Nội khoa cơ sở - Nguyễn Phú Kháng

Tóm tắt Nội khoa cơ sở - Nguyễn Phú Kháng: ...ộng so với lúc trước gắng sức. . Rối loạn vận động trầm trọng hơn trước khi gắng sức (từ giảm vận động sang mất vận động). . Rối loạn vận động ít nhất ở 2 vùng liên quan. - Những rối loạn vận động có sẵn từ trước khi gắng sức, không thay đổi trong gắng sức thì khả năng là sẹo nhồi máu cơ tim. 7.... đó cần chụp thận có thuốc cản quang UIV để xác định. + Thấy hình ảnh cản quang của sỏi: to hoặc nhỏ, hình thể không cố định ở thận, niệu quản, bàng quang đó là sỏi cản quang (sỏi canxi phosphat, canxi carbonat, amonimagie phosphat...), không thấy được các sỏi không cản quang (sỏi urat, xanthyl, sy...i chung. Mệt mỏi là một trong những triệu chứng bệnh nhân than phiền nhiều nhất liên quan đến các bệnh khớp. Đó là cảm giác mệt mỏi, tình trạng uể oải và thường kèm theo việc giảm khả năng làm việc. Sự mệt mỏi được đánh giá bằng thời gian xuất hiện, tần suất, mức độ và khả năng thực hiện các công v...

doc282 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nội khoa cơ sở - Nguyễn Phú Kháng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoảng từ 20 - 30 mmHg. Bởi vì khi dùng thuốc ức chế bêta, nó sẽ giải phóng tác dụng của anpha giao cảm làm cho huyết áp tăng lên.
- Thử nghiệm glucagon: cho tiêm tĩnh mạch 1mg glucagon: nếu có u thượng thận thì glucagon sẽ làm tăng tiết catecholamin, huyết áp tối đa sẽ tăng ³ 20-30 mmHg (hoặc có thể phối hợp định lượng catecholamin thấy tăng).
Hội chứng suy chức năng tuyến sinh dục
1. Suy chức năng tuyến sinh dục nam.
1.1. Định nghĩa:
Suy chức năng tuyến sinh dục nam là tình trạng suy giảm chức năng của tinh hoàn mà nguyên nhân có thể là thứ phát hoặc tiên phát.
Có 2 thể:
- Suy chức năng tuyến sinh dục hoàn toàn: liên quan đến chức năng nội và ngoại tiết.
- Suy chức năng tuyến sinh dục không hoàn toàn: chỉ liên quan đến chức năng ngoại tiết, còn chức năng nội tiết vẫn bình thường.
1.2. Nguyên nhân:
* Suy sinh dục nam hoàn toàn:
+ Suy sinh dục nam tiên phát:
- Không có tinh hoàn.
- Nhiễm virus quai bị.
- Sau phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.
- Điều trị bằng phóng xạ.
- Hội chứng Klinefelter: tinh hoàn teo nhỏ, cứng, không đau khi sờ nắn, không có tinh trùng.
+ Suy sinh dục nam thứ phát:
- Ung thư tinh hoàn.
- Do suy chức năng tuyến yên.
- U hố sọ sau.
- Suy dinh dưỡng.
- Đái tháo đường.
- Suy chức năng tuyến giáp.
- Suy thượng thận mãn (Addison).
* Suy sinh dục nam không hoàn toàn.
- Viêm tinh hoàn do quai bị.
- Điều trị bằng hoá trị liệu hoặc xạ trị điều trị ung thư.
- Tinh hoàn ẩn (cả 2).
1.3. Triệu chứng:
1.3.1. Lâm sàng:
+ Hỏi bệnh:
- Hỏi kỹ về thời kỳ dậy thì, bắt đầu ở tuổi nào.
- Có chấn thương không?
- Nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục không?
- Có xuất tinh không?
+ Khám:
- Tinh hoàn ẩn một bên hay hai bên.
- Có teo tinh hoàn không?
- Sờ tinh hoàn chắc hay cứng.
