Phương pháp dạy học tự nhiên xã hội (Phần 1)
Tóm tắt Phương pháp dạy học tự nhiên xã hội (Phần 1): ...ng quan sát của HS là tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, mô hình; là khung cảnh gia đình, lớp học, cuộc sống ở địa phương; là cây cối, con vật và một số sự vật, hiện tượng diễn ra hằng ngày trong tự nhiên và xã hội. - GV có thể tổ chức cho HS quan sát ở trong lớp hay ngoài lớp (sân trường, vườn trư...ộng của người học. Tính tích cực biểu hiện trong hoạt động, nhưng đó phải là những hoạt động chủ động của chủ thể. Vì vậy, PPDH tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. PPDH tích cực không phải là độc quyền của một PPDH nào. Trong từng bài h...4 làm bộ tranh ảnh sử dụng qua máy chiếu. Bản thảo 17/4/2005 56 Thông tin cho hoạt động 2 1. Các nguyên tắc sử dụng đồ dùng dạy học. Theo các nhà nghiên cứu, có năm nguyên tắc : - Sử dụng đúng mục đích. Sử dụng đồ dùng dạy học theo mục đích mà môn học đặt ra và được cụ thể ở từng bà...
dạy học TN-XH. d) Phân tích, tổng hợp, đánh giá. Phân tích nguyên nhân hay kết quả của hiện tượng (phân tích); kết hợp các kiến thức đã có để khái quát bằng sự sáng tạo của HS (tổng hợp); HS nhận định, phán đoán ý nghĩa của kiến thức, vai trò và giá trị của một vấn đề học tập nào đó (đánh giá). Đây là mức độ cao của việc đánh giá kiến thức nhằm đánh giá tư duy của HS. Mức độ này được chú ý đánh giá hơn ở các lớp 4,5. Một số dạng câu hỏi đánh giá trong dạy học các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí: - Phân tích các đoạn thông tin, phân tích các bức tranh. - Quan sát một số hình vẽ, dự đoán ; - Chiến thắngcó ý nghĩa như thế nào? - Vì sao, tại sao ? 2.2. Đánh giá kỹ năng Bản thảo 17/4/2005 71 Các kĩ năng được đánh giá chủ yếu là kĩ năng quan sát, ứng xử, diễn đạt, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trình bày bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ, phân tích, so sánh đánh giáphù hợp với môn học. Một số kĩ năng cần chú ý: - Kĩ năng làm vệ sinh cơ thể, dùng thuốc an toàn, phòng tránh bệnh tật, tránh bị xâm hại... - Kĩ năng sử dụng an toàn các vật dụng thường ngày. - Kĩ năng bảo vệ môi trường sống ở gia đình , nhà trường và cộng đồng. - Kĩ năng kể chuyện; - Kĩ năng học bài bằng lược đồ.. 2.3. Đánh giá thái độ. Trong một bài học không thể đánh giá đầy đủ thái độ của HS. Việc đánh giá thái độ cần tiến hành song song với đánh giá kiến thức và kỹ năng. Mức độ vận dụng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng sẽ được xem xét để đánh giá thái độ. Ngoài ra việc đánh giá thái độ trong dạy học các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí kết hợp với đánh giá đạo đức về: ý thức tôn trọng, cư xử đúng mực với bạn bè, thầy, cô ở trường, người thân trong gia đình, người lớn tuổi, ý thức tôn trọng, bảo vệ các công trình văn hoá, lịch sử , thiên thiên, môi trường sống. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu cá nhân: SVnghiên cứu các thông tin trên và mô tả được các mức độ đánh giá kiến thức theo thang bậc nhận thức trong dạy học các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí. Nhiệm vụ 2. Thảo luận nhóm: Cách cho điểm trong một bài học theo các thang bậc nhận thức: - Xác định số lượng các câu hỏi trong một bài kiểm tra theo các thang bậc nhận thức. - Cho điểm những dạng câu hỏi, bài tập ở các mức độ của thang bậc nhận thức. Nhiệm vụ 3. Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Đánh giá 1. Vì sao có thể thực hiện đánh giá bằng cho điểm với các môn khoa học, Lịch sử và Địa lí (lớp 4,5) ở tiểu học? 2. Đánh giá kĩ năng học tập các môn Khoa học, lịch sử và địa lí của HS có những gì khác nhau? Thông tin cho hoạt động 4 Công cụ đánh giá trong dạy học gồm các công cụ đánh giá truyền thống và các công cụ đánh giá với sự với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật hiện đại. 1. Các công cụ đánh giá truyền thống trong dạy học Tự nhiên và Xã hội. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁTRONG DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (2 tiết). Bản thảo 17/4/2005 72 Các công cụ đánh giá truyền thống luôn giữ vị trí quan trọng trong dạy học TN-XH 1.1. Sổ ghi chép: Trong dạy học bộ môn, để đánh giá nhận thức HS bằng nhận xét, GV cần quan sát và nghe (nhất là ở các lớp 1, 2, 3). Sổ ghi chép của GV là phương tiện cần thiết thu thập thông tin có hệ thống cần cho đánh giá. - Ghi chép vào sổ GV những nét độc đáo về nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi HS. Có thể dành cho mỗi HS một vài trang hoặc một vài cột trong sổ. Các cột trong từng trang có thể theo mẫu: Cột kiến thức và kĩ năng có thể ghi các sự kiện như quan sát, mô tả đối tượng, thực hành kĩ năng tốt (hoàn thành hay chưa hoàn thành) tương ứng với bài học...Cột thái độ cần chú ý đến thái độ rụt rè hay hăng hái, tích cực đóng góp xây dựng bài... Trong tháng, dựa vào những điểm nổi bật của HS qua các bài học, GV ghi vào sổ từ hai lần trở lên cho mỗi HS. Các ghi chép này được GV tập hợp lại, trên cơ sở đó đối chiếu với các chứng cứ cụ thể trong “Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá HS” để xếp loại học lực cho HS. Trong việc đánh giá qua quan sát và nghe cần chú ý kết hợp đánh giá con đường các em tìm, hoàn thiện kiến thức và kĩ năng của bài học với đánh giá tri thức mà các em lĩnh hội được, trong đánh giá cần chú ý: - Những điều cá nhân HS nói và làm trong quá trình học: + Cách các em nói với bạn. + Cách các em khám phá tìm ra những điều mới. + Cách các em làm và sử dụng những gì đã biết. + Cách các em thực hiện trò chơi trong nhóm, lớp. + Những ý tưởng mới mẻ hay những gì chưa hợp lí trong suy nghĩ của các em. - Cách giao tiếp và ý thức đối với tập thể lớp, với trường, với thiên nhiên... - Khi các em hoàn thành công việc, GV lựa chọn các câu hỏi sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể để đánh giá quá trình học tập của các em. Ví dụ: + Tại sao em lại làm như vậy? + Bằng cách nào em biết được điều đó? + Trong các việc đó, theo em việc gì khó? + Còn gì liên quan đến bài học mà em chưa biết rõ? + Em đã tìm ra (học được điều gì? Trước đây em có biết gì về điều đó không? + Em có thể làm gì tiếp khi đã biết, đã hiểu về điều đó? Ưu điểm Nhược điểm Ngày, tuần Họ tên HS Bài học Kiến thức và kĩ năng Thái độ Kiến thức và kĩ năng Thái độ Bản thảo 17/4/2005 73 Với hình thức đánh giá bằng cho điểm, sổ nhận xét của GV giúp cho việc thu thập các thông tin cần cho việc đánh giá thái độ của HS. Nguồn thông tin này kết hợp với sổ điểm còn hỗ trợ GV trong việc đánh giá toàn diện nhận thức của HS về môn học. 1.2. Câu hỏi. Các câu hỏi, bài tập trong sách bài tập giúp HS tự đánh giá trình độ kiến thức kĩ năng, giúp GV nhanh chóng nắm được kết quả học tập của HS theo chương trình. Các câu hỏi, bài tập được sử dụng phổ biến ở hình thức kiểm tra nói và viết. a) Câu hỏi kiểm tra nói. Các câu hỏi loại này phần lớn liên quan đến tri giác, thực hành vận dụng của của HS với phương tiện trực quan. Để giúp HS trả lời các câu hỏi cần qua các bước: * Lựa chọn câu hỏi: - Tuỳ thuộc vào nhận thức của HS và thực tế xung