Sử dụng cốt sợi thủy tinh kháng kiềm và cốt liệu tái chế để sản xuất bê tông ứng dụng cho các công trình thủy lợi

Tóm tắt Sử dụng cốt sợi thủy tinh kháng kiềm và cốt liệu tái chế để sản xuất bê tông ứng dụng cho các công trình thủy lợi: ... chế thay thế cho cốt liệu thô tự nhiên đá dăm, bao gồm: * Cốt liệu xỉ thép Xỉ thép được lấy ở khu công nghiệp luyện gang thép Hòa Phát - Kinh Môn - Hải Dương và đưa về Phòng nghiên cứu vật liệu để thí nghiệm và phân loại thành phần hạt sao cho đạt cỡ hạt (5-20)mm theo tiêu chuẩn TCVN ...hủy lợi và công trình biển theo TCVN 8218:2009 và TCVN 9139:2012. Tuy nhiên, hỗn hợp bê tông sử dụng cốt liệu BTTC (CP3) có độ sụt thấp nhất, tiếp đến là cấp phối sử dụng xỉ thép (CP2) và cuối cùng là cấp phối sử dụng đá dăm (CP1) có độ sụt cao nhất, điều này phù hợp với độ hút nước khác...TCVN 9139:2012. Mẫu bê tông cốt sợi sử dụng cốt liệu BTTC (CP3) có mác chống thấm W10 thấp hơn 1 cấp so với mẫu bê tông cốt sợi sử dụng cốt liệu là đá dăm (W12) và mẫu bê tông cốt sợi sử dụng cốt liệu xỉ thép (CP2) đạt W14, cao hơn 1 cấp. Điều này cũng phù hợp với độ đặc chắc và cường độ...

pdf9 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sử dụng cốt sợi thủy tinh kháng kiềm và cốt liệu tái chế để sản xuất bê tông ứng dụng cho các công trình thủy lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huật theo TCVN 2682:2009 
như trong bảng 1. 
Bảng 1. Kết quả thí nghiệm một số chỉ tiêu cơ lý của xi măng 
STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Kết quả thí nghiệm 
1 Khối lượng riêng g/cm
3
 3,15 
2 Độ mịn (Lượng sót trên sàng 0,09) % 3,2 
3 Lượng nước tiêu chuẩn % 29,1 
4 
Thời gian bắt đầu đông kết phút 112 
Thời gian kết thúc đông kết phút 316 
5 Độ ổn định thể tích mm 2,1 
6 
Giới hạn bền nén tuổi 3 ngày N/mm
2
 36,5 
Giới hạn bền nén tuổi 28 ngày N/mm
2
 49,8 
2.2 Tro bay 
Phụ gia khoáng là tro bay được sử dụng trong việc thay thế một phần xi măng trong thành phần bê tông 
thiết kế. Kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý của tro bay trong bảng 2 đạt yêu cầu theo TCVN 1032:2014. 
Bảng 2. Tính chất cơ lý của tro bay Phả Lại 
STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Kết quả thí nghiệm 
1 Độ ẩm % 0,28 
2 Lượng nước yêu cầu % 27,8 
3 Khối lượng thể tích xốp kg/m
3
 944 
4 Tỷ trọng g/cm
3
 2,24 
5 Hàm lượng mất khi nung % 3,08 
6 Hàm lượng SiO2 % 50,98 
7 Hàm lượng Fe2O3 % 10,34 
8 Hàm lượng Al2O3 % 31,27 
9 Hàm lượng SO3 % 0,15 
2.3 Cốt liệu mịn (cát) 
Cát dùng trong thí nghiệm là cát lấy ở công 
trình xây dựng và được đưa về Phòng nghiên 
cứu vật liệu để thí nghiệm. Cát thí nghiệm là cát 
loại vừa, có thành phần hạt và các chỉ tiêu cơ lý 
phù hợp TCVN 7570-2006. Kết quả thí nghiệm 
tính chất cơ lý của cát được trình bày trong 
bảng 3. 