- Cần phải khám toàn thân để tìm nguyên nhân.
1.3.2. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm tinh dịch để tìm số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Siêu âm tuyến tiền liệt và tinh hoàn.
- X quang có cản quang chụp ống dẫn tinh xem có tắc ống dẫn tinh ?
- 17cetosteroid nước tiểu (bình thường: 14 - 52 mmol/24h.).
- Chụp hố yên.
- Sinh thiết khối u để tìm tế bào lạ.
2. Suy chức năng buồng trứng.
2.1. Định nghĩa:
Suy chức năng buồng trứng là tình trạng suy hoàn toàn hay không hoàn toàn các chức năng của buồng trứng.
2. 2. Nguyên nhân:
+ Suy chức năng buồng trứng hoàn toàn:
- Ung thư buồng trứng tiên phát hoặc thứ phát.
- Do chấn thương.
- Nhiễm khuẩn.
- Sarcoid.
- Suy chức năng tuyến yên.
- Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng cả 2 bên.
- Hoá trị liệu hoặc xạ trị.
- Suy tuyến giáp.
- Suy thượng thận.
+ Suy chức năng buồng trứng không hoàn toàn:
- Viêm phần phụ.
- Cắt toàn bộ tử cung.
- Cường androgen.
- Đái tháo đường, hội chứng Cushing.
	 - Suy thận, xơ gan.
- Các thuốc hướng thần.
	Tất cả những nguyên nhân trên đều gây rối loạn rụng trứng.
2.3. Triệu chứng:
2.3.1. Lâm sàng:
- Vô kinh.
- Kinh nguyệt thưa và ít.
- Vô kinh kết hợp với tiết sữa (cường prolactin).
- Sẩy thai do rối loạn rụng trứng.
- Trứng cá ở mặt hoặc toàn thân là triệu chứng điển hình của rối loạn rụng trứng (nguyên nhân do cường androgen của vỏ thượng thận).
2.3.2. Cận lâm sàng:
- Định lượng FSH: nếu FSH tăng cao là do tổn thương tiên phát tại buồng trứng; nếu FSH thấp hay bình thường có thể gặp trong suy buồng trứng thứ phát.
- Chụp tử cung, buồng trứng cản quang.
- Chụp hố yên.
Hội chứng Cường chức năng buồng trứng.
1. Định nghĩa.
Cường chức năng buồng trứng là tình trạng tăng tiết androgen, estrogen (folliculin) và progesteron ở buồng trứng.
2. Nguyên nhân.
- U lành hoặc ác tính ở buồng trứng.
- U tuyến thượng thận.
- U tuyến yên.
3. Triệu chứng.
3.1. Lâm sàng:
+ Lâm sàng của tăng androgen:
- Vô kinh.
- Rối loạn kinh nguyệt, kinh ít và thưa dần.
- Vú nhỏ lại (ngực lép).
- Âm hộ teo.
- Tử cung teo nhỏ.
- Rậm lông: hệ thống lông phát triển giống nam giới (nhiều râu ở mép, lông nhiều ở bụng, ngực và đặc biệt là bộ phận sinh dục, lông phát triển từ rốn đến xương mu).
- Cơ bắp phát triển.
- Giọng nói thay đổi giống nam giới.
- Âm vật và môi lớn phì đại.
+ Lâm sàng của tăng estrogen (folliculin):
- Dậy thì sớm: vú to, hệ thống lông phát triển.
- Cơ bắp phát triển nhanh.
- Rong kinh hoặc vô kinh.
- Băng kinh.
3.2. Cận lâm sàng:
- Nội soi, siêu âm tử cung, buồng trứng tìm khối u.
- Chụp CT scanner, cộng hưởng từ (MRI) tử cung, buồng trứng có thể phát hiện thấy khối u.
- X quang thượng thận, tuyến yên.
- Chụp CT scanner, MRI thượng thận, tuyến yên.
- Dịch âm đạo: cho thấy tăng các chỉ số nhân đông và tế bào.
