Phóng sự truyền hình

Tóm tắt Phóng sự truyền hình: ... Truyền hình là phương tiện thông tin bằng cách truyền hình ảnh và âm thanh theo tuyến tính thời gian. Vì thế, đặc trưng nổi bật của phóng sự truyền hình cũng là Montage. Các thủ pháp Montage góp phần làm tăng hiệu quả phản ánh của phóng sự, rút ngắn độ dài thời gian xảy ra sự kiện trên màn ...hỏng vấn, độ dài, Các phim phóng sự tài liệu thường cần đến những kịch bản chi tiết. Trong phim phóng sự du lịch, hình ảnh là chủ đạo nhằm miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên hay những nét truyền thống văn hoá, lịch sử, đất nước con người. Những yếu tố này khá ổn định nên đề cương phân cảnh chi ti...tượng, biết chọn cái nào để làm chất liệu cho phóng sự, biết lấy cái gì làm chính, cái gì làm phụ và hiệu quả tác phẩm là một mớ tư liệu vụn vặt với hình ảnh, lời bình tản mạn, hiệu quả thông tin thấp. 5.2, Tìm hiểu sự kiện Khi sự kiện xảy ra bất ngờ thì phóng viên khó có thể tìm được các ...

pdf26 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phóng sự truyền hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uần chúng hiểu 
rõ hơn đây là loại phóng sự có tính chính luận cao. 
 Những vấn đề mà phóng sự đề cập thường có nội dung phong phú, 
được thực hiện khi sự kiện hoặc vài sự kiện có cùng tính chất đã kết thúc, dư 
luẫn xã hội đòi hỏi có một sự hiểu biết cặn kẽ, tỷ mỷ. Loại phóng sự này là một 
bức tranh toàn cảnh về vấn đề mà nhà báo truyền hình cần đề cập tới, ví dụ: vấn 
đề môi trường, an toàn thực phẩm, cải cách hành chính, dịch cúm gia cầm, tăng 
học phí Có thể nói rằng, loại phóng sự vấn đề giải quyết tốt những vấn đề 
bức xúc dư luận đang đòi hỏi được xã hội quan tâm, từ sự phát sinh, xu thế vận 
động đến cách giải quyết vấn đề đó. 
Phóng sự chân dung: loại phóng sự này thường đi sâu vào khắc hoạ 
hình ảnh, chân dung một con người với những tính cách, vị trí, vai trò khác 
nhau trong xã hội. Như chân dung một anh hùng, bác sĩ, một nhà khoa học, một 
doanh nhân, 
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net 
 183
Phóng sự chân dung cũng đề cập đến cuộc đời của những người hoặc một 
nhóm người mà vai trò của họ có ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Đặc điểm ngoại 
hình, tính cách nhân vật, tâm lý, tiểu sử, những cống hiến của nhân vật hoặc 
nhóm nhân vật được tập trung chú ý khai thác. Những chi tiết đó phải chân 
thực, cụ thể, đặc sắc và có sức gợi cảm để tăng tính thuyết phục cho người xem. 
Phóng sự chân dung có thể đề cập đến cuộc đời của một con người nhưng 
cũng có thể đề cập đến khoảng khắc đời thường của họ. 
Điều quan trọng trong phóng sự chân dung là cần có sự sinh động, 
không đước sử dụng thủ pháp nhân cách hoá, điển hình hoá của nghệ thuật điện 
ảnh. Khi thực hiện phóng sự chân dung có thể có dàn cảnh nhưng phải dựa trên 
cơ sở của sự thật, phản ánh những chi tiết có thật, chính xác, khách quan để làm 
bộc lộ tính cách của đối tượng phản ánh. 
Phóng sự điều tra: loại phóng sự này được thực hiện khi trong xã hội 
nảy sinh những vấn đề, trong đó có những mâu thuẫn gay gắt hay vấn đề đang 
gây nhiều tranh cãi, nhằm lý giải, phân tích để đưa ra những phương pháp giải 
quyết những mâu thuẫn đó. 
