Những mô hình hợp tác liên kết trong sản xuất gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy
Tóm tắt Những mô hình hợp tác liên kết trong sản xuất gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy: ... giao 788,33 Tuy nhiên, kết quả điều tra các hộ gia đình cho thấy rằng: diện tích rừng trồng của các hộ rất phân tán, diện tích trồng rừng nhỏ nhất là 0,2 ha và lớn nhất là 3,7 ha với các cấp tuổi rừng trồng khác nhau. Điểm lợi thế của sự phân tán này là khai thác tối đa hoá lao động của ...đổi nếu chất lượng rừng thay đổi dựa vào kết quả đánh giá nhiệm thu từng giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Trong trường hợp sản lượng gỗ vượt quá khối lượng phải hoàn trả cho Lâm trường thì các hộ được quyền bán theo giá thoả thuận nhưng không được thấp hơn giá quy định của tỉnh để đảm bảo lợ...ra vùng nguyên liệu, một số mô hình hợp tác liên kết trồng rừng như nêu trên đã giải quyết được sự manh mún trong sản xuất GNL và thể hiện vai trò quan trọng "dịch vụ 2 đầu" của Lâm trường. Trên cơ sở của những liên kết hợp tác này, các Lâm trường trồng rừng đang phát triển, áp dụng các mô h...
Những mô hình hợp tác liên kết trong sản xuất gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy Nguyễn Thị Lai, Hoàng Liên Sơn, §Æng §×nh Kh¶i Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tiến trình hội nhập kinh tế thế giới là một thách thức lớn đối với hầu hết các ngành sản xuất của nước ta, trong đó tăng cường sức cạnh tranh của ngành giấy chuẩn bị hội nhập là một ưu tiên cấp bách. Một trong những khâu giúp cho sản xuất giấy có lãi là "bài toán" của nguyên liệu đầu vào, sao cho giảm được giá gỗ nguyên liệu tại cổng nhà máy nhưng phải bảo đảm lợi ích kinh tế cho người trồng rừng. Vì thế, ngành giấy và ngành lâm nghiệp, ngành sản xuất ra các loại cây nguyên liệu cho sản xuất bột giấy và ván nhân tạo, cần phải nhìn nhận một cách đầy đủ hơn cho chiến lược phát triển gỗ nguyên liệu (GNL) cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo từ công nghệ đến chính sách. Bài viết này là một phần của đề tài “Nghiên cứu chính sách phát triển thị trường gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy và gỗ ván nhân tạo” được thực hiện tại Huyện Thanh Sơn để nghiên cứu tác động của một chính sách tới tình hình sản xuất GNL và chỉ ra một số mô hình hợp tác liên kết nhằm khắc phục sự manh mún trong sản xuất gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy. 1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và giao đất nông - lâm nghiệp Địa điểm nghiên cứu đựơc lựa chọn là huyện Thanh Sơn, huyện được đánh giá có tiềm năng lớn nhất cho sản xuất GNL của tỉnh Phú Thọ. Các lâm trường trồng rừng GNL hoạt động trên địa bàn 40 xã và nằm dọc theo tuyển quốc lộ 32 a - 32 b và tỉnh lộ 316 tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc. Trình độ dân trí của các vùng phát triển không đồng đều; có 25 dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là người dân tộc Mường, Kinh, Dao. Theo báo cáo đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở cho các hộ gia đình thì Thanh Sơn là một huyện làm tốt công tác này, được thể hiện ở biểu sau Biểu 1: Kết quả giao đất và cấp GCNQSDĐ của huyện Thanh Sơn Loại đất Số HGĐ được cấp GCNQSDĐ Diện tích cần cấp (ha) Diện tích đã cấp (ha) Tỷ lệ so sánh (%) Đất nông nghiệp 31749 10334 10334 100 Đất lâm nghiệp 11425 84257 74118 88 Đất ở 31556 1149 1090 94,9 Nguồn: Báo cáo kết quả giao đất và cấp GCNQSD đất. Sở NN & PTNT Phú thọ Từ kết quả giao đất và cấp giấy CNQSD đất cho thấy rằng: Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được giao đã cấp giấy CNQSDĐ cho 31749 hộ gia đình, trong khi đó diện tích đất lâm nghiệp đã giao được cấp giấy CNQSD đất chỉ chiếm 88%. Theo