- Sinh thiết niêm mạc tử cung: thấy quá sản tuyến-nang niêm mạc của 	 tử cung.
- Tăng phenolstetoid và E2 huyết tương. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
(Hyperosmolar coma)
1. Định nghĩa.
Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu là một biến chứng cấp tính trong bệnh đái tháo đường. Bệnh được biểu hiện bằng đường huyết cao, áp lực thẩm thấu tăng > 320 mosmol/l, pH máu > 7,2, tăng Na+ máu và không có nhiễm toan ceton. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
2. Nguyên nhân.
- Do nhiễm khuẩn.
- Chấn thương hoặc phẫu thuật.
- Nôn nhiều, đi lỏng, mất nước.
- Tai biến mạch máu não.
- Dùng thuốc lợi tiểu thải muối (lasix, hypothiazid).
- Dùng corticoid, thuốc ức chế thụ cảm thể bêta, thuốc ức chế miễn dịch.
Các thuốc trên có thể làm tăng glucose huyết và giảm tiết insulin.
3. Triệu chứng.
3.1. Lâm sàng:
- Triệu chứng mất nước nặng do đái nhiều, da khô nhăn nheo, mắt trũng.
- ý thức u ám, rối loạn tri giác và đi dần vào hôn mê.
- Vật vã hoặc co giật.
- Mất cảm giác hoặc vận động, mất phản xạ gân xương.
- Buồn nôn hoặc nôn, đi lỏng.
- Sốt có thể có do nhiễm trùng hoặc do rối loạn điều hoà thân nhiệt.
- Mất nước nặng sẽ dẫn đến máu cô và có thể xảy ra tắc mạch.
3.2. Cận lâm sàng:
- Đường máu tăng cao 25 - 30 mmol/l.
- áp lực thẩm thấu máu tăng > 320 mosmol/l (bình thường < 320 mosmol/l).
- Na+, Cl- máu tăng.
- Urê, creatinin máu tăng có thể do suy thận chức năng.
- K+ có thể bình thường, giảm hoặc có thể tăng khi có suy thận.
- Ceton máu và nước tiểu âm tính.
- Magiê huyết tăng lúc đầu, sau có thể giảm; phospho máu giảm.
- Hồng cầu tăng, hematocrit tăng (có thể do mất nước dẫn đến máu cô).
- pH máu, dự trữ kiềm máu bình thường.
- Lipid máu có thể tăng.
- X quang tim-phổi có thể phát hiện lao phổi.
- Điện tim: QT kéo dài, xuất hiện sóng u, T dẹt hoặc âm tính khi có hạ K+ máu; sóng T cao khi có tăng K+.
Hôn mê do hạ glucose huyết
(Hypoglycemia coma)
1. Định nghĩa.
Hôn mê do hạ glucose máu là một rối loạn bệnh lý khi nồng độ glucose huyết thanh giảm < 3 mmol/l dẫn đến thiếu năng lượng mà trước hết là ở tế bào não.
2. Nguyên nhân.
- Do nhịn ăn.
- Do uống nhiều rượu, bia: vì rượu có tác dụng làm giảm tân sinh glucose ở gan.
- Do thuốc: dùng các thuốc hạ đường huyết quá liều (insulin, sulfonylurea, biguanid...), propanolol.
- Xơ gan, ung thư gan giai đoạn cuối; suy thận.
- U tụy (insulinoma) gây tăng tiết insulin.
- Suy thượng thận mãn.
- Suy chức năng tuyến yên.
3. Triệu chứng.
3.1. Lâm sàng:
- Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, tê bì 2 chi dưới.
- Vã mô hôi toàn thân, chân tay lạnh toát.
- Da tái nhợt nhạt.
- Run chân tay.
- Nhịp tim nhanh, hồi hộp, đau ngực trái, huyết áp thấp.
- Cảm giác lo lắng bứt rứt, đói, đôi khi đói cồn cào, đau bụng vùng thượng vị.
- Buồn nôn, nôn, đi lỏng, yếu cơ.
