Những thành tựu của văn học - nghệ thuật khoa học - kĩ thuật thế kỉ XIX (Phần 1)

Tóm tắt Những thành tựu của văn học - nghệ thuật khoa học - kĩ thuật thế kỉ XIX (Phần 1): ...ông đáp ứng được lòng mong mỏi và niềm tin của những tầng lớp quần chúng đã nhiệt tình ủng hộ cho cách mạng. Ước mơ vào một xã hội tốt đẹp đã không trở thành hiện thực...Chủ nghĩa lãng mạn đã hình thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hội và tâm lí đó. 1.2. Nội dung: Chủ nghĩa l...a lãng mạn đã thay thế sự tìm tòi một chân lý phổ biến và trừu tượng bằng sự miêu tả những kinh nghiêm riêng và cụ thể. Các nhà văn lãng mạn đã đối lập với những qui tắc của nghệ thuật cổ điển bằng tự do trong nghệ thuật sáng tạo. Họ không mô phỏng tự nhiên, không tái hiện mà phát huy đến ca...yron với những tác phẩm ca ngợi những cuộc đấu tranh của công nhân và các phong trào giải phóng dân tộc. Ngoài ra còn có Shelley, một nhà thơ tiến bộ với những tác phẩm như: Thư gởi gió Tây, Prométée giải phóng, Gửi con chim sơn ca, Hélax.... - Ở Ðức: Wilhem Schelgel và Fridrich Schelgel đ...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những thành tựu của văn học - nghệ thuật khoa học - kĩ thuật thế kỉ XIX (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HỌC 
- NGHỆ THUẬT KHOA HỌC - KĨ 
THUẬT THẾ KỈ XIX 
Từ cách mạng tư sản Hà Lan cho đến cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản 
đã xác lập và thắng lợi ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Chủ nghĩa tư 
bản thoát khỏi những ràng buộc của chế độ phong kiến, rộng đường phát 
triển. Giai cấp tư sản cũng tiến hành cuộc cách mạng kỹ thuật nhằm xây 
dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa tư bản. Chính nhờ cuộc cách mạng 
công nghiệp mà giai cấp tư sản đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều 
hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp 
lại.... Với thắng lợi của cách mạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản đạt 
những thành tựu to lớn. Thế kỷ XIX là thế kỷ của những thắng lợi rực rỡ 
mà chủ nghĩa tư bản đạt được trong các mặt văn học, nghệ thuật, khoa 
học, kỹ thuật. 
I. VĂN HỌC 
Văn học thế kỷ XIX phát triển mạnh với hai trào lưu văn học lớn: văn 
học lãng mạn và văn học hiện thực. Các tác giả của thế kỷ XIX đã để lại 
cho nhân loại những bộ tiểu thuyết đồ sộ và tồn tại mãi với thời gian. 
1. Văn học lãng mạn. 
1.1. Hoàn cảnh ra đời: 
Chủ nghĩa lãng mạn ở các nước phương Tây ra đời dưới ảnh hưởng của 
cách mạng Pháp. Cách mạng Pháp 1789 đánh đổ chế độ phong kiến, 
thiết lập chế độ tư sản là một bước ngoặc quan trọng, đánh dấu sự mở 
đầu của một chế độ chính trị mới, phù hợp với sự phát triển của lịch sử 
xã hội loài người. Ðây là cuộc cách mạng duy nhất đã chiến thắng triệt 
để chủ nghĩa phong kiến nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là giai 
cấp phong kiến đang trên đà tan rã và một bên là giai cấp tư sản đang đi 
lên. Cách mạng Pháp, vì vậy được sự ủng hộ nhiệt tình của những người 
có tư tưởng tiến bộ và quần chúng nhân dân lao động. Tuy nhiên, sau khi 
lật đổ giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản đã giành lấy những thành quả 
của cách mạng về phần mình, thay thế những quan hệ bóc lột của xã hội 
cũ bằng những quan hệ bóc lột của xã hội mới, tạo nên những tâm thế 
khác nhau trong đời sống xã hội. 
