Những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tóm tắt Những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: ...quyết, nhưng khi công nhân vệ sinh đi đình công thì chính quyền Anh phải giải quyết ngay. Vì đã có lần giải quyết chậm, rác rưởi bẩn thỉu ngập đường phố. Tiếp đó, Bác dặn tôi nói với Ban tổ chức nếu trời mưa thì kết thúc mít tinh sớm hơn, tránh cho đồng bào khỏi bị ướt, nhất là đối với các c...i đua, Thểu vẫn giữ cái tên cũ. Lắng nghe Thểu kể xong, Bác rất xúc động. Người cầm tay Thểu và nói: - Bác cháu ta làm cách mạng để xoá bỏ kiếp sống cũ, xây dựng cuộc đời mới, chú nên đặt tên mới để thể hiện sự thay đổi của cuộc đời mình. Bác ngừng lời, nhìn các chiến sĩ một lượt. Các chiế...bộ cũng là điều tốt. Nhưng có điều chắc là các “vị” đi hơi xa, hay có thể hơi “ồn ào”, có vẻ như một cuộc thi đua may sắm. Chuyện đó đến tại Bác. Thương yêu, bình đẳng, nhưng không thể không nhắc nhở, Bác nói: - Các chú muốn thi đua với Tổng thống, Thủ tướng nước ngoài về ăn mặc thì thua h...

pdf68 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyện đã “tả hữu”, đến xã đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ không làm 
đúng, không nắm chắc chủ trương đường lối, không gần gũi dân, không chịu làm 
“đầy tớ nhân dân” mà chỉ muốn làm “quan cách mạng”. Cho nên chữ ấy là chữ 
“quan liêu”. Các chú không học nhưng biết và vẫn làm. Còn cái các chú học, thì 
các chú lại ít làm 
Học viên cả lớp đứng im, không dám nhìn vào Bác. 
 Nguyễn Hồng Nhung trích trong “Bác Hồ với chiến sỹ” 
 Nxb QĐND, H.1994 
24- [117.] “Cách mạng” theo ý Bác Hồ. 
Năm 1946, khi nêu lên khẩu hiệu “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, 
một số cán bộ đã góp ý với Người là nghe “nó cũ quá”. Bác đã giải thích, đại ý 
“không phải cái gì cũng bỏ”. 
Năm 1947, ở chiến khu Việt Bắc, với tên ký là Tân Sinh, Bác viết cuốn 
“Đời sống mới”, xuất bản lần đầu tiên ngay trong năm đó. 
Trong trang đầu tiên đề cập tới “Đời sống mới”, tác giả viết: “Không phải 
cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ là xấu, thì phải 
bỏ. Thí dụ: ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ không xấu nhưng 
phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ: đơn cử cưới hỏi quá xa xỉ, ta 
phải giảm bớt đi. “Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Thí dụ, ta phải tương 
thân, tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì mới mà 
hay thì ta phải làm. Thí dụ, ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp”. Năm 
1958, khi đồng chí Giang Đức Tuệ, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình đến gặp Bác tại Văn 
 -62-
phòng Chủ tịch ngày 20 tháng 10, Bác dặn: “Cách mạng chỉ xoá bỏ cái xấu, cái dở 
và giữ lại cái tốt, cái hay”. 
Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng có lưu trữ một bài nói chuyện của Bác, 
nhan đề “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, chống bệnh quan liêu” 
(chưa xác minh chính xác ngày tháng ra đời của văn kiện nên tạm xếp vào năm 
1952). 
Bác nói: “Cách mạng là tiêu diệt những cái xấu, xây dựng những cái gì tốt”. 
Bác thực sự đã cho ta một tấm gương sáng về lời nói và cả về hành động 
cách mạng. 