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 55 
Bảng 3. Tính chất cơ lý của cát 
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả thí nghiệm 
1 Khối lượng riêng g/cm
3
 2,67 
2 Khối lượng thể tích xốp g/cm
3
 1,61 
3 Độ hổng % 39,7 
4 Hàm lượng bụi, bùn, sét % 0,96 
5 Mô đun độ lớn - 3,06 
6 Tạp chất hữu cơ - Đạt 
7 Thành phần hạt - Đạt 
2.4 Cốt liệu thô (đá dăm) 
Đá dăm dùng trong thí nghiệm được lấy từ công trình thi công thực tế và được đưa về Phòng nghiên cứu 
vật liệu để thí nghiệm. Đá dăm cỡ hạt (5-20)mm có thành phần hạt và tính chất cơ lý đạt tiêu chuẩn TCVN 
7570-2006 được trình bày tại bảng 4. 
Bảng 4. Tính chất cơ lý của đá dăm 
STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Kết quả thí nghiệm 
1 Khối lượng riêng g/cm
3
 2,75 
2 Khối lượng thể tích xốp g/cm
3
 1,68 
3 Hàm lượng bụi, bùn, sét % 0,58 
4 Hàm lượng thoi dẹt % 18,2 
5 Hàm lượng hạt mềm yếu % 1,10 
6 Độ hút nước % 0,43 
7 Thành phần hạt - Đạt 
2.5 Cốt liệu tái chế 
Trong đề tài sử dụng các cốt liệu tái chế thay thế 
cho cốt liệu thô tự nhiên đá dăm, bao gồm: 
* Cốt liệu xỉ thép 
Xỉ thép được lấy ở khu công nghiệp luyện gang 
thép Hòa Phát - Kinh Môn - Hải Dương và đưa về 
Phòng nghiên cứu vật liệu để thí nghiệm và phân 
loại thành phần hạt sao cho đạt cỡ hạt (5-20)mm 
theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006. Các chỉ tiêu cơ lý 
của cốt liệu xỉ thép như trong bảng 5. 
Bảng 5. Tính chất cơ lý của xỉ thép 
STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Kết quả thí nghiệm 
1 Khối lượng riêng g/cm
3
 3,28 
2 Khối lượng thể tích xốp g/cm
3
 2,06 
3 Độ hút nước % 2,62 
* Cốt liệu bê tông tái chế 
 Đối với cốt liệu thô được lấy từ các mẫu nén 
bê tông đã thí nghiệm phá hoại, sau đó dùng búa 
đập và sàng để phân cấp phối như mong muốn 
(hình 1). Cốt liệu bê tông tái chế (BTTC) có 
thành phần hạt đạt yêu cầu của đá cỡ hạt (5-
20)mm. Kết quả của một số chỉ tiêu cơ lý như 
trong bảng 6. 
Bảng 6. Tính chất cơ lý của cốt liệu bê tông tái chế 
STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Kết quả thí nghiệm 
1 Khối lượng riêng g/cm
3
 2,65 
2 Khối lượng thể tích xốp g/cm
3
 1,26 
3 Hàm lượng bụi, bùn, sét % 0,84 
4 Hàm lượng thoi dẹt % 3,2 
5 Hàm lượng hạt mềm yếu % 1,05 
6 Độ hút nước % 4,25 
7 Thành phần hạt - Đạt 
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG 
56 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 
Hình 1. Xử lý cốt liệu bê tông tái chế 
2.6 Nước 
Nước sử dụng để trộn và bảo dưỡng bê tông là 
nước sinh hoạt lấy tại phòng thí nghiệm vật liệu, 
nước phù hợp tiêu chuẩn TCVN 4560: 2012. 
