Đề tài Sự phân kỳ lịch sử thê giới

Tóm tắt Đề tài Sự phân kỳ lịch sử thê giới: ...h ra Địa Trung Hải, lãnh thổ của quốc gia chiếm hữu nô lệ Hy Lạp bao gồm các vùng lục địa, các đảo thuộc biển Êgiê và vùng Tây Tiểu Á. Hy Lạp có những đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho sự phát triển các nền kinh tế như thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển, sản xuất và xuất khẩu đồ gốm Điều kiện ...n hình thức nhà nước quân chủ nghị viện chứng minh cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, cách mạng tư sản Anh đã đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, mở đường chi chủ nghĩa tư bản phát triển. Cách mạng tư sản Anh không chỉ kết thúc chế độ phong kiến mà, mở ra một t...ính trị toàn thành phố và các cuộc xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát đã diễn ra. Ngày 27 tháng 2 (12 tháng 3), cuộc khởi nghĩa lan ra khắp thành phố. Triều đình Sa hoàng phải huy động 60.000 binh lính từ mặt trận trở về đàn áp phong trào tuy nhiên binh lính được nhân dân vận động đã...

doc41 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Sự phân kỳ lịch sử thê giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p nơi. Triều đình Sa hoàng tỏ ra bất lực, không thể cai trị được như trước nữa. Điều này báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.
 Diễn biến cuộc cách mạng: Đảng Bônsêvích do Lênin lãnh đạo nhân thời cơ đó đã tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh và bãi công tập thể. Ngày 9 tháng 1 năm 1917 (22 tháng 1 theo Công Lịch), trong lễ kỷ niệm "Ngày chủ nhật đẫm máu" ở Pêtrôgát đã xảy ra một cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh. Cuộc biểu tình lan rộng sang Mạc Tư Khoa, Baku và nhiều thành phố khác.
 Phong trào cách mạng sôi nổi nhất là ở thành phố Pêtrôgát Ngày 18 tháng 2 (3 tháng 3 theo Công Lịch), 30.000 công nhân đình công và ngày này trở thành ngày mở đầu cho Cách mạng tháng Hai. Ngày 25 tháng 2 (10 tháng 3), đảng Bônsêvích quyết định chuyển sang tổng bãi công chính trị toàn thành phố và các cuộc xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát đã diễn ra. 
 Ngày 27 tháng 2 (12 tháng 3), cuộc khởi nghĩa lan ra khắp thành phố. Triều đình Sa hoàng phải huy động 60.000 binh lính từ mặt trận trở về đàn áp phong trào tuy nhiên binh lính được nhân dân vận động đã bắn vào cảnh sát, bắt các bộ trưởng và tướng của Sa hoàng. Sa hoàng Nikolai II thoái vị và đế quốc Nga cáo chung (1917).
III.	Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917:
 Nguyên nhân: Cách mạng tháng mười Nga bùng nổ vì những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga, đó là mâu thuân giữa vô sản và tư bản, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến, mâu thuẫn giữa các dân tộc với đế quốc Nga. Việc giải quyêt những mâu thuẫn trên tất yếu phải là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa lật đổ chủ nghĩa tư bản, lật đổ nền giai cấp tư sản Nga.
 Diễn biến: Cách mạng tháng Mười Nga trải qua hai giai đoạn, giai đoạn đầu từ tháng 3 đến tháng 7-1917 là giai đoạn giành chính quyền bằng phương pháp hòa bình.
 Giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 10-1917. Mùa thu năm 1917, tình thế cách mạng đã chin muồi, vấn đề chính quyền đã đặt ra. Ngày 10-10-1917 Đảng họp và quyết định khởi nghĩa, khoảng 11 giờ trưa ngày 24-10-1917 báo “Con đường công nhân” đăng lời kêu gọi khởi nghĩa của Đảng. Lênin bí mật đến điên Xmônnưi để trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Đêm ngày 25-10-1917 theo lịch Nga (7-11-1017 theo dương lịch) cách mạng tấn công vào cung điện Mùa Đông, bắt sống toàn bộ chính phủ tư sản, chỉ có thủ tướng Kêrênxki trốn thoát. 10 giờ đêm ngày 25-10-1917 đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ nhất diễn ra tại cung điện Xmônnưi, tham gia có 650 đại biểu. Từ Pêtrôgát cách mạng lan ra toàn nước Nga. Ngày 21-11-1917, Matxcơva giành được chính quyền. Mùa xuân năm 1918 cách mạng thắng lợi trên toàn quốc.