đánh giá của các cán bộ địa phương, nguyên nhân của sự chậm trễ cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp là do một số nơi trong huyện giao đất lâm nghiệp theo nhóm hộ gia đình và thủ tục cũng như ranh giới đất lâm nghiệp được giao giữa các hộ gia đình không rõ ràng. Điều này làm cản trở cơ hội tham gia trồng rừng GNL của các hộ khi giấy CNQSD đất lâm nghiệp được coi như là một điều kiện cần để bảo lãnh vốn đầu tư và hợp tác trồng rừng với các Lâm trường trồng rừng GNL trên địa bàn huyện. Kết quả điều tra tại 2 xã Thu Cúc và Thu Ngạc của huyện Thanh Sơn cho thấy: Diện tích và cơ cấu đất đai của 2 xã được mô tả như biểu 2. Phần lớn diện tích tự nhiên của 2 xã là đất lâm nghiệp, chiếm tới trên 70 % tổng diện tích tự nhiên và đã được giao cho các hộ gia đình và Lâm trường trồng rừng NLG Tam Sơn. Đặc biệt, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của xã Thu Ngạc được giao cho các hộ gia đình xã viên, trong khi tại xã Thu Cúc gần 50 % diện tích đất lâm nghiệp thuộc quyền sử dụng của Lâm trường và được giao cho các hộ thành viên của Lâm trường. Chỉ còn một diện tích đất lâm nghiệp rất nhỏ, 788,33 ha chưa giao cho các hộ. Biểu 2: Diện tích và cơ cấu các loại đất Xã Thu Cúc Xã Thu Ngạc Các loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 10030 100 4404 100 Đất nông nghiệp 773,98 7,7 711 16,2 Đất lâm nghiệp 7313,13 72,9 3093 70,2 Đất khác 1942,89 19,4 600 13,6 Đối tượng quản lý đất lâm nghiệp Lâm trường Hộ gia đình Lâm trường Hộ gia đình Đất LN được giao 3483 3041,8 3093 Đất LN chưa được giao 788,33 Tuy nhiên, kết quả điều tra các hộ gia đình cho thấy rằng: diện tích rừng trồng của các hộ rất phân tán, diện tích trồng rừng nhỏ nhất là 0,2 ha và lớn nhất là 3,7 ha với các cấp tuổi rừng trồng khác nhau. Điểm lợi thế của sự phân tán này là khai thác tối đa hoá lao động của hộ gia đình, các hộ không phải thuê mướn thêm lao động bên ngoài, phù hợp với phân bổ lao động thời vụ của các hộ và tạo ra công ăn việc làm thường xuyên cho họ. Nhưng điểm bất lợi là khó khăn trong khai thác, vận xuất gỗ hàng hoá ra bãi 1, phải chi phí cao cho việc bảo vệ rừng trong suốt chu kỳ kinh doanh và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật. Vì vậy, những điểm bất lợi này cần được khắc phục là yêu cầu bức bách của vùng sản xuất GNL. Sự công bằng theo nghĩa hẹp của lối tư duy sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc là nguyên nhân chính dẫn đến sự manh mún của đất lâm nghiệp được giao. Bên cạnh đó là sự thiếu trách nhiệm trong quá trình giao đất dẫn đến những xung đột về ranh giới đất đai giữa các hộ mà những người trồng rừng cho biết: "Có nhiều nơi không thể tiến hành hợp tác liên kết trồng rừng đựơc bởi sự tranh chấp về đất đai". Kết quả là hầu như không có một trường hợp nào các hộ gia đình muốn tự bỏ vốn hoặc vay vốn trồng rừng mà chủ yếu liên doanh liên kết với Lâm trường để trồng rừng GNL để giảm bớt những chi phí không hợp lý. 2. Cơ chế hợp tác trồng rừng GNL giữa các hgđ và lâm trường Điều kiện cần đầu tiên để các hộ nông dân và hộ thành viên lâm trường tham gia trồng rừng là phải có đất lâm nghiệp được giao (Có GCNQSD đất hoặc xác nhận của UBND là đất không có tranh chấp) hoặc được lâm trường giao khoán sử dụng đất lâm nghiệp lâu dài. a. Mô hình hợp tác trồng rừng GNL Điều khoản ràng buộc thể hiện trách nhiệm được thể hiện trong bản cam kết hợp tác giữa hai bên. Một bên là các hộ gia đình có đất lâm nghiệp và lâm trường. Lâm trường Tam Sơn đặt ra 3 mức khoán sàn sản phẩm tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp và sự tích cực của các hộ gia đình. Đối với cây lấy gỗ: Lâm trường (Nhà đầu tư và bao tiêu sản phẩm) đưa ra 4 phương án lựa chọn đầu tư với giá bình quân 1 m3 gỗ tại bãi 1 là 65.600 