 Phóng sự điều tra thường bắt đầu từ một kết quả tốt hoặc xấu. Để làm 
rõ nguyên nhân, phóng viên phải xuống hiện trường để thu thập tài liệu từ nhiều 
nguồn khác nhau, từ đó có đủ căn cứ, lý lẽ để phân tích và chứng minh các vấn 
đề mà mình đưa ra. 
 Trong quá trình thực hiện phóng sự điều tra, nhà báo phải coi đó là vấn 
đề lương tâm, trách nhiệm của mình. Không được chủ quan hoặc coi đây là nói 
để khoe trí tuệ, ngôn từ, để lên gân hoặc để khẳng định mình. Đây là loại phóng 
sự khó thực hiện, vì thế phải có những phương án để vượt qua các trở ngại 
trong việc thu thập tài liệu, phỏng vấn nhân chứng cũng như về tâm lý. Phóng 
sự điều tra truyền hình là loại tác phẩm mang lại sức nặng đối với dư luận, đồng 
thời là nơi để phóng viên thể hiện bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, trình độ, 
năng lực của mình. 
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net 
 184
5. Quy trình thực hiện phóng sự truyền hình 
5.1, Lựa chọn đề tài, chủ đề 
 Đầy là bước đầu tiên định hướng cho phóng viên tiếp cận vấn đề. Việc 
lựa chọn đề tài, xác định tư tưởng chủ đề mang tính chất khoanh vùng đối tượng 
phản ảnh. 
 Phạm vi phản ánh của phóng sự truyền hình cũng như bất kì một thể 
loại báo chí nào khác là toàn bộ sự kiện trong dòng thời sự chủ lưu. Nhưng 
không phải bất cứ đối tượng nào của hiện thực cũng trở thành đối tượng phản 
ánh của phóng sự truyền hình, đó phải là những sự kiện thời sự nóng hổi hay 
những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện tại cần giải quyết, đó là những vấn đề 
bức xúc mà công chúng đang quan tâm 
 Khi lựa chọn đề tài, phóng viên phải dựa vào hai yếu tố đề tài có tính 
thời sự được xã hội quan tâm và đề tài đó phải nằm trong kế hoạch tuyên truyền 
của cơ quan báo chí trong từng thời điểm cụ thể, ví dụ: vấn đề giá cả, trật tự an 
toàn giao thông, tham nhũng, hoặc các sự kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã 
hội,  
 Ngoài việc đáp ứng các yếu tố trên, nhà báo truyền hình cần xem xét 
đến tính khả thi của đề tài bao gồm điều kiện thực hiện: cơ sở vật chất, kinh phí, 
phương tiện kỹ thuật, khả năng diễn đạt bằng hình ảnh. Không phải bất cứ 
một đề tài nào, phóng viên cũng xông vào. Họ thường chọn những lĩnh vực họ 
có khả năng hiểu biết và say mê. Có như vậy bài phóng sự mới có nội dung sâu 
sắc, hấp dẫn và sáng tạo trong cách thể hiện. 
 Bất cứ một hình thức thông tin nào thì bản thân nó cũng thể hiện một 
khuynh hướng tư tưởng nhất đinh. Hơn nữa phóng sự truyền hình còn thể hiện ý 
đồ của tác giả, có khi của cơ quan chủ quản, của Đảng và Nhà nước. Do vậy, 
việc xác định chủ đề và tư tưởng được tiến hành song song với việc xác định đề 
tài. Chủ đề là vấn đề chủ yếu được xác định. Nếu đề tài là cả một cánh rừng thì 
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net 
 185
chủ đề là một cây, một mầm non mới nhú; tư tưởng là thái độ, cách đánh giá, 
nhìn nhận của tác giả với đối tượng được nói tới trong tác phẩm của mình, là 
khuynh hướng và thông điệp tác giả muốn gửi tới công chúng. 
