Quy tắc bố cục tranh phong cảnh

Tóm tắt Quy tắc bố cục tranh phong cảnh: ... xem. Hình 11. Tất cả người trong bức tranh này nằm trong bán kính của điểm nhấn ở góc dưới bên phải. Hình 12. Con ngựa này đặt sai chỗ. Giá mà họa sỹ đặt nó cạnh cái ghế băng thì bố cục đã đẹp hơn. 7. Bạn có thể mời người xem tham gia vào bức tranh. Để cho người xem tự lang thang và tì... động, nếu được thì tạo cảm giác chủ thể đang chuyển động mà không đặt chủ thể vào trạng thái như là đang tạo dáng. Hình 21. Nghệ sỹ cho thấy là con ngựa đang đi bằng cách vẽ bụi bốc lên và vẽ dáng đuôi ngựa. Không có con ngựa nào đang "bay" trong không trung cả. Khi chụp ảnh thì hay bị "...ay một chậu hoa. Hình 34. Sai, bóng đổ hình tam giác. Hình 35. Như thế này tốt hơn, hình tam giác của bóng đổ đã bị phá vỡ. 21. Không bao giờ chia bức tranh thành những phần bằng nhau vì bức tranh trông sẽ quá nhân tạo và tẻ nhạt. Nếu có đường chân trời không bao giờ để nó ở giữa bức tra...

pdf56 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quy tắc bố cục tranh phong cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy tắc bố cục tranh phong 
cảnh 
Quy tắc bố cục tranh phong cảnh 
Tác giả: Johannes Vloothuis 
Tôi sưu tầm ở đây môt loạt quy tắc (hay hơn nên gọi là mẹo) bố cục tranh 
mà khi sử dụng đúng thì sẽ giảm bớt sai lầm trong các bức tranh phong cảnh. 
Đây là những mẹo có ở trong hầu hết các sách dạy vẽ phong cảnh cộng với 
một số ý tưởng riêng của tôi. Xin nhắc các bạn trước: đừng để cho những 
quy tắc này trói buộc bạn. Quy tắc chỉ giúp bạn lúc bạn băn khoăn có quá 
nhiều thành tố muốn đưa vào tranh mà không biết sắp xếp ra sao. Quy tắc 
được là ra để người ta sử dụng, và vi phạm nhưng biết các quy tắc căn bản 
thì chí ít khi vi phạm quy tắc bạn cũng biết rõ mình đang vi phạm quy tắc 
nào, thay vì vi phạm chỉ vì không biết. Có đến 4 chục quy tắc nên tốt nhất 
bạn nên kiếm ly cà phê vừa đọc vừa uống thì hơn. 
1. Hãy nhìn vào bức tranh trên đây. Một bức tranh phong cảnh cần 
phải có một trung tâm chú ý, một điểm nhấn, là khu vực đẹp nhất. Điểm 
nhấn có thể được nhấn mạnh ở vị trí của nó và bằng màu sắc và độ 
tương phản. 
Một điểm nhấn tốt thường có: 
* Màu mạnh nhất. 
* Thay đổi đột ngột về độ tương phản. 
* Nên nhưng không nhất thiết chiếm một phần tương đối lớn của bức tranh. 
* Những cấu trúc do con người tạo nên, động vật hoặc hình dáng con người 
cũng giúp tăng thêm điểm nhấn. Đó là những diến viên chính. 
* Khu vực xung quanh phụ trợ cần phải hướng người xem đến điểm nhấn 
bằng một chỉ báo hoặc một đường dẫn (xem hình 1 & 2) 
* Điểm nhấn không nên đặt ở chính giữa bức tranh, tốt nhất là ở tỷ lệ 1/3. 
* Điểm nhấn không nên bị che khuất, dù chỉ là một chút. Làm thế sẽ làm 
giảm tầm quan trọng. 
* Một điểm nhấn được chọn tốt sẽ thu hút tâm trí người xem. 