Bác đã nghiên cứu, đối chiếu, gạn lọc, xoá bỏ tất cả những cái “xấu” ngay 
trong lòng xã hội mới hiện đại, văn minh nhất đương thời, đồng thời đã phát hiện 
và giữ lại tất cả những cái hay, tốt, đẹp của lịch sử phát triển các dân tộc trên thế 
giới, cổ, kim, đông, tây. Người đã thấy được cái hay, cái tốt trong Phật giáo, 
Thiên chúa giáo, trong Khổng học để vận dụng vào cuộc cách mạng Việt Nam 
dưới ánh sáng những điều hay, điều tốt của chủ nghĩa Mác - Lênin. 
Bác cũng thấy được trong từng con người, từng cộng đồng người, tuy “cũ”, 
tuy “xấu”, nhưng vẫn có cái “tốt” để phục vụ cách mạng, mà cái tốt trên hết “là 
lòng yêu Tổ quốc, yêu nước, thương nòi”. Cho nên, đã có những người làm quan 
to cho Pháp, cho triều đình Huế, đã học và kiếm được nhiều tiền trên đất nước “tư 
bản”, những nhà “tư sản”, những “địa chủ”, những công dân sống lâu, sống sâu 
với kẻ địch, nhưng họ vẫn thấy được cái điều “cách mạng” ở Chủ tịch Hồ Chí 
Minh, tin và đi theo “Cụ Hồ”. 
Người đã đến viếng và thắp hương ở đền Bà Triệu tại Thanh Hoá, thích các 
làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh, Việt Nam, Pháp, Ý. Khi nói, khi viết đều dùng lời lẽ, 
chữ nghĩa giản dị, khi cần thiết cũng đã nêu lên những ý hay của Tổng thống Hoa 
Kỳ, dí dỏm của người Anh, sâu sắc của Khổng Tử. Tất cả những điều ấy và biết 
bao điều khác nữa đâu có thể nói là Bác “cũ”!. 
Bác đã từng nói “Một đoàn thể mạnh thì cái tốt ngày càng phát triển, cái dở 
ngày càng bớt đi. Một điều tốt phải đưa ra cho tất cả mọi người cùng học, một 
điều xấu phải đưa ra cho tất cả mọi người cùng biết mà tránh”. Người cũng đã dạy 
rằng xoá điều xấu, làm điều tốt không thể gấp gáp được. Vì nếu có nấu cơm cũng 
phải 15 phút mới chín, huống chi là sửa chữa cả một nước đã 80 năm nô lệ, người 
tốt có, người xấu có, một đám ruộng có lúa lại có cỏ, muốn nhổ cỏ cũng phải vài 
ba giờ mới xong”. 
Trong tình hình đổi mới của nước ta hiện nay, cụm từ “Cách mạng, cái xấu, 
cái tốt”, nhất thiết cũng cần cho chúng ta suy nghĩ. Mở cửa đón gió bốn phương, 
không phải “nhập” cả những điều “mới”, “hiện đại” nhưng lại xấu xa, đồi bại, có 
những cái không tốt của “khách” mà chính họ cũng bỏ, tởm lợm, càng không phải 
một cuộc “loại bỏ” những cái “cũ” đẹp dần mất đi, cái mới chưa tốt lại đang được o 
bế, đang có “môi trường” sinh sôi, nảy nở. Điều này làm cho những ai đó, rất cực 
đoan, muốn trở lại hai đầu “cũ, cũ hết, mới, mới hết; cũ xấu hết, mới tốt hết”. Đó là 
một thái độ không “cách mạng”, như lời Bác dạy. 
 Theo cuốn: “Nhớ lời Bác dạy” 
 -63-
[88.] So sánh. 
Sách "Sửa đổi lối làm việc" ký tên X.Y.Z của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết 
vào tháng 10/1947, được Nhà xuất bản Sự thật xuất bản lần đầu tiên vào năm 
1948, lần thứ 7 vào năm 1959. Từ năm 1959 đến nay, sách chưa có điều kiện tái 
bản nữa. 
