Phóng sự truyền hình – phim tài liệu truyền hình

Tóm tắt Phóng sự truyền hình – phim tài liệu truyền hình: ...ộ tương phản cao của hình ảnh cho phép phim nhựa tạo ra những khuôn hình có chiều sâu bối cảnh lớn. Do đó, phim nhựa có được những cảnh toàn và viễn vô cùng hoành tráng mà hình ảnh video không thể tạo ra. Sự vượt trội về khả năng tạo cảm giác không gian của điện ảnh là hơn tuyệt đối so với t...nhưng có quyền giới thiệu những nhân vật có thực ấy theo cách nhìn và cách hiểu của riêng mình; việc hư cấu các chi tiết hoặc sự kiện của nhân vật, đôi khi có sự khác biệt thậm chí ngược hẳn lại với quan niệm đương thời. Ở Việt Nam các hãng phim tài liệu và truyền hình đã làm nhiều phim chân...các nhân vật và sự kiện; quan hệ giữa các chi tiết, sự kiện bên trong và bên ngoài phần nội dung được trình bày trong kịch bản và phim. Đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa độ dài thời gian diễn biến câu chuyện, dung lượng và thời lượng của phim. 8.2. Các nhân tố trong kết cấu: 8.2.1. Phần mở ...

pdf19 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phóng sự truyền hình – phim tài liệu truyền hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- TS) 
-Qua vai (over shoulder shot-OSS) 
Các cỡ cảnh quay chân dung: 
Sau hệ thống cỡ cảnh là góc quay. Nếu như cảnh quyết định cho ta xem cái 
gì thì góc quay sẽ cho ta xem như thế nào. Những góc quay căn bản của 
truyền hình cũng được kế thừa từ điện ảnh. Đó là quay bình điện, quay 
nghiêng, quay chúc, quay hất Cùng với góc quay là hệ thống động tác 
máyvới lia, zoom, zoom giật, travelling 
Không chỉ học được ở điện ảnh những biện pháp bố cục khuôn hình, 
truyền hình còn tiếp thu được nghệ thuật sử dụng ánh sáng của điện ảnh. 
Tuy nhiên, hiệu quả ánh sáng trên chất liệu bằng từ không tốt bằng phim 
nhựa, đồng thời yêu cầu về nghệ thuật của tác phẩm truyền hình không cao 
nên nhiều khi ánh sáng không được chú trọng lắm trong truyền hình. 
Yếu tố ngôn ngữ thứ hai của truyền hình là âm thanh. Âm thanh trong 
truyền hình gồm lời nói, tiếng động và nhạc nền. Một lần nữa, truyền hình 
được thừa hưởng ở điện ảnh kỹ thuật xử lý âm thanh, đặc biệt là kỹ thuật 
xử lý và nghệ thuật sử dụng tiếng động và nhạc nền. Đây là hai yếu tố âm 
thanh đóng vai trò khá quan trọng trong tác phẩm tài liệu truyền hình. 
Tiếng động được dùng để phản ánh thiên nhiên, cuộc sống góp phần làm 
tăng tính chân thực của sự kiện, hiện tượng trong phim. Nhạc là một phần 
không thể thiếu trong phim tài liệu truyền hình. Nhạc được sử dụng như 
một phương tiện biểu cảm, tạo không khí cho phim. 
Chỉ có ngôn ngữ thôi thì chưa đủ, truyền hình tiếp tục vay mượn điện ảnh 
cả hệ thống ngữ pháp hình ảnh - thủ pháp montage. Montage có nhiệm vụ 
bố cục tác phẩm truyền hình thành những câu hình ảnh (những xen hình) 
và những trường đoạn. Montage tạo nên chỉnh thể cho tác phẩm truyền 
hình. 
Như vậy, truyền hình khi ra đời đã được thừa hưởng hầu như toàn bộ 
những hệ thống ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh từ điện ảnh. Truyền hình 
chỉ phải làm cái việc chọn lọc và cải biến hệ thống ngôn ngữ đó cho phù 
hợp với những đặc điểm loại hình của mình. 
