Phạm trù nghĩa trong tư tưởng của một số nhà nho Việt Nam

Tóm tắt Phạm trù nghĩa trong tư tưởng của một số nhà nho Việt Nam: ...Nho giáo Trung Quốc sơ kỳ. Trung quân phải gắn liền với ái quốc. Khi xuất hiện mâu thuẫn giữa vua với nước thì nước được đặt lên hàng đầu. Ở mỗi nước mà Nho giáo ảnh hưởng, những phạm trù đạo đức được đưa lên hàng đầu là khác nhau. Chẳng hạn, ở Trung Quốc đó là nhân, ở Nhật Bản đó là...hẫn, thương xót mà nới rộng cho dân một đôi phần”(11). Vì vậy, theo ông, để có xã hội thái bình, cần phải thực hành đạo đức nhân nghĩa, bởi nhân nghĩa là vô địch: “Từ xưa đến nay người có nhân không ai địch nổi. Việc gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh”(12). Chỉ có nhân nghĩa mới đem...của người con “xưa nay đều trọn đường trung hiếu, sách vở còn ghi lẽ chính tà. Năm phẩm dường như săn sóc lấy, ấy là đạo vị ở lòng ta”(18). Sự vận dụng sáng tạo những khái niệm Nho giáo ở Nguyễn Đình Chiểu là một trong những minh chứng rằng, ngay khi Nho giáo đã lỗi thời, một người trí...

pdf11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Phạm trù nghĩa trong tư tưởng của một số nhà nho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 58
một phạm trù đạo đức chung chung, 
trừu tượng, mà chính là lòng nhân đạo, 
là tinh thần yêu nước chân chính. Đó là 
“chí nhân” với sứ mệnh thay “cường 
bạo”; còn nghĩa là điều nên làm, thậm 
chí cần phải làm. 
Chữ trung ở Nguyễn Trãi cũng khác 
với chữ trung trong Nho giáo Trung 
Quốc sơ kỳ. Trung quân phải gắn liền 
với ái quốc. Khi xuất hiện mâu thuẫn 
giữa vua với nước thì nước được đặt lên 
hàng đầu. Ở mỗi nước mà Nho giáo ảnh 
hưởng, những phạm trù đạo đức được 
đưa lên hàng đầu là khác nhau. Chẳng 
hạn, ở Trung Quốc đó là nhân, ở Nhật 
Bản đó là trung, còn ở Việt Nam đó là 
nghĩa. Trung quân trong quan niệm của 
Nguyễn Trãi là bất di bất dịch, ngay cả 
trong trường hợp không được tin dùng, 
ông vẫn ấp ủ niềm trung của mình trong 
sự “cô trung”. Nói như vậy không có 
nghĩa ở Nguyễn Trãi xuất hiện tư tưởng 
“ngu trung”, mà “cô trung” được ông 
suy xét nguyên nhân từ thế sự chứ 
không phải do chủ quan, độc đoán của 
vua. Gác bỏ mọi lợi ích cá nhân, nhận 
thức được mặt trái của xã hội đang xâm 
lấn, can thiệp vào thế ứng xử bất công 
bằng của triều đại, Nguyễn Trãi đã vượt 
lên tất thảy mọi biểu hiện nhỏ nhen của 
thói đời để giữ gìn bản chất trung nghĩa 
của mình. 
Nếu như trong tư tưởng của Khổng 
Tử và Mạnh Tử, nhân và nghĩa phản 
ánh các mối quan hệ xã hội cho phù hợp 
với lễ và chính danh nhằm duy trì trật tự 
đẳng cấp xã hội, thì ở Nguyễn Trãi, 
nhân và nghĩa trước hết được giải thích 
bằng thái độ đối với dân, lo cho cuộc 
sống của dân sao cho được an bình: 
“Quyền mưu vốn dĩ để trừ gian/ Nhân 
nghĩa giữ gìn thế nước an”(5). 
