Các 
tin tức và hình ảnh về cuộc tự thiêu đăng trên báo chí Mỹ đã góp phần thúc đẩy 
Chính phủ Mỹ rút lại sự ủng hộ đối với chinh quyền Diệm. 
Gần đây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh của Việt Nam, xuất ngoại từ năm 1960, 
nhiều năm sống lưu vong ở Pháp, đã quay lại Việt Nam năm 2005 để thuyết pháp. 
Ông truyền giảng chủ trương Phật tử nhập thế (engaged) cho cả người Việt Nam 
và các dân tộc khác. Có nhiều đồ đệ ở miền Trung nước Mỹ. Phương pháp tu tập 
là tọa thiền. Ông rất được tôn sùng trong Phật giáo thế giới, chỉ đứng sau Đạt Lai 
Lạt Ma của Phật giáo Tây Tạng. Phong trào Phật tử nhập thế đã vượt khỏi biên 
giới quốc gia nơi các Phật tử sống. Sách vở của Thích Nhất Hạnh được truyền bá 
rộng rãi trên thế giới. Nhưng gần đây, một số sự kiện xảy ra liên quan đến đồ đệ 
của ông ở Lâm Đồng khiến cho chuyến trở về Việt Nam và hình ảnh của ông ở 
Việt Nam bị nhìn nhận kém đi trong con mắt một số người. 
Bậc thấp nhất khi mới quy y trong Phật giáo Theravāda là sa di. Phải tu tập 
10 năm mới trở thành nhà sư thực sự, trở thành tỳ kheo. Các hạng bậc này không 
phụ thuộc vào tuổi tác mà vào mức độ tiếp thu Phật pháp. "Maha" ở Thái Lan và 
Lào là từ dùng để chỉ những nhà sư tu lâu năm, hiểu thông kinh Phật bằng tiếng 
Pali. Danh hiệu Bồ tát sống (Bodhisattva) được dùng để gọi những nhà sư đạo cao 
đức trọng nhưng không về cõi Niết bàn mà vẫn ở lại trần gian để cứu độ chúng 
sinh. Trong các nước Phật giáo Theravāda, danh hiệu này không phổ biến, nhưng 
lại có những nhà sư ẩn dật trong rừng được gọi là La hán (arhat). 
Học viên: Có khi tôi nghe rằng Dhamma (Pháp) là những sự vật hiện 
tượng có hay không có thật mà chúng ta cảm giác hoặc tưởng tượng ra, có khi lại 
nghe rằng Dhamma là những quy tắc, luật lệ của đạo Phật, nay lại nghe rằng 
Dhamma được gắn liền với vương quyền (dhamma-raja). Vậy xin thầy giải thích 
rõ nghĩa của thuật ngữ Dhamma. (Nguyên nghĩa của Dhamma trong tiếng Phạn là 
vật chất, những yếu tố cơ bản cấu thành thế giới, tất cả những gì là đối tượng 
nhận thức, cũng có nghĩa là chân lý, là lời Phật dạy). 
GS. Charles Keyes: Tôi không phải là nhà thần học mà là nhà nhân học, 
nên chỉ xin giải đáp từ góc độ nhân học về thuật ngữ này. 
Dhamma có hai nghĩa: lời dạy của Phật, Phật pháp; nền tảng cho vương vị 
(basis for kingship, bắt nguồn từ Ấn giáo). 
Dhamma-jāti (tiếng Thái-Lào): nature, bản chất (dhamma: chất; jati: bẩm 
sinh). 
Dhamma-sāstra: law, luật, gắn với chính quyền, do con người tạo nên và 
vận dụng trrong xã hội loài người (sāstra: kiến thức). 
Học viên: Theo Phật giáo Nguyên thủy, người ta chỉ có thể tu đến bậc La 
hán. Về sau mới xuất hiện quan niệm cho rằng người ta có thể tu đến bậc Bồ tát. 
GS. Charles Keyes: Đúng như vậy. Trong Phật giáo Theravāda, người ta 
chú trọng vai trò của tăng đoàn, không cho rằng người ta có thể tu đến bậc Bồ tát. 