 Cách mạng tháng Mười Nga là điển hình về phương pháp cách mạng vô sản. Cách mạng đã đi từ thành thị tới nông thôn. Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và lịch sử nhân loại, là cuộc cách mạng triệt để và sâu sắc nhất mà không cuộc cách mạng nào có thể sánh được. Cách mạng tháng Mười Nga đã kết thúc lịch sử cận đại, mở ra thời kỳ hiện đại cho toàn thế giới, những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Mười cũng là những bài học kinh nghiệm cho các cuộc cách mạng về sau này.
 IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
 Chủ nghĩa phát-xít và màn dạo đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: Chủ nghĩa phát xít là sự kết tinh tất cả những tư tưởng cặn bã, phản động nhất của xã hội học, của triết học phản động chống lại loài người của Gôbinô, Nítsơ, Ruđônpho, Iuncơlà những học thuyết sùng bái bạo lực, chiến tranh, phân biệt chủng tộc. 
 Bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ XX nhân loại đã phải đối mặt với nguy cơ của chủ nghĩa phát xít. Nhiều tổ chức, nhiều đảng phát xít đã ra đời như phát xít Đức, phát xít Nhật, phát xít Italia, các phát xít đều xây dựng cho mình một chế độ độc tài khủng bố công khai, thủ tiêu những quyền dân chủ tư sản, toàn bộ quyền lực tập trung vào tay thủ lĩnh phát xít. Các nhà nước phát xít có những chính sách về đối ngoại như chiến tranh xâm lược cục bộ. Trong hành động quân sự, ba nước phát xít đã phối hợp với nhau làm bá chủ thế giới. Năm 1939 ba nước phát xít đã ký hiệp định liên minh quân sự, chính tri, màn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai được ba nước phát xít dạo lên đầy máu lủa.
 Nguyên nhân chiến tranh thế giơi thứ hai: Chiến tranh nằm trong bản chất kinh tế và chính trị của chủ nghĩa đế quốc. Còn đế quốc là còn chiến tranh. Chủ nghĩa đế quốc mang lại chiến tranh trong lòng nó như mây mù mang mưa, giống như chiến tranh thế giới thứ nhất chiến tranh thứ hai bùng nổ là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong cuộc đấu tranh giành thị trường, thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
 Quyết tâm tiêu diệt Liên Xô là một trong những mục đích khi phát động chiến tranh của phe phát xít. Chính Hítle đã tuyên bố rằng cuộc chiến tranh vói Liên Xô là cuộc chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng, trong cuộc đấu tranh đó không có kẻ chiến bại, chỉ có chiến thắng hay chết. Đây là lần thứ hai chủ nghĩa đế quốc đã tạo dựng được một liên minh với đầy đủ sức mạnh tàn bạo nhất, hung hãn nhất để hòng tiêu diệt Liên Xô.
 Diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai:
 Đức tấn công Ba Lan (1-9-1939 đến 16-9-1939), 1-9-1939, Đức bất ngờ tấn công Ba Lan bắt đầu cho cuộc chiến tranh thế giới hai. Quân đội Ba Lan nhanh chóng thất bại. Ngày 12-9-1939 quân Đức bao vây thủ đô Vac Sa Va. Chính phủ Ba Lan phải bỏ chạy sang Ru Ma Ni, Anh, Pháp là đồng minh chủ yếu của Ba Lan nhưng họ lại không cứu vì họ muốn Đức đánh xong Ba Lan sẽ tấn công vào Liên Xô. Ngày 16-9-1939 thủ đô Vac Sa Va thất thủ. Nước Ba Lan bị đánh bại.
 Chiến tranh kỳ quặc: Trước sức ép của dư luận thế giới và để gây áp lực buộc Đức phải tấn công Liên Xô, ngày 3-9-1939 Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
 Đức đánh chiếm Tây Âu: Năm 1940 trong khi Anh, Pháp đang mơ tưởng Đức đánh chiếm xong Ba Lan sẽ tiến đánh Liên Xô thì Đức bất ngờ tấn công Tây Âu bằng việc Đức ào ạt vào Đan Mạch. Ngày 9-4-1940 chính phủ Đan Mạch đầu hàng, cùng ngày Đức đánh chiếm Na Uy. Ngày 5-6-1940 quân Đức tiến đánh Pari, chính phủ Pháp hoảng loạn bỏ chạy.