Quyền mưu của kẻ dẹp loạn phải 
được sử dụng đúng mục đích là trừ gian, 
bảo vệ chính nghĩa chứ không phải 
được sử dụng vào việc xâm lược và đối 
xử tàn bạo với dân tộc khác. Có như vậy 
thì dân - nước mới được yên ổn: “Quân 
của vương giả chỉ có dẹp yên mà không 
có đánh chém. Việc nhân nghĩa cốt để 
yên dân”(6). Quan điểm trên của Nguyễn 
Trãi được hình thành trên cơ sở nghiên 
cứu chính tư tưởng của kẻ xâm lược, 
cậy thế nước lớn “dạy” nước nhỏ những 
luận điệu giả nhân giả nghĩa để ép nước 
nhỏ phục tùng vô điều kiện. 
Nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi được bắt 
nguồn từ Nho giáo, nhưng đã được ông 
vận dụng trên quan điểm dân tộc, vì lợi 
ích của dân tộc, đất nước. Do đó, nội 
dung của nó có những điểm sáng tạo và 
độc đáo. Đó là đóng góp của Nguyễn 
Trãi cho tư tưởng triết học dân tộc. 
4. Phạm trù nghĩa trong quan niệm 
của Nguyễn Bỉnh Khiêm 
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) là 
nhà nho, nhà tư tưởng vĩ đại thế kỷ XVI. 
Ông sống trong thời đại loạn lạc với 
(5) Nguyễn Trãi (1976), Toàn tập, Nxb Khoa 
học xã hội, Hà Nội, tr.290. 
(6) Sđd, tr.160. 
Phạm trù nghĩa trong tư tưởng của một số nhà nho Việt Nam 
 59
những “vua quỷ”, “vua lợn”. Thời kỳ 
này, cùng với sự khủng hoảng của chế 
độ phong kiến, Nho giáo cũng từng 
bước bộc lộ sự bất lực và đang mất dần 
vai trò lịch sử của mình, mặc dù các nhà 
nho vẫn tán dương nhân nghĩa, đề cao 
nhân chính, coi đó là việc làm quan 
trọng nhất. Bản thân Nguyễn Bỉnh 
Khiêm khi nhìn thế sự như ngôi nhà “bị 
dột từ nóc”, thế đứng chênh vênh, đã 
đưa ra nhận định khá chính xác cho 
rằng: “Nhân nghĩa thời nay tựa vàng 
mười” (tức là cái cốt lõi của đạo đức 
Nho giáo trong thời loạn đang trở nên 
một thứ “xa xỉ phẩm” mà ai nói đến nó 
cũng đều là sáo rỗng, viển vông). 
Là nhà nho chân chính, trong suốt 
cuộc đời mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm 
luôn ôm ấp hoài bão về một xã hội bình 
trị, vua thánh tôi hiền, đối xử với dân 
theo tinh thần khoan thứ “phải lấy dân 
làm gốc, muốn giữ được nước cốt phải 
được lòng dân, phải chăm lo cho dân, 
trừng trị bọn sâu mọt, tham quan, hại 
dân”(7). Ông quan tâm nhiều tới “đạo 
làm người”, ở đó “vua tôi, cha con là 
nghĩa cương thường bền vững nghìn 
đời”(8). Từ đó, quan niệm của ông về 
đạo làm người được dựa trên một nền 
tảng vững chắc của đạo trung chính. 
Ông viết: “Trung với vua, hiếu với cha 
mẹ, thuận giữa anh em, hòa giữa vợ 
chồng, tín giữa bạn bè, đó là trung vậy. 
Thấy của phi nghĩa đừng có lòng tham, 
vui làm điều thiện để đối đãi với mọi 
người, đó cũng là trung vậy”(9). Đạo đó 
không có gì là xa lạ, mà là đạo Nho, một 
đạo đã khái quát các mối quan hệ cơ bản 
của gia đình và xã hội thành “cương 
thường”. Tuy nhiên, khác so với Nho 
giáo truyền thống, đạo làm người trong 
tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm 
“mang tính nhân dân, tính dân tộc, mềm 
mỏng hơn, mặn nồng, sâu sắc đầy tình 
người, mang đậm chất Việt Nam”(10). 
Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh 
Khiêm luôn tự nhận mình là nhà nho, đã 
trót đội lên đầu chiếc mũ của nho sĩ. Do 
đó, những chuẩn mực đạo đức Nho giáo 
luôn thường trực và thôi thúc ông phải 
“lo trước vui sau đến già không nguôi”. 