quanh các em có thể thay đổi trật tự câu hỏi mà SGK đã đưa ra. - Gặp các câu hỏi khó với HS, GV có thể gợi ý bằng chia nhỏ thành các câu hỏi nhỏ dễ hiểu hơn. - Có thể đưa thêm một vài câu hỏi nhằm làm rõ hơn vấn đề đã đưa ra trong bài học, nhưng không đòi hỏi quá cao nhận thức của HS. * Đặt câu hỏi, hướng dẫn HS và nghe HS trả lời. - Cần cho HS tự nêu câu hỏi trong SGK và dành thời gian đủ cho các em quan sát các phương tiện trực quan, thực tế hoặc tiến hành hoạt động thực hành (nghe, lau, hít, thở, lắp ráp...). - Nếu HS gặp khó khăn, GV có thể gợi ý các em đọc kĩ phần "bạn cần biết" của bài học hoặc có những gợi ý cần thiết để HS tự trả lời . - GV cần có thái độ ứng xử sư phạm hiểu biết cá tính của HS và có thái độ tế nhị, nhạy cảm. - Cần lắng nghe câu trả lời của HS tránh cắt ngang làm HS mất bình tĩnh biết gợi ý khuyến khích khi cần thiết. - Yêu cầu HS trả lời sao cho cả lớp nghe được và yêu cầu, nhóm hoặc cả lớp theo dõi câu trả lời của bạn để bổ sung. Cần chống thái độ quá dễ dãi nhưng sự nghiêm khắc không nên quá mức. * Nhận xét câu trả lời, khen ngợi động viên HS. Trước khi công bố cho điểm GV cần có lời nhận xét ưu điểm khuyết điểm về nội dung cũng như hình thức trình bày, có những uốn nắn về ngôn từ trong cách trả lời, có lời khen ngợi kịp thời với HS trả lời tốt. Những lời đánh giá, khen ngợi này chính là tạo ra tâm lí học tập hứng thú, tích cực, thoải mái cho HS. b) Câu hỏi kiểm tra viết. Có hai dạng câu hỏi chính : câu hỏi tự luận và câu trắc nghiệm khách quan. Trong SGK TN-XH, Khoa học, Lịch Sử và Địa lí ở tiểu học chủ yếu sử dụng các câu hỏi tự luận và một số dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (đúng hoặc sai) qua quan sát tranh ảnh. GV cần soạn thảo thêm các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ cho dạy học. Tuy nhiên, để Bản thảo 17/4/2005 74 hạn chế việc đưa thêm vào chương trình các câu hỏi không cần thiết, GV nên xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ các câu hỏi tự luận có trong bài học. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường dùng là: câu đúng-sai; câu nhiều lựa chọn, câu ghép đôi, câu điền thêm. Mỗi bài học, bài kiểm tra cần sử dụng đa dạng các loại câu trắc nghiệm này. Trong dạy học nói chung và dạy học môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học nói riêng, kĩ thuật trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm: bao quát được phần lớn kiến thức của chương trình, kiểm tra nhanh, nhiều HS, dễ chấm và khách quan, dạng câu hỏi phong phú kiểm tra được các loại tri thức khác nhau, phân hóa nhanh trình độ HS, gợi ý những kiến thức khó, giúp HS học tập tích cực... Bên cạnh đó, việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan cũng có những nhược điểm: bài làm có thể gặp trường hợp ngẫu nhiên, câu hỏi thiên về kiểm tra trí nhớ và GV khó biết được tư tưởng hứng thú thái độ của HS với nội dung học tập. Để hạn chế những nhược điểm này, tùy theo chương trình của mỗi lớp và bài học mà sử dụng kết hợp cả câu hỏi dạng tự luận cho thích hợp. 1.3. Bài tập GV sử dụng các bài tập trong SGK để giao bài, hướng dẫn cho HS làm bài. GV chữa bài tập ở lớp vào đầu tiết học hoặc vào vở bài tập khi chấm bài. Ngoài SGK, GV có thể tham khảo các bài tập của sách bài tập để giao bài cho phù hợp với HS từng trường. Bên cạnh đó, GV cần biên soạn các bài tập theo phiếu kiểm tra, phiếu học tập cho phù hợp với từng bài học của lớp học mà mình phụ trách. Các phiếu kiểm tra, phiếu học tập để đánh giá kết quả học tập theo môn học cũng không