Sự hình thành tư tưởng về mô hình nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Tóm tắt Sự hình thành tư tưởng về mô hình nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: ...Tháng 10 năm 1944, Hồ Chí Minh từ nước ngoài trở về, cùng với việc ra những chỉ thị quan trọng như hoãn cuộc khởi nghĩa chưa chín muồi ở Vũ Nhai do Liên Tỉnh ủy Cao Bắc Lạng chủ trương; thành lập đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, Người đã kêu gọi đồng bào cả nước cùng nhau chu... lâm thời”, mang những nội dung dân tộc hết sức sâu sắc và hàm chứa những nội dung dân chủ rộng rãi. Nghị quyết khẳng định: “Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập (...) Ban bố những quyền của dân cho dân. - Nhân quyền, - Tài ...thấy, đến Quốc dân Đại hội Tân Trào, mô hình nhà nước dân chủ nhân dân đã được định hình từ cơ sở đến cấp Trung ương. Cùng với Quốc dân Đại hội - một cơ chế mang tính chất “tiền Quốc hội”, Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam đặt cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn cho một thể chế Tạp chí Kho...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sự hình thành tư tưởng về mô hình nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cứu, 
hình thành những ý niệm rồi tiến tới xác lập 
định hướng về mô hình nhà nước cộng hòa 
dân chủ ở Việt Nam.(*) 
Từ những ý niệm đầu tiên về mô hình 
nhà nước pháp quyền được thể hiện trong 
“Bản yêu sách của Dân An Nam” (1919), 
“Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), 
(*) Phó giáo sư, tiến sĩ. Học viện Chính trị quốc gia 
Hồ Chí Minh. ĐT: 0982624871. 
Email: trantrongthovlsd@yahoo.com.vn. 
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12(97) - 2015 
 4 
“Nhời hô hoán cùng Vạn Quốc hội” (1926) 
(bản này ký tên cùng Phan Bội Châu, Phan 
Chu Trinh), đến tác phẩm “Đường cách 
mệnh” (1927), Hồ Chí Minh đã bước đầu 
định hướng về mô hình nhà nước của nhân 
dân Việt Nam sau ngày giành độc lập, mà 
bản chất là quyền lực nhà nước phải thuộc 
về nhân dân. Người viết: “chúng ta hy sinh 
làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, 
nghĩa là làm sao cho cách mệnh rồi thì 
quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để 
trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy 
sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được 
hạnh phúc” [2, tr.27]. 
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và 
Chương trình tóm tắt được thông qua tại 
Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng đầu năm 
1930, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, 
Đảng Cộng sản Việt Nam (trong lịch sử xây 
dựng và trưởng thành, Đảng nhiều lần đổi 
tên, để tiện trình bày, chúng tôi dùng tên 
gọi hiện nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) 
đã chủ trương làm tư sản dân quyền cách 
mạng và thổ địa cách mạng, đánh đổ đế 
quốc Pháp và phong kiến, “Làm cho nước 
Nam được hoàn toàn độc lập”, dựng ra 
Chính phủ công nông binh [2, tr.2]. Cơ sở 
xã hội của Chính phủ công nông binh 
không chỉ là thợ thuyền, dân cày, binh lính 
mà còn bao gồm các tầng lớp tiểu tư sản, trí 
thức, trung nông, phú nông, tư sản. Nội 
dung các chính sách cách mạng đề cập đến 
những vấn đề dân chủ căn bản. Mô hình 
nhà nước “của dân chúng số nhiều” được 
bổ sung thêm nội hàm dân tộc, được xây 
dựng cơ sở “nước Nam được hoàn toàn độc 
lập” [2, tr.2] (tác giả nhấn mạnh). 
Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, trước 
sự tồn vong của vận mệnh dân tộc, Đảng 
quyết định “thay đổi chiến lược cách mạng” 
[2, tr.118], đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc 
lên hàng cấp bách, trước tiên của cách 
mạng Đông Dương. Cùng với những chuyển 
biến trong nhận thức ngày càng sâu sắc về 
vấn đề dân tộc, vấn đề đại đoàn kết dân tộc, 
sự chuyển hướng mục tiêu trước mắt, thay 
đổi phương pháp vận động cách mạng 
nhằm khơi dậy và nhân lên sức mạnh của cả 
dân tộc, thành lập mặt trận dân tộc thống 
nhất rộng rãi, Đảng quyết định chuyển mô 
hình chính quyền công nông binh, chính 
quyền của dân chúng số nhiều sang mô 
hình chính quyền của toàn dân tộc, rút khẩu 
hiệu “Chính phủ công nông binh” là “hình 
thức Chính phủ riêng của dân chúng lao 
động” đưa ra khẩu hiệu thành lập Chính 
phủ cộng hòa dân chủ, là “hình thức chính 
phủ chung cho tất cả các tầng lớp dân 
chúng trong xứ và trong phong trào giải 
phóng dân tộc” [2, tr.539]. Nghị quyết Hội 
nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung 
ương Đảng (năm 1941) nêu rõ: “Sau lúc 
đánh đuổi được Pháp - Nhật sẽ thành lập 
một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh 
thần tân dân chủ. Chính quyền cách mạng 
của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc 
quyền riêng của của một giai cấp nào mà là 
của chung cả toàn thể dân tộc, chỉ trừ có bọn 
tay sai đế quốc Pháp - Nhật và những bọn 
phản quốc (...), còn ai là người dân sống trên 
dải đất Việt Nam thảy đều được một phần 
tham gia giữ chính quyền, phải có phần 
nhiệm vụ giữ lấy và bảo vệ chính quyền ấy” 
[2, tr.114]. Chương trình Việt Minh do Hội 
nghị ban hành, ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi 
được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một 
chính phủ nhân dân của Việt Nam dân chủ 
cộng cộng hòa lấy lá cờ đỏ ngôi sao năm 
Trần Trọng Thơ 
 5 
cánh làm cờ toàn quốc. Chính phủ ấy do 
quốc dân đại hội cử ra” [2, tr.1150]. 
Bản chất và cách thức thành lập nhà 
nước mới được thể hiện trong Nghị quyết 
của Đảng, trong Chương trình của Mặt trận 
Việt Minh chứa đựng tinh thần dân chủ và 
nhân dân sâu sắc. Đến đây, những định 
hướng về mô hình nhà nước ở Việt Nam đã 
rõ nét. 
3. Định hình mô hình nhà nước dân 
chủ nhân dân ở Việt Nam 
Trên cơ sở định hướng đó, với tinh thần 
tích cực, nhạy bén, chủ động trước sự 
chuyển biến của tình hình trong nước và thế 
giới, Đảng đã từng bước định hình mô hình 
nhà nước dân chủ nhân dân với những cấp 
độ từ thấp lên cao. 
Tháng 10 năm 1944, Hồ Chí Minh từ 
nước ngoài trở về, cùng với việc ra những 
chỉ thị quan trọng như hoãn cuộc khởi 
nghĩa chưa chín muồi ở Vũ Nhai do Liên 
Tỉnh ủy Cao Bắc Lạng chủ trương; thành 
lập đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng 
quân, Người đã kêu gọi đồng bào cả 
nước cùng nhau chuẩn bị cuộc Toàn quốc 
đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái 
cách mạng và các đoàn thể ái quốc trong 
nước vào năm 1944, để cử ra một “cơ cấu 
đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và nhất 
trí của toàn thể quốc dân”, có “đủ lực lượng 
và oai tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu 
quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với 
các hữu bang” [3, tr.505]. Do những điều 
kiện chủ quan và khách quan nhất định, chủ 
trương triệu tập Quốc dân Đại hội trong 
năm 1944 không thực hiện được. 
Tháng 3 năm 1945, sau khi Nhật đảo 
chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương 
Đảng kịp thời phát động một cao trào 
kháng Nhật cứu quốc rộng rãi, làm tiền đề 
cho Tổng khởi nghĩa. Bên cạnh việc tổ 
chức và lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh chiến 
tranh du kích, khởi nghĩa từng phần, mở 
rộng căn cứ địa, phát triển các chiến khu, 
Trung ương Đảng đặt nhiệm vụ “thành lập 
Uỷ ban Nhân dân cách mạng Việt Nam 
theo hình thức Chính phủ lâm thời Cách 
mạng Việt Nam” vào hàng những công 
việc cần kíp [2, tr.371]. 
