Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam

Tóm tắt Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam: ...o thị trường Mỹ thường rất lớn, nhưng phải giao đúng hạn, đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, ngoài các tiêu chuẩn về chất lượng, khách hàng Mỹ còn rất khắt khe với các tiêu chuẩn về lao động. Tiêu chuẩn lao động ở đây là mức lương được trả, điều kiện môi trường làm việc của công nhân - nơi sả...có những cam kết trước đó hay bất cứ sự tham gia nào của khách hàng nước ngoài. Để có thể thành công với loại hình sản xuất này, doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may Việt Nam phải có khả năng trong việc tìm nguồn nguyên liệu, thiết kế mẫu mã, marketing và các hoạt động hậu cần. [2] Sự ph...c và Ấn Độ. Chi phí đầu vào của nguyên liệu ở Việt Nam cao hơn khoảng 25- 30% ở Trung Quốc. Vì chi phí nguyên liệu chiếm một phần lớn - 45% tổng chi phí, nên đây là một bất lợi lớn cho ngành dệt may nước ta. Số liệu thống kê hải quan mới nhất cho thấy, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ...

pdf11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phẩm/kiểu dáng, màu sắc. 
iểu gjhđồ 1. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang 
Biểu đồ 1. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản giai đoạn 2006-2010. 
Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2011. 
H.V. Hội / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 49‐59 
54
Ngoài ba thị trường chính nêu trên, hàng dệt 
may Việt Nam còn có mặt trên các thị trường 
như Đức, Anh, Pháp, Bỉ, Canada, Hồng Kông, 
Italia với thị phần khoảng 20%. 
3.2. Nhà sản xuất hàng dệt may Việt Nam 
a. Hình thức sản xuất và xuất khẩu hàng dệt 
may 
Sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may thường 
tồn tại dưới bốn hình thức: (1) gia công hoàn 
toàn, (2) sản xuất theo thiết kế có sẵn và mua 
nguyên phụ liệu theo chỉ định của khách hàng, 
(3) sản xuất theo thiết kế có sẵn và được toàn 
quyền mua nguyên phụ liệu và (4) sản xuất trọn 
gói từ thiết kế đến thành phẩm. Cho đến nay, 
phần lớn các nhà sản xuất sản phẩm dệt may 
của Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng xuất 
khẩu theo loại hình thứ nhất: gia công hoàn 
toàn. Hình thức này còn được gọi là xuất khẩu 
CMT (Cuting - Making - Trimming) cho các 
đại lý mua hàng và cơ sở thu mua. Phần còn lại 
đang ở hình thức thứ hai và ba (FOB I, II). Phổ 
biến nhất vẫn là nhập vải, nguyên phụ liệu, sản 
xuất theo thiết kế của khách hàng để xuất khẩu. 
Thuật ngữ “FOB” có nghĩa là một dạng sản 
xuất/phân phối hàng dệt may (khác so với FOB 
trong Incoterms - Các điều khoản thương mại 
quốc tế) và thông thường được phân loại theo 
ba loại hình dưới đây: 
- FOB loại I là hình thức các công ty may 
Việt Nam mua nguyên liệu đầu vào từ các nhà 
cung cấp do khách hàng chỉ định. Loại hình 
xuất khẩu này làm cho các doanh nghiệp xuất 
khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam bị động và 
phụ thuộc vào khách hàng vì các công ty may 
Việt Nam phải mua nguyên liệu từ các nhà 
cung cấp do chính khách hàng lựa chọn. 
- FOB loại II là hình thức các công ty may 
Việt Nam thực hiện sản xuất dựa trên các sản 
phẩm mẫu từ khách hàng nước ngoài. Trong 
loại hình sản xuất này, các doanh nghiệp Việt 
Nam được cung cấp mẫu thiết kế và có trách 
nhiệm lo nguồn nguyên liệu, thực hiện sản xuất 
và thu xếp khâu vận chuyển nguyên liệu và 
thành phẩm đến cảng của khách hàng. Nếu xét 
ở góc độ chủ động thì đối với FOB II, các 
doanh nghiệp Việt Nam đã có quyền chủ động 
hơn trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu 
vào. Tuy nhiên, hình thức này vẫn còn mang 
nặng tính gia công và chưa đem lại giá trị cao 
trong chuỗi giá trị xuất khẩu. 