Nhấn mạnh đến nghĩa trong đạo cương 
thường, ông viết: “Nghĩa phải thờ vua 
(lý đó) sáng như mặt trời, mặt trăng; vua 
tôi, cha con là nghĩa cương - thường bền 
vững nghìn đời; lòng luôn nghĩ đến vua 
cha cho đến lúc già cỗi”. Tuy nhiên, 
quan điểm của ông không thoát khỏi sự 
ràng buộc của chế độ và giới hạn của tri 
thức phong kiến. 
Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh 
Khiêm cho rằng, chiến tranh dưới bất kỳ 
hình thức nào cũng là nguyên nhân gây 
(7) Dẫn theo Nguyễn Văn Bình (2001), Quan 
niệm của Nho giáo về các mối quan hệ xã hội, 
ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta 
ngày nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện 
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr.99. 
(8) Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) (1993), Lịch sử 
tư tưởng Việt Nam, t.1, Nxb Khoa học xã hội, 
Hà Nội, tr.361. 
(9) Sđd, tr.362. 
(10) Nguyễn Văn Bình (2001), sđd, tr.100. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(88) - 2015 
 60
ra bao nỗi khổ đau cho con người: gia 
đình li tán, đồng ruộng bỏ hoang, làng 
mạc tiêu điều. Ông viết: “Rất thương 
dân mọn mặc nạn đói rét; ai nêu đại 
nghĩa diệt lũ hung tàn; người có nhân 
nếu biết suy lòng bất nhẫn, thương xót 
mà nới rộng cho dân một đôi phần”(11). 
Vì vậy, theo ông, để có xã hội thái bình, 
cần phải thực hành đạo đức nhân nghĩa, 
bởi nhân nghĩa là vô địch: “Từ xưa đến 
nay người có nhân không ai địch nổi. 
Việc gì phải khư khư theo đuổi chiến 
tranh”(12). Chỉ có nhân nghĩa mới đem 
lại cho dân, cho nước một nền thái bình 
thịnh trị. 
Chịu ảnh hưởng của Tống Nho, ông 
sử dụng các khái niệm như Đạo, Lý, 
Thiên lý, Vận hội, Thời cục... Song, ông 
không đi đến những triết thuyết sâu sắc 
như các nhà triết học Tống Nho từng 
làm, mà chủ yếu trình bày các khái niệm 
đó trong bối cảnh cụ thể của xã hội Việt 
Nam thế kỷ XVI. Ông tiếp thu Tống 
Nho là để có “lòng vững tin ở thiên lý, 
nhân tâm, ở vận hội, ở cách ứng xử hợp 
với thiên lý nhân tâm là làm điều thiện, 
thực hành nhân nghĩa”(13). 
Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, lòng người 
và lẽ trời gần như đồng nghĩa với nhân 
nghĩa. Bởi, theo ông, lẽ trời vừa mang 
tính qui luật của tự nhiên, vừa được áp 
dụng vào đời sống xã hội. Trong tư 
tưởng của ông còn có sự kết hợp nhuần 
nhuyễn giữa Nho giáo, Phật giáo và Lão 
giáo với tình người mộc mạc, tự nhiên, 
nhân bản của người dân lao động. Ông 
coi trọng đạo “cương thường” nhưng 
“mềm mại và linh hoạt” hơn Nho giáo. 
Trên tấm bia dựng bên quán “Trung 
Tân”, ông đã tập trung chú giải rất rõ cái 
nghĩa trong “đạo làm người” là: “Trung - 
hiếu - hòa thuận - tín nghĩa Thấy của 
phi nghĩa không tham, thấy lợi mà 
không tranh, vui điều nghĩa mà rộng 
lượng với người, đem lòng thành mà đối 
đãi với vật, đó là trung vậy, trung ở chỗ 
nào thì thiện ở chỗ ấy”(14). 
Như vậy, nhân nghĩa là một phạm trù 
đạo đức được Nguyễn Bỉnh Khiêm trình 
bày một mặt, theo truyền thống Nho 
Việt là: an dân, thương yêu nhân dân; 
mặt khác, theo xu hướng tam giáo đồng 
nguyên mà chủ yếu là chịu ảnh hưởng 
của Phật giáo. Quan niệm về đạo người 
cũng như đường lối trị nước của Nguyễn 
Bỉnh Khiêm thực sự là mới mẻ, tiến bộ 
đối với đương thời. 
