Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tóm tắt Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam: ...ững sự kinh nghiệm đấu tranh mà phát triển trình độ tư tưởng”[44]. “Cách cổ động tuyên truyền phải cho xác thực, phải lấy những sự áp bức hàng ngày của quần chúng mà giải thích cho họ hiểu sự cần phải tranh đấu, lấy những sự nhu yếu thiết thực của họ mà làm cho họ hiểu những khẩu hiệu chánh củ... hành luật lao động", "giảm tô, giảm tức", “giảm thuế". Trong thời kỳ này thái độ, lập trường của Đảng đối với Mặt trận nhân dân Pháp và Chính phủ Lêông Bơlum có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Đông Dương. Về vấn đề này, Đảng nhiều lần trình bày thái độ, lập trường của mình, tập trung nhấ...ụ trách công tác tuyên huấn có cán bộ phụ trách báo. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là nhiều cấp uỷ chưa xây dựng được ban chuyên môn để làm tham mưu và giúp cấp uỷ chỉ đạo thường xuyên công tác này. VI. CAO TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (9-1939 - 8-1945) 1. Phục vụ ...

pdf73 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu các vấn đề quân sự. 
- Mở các lớp huấn luyện ngắn ngày ở cảc cấp bộ để đào tạo cán bộ, mỗi cấp bộ phải có ít 
nhất một cán bộ chuyên môn làm việc này. Về Ban tuyên truyền cổ động Trung ương, 
Hội nghị cũng nhận xét: “Có đồng chí thiên về việc ra sách báo của Mặt trận dân tộc 
thống nhất mà xao lãng việc xuất bản tờ báo của Đảng thành ra phạm phải chủ nghĩa thủ 
tiêu” (Ban tuyên truyền cổ động Trung ương)[104]. 
Sau Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương, các khu căn cứ: Cao Bằng, Bắc Sơn-Vũ Nhai 
vượt qua các cuộc càn quét của địch, được xây dựng vung chắc và mở rộng sang các 
vùng lân cận: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Giang. Đồng bào các 
dân tộc Tày, Nùng, Dao trong nhiều xã đã tham gia hầu hết vào các đoàn thể cứu quốc. 
Đảng xuất bản tài liệu Kinh nghiệm Việt Minh ở Việt Bắc, giới thiệu toàn diện những 
kinh nghiệm về xây dựng tổ chức. Việt Minh, tuyên truyền huấn luyện, chống khủng bố, 
chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Tài liệu này đã giúp ích nhiều cho việc huấn luyện cán bộ 
để phát triển phong trào cứu quốc và chuẩn bị cuộc khởi nghĩa vũ trang sắp tới. 
Trong thời gian này, nhiều cuộc đấu tranh của nông dân chống nhổ lúa trồng đay, chống 
thu thóc, chống bắt lính, bắt phu đã nổ ra khắp nước. Ở thành thị, phong trào công nhân, 
học sinh, sinh viên cũng phát triển mạnh. 
Công tác tuyên truyền được triển khai mạnh mẽ để vạch thủ đoạn đánh lạc hướng và lôi 
kéo thanh niên bằng khẩu hiệu “khoẻ để phụng sự” của thực dân Pháp và thủ đoạn lừa 
bịp “lập khối thịnh vượng chung” của phát xít Nhật. Nhiều địa phương tổ chức các tổ, đội 
tuyên truyền đi nói chuyện, phân phát truyền đơn trong các cuộc họp, mít tinh. Nhiều báo 
bí mật của Đảng và Mặt trận được xuất bản. Ở Trung ương có các tờ: Cờ giải phóng, Tạp 
chí Cộng sản, Cứu quốc. Các địa phương có các báo: Việt Nam độc lập, Chặt xiềng, Giải 
phóng, Tiên phong, Kháng địch, Mê Linh, Bãi Sậy các ngành, đoàn thể có báo: Lao 
động, Gái ra trận, Quân giải phóng, Kèn gọi lính. Trong các nhà tù cũng có nhiều tờ báo 
tay: Suối Reo (Sơn La), Bình Minh (Hoà Bình), Thông reo (Chợ Chu) 
Năm 1943, Đảng đưa ra bản Đề cương văn hoá. Đề cương xác định văn hoá là một trong 
ba mặt trận cách mạng (chính trị, kinh tế và văn hoá). Đề cương nêu rõ nguy cơ của nền 
văn hoá Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp; phân tích mối quan hệ giữa cách mạng 
chính trị và cách mạng văn hoá; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng 
văn hoá. 