2.7 Phụ gia hóa học 
Vì sợi thủy tinh có đường kính rất nhỏ, cỡ 
khoảng 14 micromet, do đặc tính của cốt sợi là hút 
nước hấp phụ bề mặt lớn nên sẽ làm giảm tính 
công tác của hỗn hợp bê tông xuống rất thấp. Vì 
vậy bê tông cốt sợi cần phải sử dụng phụ gia siêu 
dẻo giảm nước bậc cao gốc Polycacboxylate (PC). 
Đề tài sử dụng phụ gia siêu dẻo giảm nước bậc cao 
Grace ADVA 181 với lượng dùng thông qua các thí 
nghiệm cụ thể để xác định tỷ lệ pha trộn hợp lý, 
đảm bảo tính công tác yêu cầu của hỗn hợp bê 
tông. 
2.8 Cốt sợi thủy tinh 
Cốt sợi thủy tinh kháng kiềm (AR - Glass Fiber) 
được sử dụng có chiều dài 50 mm, khối lượng riêng 
2.7 g/cm
3
, có cường độ kéo đạt 3500MPa và các 
chỉ tiêu cơ lý đạt tiêu chuẩn ACI 440.3R-12. 
3. Thiết kế cấp phối bê tông và kết quả thí nghiệm 
3.1 Thiết kế cấp phối bê tông cốt sợi 
Sử dụng phương pháp thiết kế thành phần bê 
tông cốt sợi theo tiêu chuẩn ACI 211-4R:1993. Trên 
cơ sở các loại vật liệu sử dụng để chế tạo bê tông đã 
nghiên cứu ở trên, đề tài đã kết hợp các loại vật liệu 
đó với cốt sợi thủy tinh kháng kiềm (AR - Glass 
Fiber) và phụ gia siêu dẻo thế hệ mới (GRACE 
ADVA 181) để thiết kế bê tông cốt sợi với yêu cầu 
của mẫu đối chứng (mẫu bê tông không có cốt sợi) 
có cường độ nén ở tuổi 28 ngày đạt M30 (MPa); hỗn 
hợp bê tông có độ linh động cao, đảm bảo hỗn hợp 
không phân tầng, không tách nước và có độ nhớt 
phù hợp giúp phân tán sợi tốt trong hỗn hợp bê tông, 
tạo sự đồng nhất và phát huy hiệu quả của cốt sợi 
trong bê tông. Trong thiết kế đã thay thế 10% chất 
kết dính là tro bay, sử dụng hàm lượng sợi 1,5% chất 
kết dính (Eng. Pshtiwan N. Shakor & Prof. S. S. 
Pimplikar, 2011), kết hợp với phụ gia siêu dẻo giảm 
nước bậc cao ADVA 181 hợp lý. 
Lấy (CP1) sử dụng cốt liệu thô tự nhiên là đá 
dăm làm cấp phối đối chứng, lần lượt thay đá dăm 
bằng xỉ thép (CP2) và bê tông tái chế (BTTC) (CP3). 
Thành phần vật liệu cho các cấp phối bê tông cốt sợi 
thiết kế như trong bảng 7. 
Bảng 7. Thành phần vật liệu cho 1m
3
 bê tông cốt sợi, cốt liệu tái chế 
Cấp 
phối 
Xi măng 
(kg) 
Tro bay 
(kg) 
Nước 
(lít) 
Cát 
(kg) 
Sợi thủy 
tinh (kg) 
Cốt liệu thô PGSD 
(lít) Đá dăm (kg) Xỉ thép (kg) BTTC (kg) 
CP1 341 38,5 186 800 5,7 1008 - - 5,2 
CP2 341 38,5 186 855 5,7 - 1265 - 5,2 
CP3 341 38,5 186 792 5,7 - - 1002 5,2 
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 57 
Sau khi thiết kế thành phần vật liệu cho 1m
3
 bê 
tông, tiến hành phối trộn vật liệu đúng tiêu chuẩn 
hiện hành và thí nghiệm xác định độ sụt của các hỗn 
hợp bê tông. Sau đó đúc mẫu thí nghiệm cường độ 
nén, cường độ kéo khi uốn và mác chống thấm của 
tất cả các cấp phối bê tông cốt sợi thiết kế. 