5. Phạm trù nghĩa trong tư tưởng 
của Nguyễn Đình Chiểu 
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là 
nhà nho yêu nước tiêu biểu, nhà thơ lớn 
của Việt Nam thế kỷ XIX. Cuộc đời, sự 
nghiệp của ông là sự phản ánh trung 
thành của thời kỳ Nhà nước phong kiến 
Việt Nam đi vào thế suy tàn, đất nước bị 
thực dân Pháp xâm lược. Tư tưởng của 
ông mang đậm dấu ấn của một nhà nho 
yêu nước nặng trĩu nỗi lòng đối với 
(11) Sđd, tr.222. 
(12) Sđd, tr.218. 
(13) Sđd, tr.140. 
(14) Nguyễn Bỉnh Khiêm (1991), sđd, tr.200. 
Phạm trù nghĩa trong tư tưởng của một số nhà nho Việt Nam 
 61
người dân Nam Bộ muốn trung thành 
với vua, muốn đấu tranh bảo vệ đất 
nước. Vì vậy, cái gốc của đạo làm người 
trong tư tưởng Nguyễn Đình Chiểu 
chính là nhân nghĩa, trung, hiếu. Ông 
viết: “Hai chữ cương thường dằng cả 
nước. Một câu trung hiếu vững muôn 
nhà”. Theo ông, bối cảnh xã hội mục nát 
như vậy, cần phải hướng tới giáo dục 
con người biết đấu tranh vì chính nghĩa. 
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, 
nên nhân nghĩa ở ông chính là yêu 
nước, có nghĩa vụ phải trung quân, 
trung với lý tưởng thánh hiền nhưng 
không dập khuôn theo kinh sách của 
Nho giáo. Vì vậy, khi nhận xét về tư 
tưởng của ông, Vũ Ngọc Khánh đã có 
cái nhìn xác thực rằng: “Ông cũng theo 
đạo Khổng, nhưng đúng ra là đã dân tộc 
hóa, bình dân hóa, thời sự hóa nho học 
cho phù hợp với yêu cầu cấp thiết của 
đất nước khi bị nạn giặc ngoại xâm”(15). 
Ông vừa là một nhà thơ lớn (mang 
đậm hào khí đấu tranh), vừa là một nhà 
nho thấm nhuần tư tưởng của Khổng Tử 
và Mạnh Tử về đạo làm người. Do đó, 
những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu 
luôn hướng tới đạo đức nhân nghĩa, coi 
đó là đạo đức của nhân dân, là gốc rễ để 
trau dồi rèn giũa con người. Theo ông, 
làm người chính là làm trọn bổn phận 
của mình trong các mối quan hệ: con 
phải hiếu, tôi phải trung (người dân một 
nước, phải giữ tròn trung, không chịu 
làm nô lệ cho giặc). Nguyễn Đình Chiểu 
không tránh khỏi sự ràng buộc của hệ tư 
tưởng Nho giáo, càng không thể không 
vận dụng các khái niệm của Nho giáo để 
diễn đạt tư tưởng của mình. Song, ông 
đã truyền tải một nội dung đầy tính nhân 
văn và dân tộc và trong các khái niệm 
của Nho giáo. Vì thế, ở ông những khái 
niệm đó mất dần những yếu tố tiêu cực 
và hấp thụ được thêm nhiều yếu tố tích 
cực có ích cho nhân dân trong cuộc sống, 
lao động và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. 