5. Các thể loại phim tài liệu truyền hình 
Phim tài liệu truyền hình là một trong bốn loại hình của nghệ thuật điện 
ảnh mà nguyên tắc hàng đầu là loại bỏ sự hư cấu, chất liệu của nó là những 
hình ảnh quay người thực việc thực. Phim tài liệu truyền hình có thể chia 
làm ba nhóm: chân dung (Phim tài liệu địa chí, Phim tài liệu giáo khoa, 
Phim tài liệu phân tích), phóng sự (Phim tài liệu nghệ thuật), chính luận 
(Phim thời sự tài liệu) và nhằm vào ba đối tượng là: con người, sự kiện, 
vấn đề. Cả ba nhóm thể loại này thường có sự giao thoa, hoà nhập và hỗ 
trợ lẫn nhau. 
5.1 Phim tài liệu chân dung : 
Là thể loại phim trong các loại hình phim tài liệu khoa hoc, phim truyện. 
Đối tượng thể hiện chính là nhân vật có thực với đầy đủ số phận, tính cách 
trong cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, với con người, với 
bản thân mình. Trong phim tài liệu chân dung, tác giả phải tôn trọng các sự 
kiện trong thời gian, không gian lịch sử, nhưng có quyền giới thiệu những 
nhân vật có thực ấy theo cách nhìn và cách hiểu của riêng mình; việc hư 
cấu các chi tiết hoặc sự kiện của nhân vật, đôi khi có sự khác biệt thậm chí 
ngược hẳn lại với quan niệm đương thời. 
Ở Việt Nam các hãng phim tài liệu và truyền hình đã làm nhiều phim chân 
dung về những nhân vật điển hình trong chiến đấu và sản xuất, đó là các 
phim tài liệu về những nhân vật thực như: Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Lê Mã 
Lương, Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ (Ông cố vấn),. Các tác giả 
cố gắng qua chân dung một con người đã làm nổi lên những sự kiện lịch sử 
của các phong trào các thời đại. 
5.2 Phim phóng sự tài liệu 
Là thể loại phim thuộc loại phim thời sự – tài liệu dựa trên những hình ảnh 
ghi về người thực việc thực theo một đề tài xác định. Phim phóng sự tài 
liệu có thể hướng ống kính vào những đối tượng khác nhau và bố cục theo 
những cách thức khác nhau để làm nổi bật con người, sự kiện hay một vấn 
đề xã hội mang tính thời sự nhất. Qua lời bình, tác giả dẫn giải, phân tích, 
đánh giá, bình luận theo quan điểm, cảm nghĩ của riêng mình. Mặc dù có 
thể có khác biệt trong quan điểm tác giả, phim phóng sự tài liệu phải đảm 
bảo yếu tố chân thực, nhờ đó phim phóng sự có giá trị như một tư liệu lich 
sử. 
5.3 Phim thời sự 
Là nhóm thể loại thuộc loại hình phim thời sự – tài liệu trong nghệ thuật 
điện ảnh, sử dụng chất liệu là người thực, việc thực (do đó có giá trị tư liệu 
lịch sử) được phát trên phương tiện truyền thông điện ảnh hay truyền thông 
truyền hình, thông tin cho đại chúng biết những sự việc xảy ra hàng ngày 
trong nước và thế giới. Phim thời sự thường xuất hiện ở dạng một chuỗi 
những mẩu tin ngắn tập hợp lại thành từng cuốn phim có độ dài trung bình 
200m, phim cỡ 35mm hoặc cỡ khác có thời gian chiếu tương đương (phát 
hành theo định kỳ) hoặc những phim phóng sự có độ dài lớn hơn, phát 
hành định kỳ hay đột xuất. 
6. Các phương pháp khai thác chất liệu 
6.1 Phương pháp trực tiếp 
Đây là phương pháp ra đời sớm nhất, được sử dụng nhiều nhất trong tất cả 
các thể loại và các loại phim nói chung, kể cả phim tài liệu truyền hình, 
đảm bảo tính chân thực cao nhờ việc ghi lại những hình ảnh người thật, 
việc thật đang diễn ra trong cuộc sống. 
Phương pháp dễ thực hiện nhất và có hiệu quả nhất, nhưng lại khó sử dụng 
trong các loại phim về đề tài lịch sử hoặc tái hiện quá khứ. 