3.2 Kết quả thí nghiệm độ sụt của các HHBT cốt 
sợi sử dụng cốt liệu tái chế 
Tiến hành trộn vật liệu các cấp phối đã thiết kế 
như bảng 7, thí nghiệm xác định độ sụt của các hỗn 
hợp bê tông theo tiêu chuẩn, tiến hành giữ hỗn hợp 
bê tông sau 30 phút để kiểm tra lại độ sụt. Kết quả 
kiểm tra độ sụt của các hỗn hợp bê tông cốt sợi thể 
hiện như trong bảng 8. 
Bảng 8. Kết quả thí nghiệm độ sụt các hỗn hợp BTCS 
Cấp phối 
Độ sụt (cm) 
Có PGSD Có PGSD, sau 30 phút 
CP1 15,8 14,3 
CP2 12,7 11,4 
CP3 10,9 9,1 
Nhận xét: Từ kết quả thí nghiệm độ sụt ở bảng 
8, có thế thấy các hỗn hợp bê tông cốt sợi thiết kế 
có pha PGSD với hàm lượng hợp lý thì tất cả các 
cấp phối bê tông đều có độ sụt thỏa mãn yêu cầu 
thiết kế, đều đảm bảo về tính công tác cho bê tông 
thi công các công trình Thủy lợi và công trình biển 
theo TCVN 8218:2009 và TCVN 9139:2012. Tuy 
nhiên, hỗn hợp bê tông sử dụng cốt liệu BTTC 
(CP3) có độ sụt thấp nhất, tiếp đến là cấp phối sử 
dụng xỉ thép (CP2) và cuối cùng là cấp phối sử 
dụng đá dăm (CP1) có độ sụt cao nhất, điều này 
phù hợp với độ hút nước khác nhau của các loại cốt 
liệu thô đã sử dụng trong thiết kế. 
Bên cạnh đó, thì mức giảm độ sụt của các hỗn 
hợp bê tông theo thời gian (sau 30 phút) vẫn đảm 
bảo về tính công tác của các hỗn hợp bê tông cốt 
sợi thiết kế. Điều này là do trong thành phần của bê 
tông có sử dụng phụ gia hóa dẻo thế hệ mới gốc 
Polycacboxylate sẽ duy trì được độ lưu động của 
hỗn hợp bê tông trong quá trình thi công rất tốt. Vì 
vậy, trong thiết kế thành phần bê tông cốt sợi nói 
chung và BTCS sử dụng cốt liệu tái chế nói riêng, 
nhất thiết phải sử dụng PGSD giảm nước bậc cao. 
3.3 Kết quả thí nghiệm cường độ nén của BTCS 
sử dụng cốt liệu tái chế 
Để thí nghiệm cường độ nén, đúc các tổ mẫu thí 
nghiệm hình lập phương có kích thước 
(15x15x15)cm, mẫu đúc thí nghiệm được chế tạo và 
bảo dưỡng theo TCVN 3105:1993. Kết quả thí 
nghiệm cường độ nén ở 7 và 28 ngày tuổi như 
trong bảng 9 và biểu đồ hình 2. 