Hình 2: Cây gỗ trong bức ảnh này được đặt ở vị trí phù hợp làm đường dẫn 
cho mắt người xem hướng tới điểm nhấn: 
Hình 3: Trong bức tranh này đường viền mé nước là đường dẫn cho người 
xem hướng tới cây cầu là nhân vật chính trong bức tranh. 
2. Bạn có thể tạo một điểm nhấn thứ 2 trong tranh, coi như chương 2 
trong câu chuyện của bạn. Tôi khuyên các bạn mới tập vẽ không nên 
dùng phương pháp này đến khi bạn thật sự thành thạo vì có thể 2 điểm 
nhấn sẽ cạnh tranh với nhau. Hai điểm nhấn không được chồng lên 
nhau. Một điểm phải lớn hơn và mạnh hơn. Cách tốt nhất là 2 điểm 
nhấn chéo nhau. Nếu không chéo được thì phương án 2 là theo phương 
nằm ngang. 
Hình 4: Bức tranh dưới đây có thể đẹp mà không cần có bụi cây hoa ở phía 
dưới. Tuy nhiên tác giả đã quyết định thêm nó vào làm điểm nhấn thứ 2 cho 
bức tranh. 
3. Nên tránh đẩy người xem ra ngoài bức tranh bằng cách có những 
thành tố chỉ ra viền tranh hoặc chạy ra ngoài tranh, ví dụ cây gỗ, con 
đường, dòng sông chạy ra ngoài bức tranh. Lỡ có mà khó tránh được 
thì đặt một cái gì đó chặn không cho người xem đi ra ngoài tranh. Quy 
tắc tối thiểu là người và động vật nên hướng về người xem và vào phía 
giữa bức tranh. 
Hình 5: Hãy chú ý đến con ngựa ở bên phải bức tranh này. Chú ý họa sĩ đã 
làm giảm giá trị con ngựa này bằng cách vẽ nó màu sẫm và nhòa vào với bụi 
cây. Nếu con ngựa này màu sáng hơn và tương phản với nền thì rõ ràng nó 
đã hướng người xem chạy thẳng ra ngòai bức tranh. 
Hình 5a. Hãy nhìn bức tranh thứ 1 dưới đây. Cây gỗ quá thẳng và chỉ thẳng 
ra ngoài bức tranh. Bức thứ 2 đã được sửa, một vài cành gãy, nhánh cây 
được thêm vào để giảm tốc độ người xem chạy đi mất. Nhìn vào bức thứ 3, 
cây gỗ được đưa ra khỏi bức tranh và người xem bây giờ sẽ hướng theo 
đường mép nước để thưởng thức bức tranh. 
4. Sông, suối, đường nên vào bức tranh theo hình chữ "S" hoặc chí ít thì 
cũng là hình uốn cong chữ "C". Tránh đường thẳng bằng mọi giá vì nó 
quá nhanh. Hãy để cho người xem "đi bộ" chầm chậm vào bức tranh 
Hình 6. Dòng suối này bố cục theo chữ S, chậm chạp và lười biếng. 
Hình 7. So sánh hình 6 với bức này uốn hình chữ C. Bạn sẽ thấy bức số 6 
cho phép người xem đi chậm hơn và thưởng thức kỹ hơn. 
Hình 8. Bố cục sai, con đường là một đường thẳng. Đường dẫn quá nhanh 
Hình 9. Tốt hơn vì có khúc quanh 
5. Nghệ thuật nhiều khi không cần logic. Tác động bằng hình ảnh là 
điều quan trọng nhất. 
Hình 10. Chú ý hàng cây làm cho người ta cảm giác gió thồi từ bên phải 
sang bên trái. Thế nhưng hướng của mưa thì lại cho thấy gió thổi ngược lại. 