6.2. Phương pháp gián tiếp : 
Thông qua tĩnh vật (thư từ, nhật ký, ảnh chụp, hiện vật) thường hay 
được sử dụng kết hợp với phương pháp trực tiếp; đặc biệt khi cần thể hiện 
những sự kiện hoặc vấn đề đã qua; quá khứ của nhân vật hoặc những người 
đã quá cố. 
Các chi tiết, hiện vật, tĩnh vật phải được cân nhắc, lựa chọn và sử dụng 
một cách hạn chế, tránh cảm giác thiếu chân thực hay lạm dụng, dẫn đến 
việc giảm bớt tính thuyết phục người xem. 
6.3. Dựng các tư liệu cũ 
Sử dụng tư liệu cũ từ nhiều nguồn khác nhau (gồm phim thời sự, tư liệu, 
ảnh chụp..) theo quan điểm riêng của tác giả, kết hợp với lời bình được viết 
lại, tạo nên một ý nghĩa hoàn toàn mới, ý nghĩa ban đầu của tư liệu. 
7. Các yếu tố trong kịch bản phim tài liệu truyền hình 
7.1 Lời bình : 
Nhân tố quan trọng thứ hai trong phim tài liệu, chỉ đứng sau hình ảnh và có 
lúc còn vượt lên trên hình ảnh. Tuy nhiên, trong kịch bản, thì lời bình mới 
chỉ mang tính chất dự kiến, làm rõ những ý mà hình ảnh không nói được 
hết. Thường được hoà tan nhưng lại vô cùng cần thiết, nhất là trong việc 
đưa ra các chi tiết, số liệu xác thực cần phải có. 
Diễn giải, làm sáng tỏ những vấn đề cần thiết, nhấn mạnh ý nghĩa của nó, 
và tránh sự hiểu lầm không đáng có, đặc biệt với những đề tài được coi là 
nhạy cảm, dễ bị suy diễn hay xuyên tạc. 
Lời bình chỉ được biết sau khi phim đã dựng xong, và nhiều khi cũng lại 
do người khác viết, chứ không phải tác giả kịch bản hay đạo diễn, nhưng 
ngay trong kịch bản cũng phải tính đến điều này. Lời bình có thể được viết 
ở các dạng vô nhân xưng (mang tính tự sự), nhân danh tác giả, hoặc lời 
bình của chính nhân vật trong phim. 
7.2. Đối thoại : 
Lời của các nhân vật (phát biểu, trả lời phỏng vấn, trao đổi với nhau) và 
câu hỏi của tác giả trong những trường hợp cần thiết, nhưng lại có ý nghĩa 
quan trọng, không gì thay thế được vì tính xác thực, trực tiếp của nó, 
không thông qua trung gian là tác giả. Nhờ vậy, tiểu sử, tính cách, đặc 
điểm nhân vật cũng rõ nét hơn và thường chỉ được dự kiến trong kịch 
bản, chứ không cụ thể hoá trong kịch bản phim truyện. Vì tại thời điểm 
viết kịch bản, tác giả không thể ghi được (hay thu được) lời nhân vật. Nên 
hạn chế sử dụng nhân vật nếu không sẽ dễ bị lẫn với các thể loại khác hoặc 
gây cảm giác nhàm chán cho người xem (phim nói). 
8.3. Lời nói sau khuôn hình : 
Lời bình, lời của tác giả hoặc nhân vật không xuất hiện trên phim, với mục 
đích giới thiệu bối cảnh, không gian, thời gian, sự kiện con người trong 
trường hợp các thủ pháp khác không đạt được hiệu quả như mong muốn. 
Ngoài ra, còn có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề hoặc sự mỉa mai, 
cay đắng và độc thoại nội tâm nhân vật. 
Cũng chỉ được viết và đưa vào sau khi phim đã dựng xong, nhưng vẫn cần 
được dự kiến một cách tương đối cụ thể trong kịch bản. 