- Đi lại loạng choạng, hay quên, lú lẫn.
- Mắt nhìn mờ, nhìn đôi.
- Có khi kích thích vật vã, co giật cục bộ toàn thân.
- Mất trí nhớ, mất tri giác và hôn mê.
3.2. Cận lâm sàng:
- Glucose huyết thanh giảm < 3 mmol/l (xét nghiệm có giá trị nhất trong chẩn đoán hôn mê do hạ glucose huyết).
- Siêu âm ổ bụng để phát hiện u tụy.
- Định lượng insulin máu: có thể tăng khi có u tụy.
- CT scanner, cộng hưởng từ ổ bụng: có thể phát hiện khối u ở tụy.
- SGOT, SGPT, bilirubin, prothrombin khi có xơ gan, ung thư gan.
- Định lượng các hormon của thượng thận khi có suy thận mãn (Addison) như định lượng cortisol, catecholamin máu và nước tiểu.
- Định lượng GH (STH): giảm khi có suy chức năng tuyến yên.Hôn mê do nhiễm toan ceton máu
1. Định nghĩa.
Hôn mê do nhiễm toan ceton là một biến chứng cấp tính trong bệnh đái tháo đường. Bệnh được đặc trưng bởi đường huyết tăng cao (thường > 20 mmol/l) pH máu giảm < 7,2, dự trữ kiềm < 15 mEq/l, ceton máu tăng và xuất hiện ceton nước tiểu. Nguyên nhân của hôn mê do nhiễm toan ceton máu là do thiếu insulin trầm trọng. Thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1.
2. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi.
- Bệnh nhân đái tháo đường típ 1 không được điều trị hoặc không biết bị bệnh đái tháo đường.
- Đang điều trị nhưng tự động ngừng thuốc đột ngột.
- Liều insulin điều chỉnh không kịp thời (ít quá).
- Do nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não (xuất huyết não hoặc nhồi huyết não), hoại tử chi.
- Do điều trị các thuốc có tác dụng làm tăng đường máu như: corticoid, ACTH, DOCA, lợi tiểu thải muối (lasix, hypothiazid).
- Do phẫu thuật, chấn thương.
- ăn quá nhiều glucid, uống nhiều rượu, bia.
- Nhiễm khuẩn, nhiễm virus.
- Có thai hoặc sinh đẻ.
- Nôn, đi lỏng gây mất nước và điện giải.
- Nhiễm độc hormon giáp nặng.
3. Triệu chứng.
3.1. Lâm sàng:
+ Giai đoạn khởi phát (giai đoạn tiền hôn mê):
- Khởi phát từ từ, thường gặp ở người trẻ tuổi (đái tháo đường típ 1). Đôi khi xuất hiện đột ngột (do bệnh nhân tự ngừng inssulin đột ngột).
- Triệu chứng thường gặp là ăn nhiều, khát và uống nhiều nước, gầy sút cân nhanh; cũng có khi chán ăn, ăn kém, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng.
- Dấu hiệu mất nước: da nhăn nheo, mắt trũng.
+ Giai đoạn toàn phát (giai đoạn hôn mê nhiễm toan ceton nặng):
- Rối loạn tri giác: ý thức lơ mơ, u ám hoặc mất ý thức hoàn toàn.
- Khó thở do nhiễm toan chuyển hoá, thở sâu ồn ào, có thể có rối loạn nhịp thở Kussmaul, hơi thở có mùi ceton giống như mùi táo ủng và thối.
- Có biểu hiện của mất nước nội bào (khát dữ dội, sút cân nhiều, niêm mạc khô).
- Có biểu hiện của mất nước ngoại bào (da khô, nhăn nheo, dấu hiệu véo da (+), giảm trương lực nhãn cầu, huyết áp hạ, nhịp tim nhanh, trụy mạch).
- Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đi lỏng dẫn đến rối loạn nước và điện giải, đau bụng, đôi khi giống đau bụng ngoại khoa nhất là ở trẻ em.