 Việc xác định đề tài, chủ đề sẽ khoanh vùng và xác định đối tượng của 
phóng sự truyền hình, từ đó tìm ra tư tưởng chủ đề, ý nghĩa của sự kiện được 
nêu trong phóng sự. 
 Tư tưởng, chủ đề là cái đích cuối cùng, có ý nghĩa bao trùm nội dung 
tác phẩm phóng sự. Đồng thời nó chi phối từng chi tiết, lời bình và con người 
trong phóng sự. 
 Tư tưởng, chủ đề quyết định hướng khai thác và xử lý tài liện nếu 
không được định hướng bởi một tư tưởng, chủ đề nhất định thì khi thâm nhập 
thực tế, trước hàng loạt sự kiện, hiện tượng, biết chọn cái nào để làm chất liệu 
cho phóng sự, biết lấy cái gì làm chính, cái gì làm phụ và hiệu quả tác phẩm là 
một mớ tư liệu vụn vặt với hình ảnh, lời bình tản mạn, hiệu quả thông tin thấp. 
5.2, Tìm hiểu sự kiện 
 Khi sự kiện xảy ra bất ngờ thì phóng viên khó có thể tìm được các 
thông tin lưu trữ. Nhưng khi đã có lưu trữ các thông tin về sự kiện, sự việc 
tương tự thì sẽ giúp cho họ nắm bắt sự kiện, sự việc hiện tại dễ dàng hơn 
 Trong trường hợp được thông báo về sự kiện thì sẽ có thể tìm được 
nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau: qua các báo đài, hộp thư truyền hình, 
các băng tư liệu, các kho lưu trữ thông tin, là nguồn cung cấp các dữ liệu. 
Phóng viên cần phải biết tương đối đầy đủ về các nhân vật trong sự kiện để giới 
thiệu họ trong phóng sự, nhưng không nên nói quá nhiều về họ. Điều quan 
trọng là phải tìm ra được quan điểm của các nhân vật này. Không phải để nhắc 
lại mà để khai thác sự tiến triển, những điểm mới của sự kiện. 
 Khi thực hiện một phóng sự, phóng viên cũng cần tìm hiểu về khung 
cảnh sự kiện bằng cách hình dung thông qua các tư liệu (băng, ảnh lưu trữ), nếu 
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net 
 186
có điều kiện tốt nên khảo sát tại chỗ. Việc khảo sát địa điểm, bối cảnh cho phép 
dự kiến một kịch bản trước khi quay phim, dự kiến phỏng vấn nhân chứng trong 
bối cảnh thật. Khảo sát địa điểm và bối cảnh làm tiết kiệm thời gian quay phim, 
dự kiến được các cảnh xen và các cảnh chồng làm chuyển ý, tạo ra tác phẩm có 
sức thuyết phục. 
 Trong trường hợp dùng thủ pháp về sự xuất hiện của phóng viên trên 
màn hình thì khi khảo sát địa điểm, bối cảnh xảy ra sự kiện cần tạo nên sự lưu 
loát và sự trong sáng của nội dung cần diễn đạt. 
5.3, Quay phim 
 Là quá trình cụ thể hoá kịch bản tại hiện trường với sự lựa chọn các 
cảnh quay riêng biệt, song phải tương đối logic, trình tự dựa theo những nguyên 
tắc mỹ học, tạo nên bức tranh cuộc sống vừa khái quát vừa cụ thể, vừa chính 
xác lại sinh động, điển hình. Việc quay phim phóng sự phải tuân thủ theo những 
nguyên tắc tạo hình của truyền hình. Hai yếu tố kỹ thuật và nghệ thuật đóng vai 
trò quan trọng trong công tác quay phim. 