- FOB loại III hay còn gọi dịch vụ trọn gói 
là hình thức các công ty may Việt Nam thực 
hiện quá trình sản xuất hàng dệt may dựa trên 
chính thiết kế của họ mà không có những cam 
kết trước đó hay bất cứ sự tham gia nào của 
khách hàng nước ngoài. Để có thể thành công 
với loại hình sản xuất này, doanh nghiệp sản 
xuất hàng dệt may Việt Nam phải có khả năng 
trong việc tìm nguồn nguyên liệu, thiết kế mẫu 
mã, marketing và các hoạt động hậu cần. [2] 
Sự phân loại này cho thấy FOB loại I không 
khác nhiều so với CMT ngoại trừ việc thanh 
toán nguyên liệu (nguồn nguyên liệu do khách 
hàng quy định) và vận chuyển nguyên liệu đến 
nhà máy. Yêu cầu quan trọng nhất đối với FOB 
loại II là kỹ năng tìm nguồn nguyên liệu trong 
khi FOB loại III lại yêu cầu các nhà xuất khẩu 
sản phẩm phải chịu trách nhiệm về mọi thứ 
trước khi cung cấp, bán sản phẩm cho khách 
hàng. Trên thực tế, khác biệt giữa CMT, FOB 
loại I, FOB loại II và FOB loại III là ở mức độ 
dịch vụ do người bán hàng cung cấp cho người 
mua. Đối với lĩnh vực xuất khẩu dệt may của 
Việt Nam hiện nay, tỷ lệ của CMT và FOB 
tương ứng là 70% và 30%. Trong đó, FOB loại 
III chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tỷ lệ CMT cao là 
do một số lý do: trước hết là các doanh nghiệp 
may Việt Nam thiếu nguồn nguyên liệu cần 
thiết trong nước, các nhà sản xuất khó tìm được 
nguyên liệu do bên mua quy định. Bên cạnh đó, 
kỹ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu của các 
doanh nghiệp may Việt Nam còn yếu, kỹ năng 
này chính là sự hiểu biết đối với tất cả các loại 
vải và sợi, trong đó gồm có cả đặc điểm của 
chúng và cách sử dụng, địa điểm nhà máy và kỹ 
năng thương thuyết. Việc lựa chọn nguồn 
nguyên liệu đòi hỏi các nhà sản xuất phải có đủ 
nguồn tài chính và có khả năng đương đầu với 
H.V. Hội / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 49‐59 
55
Dự tính thời gian sản xuất 
Không dự tính thời gian sản xuất 
những rủi ro liên quan đến sự không tương 
thích của nguồn nguyên liệu được mua dẫn đến 
vỡ hợp đồng. Đặc biệt, các doanh nghiệp may 
Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề lớn 
nhất là thiếu năng lực thiết kế và marketing cần 
thiết đối với FOB, đồng thời hoạt động lựa chọn 
nguồn nguyên liệu là một hoạt động đầy lợi 
nhuận của các đại lý mua hàng và cơ sở thu 
mua. Vì vậy, hiện nay các nhà sản xuất sản 
phẩm dệt may của Việt Nam chủ yếu đang thực 
hiện kinh doanh theo hình thức CMT cho các 
hàng dệt may cấp thấp. Ở thị trường Mỹ, giá 
CIF cho các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ 
Việt Nam là ở mức thấp nhất. Một số nguyên 
nhân lý giải cho việc này là kỹ năng thiết kế và 
thời gian sản xuất ở Việt Nam kéo dài. Chỉ có 
những sản phẩm dệt may cơ bản, không nhạy 
cảm về mặt thời trang thì mới được mua từ Việt 
Nam với mức giá thấp. 
b. Thời gian sản xuất và xuất khẩu sản 
phẩm dệt may 
Trong công đoạn sản xuất và xuất khẩu sản 
phẩm may mặc của các doanh nghiệp may, thời 
gian sản xuất ngày càng có tầm quan trọng tác 
động lớn đến quyết định của khách hàng quốc 
tế. Do nhu cầu thời trang ở các nước phát triển, 
thậm chí ở các nước đang phát triển, thường 
thay đổi rất nhanh và theo mỗi mùa nên việc rút 
ngắn thời gian sản xuất không chỉ giúp giảm chi 
phí cho các doanh nghiệp may xuất khẩu Việt 
Nam, mà còn đáp ứng được nhu cầu thời trang 
đang thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, theo 
VITAS, thời gian sản xuất của ngành may mặc 
Việt Nam dài hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ 
và ngắn hơn so với Bangladesh, Campuchia. 