6. Đặt các chủ thể quan trọng vào điểm nhấn, đừng để họ chạy lung 
tung vì như thế họ sẽ cạnh tranh sự chú ý của người xem. 
Hình 11. Tất cả người trong bức tranh này nằm trong bán kính của điểm 
nhấn ở góc dưới bên phải. 
 Hình 12. Con ngựa này đặt sai chỗ. Giá mà họa sỹ đặt nó cạnh cái ghế băng 
thì bố cục đã đẹp hơn. 
7. Bạn có thể mời người xem tham gia vào bức tranh. Để cho người xem 
tự lang thang và tìm ra điểm thú vị, suy ngẫm, tưởng tượng. 
Hình 13. Sau khúc quanh này là cái gì? Có phải là một cái hồ nước hay một 
thành phố? Nghệ sỹ để cho người xem tự suy tưởng 
8. Chiều sâu. Nghệ sỹ có lúc cần sử dụng mặt giấy phẳng 2 chiều để tạo 
ảo ảnh ba chiều. Chúng ta phải làm sao cho người xem tin những gì họ 
nhìn thấy là thật. Sau đây là vài mẹo nhỏ để tạo ảo ảnh 3 chiều. 
* Đặt chủ thể chồng lên nhau một phần. 
* Cảm giác về không gian. Màu sắc xanh hơn và nhạt hơn về phía hậu cảnh, 
đậm hơn về phía tiền cảnh. Trong thiên nhiên không phải lúc nào cũng thế, 
cái cây xa vài trăm mét vẫn cứ sẫm màu như thế. Bạn phải chọn góc nhìn 
phù hợp và thay đổi tùy ý. 
* Các thành tố càng ở xa thì càng nhỏ hơn và mờ nhạt hơn. 
* Tạo ít nhất 3 lớp, tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh. 
* Hãy xem lại hình 13. Ở tranh này có cảm giác xa gần rất rõ. Cây thông ở 
phía trước ngọn núi tạo cảm giác ngọn núi ở xa hơn. Màu sắc vàng ở tiền 
cảnh ấm hơn trong khi đó hậu cảnh nhạt nhòa hơn và lạnh hơn. Bóng ở trên 
ngọn núi ở xa nhạt hơn và xanh hơn ở trung cảnh. Rõ ràng có 3 lớp ở bức 
tranh này. 
Hình 14. Nhiều lớp sẽ tăng cường cảm giác xa gần nếu bạn làm tối tiền 
cảnh. 
Hình 15. Sương mù tạo cảm giác xa. 
9. Sử dụng màu và độ tương phản mạnh nhất cho điểm nhấn. Ở ngoài 
điểm nhấn thì giảm độ tương phản để giảm sự chú ý vào các điểm 
không quan trọng. 
Hình 16: Bố cục sai. Cái cây ở bên trái quá sẫm làm giảm chú ý vào điểm 
nhấn. 
Hình 17: Bố cục tốt hơn. Cái cây bị cắt đi và độ tương phản giảm. Người 
xem chú ý vào con trâu hơn. 
 Hình 18. Bộ quần áo sẫm màu của người đàn ông làm cho anh ta nổi bật. 
The dark clothes on the man readily make him stand out. Cái cửa ở góc 
không có nắng cũng sẫm màu nhưng xung quanh nó lại là màu trung bình, 
không tưong phản nên không thu hút sự chú ý. Hãy nhớ mẹo này giống như 
trong nhà hát người ta dùng đèn rọi chiếu vào nhân vật chính hay ca sĩ trên 
sàn diễn. 
10. Bức tranh của bạn trông sẽ không quá rối mắt nếu bạn tạo cho 
người xem một chỗ nghỉ, tốt nhất là ở trước điểm nhấn. Cho người ta 
một ít không gian để thở. 
Hình 19. Mảng tuyết trắng trước cây thông tạo một chỗ nghỉ thỏai mái. 