Chương V của sách có tiêu đề “Cách lãnh đạo”. Tiết 3 của chương này 
được Bác đặt tên “Học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng”, trong 
bài có đoạn Bác nhấn mạnh rằng “Dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được”, 
“Dân chúng không ủng hộ việc gì làm cũng không nên”. Dân chúng sẽ không tin 
chúng ta nếu cán bộ không nhiệt thành, khiêm tốn, chịu khó học hỏi dân chúng, 
“Biết, họ không nói. Nói, họ cũng không nói hết lời” 
Đề cập đến đặc điểm rõ nhất trong tư tưởng của dân chúng là họ hay “so 
sánh”, Bác viết rất cụ thể: “Họ so sánh bây giờ và họ so sánh thời kỳ đã qua. Họ 
so sánh từng việc và họ so sánh toàn bộ. Do sự so sánh, họ thấy chỗ khác nhau, họ 
thấy mối mâu thuẫn. Rồi lại do đó, họ kết luận, họ đề ra cách giải quyết”. 
Trong khi viết bài của mình, Bác Hồ cho biết: “Dân chúng so sánh đúng, 
giải quyết đúng”, là vì tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy. 
Vì sự so sánh kỹ càng đó mà cách giải quyết của dân chúng bao giờ cũng 
gọn gàng, hợp lý, công bình”, “Dân chúng cũng do cách so sánh đó mà họ biết rõ 
ràng (cán bộ)” 
Bác còn dặn: “Trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác 
nhau, ý kiến khác nhau”, “Cố nhiên không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ 
nhắm mắt theo”. 
Và Bác Hồ dạy cán bộ cũng phải biết so sánh, “So đi sánh lại, sẽ lòi ra một 
ý kiến mà mọi người đều tán thành, hoặc số đông người tán thành”, “thành một ý 
kiến đầy đủ, ý kiến đó tức là cái kích thước nó tỏ rõ sự phát triển trình độ của dân 
chúng trong nơi đó, trong lúc đó. Theo ý kiến đó mà làm, nhất định thành công”. 
“So đi sánh lại, phân tích rõ ràng là cách làm việc có khoa học”. Cuối cùng 
Bác Hồ căn dặn và mong muốn “làm như thế mới tránh khỏi cái độc đoán, mới 
tránh khỏi sai lầm”. 
Cán bộ là “Trung tâm của vấn đề”, rường cột của tổ chức, “cán bộ quyết 
định tất cả”. Cần phải “so đi sánh lại” để chọn đúng cán bộ cần cho Đảng, cho 
quân đội. “Làm như thế, chính sách cán bộ, nhân dân sẽ nhất trí, mà Đảng ta sẽ 
phát triển rất mau chóng và vững vàng”. 
Đó là những dòng chữ kết luận cuối cùng của Bác Hồ trong bài viết năm 
1947 ấy. 
 Theo cuốn “Nhớ lời Bác dạy” Sđd, tr.222 
25- [84.] Quyền lao động của Bác 
Ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp, Bác có việc phải đi giữa một 
ngày mưa rất to. Anh em cảnh vệ lo tìm ngựa để Bác đi cho đỡ mệt. Bác nói: 
- Chúng ta có 7 người. Ngựa chỉ có một con, Bác đi sao tiện. Bác cháu phải 
cùng đi bộ chứ. Thôi, đem trả ngựa cho dân. 
 -64-
Anh em nằn nì mãi, Bác mới đồng ý cho dẫn ngựa theo để mang đỡ đồ đạc. 
Ở an toàn khu, mặc dầu xa địch, nhưng mỗi lần chuyển địa điểm, ngoài việc 
làm lán trại, Bác cháu còn phải đào hầm, hố. Bác thường giúp đỡ các chiến sỹ bảo 
vệ vẽ mẫu hầm, cách cầm xẻng, phá đất đá, nện “choòng” Ngay trong hầm mỗi 
nhà, mỗi lán Bác đều cho đào công sự đề phòng máy bay tập kích bất ngờ, cây 
rừng đổ xuống. Cứ mỗi ngày Bác đào một ít, sau giờ làm việc vài ba buổi là xong. 