7.4. Phần phụ đề : 
Giới thiệu nhân vật, bối cảnh, không gian , thời gian, nguồn gốc, xuất xứ 
của tư liệu trong các trường hợp cần thiết, nhằm đảm bảo tính chân thực, 
tránh sự hiểu lầm, suy diễn Thường được sử dụng trong những phim có 
nhiều nhân vật và bối cảnh. 
Tạo bước chuyển hoặc kết thúc và thay thế lời nhân vật, hoặc lời bình 
trong một số trường hợp nhất định. Thường là những dòng chữ ngắn gọn, 
đi cùng hình ảnh và chỉ được đưa vào sau khi phim đã hoàn thành. 
7.5. Phần lời bạt (hoặc vĩ thanh) : 
Dùng để kết thúc trọn vẹn một vấn đề, thể hiện thái độ của tác giả tạo ra sự 
liên tưởng, làm rõ thêm những ý mà các biện pháp khác không thể hiện hết 
được. 
Được biểu hiện qua hình thức màn chữ, lời nhân vật, lời tác giả hoặc lời 
bình. 
8. Kết cấu và bố cục kịch bản phim tài liệu truyền hình : 
Định nghĩa: Kết cấu là sự hình thành và bố cục cho cân đối các nhân tố 
trong kịch bản và phim. Nó phản ánh nhận thức của người làm phim về các 
quy luật hiện thực khách quan được trình bày trong diễn biến của một tác 
phẩm cụ thể. 
8.1. Quá trình kết cấu và bố cục : 
8.1.1. Mục đích: 
Làm rõ tư tưởng chủ đề tác phẩm, tạo nên tiết tấu và nhịp điệu của kịch 
bản và phim; phát huy tác dụng của việc lặp lại những chi tiết tương đồng 
hay đối lập, nêu bật ý nghĩa của vấn đề. 
Cho thấy đặc điểm, tâm lý, tính cách của nhân vật, bản chất của sự việc, sự 
kiện hoặc vấn đề 
Tạo nên sự cân đối, hài hòa trong tác phẩm. 
8.1.2. Yêu cầu: 
Vận dụng, kết hợp các yếu tố kỹ năng nghề nghiệp để tạo nên tác phẩm 
hoàn chỉnh; sử dụng một cách hợp lý số lượng và quan hệ giữa các nhân 
vật và sự kiện; quan hệ giữa các chi tiết, sự kiện bên trong và bên ngoài 
phần nội dung được trình bày trong kịch bản và phim. 
Đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa độ dài thời gian diễn biến câu chuyện, 
dung lượng và thời lượng của phim. 
8.2. Các nhân tố trong kết cấu: 
8.2.1. Phần mở đầu: 
Còn gọi là phần giao đãi hay giới thiệu phải trả lời các câu hỏi: Ai? (nhân 
vật ấy là ai, lứa tuổi, giới tính, tiểu sử, nghề nghiệp..) Cái gì? (Sự kiện, sự 
việc chủ yếu trong kịch bản và phim) Ở đâu? (vị trí, địa điểm, vùng miền, 
quốc gia) Bao giờ? (thời gian, thời điểm, thời kỳ lịch sử.) Như thế nào? 
(nguyên nhân, diễn biến phát triển của câu chuyện, sự việc, sự kiện) 
Thường hết sức ngắn gọn, tránh dài dòng, tai nạn, dẫn đến những việc khó 
thu hút sự chú ý của người xem. 
8.2.2. Phần thắt nút: 
Có nhiệm vụ rất quan trọng, là tạo ra cái cớ, hay lý do cho hành động của 
các nhân vật. Ở phần này, trạng thái “tĩnh” giữa các nhân vật, sự kiện và sự 
việc bị phá vỡ; chuyển sang thế “động”. Nhân vật sẽ buộc phải hành động 
theo hướng mà cái thắt nút thắt lại, và nút thắt theo hướng nào, thì hành 
động của nhân vật đi theo hướng đấy. 
Phần thắt nút không nên (và cũng không thể kéo dài, vì nếu kéo dài, nhân 
vật sẽ chưa thể hành động được ngay, gây cảm giác “giậm chân tại chỗ” 
khiến cho câu chuyện không thể phát triển được). 