Ngày 16 tháng 4 năm 1945, Tổng bộ 
Việt Minh ra Chỉ thị về việc gấp rút tổ chức 
Ủy ban Dân tộc giải phóng (trong Văn kiện 
Đảng thời gian này, tên gọi “Ủy ban Dân 
tộc giải phóng” và “Ủy ban Giải phóng dân 
tộc” cùng đồng thời được sử dụng. Để 
thống nhât, trong bài viết này, chúng tôi 
dùng tên gọi: “Ủy ban Dân tộc giải phóng”) 
“là hình thức tiền chính phủ, trong đó, nhân 
dân học tập để tiến lên giữ chính quyền 
cách mạng” [2, tr.535]. Cùng thời gian này, 
Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp 
tại Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã đề nghị triệu 
tập một cuộc đại biểu đại hội gồm các giới, 
các đảng phái, các thân sĩ toàn quốc để 
“thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt 
Nam và tiến tới thành lập Chính phủ lâm 
thời Việt Nam” [2, tr.396]. 
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận 
Việt Minh, ở nhiều địa phương trên cả 
nước, nhất là tại Việt Bắc, các Ủy ban nhân 
dân cách mạng lần lượt được thành lập 
trong những xã, tổng, huyện, châu diễn ra 
khởi nghĩa từng phần, thực thi Mười chính 
sách của Mặt trận Việt Minh. Tháng 6 năm 
1945, Uỷ ban Lâm thời khu Giải phóng 
Việt Bắc thành lập. Trong quá trình đó, 
hình thức chính quyền dân chủ trực tiếp tiến 
dần lên dân chủ đại diện. Đại hội nhân dân 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12(97) - 2015 
 6 
phát triển thành Đại hội đại biểu nhân dân 
và cử ra Ủy ban nhân dân làm nhiệm vụ 
quản lý và chịu trách nhiệm trước Đại hội 
đại biểu. Đồng thời, Đảng xúc tiến khẩn 
trương triệu tập một Đại hội quốc dân để 
bầu ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng cho cả 
nước, tức Chính phủ lâm thời. 
Trong điều kiện Tổng khởi nghĩa đang 
chín muồi, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về 
Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) để 
lãnh đạo nhân dân cả nước chuẩn bị chớp 
thời cơ vùng lên giành độc lập dân tộc. Tại 
đây, Người đã gấp rút tiến hành những công 
việc thiết yếu để tổ chức Đại hội Đại biểu 
quốc dân, lập Ủy ban Dân tộc giải phóng. 
Bằng sự chỉ đạo sát sao, tích cực của Hồ 
Chí Minh, của Đảng, sự nỗ lực phấn đấu, 
tinh thần cách mạng của các đại biểu, ngày 
16 tháng 8 năm 1945, Quốc dân Đại hội 
khai mạc tại Tân Trào. 
Là một cơ cấu liên hiệp chính trị của 
toàn dân được tổ chức lần đầu tiên trong 
lịch sử dân tộc, với hơn 60 đại biểu đại diện 
cho hai mươi lăm triệu nhân dân Việt Nam, 
thuộc mọi thành phần dân tộc, tôn giáo, giai 
cấp, đảng phái và cả kiều bào ở nước ngoài 
tham dự, Quốc dân Đại hội mang tầm vóc 
một cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, 
là một cơ chế “tiền Quốc hội”. Những quyết 
định do Đại hội thông qua vừa mang tính 
sống còn của dân tộc, đồng thời mang giá 
trị pháp lý vững chắc và sâu sắc. 
Đại hội nhất trí chủ trương phát động 
Tổng khởi nghĩa của Đảng, giao toàn quyền 
lãnh đạo khởi nghĩa cho Ủy ban Khởi nghĩa 
toàn quốc do Trung ương Đảng thành lập 
ngày 13 tháng 8 năm 1945. Đây là những 
quyết định mang tính pháp lý, khẳng định 
tính chính danh về vai trò lãnh đạo khởi 
nghĩa của Đảng, tính chính đáng của Nhà 
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày 
thành lập. 