Ai muốn đến giúp, Bác ngăn lại, không đồng ý và nói: 
- Đây là quyền lao động của Bác. 
 Hồng Dương trích trong cuốn “Bác Hồ với chiến sỹ” 
 Tập3, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1998. 
[74.] Bác Hồ tăng gia rau cải 
Mùa đông năm 1952, lúc đó tôi đang công tác ở Văn phòng Trung ương 
Đảng. Trụ sở cở quan đóng tại đèo De (núi Hồng). Cơ quan Phủ Chủ tịch cũng ở 
sát ngay cạnh đó. Sau hội nghị chính quyền lần thứ 5 (tháng 3/1952), Chính phủ 
đã phát động phong trào tăng gia, sản xuất, tiết kiệm trong toàn quốc. 
Ở Trung ương, cơ quan này thi đua tăng gia với cơ quan khác. Vì hai cơ quan 
gần nhau, tôi được công đoàn cử ra thi đua với cơ quan bên Phủ Chủ tịch. Bên Văn 
phòng Phủ Chủ tịch lại cử Bác là đại diện cá nhân thi đua tăng gia với cơ quan Văn 
phòng Trung ương. 
Buổi lễ phát động thi đua diễn ra thật sôi nổi. Tôi đang sức trẻ nên thay mặt 
anh em đứng lên thách thức thi đua cùng một khoảng đất như nhau 36m2, trong 
một thời gian nhất định tôi xin trồng rau ăn với sản lượng cao nhất. Bác cũng 
đứng lên: Bác nhận thách thức thi đua tăng gia với chú Thông, với mảnh đất 36m2 
trong một thời gian bằng nhau, đạt sản lượng rau nhiều hơn chú Thông. Mọi 
người vỗ tay hoan hô. Một số đồng chí xì xào: “Một cuộc thi đua không cân sức. 
Bác vừa già, vừa bận nhiều việc, địch sao được với cậu Thông khoẻ như voi, 
trồng rau đã quen”. Có người nêu: “Giải thưởng thi đua là một con gà trống 2 kg”. 
Mọi người lại hoan hô tán thưởng. Mấy đồng chí ở Văn phòng Trung ương nói to: 
“Nhất định chuyến này chúng ta được ăn thịt gà của Phủ Chủ tịch”. Bác nói vui: 
“Các chú muốn ăn gà của Chủ tịch thì phải tích cực tăng gia để có nhiều rau xanh 
cung cấp cho nhà bếp cơ quan”. 
Tôi về suy nghĩ: để chắc ăn và có năng suất cao thì trồng cải củ, vì cải củ ở 
vùng này củ rất to, rất nặng. Tôi trao đổi với anh em công đoàn, mọi người ủng hộ 
cho là sáng kiến. 
Sau một tuần, tôi đã làm đất và trồng xong 36m2 cải củ. Ngay sát mảnh đất 
của tôi, Bác và anh em bên Phủ Chủ tịch làm rất kỹ, đất nhỏ, mịn và sạch cỏ. Hơn 
một tuần thì Bác reo hạt cải mào gà (cải xanh lá xoan). Anh em Văn phòng Phủ 
Chủ tịch làm chỗ đi tiểu gần nhà và mua một nồi hông lớn để hứng nước tiểu. 
Phía Văn phòng Trung ương tôi cũng huy động anh em làm nhà tiêu để lấy phân 
bón. 
Sau một tuần các cây cải mọc đều và đẹp. Bác lấy nước tiểu pha loãng tưới. 
Còn tôi lấy phân bắc tươi hoà ra tưới. Mỗi lần tưới cả cơ quan bịt mũi. 
 -65-
Sau một tháng, hai vạt cải tốt ngang nhau. Nhiều người ủng hộ tôi cho rằng 
tôi sẽ thắng vì củ cải lớn rất nhanh. 