8.2.3. Phần phát triển và mở rộng: 
Mọi va chạm, mâu thuẫn xung đột đều được lần lượt triển khai thông 
qua hành động và mối quan hệ giữa các nhân vật với các sự kiện, sự kiện 
và tình huống cụ thể, trong đó phương thức hành động đóng vai trò quyết 
định trong việc thể hiện tâm lý, tính cách, mục đích hành vi của nhân vật. 
Qua từng bước phát triển, sự va chạm, đụng độ giữa các nhân vật dẫn đến 
những quan hệ và xung đột mới, cốt chuyện nhờ vậy cũng được mở ra theo 
chiều rộng và bề sâu. 
Đối với một số thể phim tài liệu, không nhất thiết phải có xung đột mâu 
thuẫn cũng như cốt truyện, nhưng dù sao vấn đề này cũng rất quan trọng và 
qua đó, cho thấy tài năng sáng tạo của người nghệ sỹ, trình độ tay nghề và 
bản lĩnh của anh ta. Thông thường, đây là trường đoạn dài nhất và quan 
trọng nhất trong kịch bản nhiệm vụ và phim tài liệu. 
8.2.4. Phần đỉnh điểm (cao trào): 
Ở phần này mọi mâu thuẫn và xung đột đều được đẩy lên mức độ rất cao, 
dẫn đến tình trạng “tức nước vỡ bờ”, đòi hỏi tác giả nhanh chóng tìm cách 
mở nút, kết thúc vấn đề. 
Lưu ý phân biệt phần đỉnh điểm này với những “cao trào” trong từng 
trường đoạn, sau đó được giải quyết ngay để lại bước sang một mâu thuẫn 
mới. Đây cũng là phần chứa đựng được mâu thuẫn chính, chiếm vị trí 
trung tâm trong tác phẩm. 
8.2.5. Phần mở nút (kết thúc vấn đề): 
Có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo nên sự thành công của tác phẩm. Cho 
thấy một cách trọn vẹn tư tưởng chủ đề, những ý nghĩa, bài học rút ra từ 
tác phẩm,thái độ của tác giả. 
Có thể kết thúc một cách bất ngờ, trọn vẹn hay kết “lửng”; sử dụng lời bạt 
hay vĩ thanh nhưng không được kéo dài, tránh gây sự nhàm chán hay 
cảm giác giáo huấn vụng về đối với người xem. 
8.3. Bố cục: 
9.3.1. Cảnh quay (cadre): 
Đơn vị cơ bản, quan trọng nhất trong kịch bản và phim, là một cú bấm máy 
liên tục tại một bối cảnh hay ngoại nhưng máy quay không thay đổi vị trí. 
Phân biệt với cảnh (Plan) – để nói về cỡ cảnh và khuôn hình. 
Cảnh quay có thể bao hàm một nội dung trọn vẹn hoặc không, tạo nên 
đoạn và trường đoạn. 
8.3.2. Đoạn (sèene): 
Gồm một hay nhiều cảnh quan hợp thành, chứa đựng một nội dung nhất 
định và bộ phận của câu chuyện, sự kiện hay vấn đề. 
Có thể diễn ra tại một bối cảnh nội hay ngoại, hoặc nội kết hợp ngoại, có 
sự chuyển dịch, thay đổi vị trí máy quay với những góc độ và động tác 
khác nhau, và tuân theo ý đồ sáng tạo nhất định. 
8.3.3. Trường đoạn (épisode) : 
Gồm một hay nhiều đoạn liên kết với nhau bởi đề tài, vấn đề và tư tưởng 
chủ đề chung của kịch bản và phim. 
Là một phần trọn vẹn, có ý nghĩa hoàn cảnh chỉnh và độc lập trong kịch 
bản và phim, có chức năng phát triển đề tài chung và tư tưởng chủ đạo, bao 
trùm của tác phẩm. 
So với kịch bản phim truyện, thì cảnh quay, đoạn và trường đoạn trong 
kịch bản và phim tài liệu thường ngắn hơn do đặc thù của thể loại, nhưng 
số lượng cảnh quay lại rất nhiều, trong khi số đoạn và trường đoạn thường 
hạn chế do dung lượng và thời gian của phim có hạn. 