 Nước anh bị uy hiếp: Tháng 8-1940 Hítle dùng không quân ném bom dữ dội nước Anh. Luân Đôn và nước Anh bị tàn phá nặng nề. Nước Anh nguy khốn nhưng do được bao bọc bởi biển nên Đức không thể đổ bộ quân tấn công Anh được.
 Đức xâm lược các nước Nam Âu: Tháng 9-1940 đến tháng 4-1941: Tiếp tục mở rộng xâm lược và lần lượt thôn tính các nước như Hung Ga Ri, Ru Ma Ni, Bun Ga Ri, Nam Tư, Hi Lạp. Như vậy cho đến tháng 4-1941 Đức đã chiếm được hầu hết châu Âu.
 Chiến tranh Xô-Đức từ 22-6-1941 đến 9-5-1945.
 Đức tấn công Liên Xô, thắng lợi ban đầu của Đức: Kế hoạch “Bác ba rốt xa”. Đức đánh bại Liên Xô trong vòng hai tháng, mở đường cho Đức tiến xuống phía Nam Á, Trung Đông chinh phục toàn thế giới.
 3 giờ 30 phút sáng ngày 22-6-1941, Đức dùng 190 sư đoàn bộ binh (5,5 triệu quân), 42260 pháo và cối, 3700 xe tăng, 4950 máy bay, 193 tàu chiến bất ngờ tấn công biên giới phía Tây Liên Xô.
 Về phía Liên Xô, khi ở biên giới phía Tây chỉ có 2,5 triệu quân, 1800 xe tăng, 34695 pháo và cối, 1450 máy bay.
 Đức tạm thời thu được thắng lợi ban đầu nhưng chiến tranh Xô-Đức làm cho Đức thiệt hại quá nhiều và Đức bắt đầu cảm thấy khiếp sợ trên chiến trường Xô-Đức.
 Chiến dịch Matxcơva (9-1941 đến 1-1942): Quân đội Đức quyết định đánh Matxcơva, Hítle ra lệnh cho quân đội Đức phải chiếm được Matxcơva. Đảng cộng sản Liên Xô đứng đầu là Stali kiên quyết lãnh đạo nhân dân bảo vệ thủ đô. Tháng 12-1941 quân Đức bị chặn lại và sau đó bị đánh bật khỏi Matxcơva.
 Chiến thắng Matxcơva đã đánh bại kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng của Đức. Thất bại ở Matxcơva đã gây hoang mang, khủng hoảng nghiêm trọng trong giới quân sự Đức. Hítle cải tổ lại bộ máy chỉ huy, tự mình nắm lấy chức Tư lệnh mặt trận Xô-Đức.
 Nhật, Mỹ tham chiến - chiến tranh Thái Bình Dương: Ngày 7-12-1941 Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, một căn cứ hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương, hầu như toàn bộ hạm đội Mỹ bị xóa sổ. Nhật Bản thu được nhiều thắng lợi lớn, đánh chiếm được toàn bộ thuộc địa của Anh, Mỹ, Hà Lan, làm chủ 1/2 Thái Bình Dương và một phần Ấn Độ Dương. Nhật Bản bước vào giai đoạn cực thịnh.
 Chiến dịch Stalingát: Mùa hè năm 1942 Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức quyết định đánh chiếm Stalingát, thành phố trên sông Vôn Ga. Do tầm quan trọng chiến lược của Stalingát, bộ chỉ huy quân sự tối cao quân đội Liên Xô quyết định phải bảo vệ Stalingát bằng mọi giá. Từ tháng 6 đến tháng 11-1942, 700 đợt tấn công của quân Đức nhằm chiếm thành phố đều bị hồng quân Liên Xô đánh bật ra ngoài. Quân đội Đức buộc phải chuyển sang bao vây Stalingát. Ngày 18-1-1943 Hồng quân giải phóng Lê Ningát sau 900 ngày đêm phòng thủ oanh liệt.
 Stalingát là trận thất bại lớn nhất của quân đôi Đức. Chiến thắng này của hồng quân mở đầu cho sự sụp đổ, diệt vong của Đức quốc xã không gì có thể cứu vãn đươc.
 Chiến dịch Cuốcscơ: Tháng 7 và 8-1943- Liên tục thất bại trên chiến trường Xô-Đức, Hítle rất muốn có một chiến thắng để giành lại quyền làm chủ động chiến lược và động viên tinh thần phe phát xít Đức đã huy động lực lượng đánh thành phố Cuốcscơ. Ngày 12-7-1943 một trận tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh diễn ra ở làng prôkhôrốpxki. Kết quả Hồng quân Liên Xô đã đập tan chiến dịch Cuốcscơ của Đức. Sau Cuốcscơ Hồng quân tiến lên giải phóng toàn bộ lãnh thổ của Tổ quốc thân yêu vào đầu năm 1944.