Đề cương nhấn mạnh nhiệm vụ trước nhất là xây dựng một nền văn hoá yêu nước Việt 
Nam, chống lại văn hoá thực dân, phát xít, phong kiến. Nền văn hoá ấy phải dựa trên ba 
nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng. 
Đề cương văn hoá đã vạch ra phương hướng đấu tranh đúng đắn chống thực dân, phát xít, 
xây dựng đường lối văn hoá mới của Đảng, tập hợp các nhà văn hoá, trí thức để tham gia 
sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đề cương văn hoá Việt Nam là văn kiện chính thức đầu 
tiêtỉ của Đảng về công tác văn hoá, văn nghệ, phân tích đúng đắn tình hình đời sống văn 
hoá dưới ách Pháp - Nhật, vạch ra đường lối văn hoá cách mạng và những nhiệm vụ 
trước mắt, tiến tới xây dựng nền văn hoá dân tộc, nhân dân. Năm 1943, Hội Văn hoá cứu 
quốc ra đời, cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí Tiên phong số 1 ra tháng 7- 1944. 
Năm 1944, Đảng ta giúp một số trí thức yêu nước, tiến bộ thành lập Đảng Dân chủ Việt 
Nam. Cơ quan ngôn luận của Đảng là tờ Độc lập. 
Sang năm 1944, tình hình chiến tranh thế giới chuyển biến mau lẹ. Quân Liên xô giải 
phóng nhiều vùng đất nước và tiến sát biên giới phía Tây. Trong nước ta, khí thế cách 
mạng sôi sục ở nhiều địa phương. Tổng bộ Việt Minh chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa". 
Tháng 9-1944, đồng chí Trường Chinh viết bài trên báo Cờ giải phóng số 7 “Cái nhọt bọc 
sẽ phải vỡ mủ” dự báo trước mâu thuẫn Nhật - Pháp sắp bùng nổ xung đột, nêu ra những 
nhiệm vụ khi thời cơ đến. Sau khi đồng chí Hoàng Văn Thụ bị xử bắn, Đảng chủ trương 
tổ chức một lớp đảng viên mới lấy tên là "lớp đảng viên Hoàng Văn Thụ" nhằm đáp ứng 
yêu cầu phát triển và củng cố Đảng trong tình hình mới, giáo dục truyền thống kiên 
cường bất khuất, trung thành đối với cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Tháng 10-1944, 
sau khi về nước, đồng chí Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào, nhan đề là: Thư của Cụ 
Hồ Chí Minh gửi đồng bào năm 1944. Bức thư kêu gọi chuẩn bị một cuộc "Toàn quốc 
đại biểu Đại hội" cử ra một cơ cấu "đủ lực lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo việc cứu 
quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang”[105]. Bức thư đã tiên đoán sáng 
suốt: "Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh quốc sắp tranh được sự 
thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi 
nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh!”[106] 
Đồng chí quyết định hoãn cuộc phát động chiến tranh du kích ở Cao - Bắc - Lạng, chủ 
trương lập ra Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và tăng cường các hoạt động vũ 
trang tuyên truyền làm đòn bẩy cho cao trào cách mạng và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. 
Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ghi ngay đoạn mở đầu: “1- 
Tên: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. 