8.4. Hình thức kết cấu: 
8.4.1. Kết cấu theo dòng chảy thời gian và sự kiện: 
Hình thức phổ biến, quen thuộc nhất, hay được sử dụng nhất trong tất cả 
các loại phim tài liệu nói chung, vì dễ thực hiện và dễ đi sâu vào việc miêu 
tả, phân tích các sự việc, sự kiện và bản chất của vấn đề. 
Vai trò tác giả không lộ rõ, nhờ vậy tính khách quan được đảm bảo cao 
hơn và người xem cũng dễ theo dõi tác phẩm hơn. 
8.4.2. Câu chuyện được kể lại bằng hình ảnh (hồi tưởng): 
Thường được sử dụng trong các loại phim tài liệu chân dung, sự kiện hoặc 
vấn đề, trong đó nguyên cớ dẫn đến nội dung cần thể hiện đóng vai trò 
quan trọng. 
Phá vỡ dòng chảy thời gian và sự kiện, nhờ vậy tính kịch được tăng thêm 
và ý nghĩa vấn đề có thể trở lên sâu sắc hơn,nhưng nếu không cẩn thận sẽ 
dễ làm cho câu chuyện bị rối, trở lên khó hiểu, nhất là trong những phim 
có nhiều nhân vật, với những hồi ức khác nhau. 
8.4.3. Dùng người kể chuyện hoặc dẫn chuyện: 
Ít được sử dụng so với hai hình thức trên, nhưng nếu sử dụng tốt thì sẽ tạo 
nên được hiệu quả rất mạnh và sâu. 
Người dẫn chuyện có thể là nhân vật trong phim hoặc chính bản thân tác 
giả, đóng vai trò dẫn dắt, xuyên suốt toàn bộ nội dung tác phẩm, nhưng 
khác hẳn phim tài liệu chân dung, người dẫn chuyện không phải là nhân 
vật chính, với những nét độc đáo, tiêu biểu, điển hình mà chỉ tập hợp, tổ 
chức xâu chuỗi các sự kiện với nhau, theo quan điểm sáng tạo của tác giả. 
8.4.4. Dựng lại tư liệu cũ theo luận đề mới : 
Càng ít được sử dụng hơn so với các hình thức kết cấu trên. Bộc lộ rõ bản 
lĩnh, tư tưởng, lập trường tác gỉa, tài năng và tay nghề. 
Đặc biệt thích hợp với các thể phim tài liệu chính luận (chủ nghĩa phát xít 
thông thường, phản bội, cuộc chiến tranh Việt Nam – những hình ảnh chưa 
được công bố) 
8.5. Các biện pháp gây cao trào hoặc nhấn mạnh : 
-Dùng điệp khúc (Sự lặp lại) để nhấn mạnh nét chủ đạo và ý nghĩa của vấn 
đề. 
-Dùng trường đoạn trước gây cao trào cho trường đoạn sau. 
-Thay đổi tiết tấu, nhịp điệu trong phạm vi trường đoạn. 
-Sử dụng hành động song song trong trường đoạn. 
Lưu ý : 
Cũng giống như trong bất kỳ một tác phẩm văn chương hay phim truyện 
nào, kịch bản và phim tài liệu truyền hình cũng phải có đầy đủ yếu tố, gồm 
giới thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút. Nhưng việc sắp xếp, bố 
cục kịch bản và phim lại không nhất thiết phải tuân theo trình tự này mà 
phụ thuộc hoàn toàn vào ý đồ sáng tạo của tác giả. 
Do nhiệm vụ của từng trường đoạn khác nhau, nên độ dài ngắn cũng khác 
nhau, và do đặc thù của phim tài liệu khác với phim truyện nêu trên thực tế 
mỗi kịch bản hay bộ phim tài liệu không nhất thiết phải hộ đủ 5 trường 
đoạn mà vẫn có thể ít hơn hoặc nhiều hơn, nhưng trong phạm vi từng 
trường đoạn, lại hải có đủ 5 yếu tố trong kết cấu. 