Sơ đồ 4. Thời gian sản xuất điển hình của chuỗi giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam. 
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2010.
Những nhân tố chính dẫn tới thời gian sản 
xuất kéo dài trong chuỗi giá trị xuất khẩu sản 
phẩm dệt may Việt Nam là: 
Nhập khẩu nguyên liệu: Sơ đồ 4 cho thấy 
mối liên kết dài nhất trong thời gian sản xuất là 
thời gian cần thiết dành cho nhập khẩu nguyên 
liệu từ các nước khác. Các doanh nghiệp xuất 
khẩu dệt may có thể tiến hành sản xuất với thời 
gian ngắn hơn nhiều nếu các nhà sản xuất sản 
phẩm dệt may có thể mua nguyên liệu trong 
nước. Thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc ký kết 
hợp đồng có thể giảm xuống từ 15-25 ngày do 
các nhà sản xuất có thể chào giá và gửi vải mẫu 
nhanh hơn. Thời gian từ lúc ký kết hợp đồng 
đến lúc chuyển giao nguyên liệu cũng có thể 
giảm xuống được 15-25 ngày. 
Thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan đối với 
tổng thời gian cần thiết cho nhập khẩu nguyên 
liệu và xuất khẩu thành phẩm là từ 6-14 ngày, 
việc này gây ra những bất lợi lớn cho xuất khẩu 
Giao 
nguyên 
liệu 
20-30 ngày 
 Hợp 
đồng 
Sản xuất 
Giao hàng cho 
khách hàng 
Nhật Bản 
20-30 
ngày 
25-30 
ngày Giao hàng cho 
khách hàng Mỹ 
Giao hàng cho 
khách hàng EU 40-50 
ngày 
35-40 ngày 
12-25 
ngày 65-95 ngày 
H.V. Hội / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 49‐59 
56
sản phẩm dệt may của Việt Nam về mặt thời 
gian chuyển giao. [2] 
Vận chuyển đến nơi tiêu thụ: Khoảng cách 
địa lý giữa Việt Nam với Mỹ, EU và Nhật Bản 
cũng như công suất của các cảng Việt Nam đã 
làm cho nước ta giảm sức cạnh tranh hơn so với 
các đối thủ trên những thị trường này, đặc biệt 
là với Trung Quốc và Ấn Độ. Thời gian vận 
chuyển từ Việt Nam sang Mỹ là 35-45 ngày, 
trong khi đó từ Trung Quốc đến Mỹ chỉ có 12-
18 ngày (Bảng 3). Chuyên chở sản phẩm dệt 
may từ Việt Nam tới các thị trường này phải 
quá cảnh ở Hồng Kông hoặc Singapore. Tại 
những cảng này, các côngtenơ hàng của Việt 
Nam được chuyển sang những tàu lớn hơn để 
đưa tới các cảng đích. [2] 
Bảng 3. So sánh thời gian vận chuyển giữa Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ 
sang các thị trường lớn 
 Mỹ EU Nhật Bản 
Trung Quốc 12-18 ngày 25-30 ngày 2-4 ngày 
Ấn Độ 30-40 ngày 35-45 ngày 15-25 ngày 
Việt Nam 35-45 ngày 40-50 ngày 12-15 ngày 
Nguồn: Báo cáo chiến lược xuất khẩu hàng dệt may VITAS. 
3.3. Nguồn nguyên liệu đầu vào 
a. Lượng nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ 
trọng lớn 
Cho đến nay, ngành may mặc của Việt Nam 
vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bị phụ thuộc khá 
nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. 
Các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam 
hiện đang nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, 
Hàn Quốc, Đài Loan hoặc Hồng Kông, với 
trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu thường chiếm 
gần 70-80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu. 
Tuy được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây 
chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng nguyên 
liệu sản xuất trong nước hoặc không đủ cho nhu 
cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc 
không đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng 
nước ngoài. Đối với nhiều đơn đặt hàng, phía 
nước ngoài cũng chỉ định luôn nhà cung cấp 
nguyên vật liệu khiến cho các doanh nghiệp 
may Việt Nam không có điều kiện sử dụng 
những nguyên liệu sản xuất trong nước với giá 
thành rẻ hơn. Như vậy, giá trị thực tế mà ngành 
may mặc thu được không hề cao so với con số 
kim ngạch xuất khẩu. 