Sự sụp đổ của quan hệ xã hội cũ và sự xác lập những quan hệ xã hội 
mới, đặc biệt là trong thời gian sau những cuộc chiến tranh của 
Napoléon, sự xác lập của Vương triều Phục hồi (1815-1830)... có tác 
động mạnh mẽ đến mọi tầng lớp công chúng và ảnh hưởng rộng rãi đến 
nhiều nước châu Âu. Một mặt, nó tạo nên sự bất mãn, chống đối của 
những người gắn bó tình cảm và quyền lợi với chế độ phong kiến phân 
quyền, muốn duy trì và bảo vệ trật tự xã hội mà họ cho là tốt đẹp, lí 
tưởng. Mặt khác, nó lại không đáp ứng được lòng mong mỏi và niềm tin 
của những tầng lớp quần chúng đã nhiệt tình ủng hộ cho cách mạng. 
Ước mơ vào một xã hội tốt đẹp đã không trở thành hiện thực...Chủ nghĩa 
lãng mạn đã hình thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hội và 
tâm lí đó. 
1.2. Nội dung: 
Chủ nghĩa lãng mạn là tiếng nói của thời đại mới. Nó chia thành hai 
khuynh hướng: lãng mạn tiêu cực, bảo thủ và lãng mạn tích cực, tiến bộ. 
Hai khuynh hướng khác nhau trong chủ nghĩa lãng mạn là do những 
phản ứng khác nhau của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân đối với kết 
quả của cách mạng tư sản. Cơ sở của khuynh hướng lãng mạn tiêu cực là 
sự chống đối của tầng lớp quí tộc bị cách mạng Pháp lật đổ. Ngoài ra, cơ 
sở giai cấp của nó còn là tầng lớp tiểu tư sản bảo thủ chịu ảnh hưởng sâu 
xa của ý thức phong kiến lỗi thời. Vì vậy, nội dung của văn học lãng 
mạn tiêu cực là tiếng kêu thất vọng, lời than vãn, thương tiếc về một quá 
khứ cũ. Nó thất vọng với hiện tại và tìm đến những nơi náu ẩn của tinh 
thần như tôn giáo, tình yêu, vũ trụ.... Cở sở giai cấp của khuynh hướng 
lãng mạn tích cực là đông đảo quần chúng nhân dân phân hóa từ Ðẳng 
cấp thứ ba sau cách mạng tư sản và những tầng lớp trí thức tiểu tư sản 
tiến bộ có điều kiện thuận lợi để nói lên những tâm tư, tình cảm của 
quần chúng nhân dân lao động. Văn học lãng mạn tích cực hướng về 
tương lai, gởi gắm hy vọng vào việc cải tạo xã hội với một khát vọng 
chân lý và tự do. Các nhà văn lãng mạn tích cực luôn luôn muốn khám 
phá và sáng tạo, xông pha tìm cái mới. Ngoài ra nó còn mang nhiệt tình 
yêu nước và ít nhiều vươn đến tính chất lãng mạn cách mạng. 
Về nghệ thuật, chủ nghĩa lãng mạn đã thay thế sự tìm tòi một chân lý 
phổ biến và trừu tượng bằng sự miêu tả những kinh nghiêm riêng và cụ 
thể. Các nhà văn lãng mạn đã đối lập với những qui tắc của nghệ thuật 
cổ điển bằng tự do trong nghệ thuật sáng tạo. Họ không mô phỏng tự 
nhiên, không tái hiện mà phát huy đến cao độ kiểu sáng tác tái tạo nghệ 
thuật không phải là sự mô tả thực tại có thực mà là sự tìm tòi chân lý lý 
tưởng (George Sand). Chủ nghĩa lãng mạn tích cực là văn học của cái tôi 
cho nên rất giàu tính trữ tình. Thơ trữ tình rất được ưa chuộng, đề tài 
tình yêu rất phổ biến, thể loại tự truyện khá phát triển. 
1.3. Các nhà văn tiêu biểu: 
Nói đến trào lưu lãng mạn, phải nói đến văn học lãng mạn Pháp. Văn 
học lãng mạn Pháp là một dòng văn học lớn, phản ánh cụ thể tình hình 
đấu tranh giai cấp trong khoảng thời gian giữa hai cuộc cách mạng 
1789-1848. 