Nhưng trong quá khứ, đã từng có những vị vua tự xưng mình là Bồ tát. 
Buddhadasa cho rằng ai cũng có sẵn Phật tính trong mình, nên có thể tu đến bậc 
Bồ tát. Tuy vậy, tăng già vẫn được xem là có thẩm quyền cao nhất trong Phật giáo 
Theravāda. 
Học viên: Việc xét xử các tội ác của Khmer Đỏ diễn ra rất trễ, và 
Campuchia lại không có án tử hình. Đó có phải là do xã hội Campuchia ngày nay 
chịu ảnh hưởng của đạo Phật quá nhiều? 
GS. Charles Keyes: Có một nhà sư Campuchia chống lại việc xét xử đó, vì 
cho rằng nó chỉ khơi lại hận thù. 
Học viên: Xin giải thích rõ các bậc tu theo Phật giáo Theravāda. 
GS. Charles Keyes: Bhikkhu (tỳ kheo) là những người tu theo 227 giới luật, 
phải quy y thí phát. Samanera là những người không phải sư, tu theo 10 giới luật. 
Sikkha cũng là những người không phải sư, tu theo 8/10 giới luật. Những người 
khác: tu theo 5 giới luật. Những người không phải sư này có loại áo riêng nhưng 
không cạo đầu, không được phép truyền giới cho người khác. Họ có thể cưới vợ 
sinh con, nhưng phải tiết dục, tuân thủ giới luật khi cần thiết, là những nhà tu 
"bán thời gian". Những phụ nữ muốn tu hành cũng được chấp nhận ở Thái Lan, 
tập hợp thành tổ chức của các nhà sư nữ. 
Học viên: Xin giải thích các chấm trên đầu các sư. 
GS. Charles Keyes: Trong truyền thống Phật giáo Theravāda không có các 
chấm đó, và các sư không đội mũ nón. Tuy nhiên, ở Thái Lan, các sư phải đội nón 
bảo hiểm khi đi xe máy. 
5. PHẬT GIÁO, NHÂN QUYỀN, VÀ CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ 
KHÔNG THEO ĐẠO PHẬT 
5.1. Phật giáo "cổ điển" ("classical") và nhân quyền 
Tư tưởng và sự thực hành đạo Phật không cung cấp ý niệm về "quyền" 
(rights). Nhưng trong thế giới Phật giáo, luôn có những nhà sư bàn luận về đạo 
đức. Theo đó, tất cả nhân loại, trừ phi họ biết tiết chế dục vọng (tanhā, desires), 
đều hành động theo những cách thức sẽ dẫn đến khổ ải (dukkha, sufferings). Bước 
đi cơ bản để kiểm soát dục vọng là sīlā (giới: rèn luyện đạo đức), kế đó là samadhi 
(định: rèn luyện tư tưởng). Phải nghiêm giữ ngũ giới: say sưa, vọng ngữ, dâm dục, 
sát sinh, trộm cắp. Quy định này đã được đưa vào Luật tạng. Một số ít nhà sư vi 
phạm các giới này, khi bị phát hiện đều bị khai trừ khỏi tăng đoàn. 
Ở các nước Phật giáo, đối với những người phạm đại tội phải tử hình, người 
thi hành án là người không có quan hệ cá nhân với tử tội. Tử tội được đặt trong giỏ 
kín, bị đánh chết mà không để người thi hành án thấy mặt. Ngày nay ở Thái Lan, 
tử tội bị hành hình bằng ghế điện, do bốn năm người cùng bấm nút để trách nhiệm 
thi hành án tử được san sẻ cho nhiều người. 
5.2. Phật giáo Theravāda và trật tự chính trị xã hội 
Ở Lào, đạo Phật là tôn giáo phổ biến nhưng không được nhà nước xem là 
quốc giáo. 