Kỹ thuật quay phim đề ra những nguyên tắc lắp ghép hình như khi lắp 
ghép các câu văn phải có mệnh đề, dấu phẩy, dấu chấm. Còn nghệ thuật quay 
phim góp phần tạo nên những hình tượng gây cảm xúc mạnh mẽ. Công việc 
quay phim của các tác giả làm phóng sự truyền hình phụ thuộc và nhiều yếu tố 
khách quan: không gian, bối cảnh, sự kiện, diễn biến của vấn đề. Do vậy giữa 
phóng viên, biên tập và quay phim phải có sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng. Mối 
quan hệ này cũng biểu hiện tính tập thể của phóng sự truyền hình. Trong đó 
người biên tập chịu trách nhiệm về nội dung tư tưởng của tác phẩm còn phóng 
viên quay phim trên cơ sở lĩnh hội ý đồ của kịch bản, người biên tập mà chọn 
cảnh quay, tìm góc độ thể hiện. Sự sáng tạo của phóng viên quay phim chỉ được 
xây dựng trên cơ sở thực hiện và làm phong phú thêm ý đồ của người biên tập. 
Người quay phim phải biết lựa chọn những chi tiết đắt, mang lượng thông tin 
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net 
 187
cao, bởi vì thế mạnh của phóng sự truyền hình so với phóng sự báo in và báo 
nói là những hình ảnh, âm thanh từ trong cuộc sống. 
Về nguyên tắc cần phải quay tất cả, việc chọn lọc các hình ảnh tiêu biểu 
sẽ được thực hiện trong quá trình dựng băng. Người quay phim có kỹ thuật để 
ghi lại hình ảnh và người biên tập phải biết được các kỹ thuật đó. Cần để quay 
phim làm việc độc lập trên cơ sở có sự bàn bạc từ trước. Biên tập viên và quay 
phim phải cùng biết hình ảnh đã đủ chưa, nếu chưa đủ phải quay thêm cái gì. 
Trong khi ghi hình phải biết các cú pháp về hình ảnh. Cần có một vài 
cảnh mở ra hay khép lại chủ đề, giống như câu đầu và câu cuối của một bài báo. 
Trong khi dựng phim, những cảnh trái trục, những cái nhìn và khi đối 
tượng quay ra khỏi khuôn hình phải theo những quy tắc nghiêm ngặt để có thể 
dựng được. 
5.4, Dựng phim 
 Sử dụng nghệ thuật Montage đối với phóng sự truyền hình không chỉ 
đơn thuần là việc chon một đoạn hay rút ngắn những hình ảnh đã thu được mà 
đây là việc tổ chức lại, sắp xếp lại các hình ảnh để đem lại tính hợp lý và nội 
dung nhằm giúp người xem dễ hiểu. 
- Phim phóng sự truyền hình cho phép sử dụng hầu hết những thủ pháp 
Montage của hình ảnh. Nó giúp phóng sự truyên hình ghép nối các phim rời rạc 
thành một chỉnh thể, theo ý đồ kết cấu của tác giả. Montage liên kết các hình 
ảnh, âm thanh, lời bình, phỏng vấn, chúng là những thành phần biệt lập nhau. 
Montage có một số loại cơ bản sau: 
- Montage logic: là dựng các cảnh phim nối tiếp nhau theo logic trong đó 
sử dụng các thủ pháp như: nối liên tục, mờ dần, chồng dần, 
- Montage ý: là sự liên kết giữa các cảnh phim để nảy ra ý mới, hình 
tượng mới. Nếu các cảnh quay này để tách rời nhau thì ý sử dụng đó không thể 
tồn tại. Phương pháp này thường sử dụng trong các phóng sự tài liệu nghệ thuật. 
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net 
 188
5.6, Hậu kỳ dàn dựng 
Hậu kỳ là khâu cuối cùng của việc hoàn thành phim phóng sự truyền 
hình. Sau khi quay nháp đủ tư liệu, người làm phim phải tiến hành khâu dàn 
dựng, hậu kỳ. Các phường tiện kỹ thuật hậu kỳ không những cho phép xử lý 
nhanh, chính xác mà còn cho phép tạo hình ảnh, sử dụng máy tính để sản xuất 
các chương trình, chủ yếu sử dụng bắn chữ, hình hiệu. Bàn dựng hiện đại cho 
phép thực hiện hàng trăm kỹ sảo khác nhau. Những kỹ xảo ấy cho phép tạo hiệu 
quả đặc biệt trong phóng sự. Mỗi phim phóng sự là kết quả sáng tạo của tác giả 
bằng kỹ thuật tinh xảo. 