11. Nếu được thì đưa vào tranh một ít chuyển động dọc, ngang hoặc 
chéo. Chỉ nên có 1 yếu tố có độ dài nhất. Đường chéo là hay nhất vì 
không song song với khung hình. Điều này sẽ tạo cho người xem có cảm 
giác về hướng. 
Hình 20. Cây thông theo chiều dọc, cỏ thì theo đường chéo, đường mé nước 
ở xa thì nằm ngang. Chú ý: mấy cái cây thông bé giúp bỏ cảm giác có một 
hình tam giác xanh ở bên phải. 
12. Khi đưa vào tranh những chủ thể mà bản chất là chuyển động, nếu 
được thì tạo cảm giác chủ thể đang chuyển động mà không đặt chủ thể 
vào trạng thái như là đang tạo dáng. 
 Hình 21. Nghệ sỹ cho thấy là con ngựa đang đi bằng cách vẽ bụi bốc lên và 
vẽ dáng đuôi ngựa. Không có con ngựa nào đang "bay" trong không trung 
cả. Khi chụp ảnh thì hay bị "bay" như thế nhưng nếu được thì nên tránh. Khi 
vẽ thác nước cũng vậy, đôi khi chụp ảnh thì có cảm giác "đóng băng" thác 
nước, cứng nhắc. Tốt hơn là vẽ hay chụp thác nước mờ vì nước chảy. Như 
thế truyền cảm giác chuyển động tốt hơn. 
13. Nếu bạn không quyết định được bắt đầu đường dẫn vào điểm nhấn 
của tranh (ví dụ như một dòng sông, con đường) từ đâu, nên để ý đến 
quy tắc này. Hầu hết chúng ta đều đọc từ trái sang phải, vì thế đa số 
mắt đều có thói quen bắt đầu nhìn từ phía bên trái bức tranh. 
14. "Lối vào" của tranh cũng có thể bắt đầu từ góc trên bên trái giống 
như một trang sách vậy. 
15. Đừng bắt đầu lối vào từ góc bức tranh. 
Hình 22. Đây là một bố cục tồi. Như các bạn thấy, dòng sông chạy từ góc 
dưới bên trái bức tranh. 
Hình 23. Bằng cách làm rộng thêm hình cửa sông chúng ta đã giải quyết 
được vấn đề dòng sông chạy từ góc tranh. 
 Những lỗi thường gặp và cách tránh. 
16. Tránh lặp lại hình dáng, đường thẳng, chuyển động và kích thước. 
Làm như thế sẽ gây ra xung đột giữa các chủ thể gần giống nhau. 
Hình 24 và 25.Hãy nhìn hai bức tranh dưới đây. Hình 24 vẽ hai cái cây gần 
giống nhau, đáng lẽ mỗi cây phải nghiêng về một hướng khác nhau và kích 
thước cũng nên khác nhau. Hình 25. Hai con ngựa to bằng nhau và ở vị trí 
giống nhau. 
17. Tránh vẽ nhóm người hay động vật có số chẵn. Trường hợp muốn 
vẽ thành đôi thì nên thay đổi kích thước và vị trí. 
Hình 26. Bố cục sai. Hai con hươu cạnh tranh với nhau vì có vị trí, kích 
thước và tư thế giống nhau. 
Hình 27. Bố cục này tốt hơn. Con hươu bên tay phải có tư thế và kích thước 
khác. 
Hình 28. Bức tranh này bố cục tốt hơn nữa khi có thêm 1 con hươu nữa ở 
hậu cảnh. 
18. Không nên vẽ các vật thể nghiêng ra phía ngoài bức tranh. Cũng 
không nên vẽ vật thể song song với mép tranh. Vẽ vật thể nghiêng vào 
phía trong. 
Hình 29. Sai. Cột dây điện thoại nghiêng ra ngoài. 
Hình 30. Bố cục này cũng dở. Cột điện thoại song song với viền tranh. 