Nó là đội tuyên truyền” Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Võ 
Nguyên Giáp chỉ đạo đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phai Khắt, Nà Ngần và đẩy mạnh 
hoạt động vũ trang tuyên truyền rất có hiệu quả ở Việt Bắc. Đồng bào nhiệt liệt tham gia 
Mặt trận Việt Minh và ủng hộ Đội tuyên truyền giải phóng quân. 
3. Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 
Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới đi vào giai đoạn kết thúc. Phát xít Đức sắp bị diệt ở 
mặt trận châu Âu. Phát xít Nhật cũng bị nguy khốn ở mặt trận Thái Bình Dương. Để loại 
trừ nguy cơ bị Pháp đánh sau lưng, Nhật làm đảo chính lật đổ Pháp ngày 9-3-1945. Ngay 
trong đêm đảo chính, hội nghị Thường vụ Trung ương họp do đồng chí Trường Chinh 
chủ trì. Căn cứ vào Nghị quyết của Hội nghị, Ban Thường vụ Trung ương ra chỉ 
thị: "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Hội nghị quyết định nhiều vấn 
đề quan trọng[107] để gấp rút chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa: 
- Về đối tượng cách mạng: kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt là phát xít Nhật. Thay 
khẩu hiệu "Đánh đuổi Nhật, Pháp" bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật". 
- Đánh giá tình thế cách mạng: điều kiện khởi nghĩa toàn quốc chưa chín muồi nhưng 
"Những cơ hội tốt đang giúp cho những điều kiện khởi nghĩa mau chín mùi"[108]. Đó là: 
quân thù không rảnh tay đối phó với cách mạng, nạn đói ghê gớm làm cho nhân dân càng 
oán ghét quân thù, chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt”[109] 
- Nhiệm vụ trước mắt: “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, làm tiền 
đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa", "sẵn sàng chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa một khi 
đã đủ điều kiện", thực hiện nhiệm vụ trên, phải chuyển hướng công tác tuyên truyền, tổ 
chức và tranh đấu. 
- Về công tác tuyên truyền, cổ động, Hội nghị xác định trọng tâm tuyên truyền là hai vấn 
đề: 
"1. Giặc Nhật không giải phóng cho ta, trái lại tăng gia áp bức, bóc lột ta. 
2. Giặc Nhật không thể củng cố chính quyền ở Đông Dương và nhất định chúng sẽ chết". 
"Khẩu hiệu: Chống chính quyền của Nhật và của bọn Việt gian thân Nhật Nêu khẩu 
hiệu: Chính phủ cách mạng của nhân dân". 
Về hình thức, cần dùng những hình thức mạnh bạo hơn như mít tinh, diễn thuyết có cờ, 
băng, áp phích, truyền đơn. Tổ chức các đội tuyên truyền xung phong có vũ trang đi 
nhiều nơi diễn thuyết, giới thiệu về Việt Minh. 
Ngày 15-3-1945, Mặt trận Việt Minh ra lời kêu gọi “Kháng Nhật cứu nước” động viên 
nhân dân sử dụng mọi hình thức đấu tranh chống phát xít Nhật: "Hãy vùng dậy, giàu 
nghèo, trai gái, già trẻ, triệu người như một: 
Tuốt gươm, chĩa súng! 
Giết giặc, trừ gian. 
Dựng lên một nước Việt - nam hùng cường, tự do và độc lập”[110] 
Tiếp sau đó Mặt trận lại có “Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị huynh thứ ái quốc", 
"Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị quan chức ái quốc Việt Nam" gửi cho giới hào lý ở 
nông thôn và quan chức, vận động họ ủng hộ và tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. 