Nguyễn Đình Chiểu cho rằng, nhân là 
tình yêu thương con người, sẵn sàng cưu 
mang con người trong những cơn hoạn 
nạn, nghĩa là những quan hệ tốt đẹp 
giữa con người với con người trong xã 
hội. Tất cả những sáng tác của ông đều 
đặc biệt đề cao nghĩa, coi nghĩa vừa là 
mục đích, vừa là phương pháp của đạo 
làm người.(15) 
Ngoài khái niệm nhân nghĩa, Nguyễn 
Đình Chiểu còn đề cập và vận dụng đến 
nhiều khái niệm khác của Nho giáo như 
trung hiếu, tiết hạnh. Ông quan niệm 
rằng đạo trung quân là cần thiết cho mọi 
người. Nhưng ông đòi hỏi một ông vua 
được mọi người tôn thờ phải là ông vua 
hiền tài, thương dân, yêu nước. Ông vua 
ấy phải tượng trưng cho hạnh phúc của 
nhân dân và nền độc lập tự chủ của đất 
nước. Cũng như các nhà nho khác, ở 
Nguyễn Đình Chiểu, khái niệm trung 
gắn với khái niệm hiếu. Nhưng qua sự 
(15) Vũ Ngọc Khánh (1995), Tìm hiểu nền giáo 
dục Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám, 
Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.121. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(88) - 2015 
 62
vận dụng của ông, khái niệm hiếu của 
Nho giáo trở nên gần gũi với nhân dân 
hơn. Hiếu ở ông là lòng biết ơn, tôn kính 
cha mẹ, là trách nhiệm trông nom săn 
sóc cha mẹ với tất cả tình cảm sâu nặng 
của người con “xưa nay đều trọn đường 
trung hiếu, sách vở còn ghi lẽ chính tà. 
Năm phẩm dường như săn sóc lấy, ấy là 
đạo vị ở lòng ta”(18). 
Sự vận dụng sáng tạo những khái 
niệm Nho giáo ở Nguyễn Đình Chiểu là 
một trong những minh chứng rằng, ngay 
khi Nho giáo đã lỗi thời, một người trí 
thức đứng trên quan điểm và lập trường 
nhân dân vẫn có khả năng đưa vào 
những khái niệm của Nho giáo những 
giá trị cao đẹp vốn nảy sinh trong cuộc 
sống của đông đảo quần chúng lao động. 
Những nhân vật mà Nguyễn Đình 
Chiểu đề cao là những con người hào 
hiệp, nghĩa khí, giàu lòng thương người, 
sẵn sàng giúp đỡ người khác, quên mình 
vì nghĩa: “Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ, 
dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn? 
Nước trong rửa ruột sạch trơn, một câu 
danh lợi chi sờn lòng đây”(19). Để khẳng 
định giá trị của nhân nghĩa, một mặt, 
ông ca ngợi cái chính nghĩa; mặt khác, 
ông phê phán cái phi nghĩa. Ông cho 
rằng, cái chính nghĩa cần được khuyếch 
trương, còn cái phi nghĩa, xấu xa, độc ác 
phải bị trừng trị thích đáng. 
Nguyễn Đình Chiểu là một con 
thuyền chở đầy đạo nghĩa. Ông đã kế 
thừa tư tưởng nhân nghĩa truyền thống 
chống giặc ngoại xâm của người Việt, 
mà Nguyễn Trãi là một tấm gương tiêu 
biểu. Ở Nguyễn Trãi, nếu nhân nghĩa là 
yêu nước, thương dân, trọng dân, ơn dân 
thì ở Nguyễn Đình Chiểu, tư tưởng nhân 
nghĩa được mở rộng thành lời kêu gọi, 
động viên cứu nước “mến nghĩa bao 
đành làm phản nước, có nhân nào nỡ 
phụ tình nhà”(20). 
Giữ trọn đạo nghĩa theo tinh thần của 
Nho giáo thể hiện qua các phạm trù đã 
sử dụng, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện 
tinh thần và cốt cách của một nhà nho. 
Tuy nhiên, cái đẹp của đạo nghĩa được 
phản ánh trong thơ văn cũng chính là 
tâm nguyện của nhà nho yêu nước đang 
tắt dần trước sự bạc nhược của triều 
đình nhà Nguyễn. Tinh thần ấy chỉ được 
hồi sinh vào đầu thế kỷ XX trong tư 
tưởng của một số nhà nho yêu nước mà 
một trong số đó là Phan Bội Châu. 
6. Phạm trù nghĩa trong tư tưởng 
của Phan Bội Châu 
Phan Bội Châu (1867 - 1940) là người 
có công khôi phục những giá trị của 
Nho giáo trong bối cảnh thực dân Pháp 
bãi bỏ cổ học (từ năm 1919) trên toàn 
lãnh thổ Việt Nam. Với tinh thần “Quốc 
gia hưng vong, sĩ phu hữu trách”, Phan 
Bội Châu không khỏi trăn trở trước vận 
mệnh của dân tộc và thể hiện ý chí phấn 
(18) Vũ Đình Liên, Hoài Thanh (1958), Nguyễn 
Đình Chiểu, Nxb Văn hóa, Hà Nội, tr.131. 