Ở Sri Lanka, cộng đồng người Tamil có hai nguồn gốc: Tamil bản địa ở 
duyên hải Đông Bắc, Tamil gốc Ấn do thực dân đưa đến các trang trại ở Nam cao 
nguyên trung tâm. Hai nhóm Tamil này lại theo ba tôn giáo khác nhau: Ấn giáo, 
Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Nhiều thập niên qua, chiến tranh đã diễn ra chủ yếu 
giữa người Sinhalese và người Tamil Ấn Giáo, Thiên Chúa giáo. Riêng người 
Tamil di cư ở miền Trung thì do bị những người đồng tộc ở Đông Bắc coi là hạ 
đẳng, nên họ không tham gia vào cuộc chiến chống người Sinhalese. Có một 
truyện cổ cho rằng người Sinhalese có thể tiêu diệt những ma quỷ trần gian, và nó 
được một số nhà sư Phật giáo Sinhalese viện dẫn để biện minh cho việc tiêu diệt 
những ma quỷ trong cộng đồng Tamil. Đây là cuộc chiến tranh dân tộc, nhưng 
cũng đồng thời là chiến tranh tôn giáo vì sự lên tiếng của các nhà sư. Ở Sri Lanka, 
tiếng Sinhalese là ngôn ngữ chính thức dùng trong tòa án, cùng với tiếng Anh. 
Năm 1947 khi giành độc lập, Hiến pháp Sri Lanka ghi nhận Sri Lanka là một quốc 
gia đa dân tộc và đa tôn giáo. Từ thập niên 1950 về sau, nhà nước dân tộc (nation 
state) Sri Lanka chuyển sang hướng loại trừ các tộc người thiểu số, đưa Sinhalese 
lên thành ngôn ngữ quốc gia. 
Ở Miến Điện, tình trạng tương phản về tộc người và tôn giáo cũng tương tự 
Sri Lanka. Người Miến (Burman, Bamar) chiếm 65% trong tổng dân số 45 triệu, 
tập trung ở vùng trung tâm; trong khi các tộc người thiểu số phân bố ở ngoại vi, 
trong đó đông nhất là người Karen (9%) ở phía Nam, người Shan (8%) ở phía Bắc. 
Từ khi giành độc lập năm 1948, nhà nước Miến Điện luôn muốn tranh thủ Phật 
giáo để tìm kiếm sự thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền. Do đó, nhà nước 
Miến Điện thi hành một chính sách loại trừ tôn giáo rất mạnh mẽ, bỏ tiền xây chùa 
lớn, như Peace Pagoda do U Nu xây dựng năm 1954 ở ngoại ô Rangoon, Maha 
Wizay Zedi trên đồi với Shwe Dagon Pagoda do Ne Win xây dựng dở dang năm 
1988 ở Rangoon. Các tộc thiểu số nói chung ít quan tâm đến nền chính trị của nhà 
nước Miến Điện. Riêng người Karen theo Thiên Chúa giáo ở phía Nam thì ngay từ 
khi độc lập đã mâu thuẫn với nhà nước Miến Điện. Nhưng xung đột dữ dội nhất là 
giữa nhà nước Miến Điện với những người Romingyas theo đạo Hồi ở biên giới 
Tây Bắc giáp với Bangladesh. Bị xua đuổi, nhiều người Romingyas chạy sang tỵ 
nạn ở Thái Lan. Chính quyền quân sự Miến Điện được Trung Quốc viện trợ kinh 
tế và bán vũ khí, đồng thời là đối tác thương mại lớn của Thái Lan. Do đó, các nỗ 
lực tác động của Liên Hiệp Quốc nhằm thay đổi đường lối của chính quyền Miến 
Điện hiện nay ít có hiệu quả. Chính quyền Miến Điện kiểm soát người dân bằng 
quân đội, nhưng không buộc được người dân phải thừa nhận trong suy nghĩ tính 
hợp pháp của nó. Ngày 8/8/1988, một cuộc biểu tình phản kháng đã lật đổ chính 
quyền Ne Win, dẫn tới tổng tuyển cử. Nhưng năm 1990 khi Liên minh Dân chủ do 
Aung San Suu Kyi lãnh đạo giành thắng lợi, chính quyền quân sự lại bắt giam bà 
và cấm Liên minh Dân chủ của bà hoạt động. Nhà hoạt động dân chủ Aung San 
Suu Kyi chủ trương xây dựng quan hệ đồng minh với nhiều tộc người khác nhau. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_hoc_ton_giao.pdf