- Sốt có thể do mất nước nội bào hoặc do nhiễm trùng ở phổi, hoại tử chi, viêm đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn huyết. Nhiệt độ có thể bình thường hoặc thấp trong trường hợp có nhiễm khuẩn Gram âm.
3.2. Cận lâm sàng:
- Đường máu tăng cao, đường niệu (+).
- Ceton máu và ceton niệu (+) mạnh.
- Na+ máu giảm.
- K+ giảm, phospho máu giảm (nếu có suy thận thì K+ máu có thể tăng).
- Dự trữ kiềm giảm < 15 mEq/l, pH máu giảm < 7,2.
- Urê, creatinin có thể tăng do suy thận.
- Clo máu bình thường hoặc tăng (do tăng tái hấp thu tại ống thận).
- Phosphat huyết thanh tăng trong giai đoạn đầu khi chưa được điều trị, sau điều trị sẽ giảm.
- Amylaza máu tăng.
- Hồng cầu, hematocrit tăng do máu cô.
- Bạch cầu tăng có thể do nhiễm khuẩn hoặc máu lắng tăng.
- Lipid máu tăng mà nguyên nhân do thiếu insulin dẫn đến giảm lipoprotein lipase; thiếu insulin dẫn đến tốc độ thanh lọc của lipid bị chậm lại và gan sẽ tăng sản xuất VLDL (very low density lipoprotein).
- Điện tim: đoạn QT dài, sóng T dẹt hoặc âm tính, xuất hiện sóng u khi có hạ K+ máu hoặc điện tim có hình ảnh của thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.
- Cấy máu, cấy nước tiểu (nếu nghi ngờ có sốt nhiễm khuẩn huyết).
- Các xét nghiệm đông máu.
- Thử hCG (nếu nghi ngờ có thai).
- X quang tim-phổi: tìm các tổn thương ở phổi đi kèm (lao phổi hoặc viêm phổi).
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Phú Kháng 
	Lâm sàng tim mạch - 2001.
2. Đại học y Hà Nội.
	Nội khoa cơ sở tập I - NXBYH. Hà Nội 2003; tr 95-194.
3. Học viện Quân y.
	Bệnh học nội khoa - tập I - NXB QĐND. Hà Nội 2003.
3. Học viện Quân y.
	Bệnh học nội khoa - tập II- NXB QĐND. Hà Nội 2003.
4. Phạm Tử Dương.
	Cấp cứu nội khoa- NXB QĐND. Hà Nội 1998.
5. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê.
	Nội tiết học đại cương- NXBYH; TPHCM 2003.
6. Thái Hồng Quang.
	Bệnh nội tiết- NXBYH; Hà Nội 2001.
7. Rosen bloom A.L.
	Diabetic ketoacidosis 1996; 260-266.
8. Rotter I.S.
	Genetic of diabetec mellítus 1990; 378-340.
9. Vigrati L.
	Coua in diabetes 1995; 538-540.
10. Clinical Nuclear Medicine- 1992.
11. Current therapy in endocrinology and metabolism 6th edition -1997.
12. Clinical endocrinology 2nd edition-1998.
13. Z. L. Braunwald:
	Examination of the patient-Heart disease-2001.
14. Bernard Lo: Ethical issues in clinical medicine-Principles of internal 	medicine 14th Int. edition.
15. MC. Phee; A.Schroeder (Đặng Xuân Lang dịch): tiếp cận thông thường với 	bệnh nhân; duy trì sức khoẻ và dự phòng bệnh tật, các triệu chứng chung- 	chẩn đoán và điều trị y học hiện đại- NXBYH-2001.
16. T. Gilligan; A.Raffin:
	Ethical issues of care in the cardiac intensive care unit-cardiac intensive care-	1998.
17. Norman Sharpe: Management principles: much more to be gained- 	Martindunitz-2000.
18. Melvin D. Cheitlin. MD; Maurice Sokolow. MD; Malcolm B. Mellroy. MD
Clinical cardiology. Sixth edition. LANGE medical book-1993. P 39-70.