 Phương pháp Montage trong hậu kỳ được sử dụng để bố trí sắp xếp 
hình ảnh theo trật tự thời gian và bố cục của tác phẩm. Ở khâu hâu kỳ, biên tập 
viên bằng phương pháp Montage kiểm tra lại tất cả các khâu, hoàn thiện tác 
phẩm phóng sự của mình. Có trường hợp ở giai đoạn hậu kỳ nếu sử dụng bàn 
trộn đặc biệt có thể phát trực tiếp. Như vậy, hậu kỳ đã được rút ngắn thời gian 
một cách tối đa. 
5.7, Viết lời bình 
 Lời bình là những lời giải thích những gì phóng viên được chứng kiến 
mà thông tin trên hình ảnh không chuyển tải được. Phóng viên đọc lời bình này 
là tốt nhất 
 Ngay từ câu đầu tiên, lời bình của phóng sự phải thu hút được sự chú ý 
của khán giả xem truyền hình, gây sự ngạc nhiên cho họ và tạo cho họ ý muốn 
theo dõi tiếp. Trong câu đầu tiên, quan điểm xử ký trong phóng sự phải được 
xác định ngay đó là sự khen ngợi hay phê phán phải được bộc lộ. Nó phải chứa 
đựng những thông tin mới nhất, mạnh nhất, bất ngờ nhất và phải mô tả được 
không khí của sự kiện. 
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net 
 189
 Bút pháp của lời bình: nói chung cũng giống như tin tức, phóng sự 
cần những câu ngắn, đơn giản, có một mệnh đề, câu ngắn làm người xem dễ 
tiếp nhận, dễ hiểu. Từ ngữ sử dụng trong phóng sự phải cụ thể thêm sống động, 
nên dùng các từ ngắn, đơn giản, nên chú ý các vấn đề khi viết lời bình cho 
phóng sự: 
- Theo đúng quan điểm đã xác định 
- Chú ý đề cập đến các ý quan trọng của chủ đề (các từ ngữ, số liệu, lời 
trích dẫn của nhân vật) 
- Sử dụng các từ dễ hiểu, viết số bằng chữ và chọn khái niệm đơn giản, 
dùng số % nên diễn đạt bằng từ, ví dụ : 35% thì nên dùng là ba mươi lăm %; 
hoặc số năm, tháng. 
- Chỉ nên viết trên một mặt giấy, tránh tẩy xoá. 
- Đọc to bài viết để tạo cơ hội sửa chữa lại bài viết. 
- Nên trau chuốt câu đầu và câu cuối. 
6. Phân biệt phóng sự truyền hình với một số thể loại khác. 
6.1, Phân biệt Phóng sự truyền hình với Tin truyền hình. 
 Phóng sự truyền hình và tin truyền hình là những thể loại được sử dụng 
thường xuyên trên các chương trình truyền hình. Xen kẽ giữa các chương trình 
thời sự của các đài truyền hình là những phóng sự về những sự kiện xẩy ra hàng 
ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút trên thế giới. Đứng về mặt thời lượng một 
phóng sự sự kiện không nhiều hơn một tin là bao nhiêu. Trong chương trình đài 
truyền hình Việt Nam, tin không qúa một phút, các đài truyền hình phương Tây 
giao động từ 30 đến 40 giây còn các phóng sự ít khi vượt qua 3 phút, thậm có 
phóng sự chỉ độ 1 phút rưỡi. 
Giữa tin và phóng sự truyền hình có sự khác biệt nhau như: 
- Tin truyền hình thông báo sự kiện hiện tượng một cách ngắn gọn nhất. 