Một hôm Bác nhổ rau bán cho nhà bếp chỉ được 15 kg. Bác để lại những cây 
to, khoẻ, mỗi cây cách nhau chừng hai gang. Một số anh em lo lắng vì thấy vườn 
rau Bác nhổ đi xơ xác mà chỉ được có 15 kg rau cải con. Ba buổi chiều liền, sau 
giờ làm việc Bác đều ra vườn dùng chiếc dầm xới đất cho cải và tưới nước giải 
đều. 
Sau hai tháng 10 ngày thì củ cải của tôi đã to bằng bắp tay và có cây đã có 
nụ. Tôi nhổ và cân cho nhà bếp được 60 kg. Tôi vui mừng vì thắng lợi. Nhưng 
cũng lúc đó, cây cải mào gà của Bác đã to bằng cái nơm, cứ 5 ngày một lần Bác 
tỉa tàu cân cho nhà bếp khoảng 10 kg. Kỳ lạ thay cải mào gà càng tỉa cây càng 
lớn, tàu càng to và càng trẻ lâu. Sau hai tháng rưỡi cải mới có ngồng. Lúc đó Bác 
nhổ cả cây cho nhà bếp muối dưa. Bác còn đem biếu cụ già dân tộc gần đó 2 cây 
rất to làm giống. Cụ già sung sướng khoe với mọi người: “Rau cải cụ Hồ tốt thật”. 
Mở sổ nhà bếp ra cộng 
- Cải con: 15 kg 
- Tàu cải canh: 14 lần x 10 kg = 140 kg 
- Cây cải làm dưa nén: 20 kg 
Cộng 175 kg 
Vậy tôi thua đã rõ ràng. Công đoàn Văn phòng Trung ương phải nộp con gà 
trống nuôi được cho công đoàn Văn phòng Phủ Chủ tịch. Nhờ có rau tăng gia mà 
cả mùa đông mà nhà bếp đủ rau nấu, không phải ra dân mua. Buổi tổng kết thật 
vui vẻ. Tôi đứng dậy xin nhận thua. Bác nói chuyện với anh em: khi tăng gia, các 
cô, các chú phải lưu ý bốn điều kiện: giống, cần, phân, nước. Giống: nên chọn loại 
rau trồng một lần, ăn nhiều lần, củ cải dễ trồng, năng suất cao nhưng chỉ ăn được 
một lần thì không bằng cải mào gà, trẻ lâu, tỉa ăn được nhiều lần. Cần: người 
trồng rau phải chăm chỉ, chọn đúng thời vụ trồng loại rau cho hợp khí hậu, rau 
mới tốt. Vun xới phải đúng cách. Cải mào gà khi tốt cứ mười ngày xới một lần 
cho rễ con đứt, chúng ra nhiều nhánh rễ hơn và hút được nhiều phân bón, muối 
khoáng trong đất. Phân: phải chọn loại phân bón thích hợp. Cải canh rất hợp nước 
tiểu pha loãng. Thứ phân tươi chú Thông bón cũng tốt đấy nhưng mất vệ sinh lắm. 
Nước: phải tưới đều và tưới đủ độ ẩm rau mới trẻ lâu và xanh tốt”. 
Lần ấy thua Bác, tôi hết sức chủ quan và rút ra được bài học mới về tăng gia. 
 Nguyễn Thông kể, Hồ Vũ ghi Sđd, tr.78 
26- [99.] Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sỹ 
Ngày 10 tháng 3 năm 1946 báo Cứu quốc đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh gửi đồng bào Nam bộ. Trong thư có đoạn Người viết: “Tôi xin kính cẩn cúi 
chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh 
trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng”. 
 -66-
Tiếp sau đó, trong Thư gửi đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại 
viết: “Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã 
vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng”. 
Hơn nửa tháng sau khi đi Pháp về, ngày 7 tháng 11 năm 1946, Người đã 
đến dự lễ “Mùa đông binh sĩ” do Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức tại Nhà 
hát lớn thành phố Hà Nội, vận động đồng bào ở hậu phương đóng góp tiền của để 
may áo trấn thủ cho chiến sĩ, thương binh, bệnh binh. 