 Hồng quân Liên Xô và Đồng minh Anh, Mỹ giải phóng châu Âu: (tháng 6-1944 đến tháng 5-1945). Ngày 6-6-1944 gần 3 triệu quân Anh, Mỹ với 5000 xe tăng, 4000 máy bay, 6483 tàu chiến do tướng Mỹ Aixenhao chỉ huy đổ bộ lên bờ biển Noócmăngđi miền Bắc nước Pháp. Quân Anh, Mỹ tiến vào giải phóng nước Pháp rồi tiến vào miền Tây nước Đức. Hồng quân Liên Xô tiến vào châu Âu và phía Đông. Từ tháng 7-1944 đến tháng 3-1945 Hồng quân giải phóng Ba Lan, Ru Ma Ni, Bun Ga Ri, Nam Tư, phần lớn Tiệp Khắc, Hung Ga Ri, Na Uy, Áo.
 Hồng quân giải phóng Béc Lin kết thúc chiến tranh châu Âu: (16-4 đến 2-5-1945). Ngày 16-4-1945 2,5 triệu Hồng quân Liên Xô với 42000 pháo, 6250 xe tăng,7500 máy bay do nguyên sóai Giu Cốp chỉ huy bắt đầu cuộc tấn công giải phóng Béc Lin. Ngày 24-5-1945 Hồng quân vây chặt Béc Lin.
 Hồng quân đánh bại phát xít Nhật kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai: Từ ngày 9-8 đến 2-9-1945 Thực hiên lời cam kết của mình với đồng minh rằng sau khi tiêu diệt xong Đức, Liên Xô sẽ tiêu diệt phát xít Nhật.
 Vào mùa hè năm 1945, lực lượng quân Nhật ở Thái Bình Dương hầu như còn nguyên vẹn. Liên Xô dưới sự chỉ huy của nguyên soái Vaxilepxki. Ngày 6-8-1945 Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hi rô si ma của Nhật, giết chết 25 vạn dân. Ngày 9-8-1945 Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Na ga za ki giết chết 20 vạn dân thường. Hồng quân Liên Xô cùng ngày tiến vào phía Bắc và giải phóng ba tỉnh Đông Bắc, Trung Quốc, Triều Tiên, các quần đảo Xakha lin, Curin.
 Ngày 15-8-1945 Nhật Hoàng tiên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Ngày 2-9-1945 Nhật chính thức ký văn kiện đầu hàng Đồng minh. Chiến tranh thế giới hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít.
 Chiến tranh thế giới thứ hai có qui mô to lớn và sự tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Liên xô là người đóng vai trò quan quyết định trong việc đánh bại chủ nghĩa phat xít, cứu loài người thoát khỏi thảm họa.
 Chiến tranh thế giới hai bùng nổ đã phá vỡ trật tự thế giới Véc Xây- Oa sinh tơn vào năm 1939, kêt thúc chiến tranh thế giới hai các cường quốc Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ đã sắp xếp lại trật tự thế giới mới: Trật tự thế giới hai cực Ianta.
 V. Thế giới từ sau chiến tranh thế giới hai (1945-2003).
 1. Trật tự thế giới hai cực Ianta:
 Vào đầu năm 1945 chiến tranh thế giới hai đã kết thúc với phần thắng thuộc về phe Đồng Minh.
 Những vấn đề sau chiến tranh được đặt ra một cách cấp thiết, như việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Vấn đề quan trọng là các nước Đồng Minh quan tâm tới việc phân chia thế giới, tổ chức lại trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
 Để giải quyết vấn đề trên, từ ngày 4 đến ngày 12-2-1945 Nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Anh, Mỹ gồm Stalin, Sơcsin, và Ruzơven đã họp ở Ianta (Crưm-Liên Xô). Tại đây, ba vị nguyên thủ đã đi đến thống nhất phải nhanh chóng kết thúc chiến tranh, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật. Theo đó, ở châu Âu, các nước Trung và Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước Tây và Nam Âu sẽ thuộc phạm vi ảnh hưởng của Anh, Mỹ. Về vấn đề Đức, Liên Xô sẽ chiếm đóng phần Đông Đức và Đông Béclin.