Ở khắp nơi trong cả nước, Mặt trận Việt Minh đã tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình 
ngay tại các thị trấn, thị xã, thành phố. Nhiều nơi đã tổ chức các đội tuyên truyền xung 
phong lựa chọn trong các thanh niên nam nữ hăng hái, dũng cảm nhất. Các đội này dược 
vũ trang, mang theo cờ, băng, tổ chức diễn thuyết ở các xí nghiệp, trường học, rạp hát, 
chợ, bến đò. . . lên án phát xít Nhật và tay sai, kêu gọi đoàn kết cứu nước. Hoạt động của 
các đội tuyên truyền xung phong đã có tiếng vang rộng rãi, cổ vũ khí thế cách mạng, lôi 
cuốn mọi người tham gia phong trào cứu quốc. Lúc này nạn đói ở miền Bắc và một phần 
miền Trung đang diễn ra nghiêm trọng. Đảng đề ra khẩu hiệu "Phá kho thóc, giải quyết 
nạn đói" . Khẩu hiệu này đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách của quần chúng và đã dấy lên 
một cao trào mạnh mẽ phá kho thóc ở nhiều nơi, động viên đông đảo nông dân và dân 
nghèo tham gia với khí thế cách mạng hừng hực tiến tới khởi nghĩa. 
Ở các vùng núi và trung du miền Bắc, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang 
và khởi nghĩa từng phần đã diễn ra sôi nổi, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và 
Cứu quốc quân đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nhân dân nổi dậy giải phóng thêm nhiều 
vùng rộng lớn ở Việt Bắc, hình thành khu giải phóng Việt Bắc. Ở Quảng Ngãi, các đảng 
viên bị giam ở Ba Tơ đã khởi nghĩa thắng lợi, thành lập khu du kích Ba Tơ. Hàng ngàn 
cán bộ cách mạng bị giam ở các nhà tù Nghĩa Lộ, Sơn La, Hoả Lò, Buônmathuột cũng 
nổi dậy phá nhà giam hoặc đấu tranh buộc địch trả tự do, hoặc vượt ngục ra ngoài hoạt 
động. 
Tháng 4- 1945, Ban Thường vụ Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc 
kỳ nhằm giải quyết cụ thể những vấn đề quân sự, đẩy mạnh hơn nữa việc chuẩn bị khởi 
nghĩa vũ trang. Trong tháng 5 và tháng 6, nhiều cuộc khởi nghĩa từng phần nổ ra liên tục, 
hình thành nhiều chiến khu mới ở cả Bắc, Trung, Nam. 
Tổng khởi nghĩa đã đến gần, phải có sự thống nhất cao trong Đảng về chính trị, tư tưởng, 
tổ chức, khắc phục những hiện tượng chia rẽ và các xu hướng sai lầm. Tháng 6- 1945, 
Trung ương gửi thư cho Xứ uỷ Trung kỳ yêu cầu khắc phục: “một tình trạng vô cùng 
nguy hiểm: các tổ chức Đảng không thống nhất; các đồng chí nghi kỵ nhau, không khí 
hoài nghi, chia rẽ tràn ngập, chủ nghĩa cô độc và đầu óc địa phương nặng nề”[111]. 
Trung ương kêu gọi "cơ hội quyết định vận mệnh ngàn năm của Tổ quốc đang đến, 
không thể biệt phái, chia rẽ! Không thể do dự, hoài nghi"[112]. "Gấp tiến tới một cuộc 
toàn xứ Đại biểu Đại hội hay cán bộ hội nghị đặng thống nhất đảng bộ, bầu ra ban Xứ uỷ 
và các ban tỉnh hay liên tỉnh uỷ chính thức”[113] 
Đảng nghiêm khắc phê phán quan điểm của một số đồng chí miền Trung muốn lợi dụng 
và cải tổ Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, ban hành “hiến pháp quân chủ lập hiến", hy 
vọng bằng con đường hoà bình thương lượng với Nhật để giành độc lập. Như vậy là trái 
với đường lối của Đảng, đi trệch mục tiêu tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, làm cho 
nhân dân mơ hồ về bọn phát xít Nhật và Chính phủ bù nhìn. Đảng còn nghiêm khắc phê 
phán ehủ trương của một số đồng chí phụ trách nhóm Tiên phong ở Nam kỳ, đã tự ý rút 
khẩu hiệu chống phát xít Pháp trước khi nổ ra cuộc đảo chính 9-3, sau cuộc đảo chính lại 
có chủ trương lợi dụng Nhật để giành chính quyền. Mặt khác Đảng cũng phê phán chủ 
trương của một số đồng chí phụ trách báo Giải phóng, cũng ở Nam kỳ, vẫn giữ khẩu 
hiệu: "Đánh đuổi Pháp-Nhật" sau cuộc đảo chính 9-3 khi thực dân Pháp không còn quyền 
thống trị nữa. Và từ đó, diễn ra tình trạng cả hai bên đều công kích lẫn nhau để tranh thủ 
quần chúng. 