Hình 31. Bố cục này tốt hơn. Cái cột nghiêng vào phía trong, giữ người xem 
ở lại với bức tranh. 
19. Tránh vẽ đường thẳng trừ khi rất ngắn. Cố gắng tạo những vật che 
khuất bớt đường thẳng để làm cho nó có vẽ không thẳng lắm. 
Hình 32. Hầu kết các đường thẳng được che bởi hoa. Chú ý bức tường đã 
uốn cong. 
Hình 33. Cái mái nhà cũng cong. Đòn nóc cũng phải cong theo thời gian. 
20. Đừng trình bày những hình hình học như hình vuông, hình chữ nhật 
(cửa sổ, cửa ra vào), hình tam giác (cây thông), hình ô van hay hình tròn 
(cây cối, mây) dù những hình này có ở trong thực tế. Ví dụ nếu trong bức 
tranh có cửa sổ, tìm cách phá vỡ hình khối đó bằng một cành cây hay một 
chậu hoa. 
Hình 34. Sai, bóng đổ hình tam giác. 
Hình 35. Như thế này tốt hơn, hình tam giác của bóng đổ đã bị phá vỡ. 
21. Không bao giờ chia bức tranh thành những phần bằng nhau vì bức 
tranh trông sẽ quá nhân tạo và tẻ nhạt. Nếu có đường chân trời không 
bao giờ để nó ở giữa bức tranh. 
Hình 36. Đường chân trời chạy qua chính giữa tranh. 
Hình 37. Dễ coi hơn. Một phần của bầu trời đã bị xén đi. 
22. Đừng chạm vào viền, điểm cuối. 
Hình 38. Sai. Cái mũ của chú cao bồi này chạm vào đường viền của quả đồi 
ở phía hậu cảnh. 
Hình 39. Tốt hơn. Bức tranh trông cân đối hơn. 
Hình 40. Sai. Ngọn cây thông chạm vào mép trên của tranh. Nếu không mở 
rộng tranh được thì đành phải cắt bớt ngọn cây đi. 
23. Hình chữ "X" trông không đẹp mắt. 
Hình 41: Hai cái cây giao nhau hình chữ X 
24. Đừng để cửa đóng. Hãy mời người xem vào. 
Hình 42. Sai. Nghệ sỹ vẽ cửa đóng và bảo người xem đi chỗ khác chơi. 
Hình 43. Tốt hơn. Người xem cảm thấy được mời mọc và hoan nghênh. 
Lời khuyên: Khi vẽ khu vực tối như lối vào không có chiếu sánh, đừng dùng 
màu đen. Màu của bóng tối là màu tím. 
25. Không cần thiết phải vẽ từng chi tiết nhỏ như hòn gạch, tảng đá, vv. 
trừ khi bạn thuộc trường phái siêu tả thực. Chỉ cần vẽ một phần để 
truyền đạt ý tưởng, sử dụng kỹ thuật ấn tượng. 
Hình 44. Người xem dễ dàng nhận ra chất liệu của mái giáo đường. 
Những lời khuyên giúp cải thiện các bức họa phong cảnh. 
26. Vẽ các góc màu sẫm hơn và không thể hiện rõ chất liệu (texture). 
Hình 45. Cả 2 góc dưới tranh đều có màu sẫm và thể hiện chất liệu mờ nhạt. 
27. Khi vẽ bóng trong tranh thì thêm vào những lỗ thủng ánh sáng 
xuyên qua. Nếu không bóng đổ trông sẽ như được dán vào. 
Hình 46 
28. Không nên vẽ động vật theo hướng nằm ngang vì như thế trông sẽ 
bẹt như là cắt dán. Chọn hướng tạo cảm giác không gian 3 chiều. 
Hình 47. Không nên. 
Hình 48a và 48b. Đẹp hơn. 