Nội khoa cơ sở
Chỉ đạo biên soạn:
1. GS.TS. Phạm Gia Khánh
	Giám đốc Học viện quân y, Chủ nhiệm Bộ môn BM2.
2. GS.TS. Lê Bách Quang
	Phó Giám đốc Học viện quân y.
3. GS.TS. Nguyễn Văn Mùi
	Phó Giám đốc Bệnh viện 103, CNBM AM5.
Chủ biên:
	GS.TS. Nguyễn Phú Kháng
	Chủ nhiệm Bộ môn AM2
Thư ký biên soạn:
	TS. Hoàng Trung Vinh
	Giáo vụ BM AM2
Tác giả:
1. TS. Nguyễn Văn Chương- Phụ trách CNBM AM4.
2. TS. Nguyễn Đức Công- PCN AM2.
3. BS.CK2. Hoàng Đàn- Giáo viên AM2.
4. PGS.TS. Đoàn Văn Đệ- CNK AM2.
5. TS. Nguyễn Minh Hiện- PCNBM AM4.
6. TS. Nguyễn Minh Hiếu- PCNK AM7.
7. PGS.TS. Đồng Khắc Hưng- CNK AM3.
8. GS.TS. Nguyễn Phú Kháng- CNBM AM2.
9. PGS.TS. Nguyễn Liễu- CNBM AM7.
10. PGS.TS. Hoàng Gia Lợi- CNBM AM1.
11. GS.TS. Nguyễn Văn Mùi- Phó Giám đốc BV 103- CNBM AM5.
12. TS. Nguyễn Oanh Oanh- GV AM2.
13. TS. Nguyễn Hoàng Thanh- CNK AM7.
14. TS. Đỗ Thị Minh Thìn- PCNBM AM2.
15. TS. Hoàng Mai Trang- Nguyên CNK PKB-BV103, GV AM2.
16. PGS.TS. Nguyễn Xuân Triều- CNBM AM3.
17. TS. Hoàng Trung Vinh- Giáo vụ, GV BM AM2.
Cộng tác:
	YS. Nguyễn Thị Hằng - Kỹ thuật viên BM AM2.
Mục lục
 Trang
Lời giới thiệu	 1	
 Lời mở đầu	 2
Chương 1: Đại cương về nội khoa cơ sở.
1. Nguyên lý thực hành y học nội khoa.	 4
	GS. TS. Nguyễn Phú Kháng
2. Phương pháp làm bệnh án nội khoa.	12
	GS.TS. Nguyễn Phú Kháng
3. Bệnh án minh hoạ.	15
	GS.TS. Nguyễn Phú Kháng
4. Sốt.	19
	GS.TS. Nguyễn Văn Mùi
5. Rối loạn nước-điện giải.	29
	BS.CK2. Hoàng Đàn
6. Rối loạn chuyển hoá nước.	30
	BS.CK2. Hoàng Đàn
7. Giảm Natri máu	32
	BS.CK2. Hoàng Đàn
8. Tăng Natri máu	35
	BS.CK2. Hoàng Đàn
9. Rối loạn chuyển hoá kali máu	37
	BS.CK2. Hoàng Đàn
10. Rối loạn chuyển hoá canxi	40
	BS.CK2. Hoàng Đàn
11. Rối loạn chuyển hoá Magiê	41
	BS.CK2. Hoàng Đàn
12. Rối loạn chuyển hoá phospho	43
	BS.CK2. Hoàng Đàn
13. Rối loạn cân bằng kiềm toan	46
	BS.CK2. Hoàng Đàn
Chương 2: Triệu chứng học hệ Tim-Mạch.
1. Phương pháp khám bệnh Tim-Mạch.	57
	TS. Nguyễn Oanh Oanh.
2. Triệu chứng cơ năng bệnh Tim-Mạch.	62
	TS. Nguyễn Oanh Oanh.
3. Triệu chứng thực thể bệnh Tim-Mạch.	66
	TS. Nguyễn Đức Công.