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên nam 
nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thương 
binh bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dầu anh chị em tình nguyện 
chịu đựng không kêu ca, phàn nàn. 
Trước tình hình ấy, tháng 6 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị 
Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm “Ngày Thương binh” để đồng 
bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Có lẽ - trừ những ngày 
ngày kỷ niệm quốc tế - “Ngày Thương binh” là ngày kỷ niệm trong nước đầu tiên 
được tổ chức. 
Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù 
bị đã khai mạc tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên gồm một số đại 
biểu ở Trung ương, khu và tỉnh. Hội nghị nhất trí lấy ngày 27 tháng 7 hàng năm là 
Ngày Thương binh Liệt sĩ và tổ chức ngay lần đầu trong năm 1947. 
Báo Vệ quốc quân số 11, ra ngày 27 tháng 7 năm 1947 đã đăng thư của Chủ 
tịch Hồ Chí Minh gửi Thường trực Ban tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”. 
Đầu thư Người viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, 
đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng 
mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù? Đó 
là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh”. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Thương binh là người đã hy sinh gia 
đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ 
quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc 
và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. 
Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ thương 
binh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ăn 
một bữa của Người và của tất cả các nhân viên của Phủ Chủ tịch, tổng cộng là 
một ngàn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127 đồng) để tặng thương binh. 
Năm sau, ngày 27 tháng 7 năm 1948, trong một thư dài đầy tình thương 
yêu, Bác nói: “Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ 
quốc, đe dọa cuốn trôi cả định mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con, dân ta. 
Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta quyết đem 
xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản 
nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào”. 
Người xót xa viết: “Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng 
bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nên bà goá. 
Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia đình có thêm một linh bài tử sĩ. Tay 
 -67-
chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ sẽ không thể 
tái sinh”. 
 Trích trong cuốn “Tấm lòng của Bác” 
 Nxb Công an nhân dân, H. 2005. 
[97.] Để Bác quạt 
Năm ấy, Bác đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội. 
Tin Bác đến nhanh chóng lan ra khắp trại. Anh chị em thương binh ai cũng 
muốn len vào gần Bác, quên cả nạng phải dùng để đi. 
Đang lúc Bác thăm hỏi sức khoẻ thương binh bỗng một đồng chí hỏng mắt 
nhờ một y tá dẫn đến xin đứng bên Bác. Đồng chí Ninh đi với Bác định bước lại 
đỡ đồng chí ấy, nhưng Bác đã đi tới, giơ hai tay ra đón. Đồng chí thương binh ôm 
chầm lấy Bác nghẹn ngào “Bác ơi!”. Bác lặng đi giây lát rồi mới tiếp tục câu 
chuyện thăm hỏi. 
Bác đến từng giường anh chị em đau nặng hỏi thăm bệnh tật đã đỡ chưa, 
mỗi bữa ăn được bao nhiêu bát cơm. Hôm ấy, trời nóng bức, Bác lấy cái quạt giấy 
vẫn dùng quạt cho các thương binh. Có người định làm thay, Bác nói: 
- Để Bác quạt. 
Hôm ấy, lúc ra về Bác không vui. 
Và có lẽ vì thế mà khi cơ quan định lắp máy điều hoà nhiệt độ nơi Bác ở, 
Bác bảo đem ra cho các đồng chí thương binh. 
 Nguyên Dung 
 Trích trong: “Bác Hồ với chiến sỹ” 
 Nxb Quân đội nhân dân, H. 1998, T.3. 
* Những dòng chữ đỏ. 
Vào một ngày cuối năm 1963, đồng chí Hồng Long, Uỷ viên Ban Chấp hành 
Đảng bộ Khu Gang thép Thái Nguyên khoá I (từ tháng 8-1961 đến tháng 7 năm 
1964), Tổng Giám đốc Công ty Gang thép Thái Nguyên (1970-1974) được trao 
một tờ giấy trắng do Bác Hồ viết bằng bút bi đỏ yêu cầu cho Người biết một số 
vấn đề về Khu Gang thép trước khi lên thăm. 