 29. Các tòa nhà và cấu trúc nhân tạo như bê tông, gỗ trông sẽ thú vị hơn 
nếu bạn làm cho nó trông cũ kỹ bằng cách thể hiện bề mặt của nó như 
vết nứt, tróc lở. Trông bức tranh sẽ như có nhiều truyện để kể hơn. 
Chú ý. Chỉ cần vẽ bề mặt những vật thể gần người xem. Ở xa thì chi tiết 
phải giảm đi. 
Hình 49. Nghệ sỹ dùng kỹ thuật bút lông khô để làm cho bức tường trông cũ 
kỹ hơn. 
30. Thêm kịch tính cho bức tranh bằng cách thêm vào cảm xúc. 
Một bức tranh phong cảnh chiều tà với bầu trời màu da cam trông sẽ thú vị 
hơn bầu trời xanh trung bình. Ví dụ có thể tạo cảm xúc bằng cách vẽ mưa, 
mặt phố ướt, gió thổi, cây cối ngả nghiêng trong gió, vv. Tất cả những chi 
tiết này sẽ tăng thêm giá trị của bức tranh. 
Hình 50. Bố cục đgiản trong bức này trông thú vị hơn vì trời mưa và ánh 
mặt trời xuyên qua mây. Thậm chí có thể thấy cảnh này trông khá là huyền 
bí. 
31. Trừ khi bạn định đặc tả theo trường phái siêu tả thực, vẽ phong 
cảnh với cái nhìn hơi mờ nhạt 
Hình 51. Chắc chắn cảnh thực trong bức này tiền cảnh sẽ có nhiều chi tiết 
hơn hậu cảnh. Nghệ sỹ cố ý làm mờ tiền cảnh, đơn giản hóa để tập trung vào 
điểm nhấn. 
32. Viền mờ trong hậu cảnh sẽ tăng thêm cảm giác xa gần. Chỉ nên vẽ 
viền nét ở tiền cảnh và trong khu vực muốn nhấn. 
Hình 52. Những cái cây phía sau tòa nhà này dùng kỹ thuật vẽ trên nền ướt 
bằng mầu nước. Kỹ thuật này làm mờ nét làm cho lá thông trông rất xa. Tiền 
cảnh được vẽ trên giấy khô làm nét cứng, tạo cảm giác rất gần người xem. 
33. Đừng tự nhiên kết thúc một phần bức tranh và chuyển đột ngột sang 
một phần khác. 
Hình 53. Sai. Lớp cỏ sáng màu tự nhiên dừng lại khi chuyển sang khu vực 
bụi cây. Phần cỏ sáng màu và bụi cây có tỷ lệ bằng nhau. 
Hình 54. Tốt hơn. Phía trong bụi cây vẫn có chút ánh sáng của lớp cỏ sáng 
màu ở phía sau chiếu xuyên qua bụi cây. 
34. Thay đổi hình khối. Nếu đã có một bụi cây hình tròn thì đừng nên có 
mây cũng hình tròn. Đỉnh núi hay ngọn cây thông trông sẽ hay hơn nếu 
có những đám mây tròn vây quanh. 
35. Cân bằng là một yếu tố quan trọng. Không nên vẽ màu lệch giữa 4 
góc tranh, sẽ tạo cảm giác mất cân bằng. 
Hình 55. Sai. Phía bên tay phải quá nặng. 
Hình 56. Đẹp hơn vì có sự cân bằng do bên trái có trọng lượng hơn. 
 Còn phần cuối của bài này về kỹ thuật trộn màu trên pallete và sử dụng bút 
lông mình không dịch vì có vẻ không liên quan lắm đến nhiếp ảnh. Mình 
thấy các mẹo trong này có khá nhiều cái nhiếp ảnh có thể sử dụng, ví dụ làm 
mờ hậu cảnh thì có thể khống chế bằng DOF. 

File đính kèm:

  • pdfquy_tac_bo_cuc_tranh_phong_canh.pdf
Ebook liên quan