đồng. o Phương án 1: 3.280.000 đồng/ha cho một chu kỳ sản xuất 8 năm. Rừng chất lượng trung bình, sản lượng thu hồi 50 m3/ha. o Phương án 2: 3.920.000 đồng/ha. Rừng chất lựơng khá, sản lượng thu hồi 60m3/ha. o Phương án 3: 4.560.000 đồng/ha. Rừng chất lựơng khá, sản lượng thu hồi 70m3/ha. o Phương án 4: 4.800.000 đồng/ha. Rừng chất lựơng khá, sản lượng thu hồi 75m3/ha, nhưng mức này thường áp dụng cho các hộ thành viên công nhân Lâm trường. Các HGĐ sẽ lựa chọn một phương án để nhận mức đầu tư và trả khối lượng sản phẩm theo phương án đã lựa chọn. Mức đầu tư có thể sẽ thay đổi nếu chất lượng rừng thay đổi dựa vào kết quả đánh giá nhiệm thu từng giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Trong trường hợp sản lượng gỗ vượt quá khối lượng phải hoàn trả cho Lâm trường thì các hộ được quyền bán theo giá thoả thuận nhưng không được thấp hơn giá quy định của tỉnh để đảm bảo lợi ích cho người trồng rừng. b. Mô hình Lâm trường thuê đất liên kết HGĐ trồng rừng GNL o Đất trồng rừng o Lao động o Trả khối lượng s.phẩm theo P.án lựa chọn o Bảo vệ rừng trồng o Thực hiện Khai thác, v. xuất ra bãi 1 Hộ trồng rừng GNL Lâm trường (Nhà đầu tư và bao tiêu sản phẩm) o Đ.tư tín dụng o D.vụ kỹ thuật o Đưa ra phương án lựa chọn đầu tư o Giám sát và đánh giá o Chi phí khai thác o Bao tiêu sản phẩm theo p.án lựa chọn và phần dư dôi Dòng s.phẩm và lợi ích Dòng đ.tư và lợi ích Q.định p.án đ.tư Chọn p.án Đ.khoản ràng buộc Mô hình 1: Hợp tác liên kết trồng rừng với Lâm trường Trong mô hình lâm trường thuê đất liên kết HGĐ trồng rừng GNL thì ngoài những mức đầu tư như đã nêu ở trên, Lâm trường phải trả 200.000 đồng/ha tiền thuê đất cho một chu kỳ kinh doanh 8 năm. Khi đó, Lâm trường sẽ là người cung cấp đất trồng rừng. Các hộ gia đình phải trả khoán chi phí thuê đất nay nên giá bình quân 1m3 gỗ tại bãi 1 ước tính sẽ giảm xuống, dao động từ 58.000 - 60.000 đồng. c. HGĐ thuê đất liên kết lâm trường trồng rừng GLN Kết quả điều tra cũng phản ánh thêm một mô hình hợp tác liên kết trồng rừng GNL, khi đó HGĐ là người thuê đất để liên kết trồng rừng với Lâm trường. Đối tượng thuê đất chủ yếu là các hộ thành viên lâm trường, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp và dự đoán được thị trường sản phẩm đầu ra trong sự trợ giúp bao tiêu sản phẩm của Lâm trường. Trong một số trường hợp để đảm bảo tư cách pháp nhân giữa các bên, các hộ gia đình đề nghị Lâm trường là người đại diện đứng ra thuê đất còn chi phí sẽ do các hộ thuê trả. Số tiền thuê đất sẽ được thanh toán vào năm đầu tiên của chu kỳ kinh doanh. o Lao động o Trả tiền thuê đất 1 chu kỳ k.doanh o Trả khối lượng s.phẩm theo P.án lựa chọn o Bảo vệ rừng trồng o Thực hiện khai thác, v. xuất ra bãi 1 Hộ trồng rừng GNL Lâm trường (Nhà đầu tư và bao tiêu sản phẩm) o Đ.tư tín dụng o Cấp đất trồng rừng o D.vụ kỹ thuật o Đưa ra phương án lựa chọn đầu tư o Giám sát và đánh giá o Chi phí khai thác, vận xuất o Bao tiêu sản phẩm theo p.án lựa chọn và phần dư dôi Dòng s.phẩm và lợi ích Dòng đ.tư và lợi ích Q.định p.án đ.tư Chọn p.án Đ.khoản ràng buộc Người cho thuê đất Mô hình 2: Lâm trường thuê đất liên kết HGĐ trồng rừng 2. Kết luận Kết quả nghiên cứu khởi đầu tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước vẫn là lực lượng chủ yếu tạo ra vùng nguyên liệu, một số mô hình hợp tác liên kết trồng rừng như nêu trên đã giải quyết được sự manh mún trong sản xuất GNL và thể hiện vai trò quan trọng "dịch vụ 2 đầu" của Lâm trường. Trên cơ sở của những liên kết hợp tác này, các Lâm trường trồng rừng đang phát triển, áp dụng các mô hình hợp tác với từng nhóm hộ gia đình có diện tích đất lâm nghiệp được giao liền lô, khoảnh tạo nên những lô rừng GNL cùng cấp tuổi thuận lợi cho việc bảo vệ và khai thác, vận xuất. Kết