4. Tâm thanh-cơ động đồ.	76
	TS. Nguyễn Oanh Oanh.
5. Điện tâm đồ.	80
	TS. Nguyễn Oanh Oanh.
6. Nghiệm pháp gắng sức.	84
	TS. Nguyễn Oanh Oanh.
7. X quang tim.	87
	TS. Nguyễn Oanh Oanh.
8. Siêu âm tim.	91
	TS. Nguyễn Đức Công.
9. Thông tim.	101
	TS. Nguyễn Đức Công.
10. Soi mao mạch	106
	TS. Nguyễn Đức Công.
11. Chụp động mạch vành.	108
	TS. Nguyễn Đức Công.
12. Xạ hình hạt nhân tim.	110
	TS. Nguyễn Đức Công.
13. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân.	113
	TS. Nguyễn Đức Công.
14. Hội chứng suy tim.	114
	TS. Nguyễn Đức Công.
Chương 3: Triệu chứng học thận-đường niệu.
1. Phương pháp khám thận-tiết niệu	121
	BS.CK2 Hoàng Đàn
2. Triệu chứng cơ năng thận-tiết niệu	125
	BS.CK2 Hoàng Đàn
3. Triệu chứng cận lâm sàng bệnh thận-tiết niệu	127
	TS. Hoàng Mai Trang
4. Hội chứng phù do bệnh thận	149
	BS.CK2 Hoàng Đàn
5. Hội chứng thận to	154
	TS. Hoàng Mai Trang
6. Hội chứng suy thận cấp tính	158
	BS.CK2 Hoàng Đàn
7. Hội chứng suy thận mãn tính	167
	BS.CK2 Hoàng Đàn
8. Đái ra máu	174
	TS. Hoàng Mai Trang
9. Hội chứng hemoglobin niệu	175
	BS.CK2 Hoàng Đàn
10. Hội chứng đái dưỡng chấp	176
	BS.CK2 Hoàng Đàn
11. Hội chứng porphyrin niệu	177
	BS.CK2 Hoàng Đàn
12. Hội chứng protein niệu	178
	BS.CK2 Hoàng Đàn
13. Đái nhiều, đái ít, vô niệu	180
	BS.CK2 Hoàng Đàn
14. Rối loạn tiểu tiện	181
	TS. Hoàng Mai Trang
Chương 4: Triệu chứng học hệ cơ-xương-khớp.
1. Triệu chứng cơ năng và thực thể bệnh nhân 
	bị bệnh xương khớp	184
	PGS. Đoàn Văn Đệ
2. Các xét nghiệm dùng trong chẩn đoán các bệnh khớp	191
	PGS. Đoàn Văn Đệ
3. Đau lưng	199
	PGS. Đoàn Văn Đệ
Chương 5: Triệu chứng học hệ nội tiết-chuyển hoá.