Bên cạnh đó, việc vận chuyển, hải quan, 
thiết bị, chi phí vận chuyển liên quan đến nhập 
khẩu nguyên liệu vào Việt Nam làm cho chi phí 
nguyên vật liệu ở Việt Nam cao hơn so với 
Trung Quốc và Ấn Độ. Chi phí đầu vào của 
nguyên liệu ở Việt Nam cao hơn khoảng 25-
30% ở Trung Quốc. Vì chi phí nguyên liệu 
chiếm một phần lớn - 45% tổng chi phí, nên 
đây là một bất lợi lớn cho ngành dệt may nước 
ta. Số liệu thống kê hải quan mới nhất cho thấy, 
kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 của 
ngành dệt may đạt 6,16 tỷ USD nhưng đã phải 
nhập tới 5,76 tỷ USD nguyên phụ liệu. Thời 
gian gần đây nhiều doanh nghiệp dệt may than 
phiền là càng xuất nhiều thì nguy cơ thua lỗ 
càng lớn cũng là do thiếu chủ động về nguyên 
liệu đầu vào. Phần lớn các phụ kiện của công 
nghiệp dệt may sản xuất trong nước chưa đáp 
ứng được đòi hỏi về mẫu mã, chất lượng cần 
thiết của sản phẩm xuất khẩu. Giá trị gia tăng 
trên mỗi sản phẩm xuất khẩu dệt may của Việt 
Nam còn rất thấp. 
b. Thiếu liên kết sợi - dệt nhuộm - may 
Trong năm phân khúc chính của chuỗi giá 
trị dệt may toàn cầu gồm: sản xuất nguyên liệu 
thô, sản xuất nguyên phụ liệu, may, xuất khẩu 
và phân phối bán lẻ thì ngành dệt may Việt 
Nam chủ yếu vẫn hoạt động ở phân khúc may - 
là phân khúc tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất. 
Nhìn lại quá trình phát triển của chuỗi giá trị 
ngành dệt may, có thể thấy sự phát triển thiếu 
đồng bộ giữa các phân khúc trong toàn bộ chuỗi 
H.V. Hội / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 49‐59 
57
cung ứng, đặc biệt là sự yếu kém trong liên kết 
sợi - dệt nhuộm - may là nguyên nhân chính 
làm cho ngành dệt may Việt Nam không thể 
dịch chuyển sang các phân khúc có giá trị gia 
tăng cao hơn. Số liệu kim ngạch xuất khẩu hàng 
dệt may từ năm 2000-2010 cho thấy, trong tất 
cả các khâu của chuỗi giá trị dệt may Việt Nam 
thì may là ngành có sự phát triển rõ rệt nhất. 
Năm 2010, Việt Nam đã sản xuất được 2,6-2,8 
tỷ sản phẩm may mặc, trong đó khoảng 70% 
dành cho xuất khẩu, giá trị đạt trên 10 tỷ USD. 
Trong khi ngành sợi, may nước ta đã có 
những bước tiến tương đối dài thì ngành dệt 
vải, in nhuộm và hoàn tất vẫn chưa phát triển 
được như mong muốn. Năm 2010, ngành dệt 
sản xuất 1,1 tỷ mét vuông sản phẩm dệt thoi, 
150-200 nghìn tấn sản phẩm dệt kim và in 
nhuộm hoàn tất khoảng 800 triệu mét vuông, 
chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu 
trong nước. Kết quả là trong khoảng 9 tỷ USD 
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2009, 
giá trị xuất khẩu vải chiếm chưa đến 430 triệu 
USD, nghĩa là ngành dệt chỉ đóng góp chưa đến 
5% giá trị xuất khẩu. Theo đánh giá của các 
chuyên gia, kết quả yếu kém này là do công 
đoạn dệt nhuộm của Việt Nam “đang chậm hơn 
các nước trong khu vực, nhất là công đoạn 
nhuộm, với 30% máy móc thiết bị cần khôi 
phục, hiện đại hóa do đã sử dụng trên 20 năm” 
[5]. Sự yếu kém của khâu dệt nhuộm đã hạn chế 
sự phát triển của hoạt động sản xuất sợi và may 
mặc, do đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển 
của ngành dệt may. Điều này thể hiện ở các 
khía cạnh sau: 
Thứ nhất, làm hạn chế khả năng tiêu thụ sợi 
sản xuất trong nước. Đa số lượng sợi sản xuất 
ra đều xuất khẩu. Theo báo cáo khảo sát năng 
lực sản xuất kinh doanh ngành sợi Việt Nam 
2010, chỉ có 34% sản lượng sợi (khoảng 178 
nghìn tấn) sản xuất tại Việt Nam được tiêu thụ 
ở trong nước, khoảng 66% sản lượng còn lại 
được xuất khẩu. 