Nó thông báo sự kiện ở thời điểm còn phóng sự truyền hình phản ánh sự kiện 
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net 
 190
trong quá trình diễn biến của nó. Tin truyền hình chỉ cần trả lời 5 câu hỏi đặc 
trừng của thể loại tin là : Ai? Cái gì? Khi nào? ở đâu? Như thế nào? Phóng sự 
truyền hình ngoài việc làm rõ những vấn đề chính là phần cốt lõi của phóng sự, 
là điểm khác biệt rất nổi bật của nó với thể loại tin. 
- Tin truyền hình sử dụng giọng văn trần thuật giản dị và hết sức khách 
quan. Phóng sự truyền hình sử dụng văn trần thuật nhưng mang dáng dấp văn 
học, được phép thể hiện cái tôi nhân chứng của tác giả. Ngôn ngữ của phóng sự 
truyền hình cũng đa dạng hơn nhiều (có bút pháp sinh động). 
- Tin truyền hình thường đưa về một (hoặc một vài sự kiện), còn phóng 
sự truyền hình phản ánh một chuỗi các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá 
trình phát sinh, phát triển của cuộc sống. Chính vì nội dung thông tin khác nhau 
dẫn đến thời lượng tối đa của hai thể loại này cũng khác nhau. Ở Tin thường 
không qúa một phút, còn ở Phóng sự tối thiểu cũng 4 phút trở lên. 
- Tin truyền hình phản ánh tất cả các hiện tượng sự kiễn xảy ra trong 
cuộc sống khách quan, có ý nghĩa chính trị – xã hội nhất định. Còn trong phóng 
sự truyền hình không phải sự kiện có ý nghĩa chính trị – xã hội nào cũng trở 
thành phóng sự truyền hình mà chỉ có những vấn đề đòi hỏi phải lý giải thì nó 
mới được phản ánh bằng thể loại Phóng sự. 
Tóm lại, điều khác biệt cơ bản nhất giữa Phóng sự truyền hình và Tin 
truyền hình nói riêng, tin báo chí nói chung là tin chỉ đưa các sự kiện, sự việc đã 
xảy ra, ít khi có lời bình. Ngược lai, Phóng sự truyền hình nói riêng và phóng sự 
báo chí nói chung có lời bình, có cái tôi thẩm định, bình phẩm về sự kiện, sự 
việc đó. Vì thế, trong Phóng sự thường sử dụng các nghiệp vụ làm báo như : 
phỏng vấn, toạ đàm, ghi chép, bình luận, nhằm phục vụ cho mục đích sáng 
tạo. 
6.2, Phân biệt Phóng sự truyền hình với Phim tài liệu 
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net 
 191
Phóng sự truyền hình cũng như Phim tài liệu truyền hình đều sử dụng 
ngôn ngữ tổng hợp là hình ảnh và âm thanh, chúng cùng hướng tới một mục 
đích nhất định. Tuy nhiên, có thể phân biệt giữa Phóng sự truyền hình với Phim 
tài liệu truyền hình ở những điểm sau: 
Tính thời sự: Phóng sự truyền hình là một thể loại báo chí truyền hình, 
do vậy yêu cầu hàng đầu của nó là lượng thông tin thời sự mới mẻ. Trong 
Phóng sự truyền hình thông tin sự kiện thường chiếm nhiều hơn thông tin thẩm 
mỹ. Trong khi đó Phim tài liệu truyền hình với đề tài phản ánh rộng, đi vào 
chiều sâu tư tưởng, vì thế nó mang đậm tính thẩm mỹ và nhân văn. Thời gian 
chủ đạo của Phóng sự truyền hình thường ở thời hiện tại, còn Phim tài liệu 
truyền hình thường khai thác những vấn đề trong quá khứ có tính chất tư liệu. 
Chi tiết: Phóng sự truyền hình thường đi vào những chi tiết và số liệu cụ 
thể, còn Phim tài liệu truyền hình thường đi vào những chi tiết khái quát. Vì thế 
lời bình trong Phóng sự truyền hình không đi xa sự kiện và bám sát vào sự kiện 
để phản ánh, trong khi đó Phim tài liệu truyền hình lại có xu hướng khái quát 
và hình tượng hoá. 