Bảng 9. Kết quả thí nghiệm cường độ nén các cấp phối BTCS, cốt liệu tái chế 
Cấp phối 
Cường độ nén, MPa 
7 ngày 28 ngày 
CP1 29,1 38,8 
CP2 37,8 49,2 
CP3 25,4 34,6 
Hình 2. Biểu đồ so sánh cường độ nén của các cấp phối BTCS, cốt liệu tái chế 
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG 
58 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 
Nhận xét: So với bê tông sử dụng cốt liệu đá 
dăm thì bê tông sử dụng cốt liệu xỉ thép (CP2) có 
cường độ nén cao hơn 29,9% ở tuổi 7 ngày và 
26,8% ở tuổi 28 ngày. Điều này có thể giải thích như 
sau: xỉ thép có tính chất cơ học tốt hơn đá tự nhiên, 
vì xỉ thép có thành phần cấu trúc tinh thể đặc biệt mà 
thành phần chủ yếu là các khoáng chất tương tự 
thành phần của xi măng; xỉ thép nặng hơn, ma sát tốt 
hơn, độ bền cao hơn đá dăm tự nhiên, do vậy bê 
tông sử dụng cốt liệu xỉ thép sẽ cho cường độ cao 
hơn. 
Còn bê tông sử dụng cốt liệu BTTC (CP3) có 
cường độ nén thấp hơn ở các ngày tuổi tương ứng 
là 12,71% (tuổi 7 ngày) và 10,82% (tuổi 28 ngày) so 
với bê tông sử dụng cốt liệu đá dăm. Điều này có 
thể do độ rỗng của cốt liệu BTTC (52,45%) cao hơn 
đá dăm (38,90%) và trong cốt liệu BTTC có nhiều 
hàm lượng hạt bụi mịn sẽ làm cho khả năng gắn kết 
giữa đá xi măng và BTTC kém hơn so với khi sử 
dụng đá dăm. Tuy nhiên, khi sử dụng BTTC làm cốt 
liệu thô để sản xuất BTCS vẫn đảm bảo được mác 
thiết kế yêu cầu, đạt trên 30MPa ở tuổi 28 ngày. 
3.4 Kết quả thí nghiệm cường độ kéo khi uốn 
của BTCS sử dụng cốt liệu tái chế 
Để thí nghiệm cường độ kéo khi uốn, mẫu thí 
nghiệm có kích thước hình lăng trụ (10x10x40)cm. 
Mẫu đúc thử nghiệm được chế tạo và bảo dưỡng theo 
TCVN 3105:1993. Bảo dưỡng mẫu trong điều kiện 
môi trường tiêu chuẩn và tiến hành kiểm tra cường độ 
kéo khi uốn của các tổ mẫu bê tông. Kết quả thí 
nghiệm cường độ kéo khi uốn ở 7 và 28 ngày tuổi như 
trong bảng 10 và biểu đồ hình 3. 
Bảng 10. Kết quả thí nghiệm cường độ kéo khi uốn các cấp phối BTCS, cốt liệu tái chế 
Cấp phối 
Cường độ kéo khi uốn, MPa 
7 ngày 28 ngày 
CP1 5,8 7,6 
CP2 7,9 10,2 
CP3 4,2 5,8 
Hình 3. Biểu đồ so sánh cường độ kéo khi uốn của các cấp phối BTCS, cốt liệu tái chế 
Nhận xét: Tương tự cường độ nén, việc thay 
thế cốt liệu BTTC (CP3) đã làm giảm cường độ kéo 
khi uốn của bê tông cốt sợi từ 23,68 ÷ 27,59% so 
với bê tông cốt sợi sử dụng đá dăm (CP1). Cường 
độ kéo khi uốn của bê tông cốt sợi sử dụng cốt liệu 
BTTC thấp là do cường độ bản thân hỗn hợp cốt 
liệu BTTC thấp và trong hạt cốt liệu có nhiều khuyết 
tật vết nứt và lỗ rỗng xốp. Còn bê tông cốt sợi sử 
dụng xỉ thép (CP2) thì có cường độ kéo khi uốn cao 
hơn bê tông cốt sợi đá dăm khoảng 34,21 ÷ 
36,20%, vì bản thân xỉ thép đã có cường độ và độ 
bền cao hơn đá dăm. 