 Quân đội Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng phần Tây Đức và Tây Béclin.Riêng áo và Phần Lan sẽ được hưởng quy chế trung lập. Ở Châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô về việc tham gia chiến tranh tiêu diệt quân phiệt Nhật, bao gồm: Duy trì nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ. Trả lại cho Liên Xô những quyền lợi mà nước Nga bị mất sau chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) như: trả lại miền Nam đảo Xakhalin và quần đảo Curin, quốc tế hoá cảng Đại Liên (Trung Quốc), cho Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) làm căn cứ hải quân, trả cho Liên Xô tuyến đường sắt Xibêri-Trường Xuân, Liên Xô được cùng khai thác tuyến đường sắt Hoa Đông và Nam Mãn ChâuSau khi Nhật đầu hàng, quân đội Đồng minh (chủ yếu là Mỹ) sẽ chiếm đóng Nhật Bản. 
 Trung Quốc sẽ thu hồi lại Đài Loan, quần đảo Bành Hồ và Mãn Châu bị Nhật chiếm. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản sẽ tiến hành hiệp thương để thành lập Chính phủ liên hiệp. Liên Xô và Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc.
Triều Tiên sẽ do quân đội Liên Xô và Mĩ kiểm soát ở phía Bắc và Nam vĩ tuyến 38, sau khi giải phóng sẽ trở thành quốc gia độc lập, thống nhất. 
 Phần còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.
 2. Sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta:
 Trật tự thế giới hai cực Ianta chứ đựng những mâu thuẫn cơ bản của thời đại. Các lực lượng đấu tranh gay gắt khiến cho trật tự này từ khi mới thành lập đã sụp đổ từng mảng lớn để cuối cùng đi đến sụp đổ hoàn toàn.
 Giai đoạn sụp đổ của trật tự này là từ năm 1945 đến những năm 60 thế kỷ XX: Ở Nam Tư giai cấp tư sản sẽ lên nắm chính quyền và đi theo cn đường tư bản chủ nghĩa, ở Trung Quốc ngày 1-10-1949 nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập và đi lên chủ nghĩa xã hội, sự kiện này làm cho cán cân lực lượng thế giới nghiêng hẳn về phe xã hội chủ nghĩa. Tiếp theo ở châu Phi đã vùng dậy đấu tranh và giành lại độc lập dân tộc. Như vậy từ sau năm 1945 đến những năm 60 của thế kỷ XX, trật tự hai cực sụp đổ từng mảng lớn, có lợi chop he chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc.
 Giai đoạn thứ hai từ những năm 80 đến 1991: Bắt đầu từ từ sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu do từ những mâu thuẫn tiêu cực bên trong và diến biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc. Năm 1991 Liên Xô cải tổ sai lầm, thất bại và cũng tan rã. Ngày 30-12-1991, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của trật tự hai cực Ianta. 
 3. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới: 
 V.I Lên nin từng viết, nếu hình dung lịch sử thế giới là con đường thẳng tắp, không có những bước quanh co, không có những bước lùi tạm thời, đôi khi rất lớn, thì không bao chứng, không khoa học, không đúng về mật lý luận. Lịch sử của chủ nghĩa tư bản đã như vậy. Lịch sử ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội càng như thế. Song, nhân loại đấy sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã lật đổ chủ nghĩa tư bản Nga, khai sinh ra nhà nước Xô Viết và năm 1922 là Liên bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.
 Trong chiến tranh thế giới hai, các nước Đông Âu bị phát xít Đức, Italia xâm lược. Năm 1945 khi Hồng quân Liên Xô giải phóng, giúp đỡ thì vô sản các nước này mới lên nắm chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản dưới hình thức dân chủ nhân dân. Từ tháng 4-1944 đến tháng 10-1949 các nhà nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lần lượt ra đời, sự ra đời của các nhà nước dân chủ Đông Âu là biến đổi to lớn nhất của châu Âu sau chiến tranh thế giới hai.
 Ở châu Á: chiến tranh thế giới hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, nhân dân Việt Nam đã xây dựng được mặt trận đoàn kết dân tộc, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Thang 8-1945 khi Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Nhật, Việt Nam tranh thủ chớp thời cơ vùng dậy lật đỏ ách thống trị, giành lại độc lập tự do. Năm 1975 sau khi đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
 Ở Trung Quốc: Ngày 1-10-1949 sau khi quân đội cách mạng đã đánh bại chế độ tư sản, địa chủ của Tưởng Giới Thạch. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. Trug Quốc bắt đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội.