KẾT LUẬN 
Phim tài liệu là thể loại ra đời sớm nhất trong hệ thống thể loại của cả điện 
ảnh và truyền hình. Phim tài liệu ra đời do nhu cầu ghi nhận hiện thực cuộc 
sống xung quanh mình bằng những hình ảnh về con người, sự việc, sự kiện 
có thực trong quá trình phát triển, phim tài liệu ngày càng chứng tỏ được 
sức mạnh của nó và trở thành một thể loại không thể thiếu trong đời sống 
điện ảnh và truyền hình hiện đại. Nhận thấy những khả năng to lớn của 
phim tài liệu trong việc định hướng dư luận xã hội, truyền hình đã tiếp 
nhận thể loại này vào hệ thống thể loại của mình. 
Sự xuất hiện của phim tài liệu truyền hình là sự hợp tác hai chiều. Nếu như 
truyền hình tìm thấy khả năng to lớn của phim tài liệu trong việc định 
hướng dư luận xã hội; thì những nhà làm phim tài liệu tìm thấy ở truyền 
hình những điều kiện đảm bảo cho phim tài liệu phát huy được khả năng 
của mình. Phim tài liệu sử dụng trên truyền hình đã phát huy cao độ khả 
năng giáo dục thẩm mỹ, khả năng định hướng các giá trị thẩm mỹ và 
những giá trị nhân văn cho công chúng. 
Vì ra đời sau nên phim tài liệu truyền hình được thừa hưởng rất nhiều từ 
thể loại phim tài liệu của điện ảnh. Nó thừa hưởng gần như toàn bộ hệ 
thống ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh cùng với thủ pháp Montage của điện 
ảnh. Tuy nhiên, do những đặc trưng loại hình khác nhau mà hệ thống ngôn 
ngữ đó ở phim tài liệu truyền hình có điểm khác so với phim tài liệu điện 
ảnh. Những điểm khác đó là cỡ cảnh thích hợp với từng loại hình, kết cấu, 
độ dư thông tin, tính thời sự của đề tài. Do vậy, những người làm phim khi 
xây dựng tác phẩm tài liệu truyền hình cần chú ý tới những điểm khác biệt 
này để có thể cho ra đời những bộ phim truyền hình có giá trị. 
So sánh Phim tài liệu và Phóng sự 
Phim tài liệu là tác phẩm đứng giữa điện ảnh và truyền hình. Tuy nhiên, 
không ít nhà báo còn đồng nhất Phim tài liệu với Phóng sự. So sánh Phim 
tài liệu với phóng sự ta thấy chúng có những điểm khác biệt như sau: 
 Phóng sự sử dụng ít thủ pháp nghệ thuật, cái tôi tác giả được thể hiện 
thông qua sự kiện khách quan, đề cập các vấn đề, sự kiện, con người nổi 
bật, thời sự tại thời điểm phóng sự đề cập, phản ánh, có giá trị tư liệu. 
Phim tài liệu thường điển hình hoá nhân vật và sự kiện bằng nhiều thủ 
pháp nghệ thuật, thể hiện cái tôi tình cảm, cảm xúc tác giả qua bộ phim 
một cách rõ nét, phản ánh sự kiện, vấn đề, con người trong một giai đoạn 
lịch sử nhất định, có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao hơn phóng sự. 
CHƯƠNG II: SẢN XUẤT PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH 
1. Ý tưởng cho phim tài liệu 
2. Xây dựng kịch bản 
2.1. Thu thập tư liệu 
- Thông tin sẵn có 
- Điều tra thông tin 
- Kiểm phối nguồn 
2.2. Thiết kế đường dây kịch bản 
3. Tại hiện trường quay phim 
3.1. Thứ tự thông thường các cảnh quay 
3.2. Phối hợp êkíp và cảnh quay 
- Đạo diễn 
- Biên tập 
- Quay phim 
- Ánh sáng + âm thanh + phụ quay 
- Hoá trang 
3.3. Thu phỏng vấn 
4. Hậu kỳ 
4.1. Xem băng nháp 
4.2. Tìm tư liệu 
4.3. Dựng phim 
- Làm kỹ xảo 
- Chọn nhạc 
4.4. Viết lời bình 
HẾT 

File đính kèm:

  • pdfphong_su_truyen_hinh_phim_tai_lieu_truyen_hinh.pdf