Ngoài ra, với bê tông xi măng thông thường 
(không có cốt sợi) thì cường độ kéo chỉ bằng 1/15 
đến 1/10 (từ 6,67 ÷ 10)% cường độ chịu nén, nhưng 
khi trong thành phần của bê tông có cốt sợi thủy 
tinh đã làm tăng cường độ chịu kéo của bê tông lên 
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 59 
từ (16,54 ÷ 20,90)% Rn. 
3.5 Kết quả thí nghiệm mác chống thấm của 
BTCS sử dụng cốt liệu tái chế 
Các mẫu bê tông thí nghiệm mác chống thấm 
sử dụng lần lượt đối với 03 loại cốt liệu thô: đá dăm, 
xỉ quặng, BTTC được chuẩn bị và thí nghiệm theo 
TCVN 3116:2007. Mẫu được bảo dưỡng 28 ngày 
trong điều kiện tiêu chuẩn, sau đó tiến hành kiểm tra 
mác chống thấm. Kết quả thí nghiệm xác định mác 
chống thấm của bê tông cốt sợi sau 28 ngày thể 
hiện trong bảng 11. 
Bảng 11. Kết quả thí nghiệm mác chống thấm của các cấp phối BTCS, cốt liệu tái chế 
STT Cấp phối Mác chống thấm W, at 
1 CP1 12 
2 CP2 14 
3 CP3 10 
Nhận xét: Tất cả các mẫu bê tông đều đạt mác 
chống thấm yêu cầu của bê tông dùng cho các công 
trình Thủy lợi theo TCVN 8218:2009 và TCVN 
9139:2012. Mẫu bê tông cốt sợi sử dụng cốt liệu 
BTTC (CP3) có mác chống thấm W10 thấp hơn 1 cấp 
so với mẫu bê tông cốt sợi sử dụng cốt liệu là đá dăm 
(W12) và mẫu bê tông cốt sợi sử dụng cốt liệu xỉ thép 
(CP2) đạt W14, cao hơn 1 cấp. Điều này cũng phù 
hợp với độ đặc chắc và cường độ nén, cường độ kéo 
khi uốn của các cấp phối bê tông cốt sợi tương ứng. 
Trong thiết kế, để tăng mác chống thấm cho bê 
tông cốt sợi thiết kế, cần thiết phải điều chỉnh hàm 
lượng phụ gia siêu dẻo một cách hợp lý nhất, nhằm 
giảm lượng nước trộn bê tông, tăng độ đặc chắc 
của bê tông và làm tăng mác chống thấm cho bê 
tông. 
4. Kết luận 
- Từ các kết quả thí nghiệm về cường độ nén, 
cường độ kéo khi uốn, mác chống thấm của các 
cấp phối BTCS sử dụng cốt liệu thô là đá dăm, xỉ 
thép và bê tông tái chế cho thấy bê tông cốt sợi là 
một loại bê tông sử dụng hiệu quả cho các hạng 
mục công trình thủy lợi và công trình biển có yêu 
cầu cao về mác chống thấm, BTCS đặc biệt có khả 
năng kháng nứt, giảm co ngót tốt hơn vì có cường 
độ chịu kéo khi uốn tốt hơn nhiều so với bê tông 
thông thường; 
- Sợi thủy tinh có nguồn gốc là một loại khoáng 
làm tăng khả năng chịu kéo uốn của bê tông, làm 
giảm hiện tượng nứt mặt của bê tông và không bị ăn 
mòn trong môi trường nước biển, bền trong môi 
trường kiềm. Với tính năng chịu kéo cao gấp 2 đến 3 
lần cốt thép và không bị ăn mòn, vì vậy khi ứng dụng 
cho các công trình thủy lợi làm việc trong môi trường 
nước có các tác nhân xâm thực mạnh như môi 
trường nước biển, môi trường nước thải của các 
khu công nghiệp có thể sử dụng kết hợp sợi thủy 
tinh để thay thế cốt thép thường; 
- Những loại sợi thủy tinh E - Glass sử dụng 
trong bê tông đều bị phân hủy trong môi trường 
kiềm của xi măng Poóclăng. Chính vì vậy, sợi thủy 
tinh bền kiềm (sợi thủy tinh kháng kiềm: AR - Glass 
Fiber) thay thế sợi thủy tinh E - Glass trong chế tạo 
bê tông cốt sợi là phù hợp; 
- Cốt sợi có nhiều loại khác nhau, với mỗi hạng 
mục công trình xây dựng cần được nghiên cứu và 
thí nghiệm thực tế cho các loại cốt sợi khác nhau để 
đưa loại bê tông này vào xây dựng hiệu quả hơn. 