Trên báo Cờ giải phóng số 15 ngày 17-7- 1945, trong bài Để thống nhất đảng bộ Nam kỳ, 
hãy kíp đi vào đường lối, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng sau khi phê 
phán sai lầm đã viết: "Các đồng chí hãy kíp gạt bỏ thành kiến mà đi vào đường lối của 
Đảng, thủ tiêu khẩu hiệu của riêng mình mà theo khẩu hiệu của Đảng 
Chúng ta sẽ phạm phải một tội lớn nếu trước giờ quyết liệt chúng ta còn chia rẽ 
mãi”[114] 
Ngày 9-5- 1945, Đức ký văn bản đầu hàng Liên Xô và các nước Đồng minh. Trên báo Cờ 
giải phóng viết ngày 16-6, đồng chí Trường Chinh đánh giá ý nghĩa lịch sử của thắng lợi 
này và xác định thái độ, chủ trương của Đảng: 
“Phát xít Nhật, bọn đồng minh của Đức Hít-le, bị trơ trọi hẳn và đang lo như cá nằm trên 
thớt. Chẳng bao lâu nữa, chúng sẽ trở về thiên cổ theo gót bọn chúng bên trời Âu". 
"Dù sao nhân dân Đông Dương không thể bị động trông chờ những ngày may mắn từ đâu 
đưa lại. . . Phải đứng dậy đánh đuổi giặc Nhật, góp sức với Đồng minh dìm chết con thú 
dữ Nhật Bản dưới đáy Thái Bình Dương Sẵn sàng phát động tổng khởi nghĩa giành hẳn 
lại đất nước". 
Ngày 9-8- 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Quân đội Liên Xô giành thắng lợi quyết 
định trên mặt trận Đông Bắc Trung Quốc, quân đội Nhật tan rã và xin đầu hàng. 
Đêm 13-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh khởi nghĩa. Ngày 14-8 Tổng bộ 
Việt Minh ra hiệu triệu: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Dân tộc ta đã đến lúc vùng dậy 
cướp lại quyền độc lập của mình!”. 
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân trào từ 13 đến 15-8-1945 chủ trương kịp thời 
lãnh đạo toàn dân tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đề ra đường lối đối nội, 
đối ngoại trong tình hình mới. Hội nghị xác định phương hướng về tuyên truyền cổ động 
là: "nêu những khẩu hiệu chính động viên tinh thần cứu quốc; nêu cao nguyện vọng của 
dân tộc: Quốc gia hoàn toàn độc lập; đả phá xu hướng cho rằng Đồng minh vào Đông - 
dương và Nhật đổ là nhiệm vụ chiến đấu của dân ta hết”[115]. Hội nghị quyết định một 
số việc cần kíp để tăng cường công tác tuyên truyền cổ động: sử dụng nhiều hình thức 
mạnh mẽ, táo bạo, như dùng loa phóng thanh tuyên truyền lưu động, biểu tình thị uy có 
vũ trang, chấn chỉnh Bộ Tuyên truyền trung ương, Ban biên tập các báo chí, mỗi tỉnh 
thành lập cơ quan ấn loát và có vật liệu in Về huấn luyện, hội nghị quy định mỗi tỉnh ít 
nhất phải có một huấn luyện viên chuyên môn, cán bộ bắt buộc phải được huấn luyện 
theo chương trình phổ thông của Đảng, báo Đảng mỗi kỳ có mục huấn luyện chủ nghĩa 
cộng sản sơ giải, in nhiều tài liệu huấn luyện. 