được đi quá xa chương trình mà chỉ cụ thể, chi tiết hơn cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS. 1.4. Bài thực hành: Các bài thực hành trong môn Tự nhiên và Xã hội được tách thành một số bài học riêng hoặc tích hợp vào một số bài học nhằm đánh giá các kĩ năng quan sát, nhận biết, tự chăm sóc bản thân và ứng xử với các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội xung quanh; đánh giá các kĩ năng vẽ, làm việc với các phương tiện dạy học (tranh, ảnh. lược đồ, bản đồ, mô hình). Việc đánh giá dựa vào các biểu hiện cụ thể của từng thao tác, từng bước, hay sản phẩm cuối cùng mà HS đã thực hiện được ở bài thực hành. Các dạng bài tập thực hành có thể là: + Vẽ sơ đồ, bức tranh, ghi lại tên và đặc điểm của con vật khi đi thăm thiên nhiên + Sưu tầm tranh, ảnh. + Tìm vị trí và thủ đô của một số nước trên lược đồ 1.5. Trình bày của HS. Trong kiểm tra, đánh giá cần chú ý tạo cơ hội cho HS trình bày báo cáo nhỏ, có thể sau đợt tham quan hoặc GV ra bài tập với một số điều kiện, yêu cầu HS báo cáo bằng lời (HS các lớp 1, 2, 3.) hoặc bằng bài viết theo đề cương chuẩn bị sẵn (các lớp 4, 5). GV cũng đánh giá cách trình bày của HS về các vấn đề của môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí trong các bài học. Khi đánh giá, GV cần chú ý cách trình bày của HS: - Cách nêu vấn đề : - Cách trình bày: ngôn từ sử dụng, tính hệ thống, tính chính xác của các tri thức Bản thảo 17/4/2005 75 - Cách kết thúc các vấn đề trình bày. 1.6. HS tự đánh giá. HS tự đánh giá qua các hoạt động học tập cá nhân và theo nhóm là cần thiết. Đối với việc học tập môn Tự nhiên và Xã hội, cần cho HS đánh giá cho điểm lẫn nhau. GV là người đánh giá sau cùng. Thông qua tự đánh giá giữa các nhóm HS sẽ giúp các em chủ động, tích cực trong học tập. GV cần hướng dẫn tạo cơ hội để HS tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau. Hình thức này có thể áp dụng thích hợp khi HS học tập theo nhóm, tổ chức các trò chơi học tập... Có thể dùng phiếu kiểm kê, thang xếp hạng để các em dễ dàng đánh giá lẫn nhau. 2. Các công cụ đánh giá với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật hiện đại trong dạy học TN-XH. Các thiết bị kĩ thuật như máy chiếu, video và tivi, máy tính cá nhân... ngoài chức năng làm phương tiện cung cấp nguồn tri thức, chỉ dẫn các hoạt động dạy học, còn là những công cụ đánh giá hoặc hỗ trợ việc đánh giá . 2.1. Sử dụng các loại máy chiếu hình. Các loại máy chiếu hình hỗ trợ cho việc đánh giá được nhanh chóng với nhiều HS cùng một lúc, GV có thể tiến hành qua các bước: Bước 1: Thiết kế các câu hỏi, bài tập bài thực hành đề kiểm tra Bước 2: Cung cấp các giải thích và hướng dẫn làm bài cần thiết. Bước 3: Xây dựng đáp án, biểu chấm. Bước 4: GV sử dụng các phiếu đã thiết kế qua máy chiếu cho việc đánh giá. Tuy nhiên, chỉ nên lựa chọn những câu hỏi đòi hỏi phải trực quan hoá (các câu hỏi với kênh hình), các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc cung cấp các đáp án qua máy chiếu. Do máy chiếu ở các trường học rất ít nên phương tiện này chỉ sử dụng cho hình thức dạy học trên lớp (theo nhóm, cả lớp ). 