Khi sử dụng cốt sợi thủy tinh, bê tông sẽ có ưu điểm 
hơn so với các loại bê tông cốt sợi khác như Poly-
Propylene Fiber, Steel Fiber đó là: Cường độ uốn, 
kéo và va đập cao hơn; sợi thủy tinh nhẹ hơn làm 
giảm sức nặng của công trình; làm tăng khả năng 
chống lại sự phá hủy của môi trường có các tác 
nhân hóa học, đặc biệt là không xảy ra hiện tượng 
ăn mòn cốt thép của ion Cl; bê tông cốt sợi thủy tinh 
không bị gỉ, không bị ăn mòn, bền trong môi trường 
nước và thân thiện với môi trường. Đây là loại bê 
tông cốt sợi rất phù hợp với đặc điểm, tính chất làm 
việc của các công trình thủy lợi, cần được nghiên 
cứu kỹ để áp dụng vào thực tiễn; 
- Bê tông cốt sợi khi sử dụng cốt liệu xỉ thép sẽ 
cho cường độ nén, cường độ kéo khi uốn cao hơn 
so với bê tông cốt sợi sử dụng cốt liệu đá dăm tự 
nhiên, bê tông cốt sợi chế tạo được có khả năng 
chống mài mòn, chống xâm thực, rất hiệu quả với 
các công trình thủy lợi vì trong xỉ thép có các thành 
phần khoáng vật có độ đặc chắc và cường độ rất 
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG 
60 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 
cao. Ngoài ra, bê tông cốt sợi sử dụng cốt liệu bê 
tông tái chế đạt cường độ tuy thấp hơn một chút so 
với bê tông cốt sợi sử dụng đá dăm, nhưng vẫn 
đảm bảo được các yêu cầu thiết kế kỹ thuật cho các 
hạng mục công trình thủy lợi và công trình biển; 
- Sử dụng cốt liệu tái chế làm cốt liệu trong sản 
xuất bê tông mang lại rất hiệu quả về mặt kinh tế và 
môi trường, nhằm đa dạng hóa các loại VLXD mới 
trong xây dựng, góp phần cải thiện môi trường xây 
dựng. Tận dụng nguồn phụ phẩm và tái sử dụng 
các loại cốt liệu sẽ giảm thiểu hiện tượng ô nhiễm 
nguồn nước và môi trường. Hàng năm lượng phế 
thải xây dựng và xỉ quặng thải ra hàng triệu tấn, cần 
phải nghiên cứu sử dụng nguồn nguyên liệu này 
làm cốt liệu để sản xuất bê tông là tiết kiệm nguồn 
tài nguyên thiên nhiên, biến vật liệu thải thành 
nguồn nguyên liệu có giá trị, tiết kiệm chi phí xử lý 
chất thải và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cần 
thiết phải chủ động và sử dụng hiệu quả về công 
nghệ sản xuất cốt liệu tái chế cho bê tông. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. ACI 440.3R-12, Guide Test Methods for Fiber-Reinforced 
Polymer (FRP) Composites for Reinforcing or 
Strengthening Concrete and Masonry Structures. 
2. ACI Committee 211, Guide for Selecting Proportions for 
High- Strength Concrete. 