Thứ hai, dệt nhuộm đóng vai trò quan trọng 
đối với ngành may vì vải là yếu tố quan trọng 
quyết định đến chi phí và chất lượng cuối cùng 
của một sản phẩm may mặc. Theo số liệu của 
Tổng cục Thống kê năm 2010 cho thấy, tổng 
nhu cầu của ngành may xuất khẩu đối với các 
loại nguyên phụ liệu do ngành dệt cung cấp là 
gần 9 tỷ USD, trong đó vải chiếm khoảng 5,4 tỷ 
USD. Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong 
việc cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành 
may nhưng trên thực tế, ngành dệt nhuộm Việt 
Nam chưa thực hiện tốt vai trò đó. Hiện nay, 
các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt 
Nam đều không hài lòng cả về số lượng lẫn 
chất lượng vải nội vì không đáp ứng được yêu 
cầu về sản xuất hàng may mặc của họ. 
Từ phân tích trên cho thấy, ngành dệt 
nhuộm đóng vai trò rất quan trọng đối với 
ngành sản xuất sợi, may nói riêng và tổng thể 
ngành dệt may nói chung. Nhưng hiện nay, 
ngành dệt nước ta chưa thể hiện được vai trò 
đó, làm cho mối liên kết sợi - dệt nhuộm - may 
vừa lỏng lẻo, vừa yếu kém. 
3.4. Trung gian 
Khâu trung gian là một mắt xích quan trọng 
của chuỗi giá trị xuất khẩu hàng dệt may của 
Việt Nam. Lý do chính giải thích vì sao trong 
hầu hết các đơn hàng dệt may từ Việt Nam mà 
khách hàng quốc tế lựa chọn đều thông qua các 
nhà trung gian là vì hiện tại, chỉ có một số ít 
nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam có khả 
năng cung cấp được các dịch vụ như nguồn 
nguyên liệu, thiết kế, các hoạt động hậu cần, 
dịch vụ trọn gói cho người mua, mà đây lại là 
những điều kiện tiên quyết để khách hàng trực 
tiếp lựa chọn nguồn hàng từ một quốc gia. Bên 
cạnh đó, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và 
thị trường Mỹ hoặc EU cũng ảnh hưởng lớn đến 
các yếu tố về giá cả (kiểm soát chất lượng và 
chi phi đi lại). Cuối cùng, phần lớn khách hàng 
quốc tế theo truyền thống thường tin tưởng vào 
các đại lý của họ hơn là thực hiện tìm kiếm 
nguồn hàng theo phương thức tiến hành nội bộ. 
Trong tất cả các trường hợp thì một cơ sở thu 
mua chịu trách nhiệm về cả một khu vực, ví dụ 
như khu vực ASEAN. Với những nhà xuất khẩu 
lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, khách hàng 
H.V. Hội / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 49‐59 
58
quốc tế lớn thường thiết lập một văn phòng ở 
mỗi quốc gia. Điều này giúp các nhà nhập khẩu 
rất thuận lợi trong việc xác định nhà cung cấp 
phù hợp nhất đối với sản phẩm nào đó về giá 
cả, chất lượng, thời gian giao hàng, hạn ngạch; 
giám sát chất lượng đối với sản xuất; tìm và ký 
hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu; sắp 
đặt việc chuyên chở nguyên liệu vào nước của 
nhà sản xuất và chuyên chở thành phẩm ra khỏi 
nước đó. 
4. Kết luận 
Từ việc phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt 
may theo cách tiếp cận từ sản phẩm đầu ra như 
trên cho thấy Việt Nam có nhiều cách để nâng 
cao hiệu quả của sản phẩm dệt may xuất khẩu: 
Thứ nhất, các doanh nghiệp dệt may cần 
tích cực và chủ động vươn lên, xâm nhập vào 
mạng lưới phân phối toàn cầu để bán được sản 
phẩm cho các nhà buôn (không phải qua trung 
gian môi giới), thậm chí có thể bán đến tận tay 
người tiêu dùng trên các thị trường lớn. Hiện tại 
Mỹ, EU và Nhật Bản đang là những quốc gia 
nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt 
Nam, chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu dệt 
may nước ta. Đồng thời, các thị trường này đều 
là những thị trường truyền thống. Do vậy việc 
hiểu biết và nắm chắc nhu cầu của các thị 
trường này sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may 
gia tăng đáng kể giá trị của khâu này trong 
chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam. 