1. Phương pháp khám bệnh nội tiết	206
	TS. Đỗ Thị Minh Thìn	
2. Các phương pháp thăm dò hình thái và chức năng
	tuyến nội tiết.	209
	TS. Đỗ Thị Minh Thìn
3. Hội chứng cường chức năng tuyến yên	217
	TS. Hoàng Trung Vinh
4. Hội chứng suy chức năng tuyến yên	224
	TS. Hoàng Trung Vinh
5. Phương pháp khám tuyến giáp	228
	TS. Hoàng Trung Vinh
6. Hội chứng cường chức năng tuyến giáp	233
	TS. Hoàng Trung Vinh
7. Hội chứng suy chức năng tuyến giáp	238
	TS. Hoàng Trung Vinh
8. Hội chứng cường chức năng tuyến cận giáp	241
	TS. Hoàng Trung Vinh
9. Hội chứng suy chức năng tuyến cận giáp.	244
	TS. Hoàng Trung Vinh
10. Triệu chứng học tuyến thượng thận	246
	TS. Đỗ Thị Minh Thìn
11. Hội chứng suy chức năng tuyến thượng thận cấp tính.	247
	TS. Đỗ Thị Minh Thìn
12. Hội chứng suy chức năng tuyến thượng thận mãn tính.	248
	TS. Đỗ Thị Minh Thìn 
13. Hội chứng cường Aldosteron tiên phát	250
	TS. Đỗ Thị Minh Thìn
14. Hội chứng Cushing.	252
	TS. Đỗ Thị Minh Thìn
15. U tủy thượng thận	254
	TS. Đỗ Thị Minh Thìn
16. Hội chứng suy chức năng tuyến sinh dục.	256
	TS. Đỗ Thị Minh Thìn
17. Hội chứng cường chức năng buồng trứng.	258
	TS. Đỗ Thị Minh Thìn
18. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.	259
	TS. Đỗ Thị Minh Thìn
19. Hôn mê do hạ glucose huyết.	260
	TS. Đỗ Thị Minh Thìn
20. Hôn mê do nhiễm toan ceton máu.	261
	TS. Đỗ Thị Minh Thìn
22. Tài liệu tham khảo	263
Bảng chữ viết tắt
1. ADH	: hormon chống bài niệu.
2. ANF	: yếu tố tiết natri từ nhĩ.
3. ALTT	: áp lực thẩm thấu.
4. ACTH	: hormon hướng thượng thận.
5. AG	: khoảng trống anion.
6. BB	: kiềm đệm.
7. BC	: bạch cầu.
8. BMI	: chỉ số khối cơ thể.
9. CPR	: C. reactive protein.
10. CT-scanner	: cắt lớp vi tính.
11. CHCS	: chuyển hoá cơ sở.
12. EB	: kiềm dư.
13. ECG	: điện tâm đồ.
14. ELISA	: miễn dịch hấp phụ enzyme.
15. EPS	: yếu tố gây lồi mắt.
16. FSH	: hormon kích thích nang trứng.
17. GH	: hormon tăng trưởng.
18. HATT	: huyết áp tâm thu.
19. HATTr	: huyết áp tâm trương.
20. HCHT	: hội chứng thận hư.
21. HC	: hồng cầu.
22. HST	: huyết sắc tố.
23. HLA	: kháng nguyên hoà hợp (kháng nguyên bạch cầu người).
24. LATS	: kích thích tuyến giáp kéo dài.
25. LH	: hormon kích thích hoàng thể tố.
26. MLCT	: mức lọc cầu thận.
27. MRI	: cộng hưởng từ.
28. MSH	: kích hắc tố.
29. NYHA	: hội tim Nữu-ước.
30. PTH	: hormon cận giáp.
31. PC02	: phân áp C02.
32. P02	: phân áp 02.
33. PSA	: kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến.
34. RIA	: miễn dịch phóng xạ.
35. RTC	: tiếng rùng tâm trương.
36. SIADH	: hội chứng tăng tiết ADH không phù hợp.
37. SB	: kiềm chuẩn.
38. SLE	: luput ban đỏ hệ thống.
39. TTTT	: tiếng thổi tâm thu.
40. TTTTr	: tiếng thổi tâm trương.
41. RTC	: tiếng rùng tâm trương.
42. THA	: tăng huyết áp.
43. TSH	: hormon hướng tuyến giáp.
44. TRH	: hormon giải phóng TSH.
45. TG	: thyroglobulin.
46. UIV	: chụp thận cản quang tĩnh mạch.
47. VCTC	: viêm cầu thận cấp.
48. VCTM	: viêm cầu thận mãn.
Học viện quân y
Bộ môn: Tim-mạch, Thận, Khớp, Nội tiết; 
Tiêu hoá; Thần kinh; Lao và Bệnh phổi;
Máu và Cơ quan tạo máu; Truyền nhiễm
Nội khoa cơ sở
Tập I
Giáo trình giảng dạy đại học
Nhà xuất bản quân đội nhân dân
Hà Nội-2004

File đính kèm:

  • docnoi_khoa_co_so_nguyen_phu_khang.doc
Ebook liên quan