3. ASTM C494-86: Standard Specification for Chemical 
Admixtures for Concrete. 
4. Báo cáo môi trường Quốc gia (2011), Chất thải rắn, Bộ 
Tài nguyên và Môi trường. 
5. Công ty TNHH Vật Liệu Xanh (2012), Dự án đầu tư nhà 
máy sản xuất vật liệu xây dựng từ xỉ lò điện hồ quang tại 
Khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành - tỉnh Bà 
Rịa - Vũng Tàu. 
6. Eng.Pshtivan, N.Shakor, S.S. Pimplikar (2011), Glass 
Fiber Reinforced Concrete Use in Construction, 
International Journal of Technology and Engineering 
System: Jan - Mach 2011, Vol.2, No.2. 
7. European Commission Report (1999), Construction and 
demolition waste management practices and their 
economic impacts. 
8. Ir. Richard (2000), Glass Fiber Reinforced Concrete as a 
material, its properties, manufacture and applications. 
Summers Quality Control Consultants Ltd, Hong Kong. 
9. JBIC (2003), Environment improvement and Polution 
Prevention by Effective Recycling of Industrial and 
Domestic Waste in Vietnam, Draft Final Report. 
10. Lê Ngọc Lan (2018), Thực trạng phế thải xây dựng và 
định hướng tái sử dụng phế thải xây dựng ở Việt Nam, 
Tạp chí xây dựng, Khoa Quản lý Xây dựng, Học viện 
AMC. 
11. Lê Việt Hùng (2007), Nghiên cứu sử dụng phế thải phá 
dỡ công trình làm bê tông và vữa xây dựng, Báo cáo 
tổng kết đề tài - Mã số MT 17-07, Viện Vật liệu Xây dựng, 
Bộ Xây dựng. 
12. Mirjana Malešev, Vlastimir Radonjanin and Snežana 
Marinković (2010), Recycled Concrete as Aggregate for 
Structural Concrete Production, Sustainability, 1204-
1225. 
13. Phạm Duy Hữu (2011), Công nghệ bê tông và bê tông 
đặc biệt, Nhà xuất bản Xây dựng. 
14. Tăng Văn Lâm; Ngô Xuân Hùng (2016), Nghiên cứu sử 
dụng phế thải luyện kim làm cốt liệu chế tạo bê tông, Báo 
cáo tổng kết đề tài, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 
15. Trần Văn Miền, Công ty TNHH Lê Phan (2011), Sử dụng 
xỉ thép làm cốt liệu thay thế đá dăm làm bê tông asphalt 
ứng dụng làm lớp áo đường trong công trình giao 
thông, Đề tài khoa học công nghệ cấp TP. Hồ Chí Minh. 
16. Trịnh Hồng Tùng (2010), Sử dụng phế thải phế liệu để 
sản xuất Vật liệu Xây dựng, Bài giảng dành cho Cao học 
ngành Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, Hà 
Nội. 
17. Vũ Lê (2017), Thí điểm tái chế phế thải xây dựng: Lợi ích 
kép trong quản lý đô thị, Báo kinh tế đô thị. 
Ngày nhận bài: 15/10/2021. 
Ngày nhận bài sửa:27/10/2021. 
Ngày chấp nhận đăng:27/10/2021. 
VẬT LIỆU XÂY DỰNG - MÔI TRƯỜNG 
2 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
1
Họ và tên: Nguyễn Quang Phú 
Học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ 
Nơi công tác: Bộ môn Vật liệu Xây dựng, khoa Công trình - Đại học Thủy lợi 
Địa chỉ: 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội 
Điện thoại: 0366.721.968 
Email: phuvlxd99@gmail.com 
Tôi xin khẳng định kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố. 
----------------------------------------------------------------------------------- ----------------------- 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_cot_soi_thuy_tinh_khang_kiem_va_cot_lieu_tai_che_de.pdf
Ebook liên quan