Hình ảnh: trong Phóng sự truyền hình, cái quan trọng nhất là những hình 
ảnh thời sự đắt giá, là khả năng nắm bắt thời cuộc nóng hổi, còn Phim tài liệu 
truyền hình lại tập trung vào những hình ảnh hướng tới hình tượng hoá của cuộc 
sống, mang chiều sâu tư tưởng và tính nhân văn sâu sắc. 
Sự kiện: Phóng sự truyền hình thường chỉ là sự phản ánh sự kiện một 
cách đầy đủ và chi tiết, trong khi Phim tài liệu có thể là sự kiện, nhưng thường 
là nhằm vào những vấn đề có tính khái quát. 
Lời bình: Phóng sự truyền hình tuy là một thể loại mang tính văn học, 
song mục đích và đối tượng phản ánh của nó vẫn là thông tin sự kiện. Còn Phim 
tài liệu truyền hình tập trung vào các vấn đề có tính nghệ thuật và tính nhân 
văn. Hiện thực trong Phim tài liệu truyền hình mục đích nhằm nâng lên tầm 
hình tượng, điều mà người làm Phim tài liệu muốn đạt tới chính là thông điệp – 
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net 
 192
tầng sâu đa nghĩa của hiện thực khách quan. Chính vì sự khác biệt này, lời bình 
trong phim tài liệu đóng vai trò hết sức quan trọng, nhằm cất cánh cho hình ảnh, 
còn lời bình của phóng sự truyền hình luôn bám sát và bổ sung cho những gì mà 
hình ảnh chưa nói được. 
6.3, Phân biệt Phóng sự truyên hình với Tường thuật truyền hình 
 Phóng sự truyền hình và tường thuật truyền hình là hai thể loại tương 
đối giống nhau nếu xét về nội dung phản ánh. Chúng cùng thể hiện hiện thực 
cuộc sống khách quan, song lại thuộc hai nhóm khác nhau. Phóng sự truyền 
hình là thể loại thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, trong đó sử dụng bút pháp 
như: tả - bình – thuật và vai trò “cái tôi” phóng viên xuất hiện trước ống kính. 
Còn tường thuật là thể loại báo chí thuộc nhóm tin thông tấn. Do đó có những 
điểm khác nhau: 
Tường thuật chỉ phản ánh diễn biến của sự kiện, hiện tượng. Còn phóng 
sự truyền hình thường đưa ra nhiều sự kiện, sự việc xoay quanh một chủ đề. 
Tường thuật thường tập trung trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? 
Tại sao và như thế nào? Còn phóng sự truyền hình không những chỉ trả lời các 
câu hỏi trên mà còn phải lý giải nguyên nhân sự kiện, biện pháp giải quyết. 
Phóng sự truyền hình chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh có vấn đề cần 
phải lý giải. Còn tường thuật dùng để thông tin trực tiếp tới công chúng những 
sự kiện hiện tượng có ý nghĩa chính trị xã hội lớn, được đông đảo công chúng 
quan tâm. 
KẾT LUẬN 
 Phóng sự truyền hình là một thế mạnh của báo chí truyền hình, trong đó 
nội dung phản ánh là những cái tươi mới, nóng hổi, sinh động từ cuộc sống. Để 
thực hiện một phóng sự hay, sinh động cần rất nhiều các yếu tố trong đó yếu tố 
cơ bản là người phóng viên- nhà báo phóng sự truyền hình. Để có một phóng sự 
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net 
 193
hay, đáp ứng yêu cầu về tính thời sự và thoả mãn nhu cầu thông tin của công 
chúng, những người làm báo truyền hình còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa cả 
về năng lực, tay nghề và phẩm chất để xứng đáng với người làm báo truyền 
hình trong thời đại thông tin hiện nay. 

File đính kèm:

  • pdfphong_su_truyen_hinh.pdf
Ebook liên quan