Xúc động trước những tình cảm, sự quan tâm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh đối với Khu Gang thép, đồng chí Hồng Long đã viết bản hồi ký với tiêu đề: 
Những dòng chữ đỏ. Dưới đây là nội dung bản hồi ký: 
“Vào một ngày tháng Chạp năm 1963, lò cao số 1 vừa khánh thành xong 
được mấy hôm, thì anh Đinh Đức Thiện (Bí thư Đảng uỷ, Tổng Giám đốc) cho tôi 
biết là Bác sắp lên thăm nhân dân Thái Nguyên và Khu Gang thép. 
Tin vui đến làm tôi nhớ lại ngày mới mở công trường, Bác Hồ đã lên thăm 
Khu Gang thép hai lần, những lần ấy nơi đây vẫn còn đồi hoang và cỏ dại. Bây 
giờ nhà máy đã vào sản xuất, những khu nhà mới mọc lên nguy nga như một 
thành phố. 
 -68-
Cũng như mọi anh chị em cán bộ công nhân viên chức ở đây đều mong đợi 
ngày Bác Hồ về thăm Khu Gang thép, nên khi được tin này, tôi rất xúc động. 
Anh Đinh Đức Thiện đưa cho tôi xem một tờ giấy trắng đã gấp tư cẩn thận, 
rồi nói: 
- Đây là những vấn đề Bác cần biết rõ trước khi lên đây. Anh chuẩn bị thêm 
tình hình rồi cùng đi với anh Tấn lên trực tiếp gặp Bác, xem Bác có hỏi gì thêm 
không. Tự tay Bác viết đấy! 
Tôi vô cùng xúc động cứ ngắm nghía mãi tờ giấy trên tay. Đó là một tờ giấy 
trắng không có dòng kẻ, chỉ có mười bốn dòng chữ vắn tắt viết bằng bút bi màu 
đỏ. Nguyên văn như sau: 
“Gang thép Thái Nguyên 
Số đ.c. chuyên za. 
Số cb kỹ thuật - số cb khác. 
Số công nhân: trai, gái. 
Anh hùng lao động - chiến sĩ thi đua. 
Quân nhân chuyển ngành. 
Đội lao động xhcn. 
Lương cao nhất, thấp nhất, trung bình. 
Tăng za tự túc. 
Đảng viên - Đoàn viên. 
Phong trào thi đua - ưu điểm - khuyết điểm. 
Ngày tháng bắt đầu xây zựng. 
Quan hệ zữa chuyên za và cbộ và công nhân. 
Quân hệ zữa cb với nhau và với cg nhân”. 
Tôi bồi hồi nhìn những dòng chữ Bác viết và suy nghĩ: Bác bận trăm công 
nghìn việc lớn lao, nhưng Bác vẫn quan tâm đến nhiều mặt của Khu Gang thép, 
Bác muốn biết từ mức lương thấp nhất đến từng luốn rau, con gà, con lợn tăng gia 
tự túc của những công nhân, Bác muốn biết đến quan hệ giữa chúng tôi và các 
chuyên gia bạn; giữa chúng tôi và công nhân như thế nào 
Tôi trả lại tờ giấy của Bác cho anh Thiện. Rồi về chuẩn bị lên chỗ anh Chu 
Văn Tấn. Trên đường đi, tôi cứ nghĩ đến những điều đang cần phải chuẩn bị để 
trực tiếp báo cáo với Bác, rồi lại nghĩ đến những kỷ niệm về những lần được gặp 
Bác. Tự nhiên lòng tôi cứ xốn xang xao động một niềm vui”. 
 Trích trong “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ” 
 Nxb Lý luận Chính trị. 
-------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfnhung_chuyen_ke_ve_tam_guong_dao_duc_ho_chi_minh.pdf
Ebook liên quan