(19) Nguyễn Đình Chiểu (1980), Toàn tập, t.1, 
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà 
Nội, tr.129. 
(20) Vũ Đình Liên, Hoài Thanh (1958), sđd, tr.131. 
Phạm trù nghĩa trong tư tưởng của một số nhà nho Việt Nam 
 63
đấu cho một xã hội mà ở đó mọi người 
đều thấy rõ nghĩa vụ, bổn phận của 
mình đối với đất nước, với đồng bào. 
Phan Bội Châu luôn chủ trương “lấy yêu 
nước làm mục đích, nhóm họp đoàn thể, 
trao đổi tri thức, phục tùng công lý, sửa 
đạo đức, giữ nghĩa vụ, lập giao ước, 
xướng quyền lợi công dân, giúp đỡ, 
thương yêu nhau, không ghen ghét, 
không lừa dối, không khinh khi nhau”(21). 
Không chỉ chịu ảnh hưởng sâu sắc 
của Nho giáo, Phan Bội Châu còn chịu 
ảnh hưởng bởi các nhà tư tưởng Phương 
Tây tiến bộ. Vì vậy, Trần Đình Hượu 
khi đề cập đến những chuyển biến trong 
cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ 
Phan Bội Châu, đã đưa ra nhận định 
chính xác rằng: “Cụ Phan là một nhà 
nho, thiếu một phần nhận thức khoa học 
có hệ thống, thiếu khả năng hành động 
có tổ chức có tính toán cụ thể - “quyền 
thuật” vốn xa lạ với nhà nho - thương 
dân nhưng không thể hình dung được 
cách mạng kinh tế - xã hội. Một nhà nho 
như cụ chỉ hành động theo Đạo, Lý, một 
Đạo, Lý đã cách tân, hành động theo 
Tâm, Chí mà thường là thiếu Trí, 
Mưu”(22). Đó cũng là điều dễ hiểu bởi 
ông lý giải yêu nước được xây dựng trên 
nền tảng bản thân và gia đình: “Yêu 
nước là tính gì? - là suy cái lòng yêu 
mình, yêu nhà mà thành vậy. Nước còn 
thì nhà còn, nước mất thì nhà mất. Nước 
vốn là đầu não của mình ta, nền tảng của 
quan niệm nhà ta vậy”(23). Trong quan 
niệm của ông, yêu nước vừa là nghĩa vụ 
chính trị, vừa là tình cảm đạo đức chân 
chính của con người. Trên cơ sở lấy đạo 
hiếu của Nho giáo sơ kỳ làm gốc, 
nhưng nhà nho yêu nước Phan Bội 
Châu đã làm rõ hơn nghĩa vụ của người 
làm con phải xuất phát từ tình cảm, 
huyết thống để thờ cha mẹ: “Bổn phận 
làm con, còn có ở trên nghĩa vụ ấy là 
nghĩa vụ làm người, có khi phải đi ra 
làm việc quốc gia, xã hội, nghĩa vụ làm 
người còn nhiều lắm, thời người làm 
con đó, có lẽ đóng cửa ở trong nhà 
được mãi sao? Vậy nên, nói đến nghĩa 
vụ làm người tất phải có lúc viễn du; 
nhưng mà khi viễn du đó, tất phải có 
một đạo lý tốt mà ta xu hướng được 
thời đã không trái với đạo lý làm con, 
lại đúng với đạo lý làm người”(24). 
Từ yêu thương con người phát triển 
thành lòng yêu nước thương nòi là một 
quá trình vận động của tư tưởng Phan 
Bội Châu vì nghĩa cả. Ông viết: “Hiểu 
được nghĩa đồng bào thì quốc gia càng 
thêm đầy đủ, mà ngày càng mạnh thêm. 
Đã biết đồng quốc là đồng bào thì biết 
hạnh phúc của người cùng nước, tức là 
hạnh phúc của đồng bào ta, là hạnh phúc 
của bản thân ta. Hạnh phúc của bản thân 
(21) Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, t.2, Nxb 
Thuận Hóa, Huế, tr.56. 
(22) Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn 
học Việt Nam Trung cận đại, Nxb Văn hóa 
Thông tin, Hà Nội, tr.271. 