2.2. Hệ thống video và tivi: Hệ thống video và tivi cũng là những công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá nhưng nội dung các câu hỏi bài tập phong phú hơn với nội dung liên quan đến cả các sự vật, hiện tượng động, tĩnh Các câu hỏi bài tập để đưa lên màn hình cần qua các bước: Bước 1: Tiến hành các bước 1, 2, 3 như với máy chiếu. Bước 2: Chuyển các thông tin trên thành hình ảnh qua máy vi tính với các phần mềm dựng phim. Nếu chỉ chuyển các thông tin tĩnh thì thiết kế các tập tin qua máy vi tính là các tập tin hình ảnh (My picture) thì máy video loại DVD có thể đọc được. Bước 3: Sử dụng các câu hỏi, bài tậptrên màn hình tivi. Ưu điểm của các bài tập đánh giá sử dụng hệ thống này là truyền thông tin tốt với hình ảnh có màu sắc đẹp, nội dung phản ánh phong phú (các bài kiểm tra liên quan đến các đối tượng động, tĩnh), tính nghệ thuật cao, dễ thu hút HS. Tivi và video là phương tiện dễ sử dụng, khá phổ biến trong nhà trường và ngoài xã hội. Các hình thức học tập khác nhau đều có thể sử dụng hệ thống này, nhưng thiết kế, xây dựng khó. Bản thảo 17/4/2005 76 2.3. Sử dụng máy vi tính và phần mềm dạy học: Đây là phương tiện vừa có thể hỗ trợ cho việc đánh giá vừa có thể đánh giá trực tiếp trình độ học tập của HS tuỳ theo sự thiết kế của người xây dựng chương trình. Cho đến nay, vẫn chưa có một phần mềm đánh giá cho môn học Tự nhiên và Xã hội. Việc xây dựng đòi hỏi phải có sự kết hợp các nhà chuyên môn và chuyên gia tin học. Tuy nhiên, có thể sử dụng các phần mềm mở có sẵn trong các phần mềm liên quan, để nhập một số câu hỏi, bài tập phục vụ việc đánh giá (ENCARTA, Việt Nam Địa lí Atlat) Ưu điểm của sử dụng máy vi tính và phần mềm kiểm tra đánh giá là có thể kiểm tra đánh giá được nhiều nội dung, nhiều đối tượng, khách quan. Qua máy vi tính, HS có thể tự đánh giá trình độ nhận thức của mình để chủ động, tích cực trong học tập. GV có một công cụ tốt vừa thu được thông tin vừa xử lí các thông tin đánh giá theo mục đích của mình Khó khăn chính hiện nay là việc sử dụng máy vi tính trong dạy học nói chung chưa được nghiên cứu, ứng dụng theo kế hoạch. Phương tiện này còn rất ít được sử dụng ở các trường tiểu học cho mục đích dạy học theo các môn học. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân: SVnghiên cứu các tài liệu như hoạt động 1. Nhiệm vụ 2. Thảo luận nhóm: Các nhóm trao đổi theo các vấn đề: - Trình bày các công cụ truyền thống để đánh giá trình độ nhận thức của môn học mỗi học kì (hoặc cả năm học) ở lớp 3. - Các công cụ đánh giá với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật hiện đại có ưu thế gì trong đánh giá môn học Tự nhiên và Xã hội? Nhiệm vụ 3: Làm việc cả lớp: Đại diện các lớp trình bày kết quả thảo luận nhóm. Giảng viên kết luận. Đánh giá 1. Các công cụ truyền thống có vai trò như thế nào trong đánh giá môn TN-XH? 2. So sánh những điểm giống nhau, khác nhau giữa các công cụ đánh giá truyền thống và công cụ đánh giá với sự hỗ trợ của các thiết bị kĩ thuật hiện đại. THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG. Thông tin phản hồi cho hoạt động 1. 1. Kiểm tra nhằm thu thập dữ liệu thông tin học tập của HS về một hoặc một số mặt nào đó. Đánh giá được thực hiện trên cơ sở thông tin thu được qua kiểm tra. Vì thế, đánh giá bao quát được nhiều mặt của lĩnh vực nhận thức. Như vậy, trong một phạm vi hẹp việc kiểm tra gần nghĩa với đánh giá. Bản thảo 17/4/2005 77 Ví dụ: Dựa vào các lần kiểm tra trong học kì về môn học, GV đánh giá chất lượng học tập của HS theo các thang xếp loại đánh giá. 2. a) Các hình thức kiểm tra; b) điều khiển hoạt động học; c) điều khiển hoạt động dạy; d) Nâng cao chất lượng dạy học. Thông tin phản hồi cho hoạt động 2. 