Sau hội nghị toàn quốc của Đảng, Đại hội quốc dân họp vào ngày 16-8. Đại hội tán thành 
chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh, quyết định thành 
lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam, quy định quốc kỳ, quốc ca. Sau hội nghị, đồng 
chí Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi quốc dân. Sau khi báo tin việc thành lập Uỷ ban dân 
tộc giải phóng, đồng chí kêu gọi toàn dân đoàn kết chung quanh ủy ban, nổi dậy tổng 
khởi nghĩa giành chính quyền: 
"Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem 
sức ta mà tự giải phóng cho ta”[116]. 
Đảng ta ra lời hiệu triệu nhân dân, các đoàn thể cách mạng và các đảng viên cộng sản: 
 “Đồng bào và các đoàn thể cứu quốc, dưới quyền chỉ huy của Uỷ ban dân tộc giải 
phóng, Uỷ ban khởi nghĩa hãy cùng với giải phóng quân và tự vệ nổi dậy đánh chiếm các 
đồn, các huyện lỵ, phủ ly và các tỉnh lỵ, tước khí giới của giặc Nhật". 
“Các đồng chí phải sáng suốt trong việc lãnh đạo và cương quyết hy sinh trong cuộc 
chiến đấu để giành độc lập cho Tổ quốc, để xứng đáng là một đội quân tiên phong của 
dân tộc”. 
Ngày 17-8 ở Hà Nội, Thành uỷ Hà Nội đã lãnh đạo quần chúng biến cuộc mít tinh của 
chính quyền bù nhìn thành míttinh và biểu tình tuần hành thị uy của ta, kêu gọi đồng bào 
tham gia khởi nghĩa. Ngày 19-8, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi ở Hà Nội, thúc đẩy 
mạnh mẽ các tỉnh và thành phố khác, tạo điều kiện thuận lợi cho tổng khởi nghĩa cả 
nước. 
Ngày 23-8, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Thừa Thiên - Huế, lật đổ chính quyền bù 
nhìn Trần Trọng Kim, buộc Bảo Đại phải thoái vị. Ngày 25-8 cuộc khởi nghĩa giành 
thắng lợi ở Sài Gòn. Như vậy Cách mạng Tháng Tám đã giành thắng lợi trong cả nước 
trong vòng nửa tháng. Thực tiễn cuộc tổng khởi nghĩa diễn ra rất phong phú. Nhìn tổng 
quát, đó là cuộc nổi dậy của toàn dân. Mọi bình thức tuyên truyền, cổ động gắn với cuộc 
nổi dậy đều được huy động đến mức cao nhất trong điều kiện lúc ấy. Hình thức phổ biến 
ìà quần chúng biểu tình tuần hành, có các lực lượng tự vệ làm nòng cốt, mang theo băng, 
cờ, biểu ngữ, vũ khí có sẵn, xếp thành đội ngũ xông vào chiếm công sở, trại lính kết hợp 
với dụ hàng bọn chính quyền bù nhìn địa phương, buộc chúng nộp vũ khí, trao chính 
quyền cho cách mạng. Ta đã kịp thời kêu gọi quân Nhật không can thiệp vào công việc 
nội bộ của ta, còn ta bảo đảm an toàn cho họ để chờ ngày về nước. 