Thứ hai, thời gian sản xuất kéo dài là một 
trong những trở ngại lớn của hàng dệt may Việt 
Nam trong việc giảm chi phí xuất khẩu. Việc 
giảm bớt thời gian sản xuất thông qua một số 
biện pháp như tăng khả năng cung cấp nguyên 
liệu của các cơ sở trong nước, cải tiến quy trình 
sản xuất và hợp lý hóa công tác tổ chức lao 
động. Bên cạnh đó, việc giảm thời gian làm thủ 
tục hải quan, nâng cao năng suất cũng là những 
nhân tố không kém phần quan trọng giúp gia 
tăng giá trị cho hàng dệt may xuất khẩu. 
Thứ ba, phát triển sản xuất nguyên phụ liệu. 
Rõ ràng, nhu cầu sử dụng nguyên phụ liệu trong 
nước của các doanh nghiệp dệt may là rất lớn 
và việc chủ động nguồn nguyên phụ liệu trong 
nước là mong muốn của hầu hết các doanh 
nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản 
phẩm dệt may xuất khẩu. Điều này có thể thực 
hiện được thông qua thiết lập các trung tâm về 
nguồn nguyên liệu và thúc đẩy sản xuất nguyên 
liệu ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là bài toán 
không đơn giản nhằm đẩy mạnh việc cung cấp 
nguyên liệu bông, xơ sản xuất trong nước, từng 
bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu, 
tạo điều kiện để ngành dệt may tăng trưởng và 
phát triển ổn định. 
Thứ tư, tích cực đầu tư để làm chủ khâu 
thiết kế thời trang, bằng cách cần tập trung đào 
tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp cho lĩnh 
vực thời trang. Khi mẫu thiết kế thời trang của 
Việt Nam được thị trường thế giới chấp nhận 
thì sẽ tăng được giá trị của khâu này trong 
chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may thuộc chuỗi giá 
trị toàn cầu. 
Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện và đặc 
điểm hiện tại của ngành dệt may xuất khẩu 
Việt Nam, vấn đề đặt ra là: Phải chăng dệt 
may Việt Nam sẽ dàn hàng ngang thực hiện tất 
cả các giải pháp trên, hay sẽ lựa chọn những 
khâu phù hợp nhất để triển khai? Điều này rất 
cần một nghiên cứu tiếp theo để trả lời thỏa 
đáng vấn đề nêu trên. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Hoàng Ánh (2009), “Kinh nghiệm tham gia 
chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Hàn 
Quốc”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại - Trường Đại học 
Ngoại thương. 
[2] Hiệp hội Dệt may Việt Nam (2006), “Báo cáo chiến 
lược xuất khẩu hàng dệt may VITAS”. 
[3] Nguyễn Mạnh Hùng (2008), “Tìm hiểu mô hình 
chuỗi giá trị dệt may toàn cầu”, Nội san Khoa học 
và Giáo dục, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. 
[4] Anh Quân (2010), “Xuất khẩu hàng dệt may Việt 
Nam - Triển vọng qua các thị trường chính”, Tạp 
chí Hải quan Việt Nam. 
[5] 
may-2011-mot-nam-vuot-kho 
H.V. Hội / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 49‐59 
59
Analyzing Vietnamese textile and 
garment exporting value chain 
Assoc.Prof.Dr. Ha Van Hoi 
Faculty of International Business and Economics, VNU University of Economics and Business, 
 144 Xuan Thuy, Hanoi, Vietnam 
Abstract. This article presents the nature of the global textile value chain, and simultaneously 
points out the specific stages of the textile value chain such as producing raw materials, spinning, 
weaving, dyeing, tailoring and distributing the completed products, in which the role of the link 
between the textile and garment industry in the global textile value chain is emphasized. The paper is 
based on the output approach to analyze and clarify the major components of the textile exporting 
value chain. Those components consists of international buyers, domestic manufacturers, input 
suppliers and intermediaries. For each component, the article also points out the reasons for the low 
added value of Vietnamese textile and garment export in the global textile value chain. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_chuoi_gia_tri_xuat_khau_det_may_viet_nam.pdf
Ebook liên quan