- Các nhà văn lãng mạn Pháp: Chataubriand với những tác phẩm: René, 
Atala, Những kẻ tử vì đạo....; Lamartine với tác phẩm Le Lac, Những 
trầm tư đầu tiên; Alfred Vigny với Saint Marc, Moise, Héloise ... Ðại 
biểu cho những nhà văn lãng mạn tiến bộ là Mme de Stael, kế đó là 
George Sand với trên 90 tác phẩm, trong đó có những tác phẩm lớn: 
Valentine, Lélia, Indiana, Cái ao ma quái, Cô bé Fayette....Victor Hugo 
được xem là nhà văn lãng mạn tiến bộ vĩ đại. Các tác phẩm của ông 
nhuốm đầy tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, phục vụ cuộc đấu tranh của 
nhân dân, cho công lý, hòa bình, cho những người khốn khổ. Ông nổi 
tiếng với các tập tiểu thuyết: Những người khốn khổ, Nhà thờ đức bà 
Paris, Năm 93, Cromwell, Trừng phạt... 
- Các nhà văn lãng mạn ở Anh: Wordsworth, Coleridge, Keats Byron 
với những tác phẩm ca ngợi những cuộc đấu tranh của công nhân và các 
phong trào giải phóng dân tộc. Ngoài ra còn có Shelley, một nhà thơ tiến 
bộ với những tác phẩm như: Thư gởi gió Tây, Prométée giải phóng, Gửi 
con chim sơn ca, Hélax.... 
- Ở Ðức: Wilhem Schelgel và Fridrich Schelgel được xem là những 
người mở đường cho văn học lãng mạn Ðức. Ngoài ra còn có thể kể 
Goeth, Heiner... 
2. Văn học hiện thực phê phán thế kỷ XIX. 
2.1 Hoàn cảnh ra đời: 
Chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Tây Âu hình thành vào những năm 20 
của thế kỷ XIX và phát triển rực rỡ từ những năm 30 đến những năm 60. 
Nó ra đời và phát triển trong thời kỳ mà mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản 
và giai cấp tư sản trở nên quyết liệt. 
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho số phận của công nhân và 
quần chúng nhân dân ngày càng khốn khổ. Các nhà văn, nhà tư tưởng 
sống trong thời kỳ này, đã lấy chất liệu từ thực tế của cuộc sống để vạch 
ra những xấu xa của xã hội tư bản, phê phán và lên án mối quan hệ tư 
bản chủ nghĩa trong xã hội tư bản chủ nghĩa. 
2.2. Nội dung: 
Các nhà văn hiện thực đã đi sâu tìm hiểu thực tế để phản ánh trong sáng 
tác của mình, đi sâu vào bản chất, phát hiện ra những mâu thuẫn trong 
hiện thực. Họ vạch trần bản chất xấu xa của xã hội tư sản, qui luật cạnh 
tranh khốc liệt của chủ nghĩa tư bản, sự bóc lột tàn nhẫn của những 
người giàu có đối với những người nghèo khổ. Trong khi miêu tả một 
cách chân thực cuộc sống, các nhà văn hiện thực đã lên tiếng, phê phán 
và tố cáo xã hội tư sản, lên án ma lực của đồng tiền, lên án cái đạo đức 
giả của giai cấp tư sản. Các nhà văn hiện thực phê phán đã cố gắng xây 
dựng những điển hình, những nhân vật mà tính cách hình thành và phát 
triển gắn liền với một hoàn cảnh điển hình. Các nhà văn của dòng văn 
học này đã có công phát triển và hoàn thiện loại tiểu thuyết xã hội. Ðó là 
một bức tranh rộng lớn về cuộc sống, một bộ bách khoa toàn thư về 
nghệ thuật của thế kỷ XIX. 
2.3. Các nhà văn tiêu biểu: 
-Pháp: văn học hiện thực Pháp thế kỷ XIX phát triển rực rỡ, nhất là 
những năm 30, 40 của thế kỷ XIX. Những đại biểu ưu tú của dòng văn 
học này là Standhal với tác phẩm Ðỏ và Ðen; Mérimée với Colomba, 
Carmen; Balzac với bộ Tấn trò đời; Flaubert với Bà Bovary. 
- Anh: Dickens là nhà văn hiện thực phê phán lớn của Anh thế kỷ XIX, 
ông đã miêu tả một cách tài tình xã hội Anh nửa đầu thế kỷ XIX. Các tác 
phẩm lớn của ông là: Ngôi nhà lạnh lẽo, Thời buổi khó khăn, Cô bé 
Doris, David Copperfield... 

File đính kèm:

  • pdfnhung_thanh_tuu_cua_van_hoc_nghe_thuat_khoa_hoc_ki_thuat_the.pdf