Ngày 25-8 đồng chí Hồ Chí Minh về Hà Nội. Theo đề nghị của đồng chí, Uỷ ban dân tộc 
giải phóng được mở rộng thành Chính phủ lâm thời. Ngày 2-9 trước cuộc mít tinh của 
trên nửa triệu người, Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử. Bản Tuyên ngôn 
mở đầu bằng một chân lý không ai chối cãi được: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều 
sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự 
do"[117]. Bản Tuyên ngôn vạch rõ tội ác của bọn thống trị thực dân Phảp và phát xít 
Nhật đã chà đạp lên chân lý ấy, tổng kết quá trình đấu tranh thàng lợi của nhân dân ta và 
tuyên bố trước thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đa 
thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và 
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"[118]. Bản tuyên 
ngôn đã được phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, nhanh chóng đi vào lòng 
người, nâng cao tinh thẩn tự hào dân tộc và quyết tâm sắt đá bảo vệ quyền tự do, độc lập 
mới giành được. Kết quả này đã chuẩn bị tư tưởng cho nhân dân ta bước vào một quá 
trình đấu tranh mới, quá trình kháng chiến ở miền Nam, bảo vệ chính quyền cách mạng, 
chuẩn bị và tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc. 
* 
* * 
Công tác tư tưởng trong thời kỳ 1939 - 1945 đã gắn chặt và phục vụ thiết thực cho cuộc 
đấu tranh giải phóng dân tộc rất oanh liệt và thắng lợi rất vẻ vang của nhân dân ta. Nó 
phát huy cao độ lòng yêu nước và truyền thống đoàn kết, anh hùng, bất khuất của dân tộc 
ta, cổ vũ nhân dân nổi dậy tụ giải phóng mình khỏi ách nô lệ của đế quốc và tay sai. 
Trong khi nêu cao ngọn cờ dân tộc, nó cũng đồng thời làm rõ sự gắn bó giữa lợi ích của 
dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân, lợi ích dân tộc với lợi ích dân chủ của công 
nhân, nông dân, động viên mọi tầng lớp, mọi dân tộc tham gia vào mặt trận cứu nước kể 
cả những vùng dân tộc thiểu số xa xôi hẻo lánh xưa nay ít tham gia vào đời sống chính 
trị. 
Công tác tư tưởng đã kịp thời truyền đạt các nhận định và chủ trương của Đảng trước các 
diễn biến thời cuộc trong nước và quốc tế, đưa ra những khẩu hiệu sát hợp hướng dẫn tư 
tưởng và hành động của quần chúng. Nó đã đấu tranh sắc bén với các tư tưởng tự ty, nô 
lệ, phục Nhật, sợ Nhật, chống các khuynh hướng sai lầm, rụt rè, do dự, muốn lợi dụng 
Nhật cũng như phiêu lưu, nóng vội, manh động. Lãnh tụ Hồ Chí Minh, và đồng chí Tổng 
Bí thư Trường Chinh đã chỉ đạo chặt chẽ công tác tư tưởng, trực tiếp viết báo, viết sách, 
giảng dạy trong các lớp học. 
Công tác tuyên truyền cổ động đã sử dụng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, khi có 
thời cơ đã kiên quyết sử dụng các hình. thức táo bạo như tuyên truyền xung phong, tuyên 
truyền vũ trang, biểu tình vũ trang, cổ vũ quần chúng nổi dậy với khí thế mạnh mẽ áp đảo 
quân thù. 
Công tác tư tưởng đã góp phần to lớn bồi dưỡng, đào tạo hàng loạt cán bộ về chính trị, về 
kinh nghiệm tổ chức, phát động quần chúng, kinh nghiệm công tác bí mật và chống 
khủng bố, giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong cách mạng, gắn bó chặt chẽ với 
quần chúng, chịu đựng mọi hy sinh gian khổ, xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong 
Đảng vảo thời điểm lịch sử để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc. 

File đính kèm:

  • pdfso_thao_luoc_su_cong_tac_tu_tuong_cua_dang_cong_san_viet_nam.pdf
Ebook liên quan