1. Sử dụng nhận xét trong đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 : - HS các lớp 1,2,3 còn nhỏ tuổi, ngôn ngữ chưa phát triển, việc thể hiện sự hiểu biết của mình một phần qua hoạt động. - Các hoạt động học tập của HS ( nhất là kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, quan sát và thái độ) không phải lúc nào cũng định lượng được, nhất là với HS nhỏ tuổi. - Cách đánh giá này góp phần giảm tải trong học tập bộ môn. 2. So sánh một số nhận xét: mục 1.1, 3.3, ở tất cả các lớp 1, 2, 3. Nội dung nhận xét mục 1.1, giúp HS xác định, nêu chức năng các bộ phận của cơ thể người. Từ lớp 1 đến lớp 3, nội dung này yêu cầu HS nhận xét các bộ phận bên ngoài (5 giác quan) đến các bộ phận bên trong cơ thể (cơ, xương) có thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan và cuối cùng là các bộ phận bên trong không cảm nhận trực tiếp bằng giác quan mà phải quan sát qua tranh, ảnh, mô hình hay tưởng tượng (cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh). Nội dung nhận xét mục 3.3, giúp HS nhận biết bầu trời . Từ lớp 1 đến lớp 3, nội dung này yêu cầu HS nhận biết một số sự vật, hiện tượng gần gũi, có thể cảm nhận được trực tiếp bằng giác quan (nắng mưa, ban ngày, ban đêm ) đến các sự vật hiện tượng ở xa, trừu tượng (hệ Mặt Trời, vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất) Thông tin phản hồi cho hoạt động 3. 1. Có thể thực hiện đánh giá bằng cho điểm với các môn khoa học, Lịch sử và Địa lí (lớp 4,5) ở tiểu học, vì: - Môn học đã được tách thành các bộ môn riêng: Khoa học, Lịch sử và Địa lí. - Trình độ nhận thức của HS đã được nâng cao: ngôn ngữ, tư duy phát triển hơn. 2. Đánh giá kĩ năng học tập của HS trong các môn Khoa học, lịch sử và địa lí có những khác nhau: - Môn khoa học, chú ý hơn đến việc đánh giá các kĩ năng liên hệ, thực hành vận dụng trong thực tế cuộc sống xung quanh các em. - Môn Địa lí chú ý hơn đến việc đánh giá các kĩ năng làm việc với các kênh hình (nhất là bản đồ và tranh ảnh). - Môn Lịch sử chú ý tới việc đánh giá khả năng trình bày của HS (bằng lời và cả hình ảnh, sơ đồ, lược đồ) về các sự kiện lịch sử tiêu biểu với những nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của nó. Bản thảo 17/4/2005 78 Thông tin phản hồi cho hoạt động 4. 1. Các công cụ truyền thống có vai trò trong đánh giá môn học Tự nhiên và Xã hội là: - Các công cụ đánh giá truyền thống thường được sử dụng là: sổ ghi chép, câu hỏi, bài tập, bài thực hành, trình bàycủa HS, HS tự đánh giá. - Đây là các công cụ đã được sử dụng từ trước đến nay, phù hợp với chương trình học tập của HS. - Các công cụ này dễ sử dụng. - Các công cụ này cũng phù hợp với cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của phần lớn các trường tiểu học hiện nay. 2. Những điểm giống nhau, khác nhau giữa các công cụ đánh giá truyền thống và công cụ đánh giá với sự hỗ trợ của các thiết bị kĩ thuật hiện đại. * Giống nhau: - Đều nhằm mục đích thu thập thông tin cho việc đánh giá chính xác. - Các công cụ đánh giá chính là các câu hỏi, bài tập, bài thực hành, trình bày của HS, HS tự đánh giá. * Khác nhau: - Các công cụ đánh giá truyền thống dựa nhiều vào chủ quan của người GV. - Các công cụ đánh giá truyền thống chủ yếu thông qua tài liệu viết (SGK, sách bài tập), kênh hình sẵn có và được sử dụng phổ biến. - Các công cụ đánh giá với sự hỗ trợ của các thiết bị kĩ thuật hiện đại có khả năng tăng nguồn thông tin cho đánh giá bằng sự đa dạng các câu hỏi, bài tập...bằng kênh hình, kênh chữ phong phú trong chương trình. Tuy nhiên, do còn nhiều trở ngại nên các công cụ này còn ít được sử dụng. - Các công cụ đánh giá với sự hỗ trợ của các thiết bị kĩ thuật hiện đại có khả năng thu thập, xử lí thông tin chính xác, khách quan.
File đính kèm:
- phuong_phap_day_hoc_tu_nhien_xa_hoi_phan_1.pdf