 Ở Triều Tiên: Tháng 9-1948 Đảng lao động Triều Tiên đã lãnh đạo nhân dân thành lập nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đi lên chủ nghĩa xã hội.
 Ở Mông Cổ: Đảng nhân dân Mông Cổ lãnh đạo cách mạng than lập nhà nước nhân dân Mông Cổ năm 1921 và đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 20 của thế kỷ XX. 
 Năm 1959, Cách mạng dân tộc dân chủ ở Cu Ba thành công, nước Cu Bar a đời, trở thành nước xã hội chủ nghĩa duy nhất ở châu Mỹ.
Như vậy, ngoài Liên Xô, Mông Cổ thì sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới được xác lập và sự ra đời hàng loạt nhà nước dân chủ nhân dân ở châu Âu, qui mô hệ thống xã hội chủ nghĩa mở rộng khắp bốn châu lục.
 Ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1949, chính phủ các nước này lãnh đạo nhân dân hoàn than tốt những nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ, bảo vệ chính quyền vô sản. Từ năm 1950 – 1970 các nước Đông Âu tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi, đạt những thành tựu to lớn về măt kinh tế, văn hóa xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân.
 Vào những năm 70 của thế kỷ XX chủ nghĩa xã hội đạt đến đỉnh cao của sự hưng thịnh, chủ nghĩa xã hội thành mô hình, tấm gương cho toàn thể nhân dân trên toàn thế giới đấu tranh cho lý tưởng công bằng, bác ái, phồn vinh, dân chủ.
 Nhưng mô hình chủ nghĩa xã hội được thiết lập là mô hình hành chính, tập trung, mệnh lệnh, quan lieu, bao cấp. Trong thời kỳ đầu nó phát huy tác dụng, song đến những năm 80 mô hình này không còn thích hợp nữa. Những nhu cầu cải tổ, đổi mới cũng được đặt ra đối với Liên Xô một cách câp thiết. 
KẾT LUẬN
 Lịch sử loài người nói chung và lịch sử từng quốc gia nói riêng dù thăng trầm nhưng phát triển theo chiều hướng đi lên, xã hội nay thay thế xã hội khác hay như Các Mác đã nói một cách tổng quát Hình thái kinh tế xã hội này thay thế Hình thái kinh tế xã hội khác, trong khi đó Hình thái kinh tế xã hội sau cao hơn Hình thái kinh tế xã hội trước mà nó vừa phủ định. Đó là quy luật của sự vận động và phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, trước hết là ở công cụ sản xuất.
 Ở mỗi hình thái kinh tế xã hội, giai cấp cầm quyền khi còn tiến bộ không chỉ biết bóc lột mà còn lãnh đạo tổ chức nhân dân xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật để phục vụ cho giai cấp thống trị và xã hội. Cho nên lịch sử thế giới, lịch sử các quốc gia không chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc mà còn là lịch sử văn hóa, văn minh. Đây mới là những giá trị tinh thần, vật chất bất tử của nhân loại.
 Lịch sử phát triển theo qui luật chung, nhưng do hoàn cảnh cụ thể của phương Đông, phương Tây, các quốc gia khác nhau mà qui luật được biểu hiện thành những qui luật đặc thù ngay cả khi cùng thời đại. Đó là qui luật của sự phát triển không ngừng của xã hội loài người và trải qua bao thời kỳ lịch sử đấu tranh và xây dựng nhằm hướng toàn thể nhân loại tiến lên một hình thái kinh tế xã hội mới đó là chủ nghĩa xã hội, đưa xã hội loài người bước lên một tầm cao vĩ đại của sự phát triển không chỉ là khoa học kỹ thuật mà là tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, văn minh rực rỡ góp phần xây dựng nên lâu đài văn hóa cho toàn nhân loại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.	PGS.TS Cao Văn Liên, Phác thảo lịch sử thế giới, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2003
2.	 PGS.TS Cao Văn Liên, Lịch sử 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, NXB Lao động, Hà Nội, 2007
3.	 PGS.TS Cao Văn Liên, Tìm hiểu các nước và các hình thức nhà nước trên thế giới, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2002
4.	PGS.TS Đặng Đức An (chủ biên), Đại cương lịch sử thế giới trung đại, NXB Chính trị quốc gia,Hà Nội, 2009

File đính kèm:

  • docde_tai_su_phan_ky_lich_su_the_gioi.doc