quả của nghiên cứu này thực chất là phản ánh tác động của chính sách giao đất, giao rừng; chính sách giao khoán rừng và đất lâm nghiệp; chính sách đầu tư; chính sách đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý Lâm trường quốc doanh tới quá trình phát triển vùng nguyên liệu. Xét về khía cạnh thị trường, điều này chính là tác động tới tiềm năng cung gôc nguyên liệu. Nhưng với các mức đầu tư ban đầu như trên vẫn không đủ hấp dẫn các HGĐ nâng cao mức đầu tư thâm canh tăng năng suất rừng trồng mặc dù họ sẽ được hưởng toàn bộ lợi ích trong trường hợp sản o Đất trồng rừng được thuê o Lao động o Trả khối lượng s.phẩm theo P.án lựa chọn o Bảo vệ rừng trồng o Thực hiện khai thác, v. xuất ra bãi 1 Hộ trồng rừng GNL Lâm trường (Nhà đầu tư và bao tiêu sản phẩm) o Đ.tư tín dụng o D.vụ kỹ thuật o Đưa ra phương án lựa chọn đầu tư o Giám sát và đánh giá o Chi phí khai thác o Bao tiêu sản phẩm theo p.án lựa chọn và phần dư dôi Dòng s.phẩm và lợi ích Dòng đ.tư và lợi ích Q.định p.án đ.tư Chọn p.án Đ.khoản ràng buộc Người cho thuê đất Mô hình 3: HGĐ thuê đất liên kết Lâm trường trồng rừng lượng gỗ vượt quá khối lượng phải hoàn trả cho Lâm trường. Bên cạnh đó, thị trường GNL trong vùng nghiên cứu luôn rất sôi động vì gỗ nguyên liệu giấy có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác như: cột chống cho xây dựng, dăm mảnh và củi nên các HGĐ có thể sẽ phá hợp đồng với Lâm trường. Và đây chính là lý do dẫn đến khó khăn trong công tác thu hồi sản phẩm của Lâm trường. Vi thế, để thấy rõ hơn ý nghĩa của những mô hình hợp tác liên kết, các lâm trường cần xác định chính xác năng suất rừng trồng tương xứng với tiềm năng từng loại đất rừng, lựa chọn giống có năng suất cao, đồng thời xây dựng kênh lưu thông GNL có hiệu quả nhằm giảm bớt những chi phí trung gian. Từ đó, có phương án nâng cao mức đầu tư ban đầu cho các hộ để bảo đảm lợi ích kinh tế và thu hút nhiều hơn nữa sự tham gia của họ trồng rừng GNL giấy. Tài liệu tham khảo 1. Đặng Đình Khải và Hoàng Liên Sơn, 2003. Kết quả nghiên cứu khảo sát Tỉnh Phú THọ. Đề tài: Nghiên cứu chính sách phát triển thị trường gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy và gỗ ván nhân tạo, 2003. chưa xuất bản. 2. Hồ Khánh Thiện, 2003. Giấy ngoại chèn “rách” giấy nội. Thời báo kinh tế Việt Nam. Số 133. 3. Nguyễn Thị Lai, 2003. Nghiên cứu chính sách phát triển thị trường gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy và gỗ ván nhân tạo. Chưa xuất bản. 4. Sở NN & PTNT Phú Thọ, 2002. Báo cáo kết quả giao đất và cấp GCNQSD đất. Summary Content of the paper is part of the results of an initial study in Thanh Son district, Phu Tho province on joint undertaking models aiming at solving the fragmented production as raw material for paper industry. The finding of the study show the impact of the forest and forest land allocation policy and the policy renovation of the organizational make-up and management mechanism of State-owned forest enterprises on the development of the raw material region. To make known more clearly the significance of the joint undertaking models, the investors (Forest planting enterprises) should ascertain precisely the forest plantation productivity equivalent to the potentiality of each type of forest soil, select the planting stock of high productivity at the same time develop effective channels of wood raw material circulation aiming at reduction of intermediary costs and then a plan is devised to raise the initial investment rate for the households, ensuring economic benifits to further attract the participation of the households engaged in forest planting for paper raw material supply
File đính kèm:
- nhung_mo_hinh_hop_tac_lien_ket_trong_san_xuat_go_nguyen_lieu.pdf