(23) Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, t.2, sđd, 
tr.56 - 58. 
(24) Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, t.10, sđd, 
tr.147. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(88) - 2015 
 64
ta, chỉ khi nào tất cả đồng bào đều sung 
sướng, khi đó mới có thể nói hạnh phúc 
chân chính của ta được. Vì cả đồng bào 
mà mưu hạnh phúc thì dù có hy sinh bản 
thân cũng không nên tiếc. Không phải 
như thế là không thương tiếc thân ta, mà 
chính là rất thương tiếc thân ta đấy, 
nghĩa đồng bào thực là nguyên khí của 
quốc gia vậy”(25). 
Dưới nhãn quan của một nhà nho cấp 
tiến, Phan Bội Châu đã biện giải nội 
dung các phạm trù đạo đức (nhân, nghĩa, 
trung, hiếu,...) của Nho giáo trong sự kết 
hợp với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam 
truyền thống. Tiếp thu và khẳng định 
những giá trị đạo đức của Nho giáo sơ 
kỳ trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, 
ông nhấn mạnh: “Vua với tôi, thảy 
người nào có chức phận của người ấy, 
chỉ chung gánh vác việc nước thôi, cho 
nên sai sử bề tôi phải có lễ. Nghĩa là, 
những việc không đúng lẽ phải, không 
được sai sử bề tôi. Tôi thờ phụng vua 
chẳng phải quyền thế nơi vua, chỉ duy 
biết nghĩa vụ của mình mà lo gánh vác 
việc nước, theo nghĩa vụ của mình mà 
thờ vua, cốt ở lòng ngay thẳng, nên phải 
dĩ trung(26). Luận điểm này, tiếp tục tái 
khẳng định tính cách mạng trong tư 
tưởng của Phan Bội Châu về chữ trung 
trong quan hệ vua tôi, đó là trung - 
nghĩa, tức là trung với nước, đễ với 
nhân dân. Việc xem xét hay tuyệt đối 
hóa nghĩa vụ, bổn phận của cá nhân 
người phiến diện, một chiều từ dưới lên 
trên đã tạo nên sự tùy tiện của kẻ bề trên 
trong các mối quan hệ người cùng với 
kiểu đạo đức phi nhân. Theo ông, “đạo 
đức mà chỉ vì quân, phụ, trưởng, quý; 
dụng tình áp bức thần, tử, ấu, tiện để 
thỏa lòng tư lợi mình, thiệt là tội bất đạo 
đức”(27). Từ đó chúng ta thấy quan điểm 
nhân nghĩa của ông khá rõ ràng: “Đã 
nói đến nhân tất phải bác ái, đã nói đến 
nghĩa tất phải cho người ta bình đẳng, tự 
do”(28). Bình đẳng, bác ái là mục tiêu 
của các nhà duy tân Việt Nam đầu thế 
kỷ XX, trong đó người tiên phong là 
Phan Bội Châu. 
Phan Bội Châu xứng đáng là nhà 
cách mạng, nhà tư tưởng lớn thế kỷ XX, 
là con người thuộc lớp “những người 
bảo vệ cho cục than hồng dưới lớp tro 
khô để thế hệ sau thổi lên thành ngọn 
lửa đốt trụi quân thù cướp nước”(29). 
7. Kết luận 
Phạm trù nghĩa trong cách luận giải 
của các nhà tư tưởng Việt Nam nêu 
trên đã tạo nên tính đặc thù của Nho 
giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, tính đặc 
thù của phạm trù nghĩa trong tư tưởng 
của các nhà nho Việt Nam trong văn 
hóa Việt Nam cần tiếp tục được nghiên 
cứu sâu hơn. 
(25) Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, t.3, sđd, tr.352. 
(26) Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, t.9, sđd, tr.189. 
(27) Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, t.10, sđd, tr.413. 
(28) Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, sđd, tr.69. 
(29) Trần Văn Giàu (1975), Sự phát triển tư tưởng 
Việt Nam thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, 
t.2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.153. 
Phạm trù nghĩa trong tư tưởng của một số nhà nho Việt Nam 
 65

File đính kèm:

  • pdfpham_tru_nghia_trong_tu_tuong_cua_mot_so_nha_nho_viet_nam.pdf
Ebook liên quan