Đại hội ra Nghị quyết thông qua Mười 
chính sách của Mặt trận Việt minh có ý 
nghĩa như một “Hiến pháp lâm thời”, 
mang những nội dung dân tộc hết sức sâu 
sắc và hàm chứa những nội dung dân chủ 
rộng rãi. Nghị quyết khẳng định: “Giành 
lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt 
Nam Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng hoàn 
toàn độc lập (...) Ban bố những quyền của 
dân cho dân. - Nhân quyền, - Tài quyền 
(quyền sở hữu), - Dân quyền: quyền phổ 
thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự 
do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, 
hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam 
nữ bình quyền” [2, tr.559 - 560]. Có thể 
thấy những đặc trưng cơ bản: độc lập, chủ 
quyền, thống nhất của một quốc gia độc 
lập hoàn toàn theo đúng những nguyên tắc 
dân tộc bình đẳng, dân tộc tự quyết đã 
được xác lập. Mười chính sách của Mặt 
trận Việt Minh do Đại hội thông qua là cơ 
sở để Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và 
công bố Tuyên ngôn độc lập ngày mùng 2 
tháng 9 năm 1945 và là cơ sở để xây dựng 
Hiến pháp năm 1946 (sắc lệnh số 14 - SL 
của Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ 
Chí Minh ký ban hành ngày 8 tháng 9 năm 
1945 về cuộc Tổng tuyển cử nêu rõ: 
“Chiểu theo Nghị quyết của Quốc dân đại 
biểu Đại hội họp ngày 16, 17 tháng năm 8 
năm 1945, tại Khu giải phóng, ấn định 
rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân 
chủ cộng hòa và Chính phủ nhân dân toàn 
quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu theo 
lối phổ thông đầu phiếu cử lên”). 
Đại hội đã cử ra Ủy ban Dân tộc giải 
Trần Trọng Thơ 
 7 
phóng Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời 
gồm 15 thành viên, do lãnh tụ Hồ Chí Minh 
làm Chủ tịch, Trần Huy Liệu - Phó chủ tịch 
và các ủy viên. Uỷ ban Dân tộc giải phóng 
được trao sứ mệnh “Để lãnh đạo cuộc cách 
mạng dân tộc giải phóng (...) thắng lợi”, 
“thay mặt quốc dân mà giao thiệp với các 
nước ngoài và chủ trì mọi công việc trong 
nước” [2, tr.560 - 561]. 
Đáp lại sự tín nhiệm của toàn thể quốc 
dân đại biểu, sáng ngày 17 tháng 8 năm 
1945, Uỷ ban Dân tộc giải phóng ra mắt 
quốc dân tại đình Tân Trào. Hướng lên lá 
cờ đỏ sao vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay 
mặt Uỷ ban Dân tộc giải phóng đọc lời 
tuyên thệ: “nguyện kiên quyết lãnh đạo 
nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống 
quân thù, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Dù 
phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, quyết 
không lùi bước” [4]. 
Sau khi thành lập, Uỷ ban Dân tộc giải 
phóng Việt Nam ra lời hiệu triệu tới toàn 
thể nhân dân và các đoàn thể cứu quốc. 
Hiệu triệu thông báo: Uỷ ban Dân tộc giải 
phóng Việt Nam đã ra đời, đáp ứng mong 
đợi của toàn thể đồng bào về “một chính 
phủ quốc dân có đủ uy tín và thực lực”. Uỷ 
ban gồm những người xứng đáng nhất trong 
các đoàn thể cứu quốc, là cơ quan lãnh đạo 
tối cao của quốc gia để hành động cho kịp 
thời với sự chuyển biến rất mau lẹ của tình 
hình, “sẽ thay mặt quốc dân Việt Nam và 
dựa trên thực lực của quốc dân để tranh lấy 
sự đồng tình của các nước Đồng minh dân 
chủ” [2, tr.562 - 563]. 
Trong thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa, Hồ 
Chí Minh chỉ rõ: sự ra đời Uỷ ban Dân tộc 
giải phóng Việt Nam đóng vai trò như Chính 
phủ lâm thời “là một tiến bộ rất lớn trong 
lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc ta từ 
ngót một thế kỷ nay” [2, tr.553 - 554]. 
Là cơ cấu đại diện cho toàn thể quốc 
dân, ra đời ngay tại thời điểm dân tộc ta 
vùng lên đánh đổ chính quyền phát xít, tay 
sai, Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam 
có sức thu hút lớn, củng cố và nhân lên lòng 
tin của quần chúng vào Mặt trận Việt Minh, 
là cơ sở để hội tụ khối đại đoàn kết của toàn 
dân tộc trong giờ phút đấu tranh quyết liệt 
với kẻ thù; góp phần đẩy Chính phủ do phát 
xít Nhật lập ra vào thế cô lập và tan rã. 
Là cơ cấu đại diện cho toàn dân tộc, Ủy 
ban Dân tộc giải phóng Việt Nam ra đời đã 
tạo thêm vị thế cho Mặt trận Việt Minh, cho 
nhân dân Việt Nam trong quan hệ với Đồng 
minh, đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp 
quân đội Nhật với tư cách người làm chủ 
đồng thời, làm thất bại những âm mưu và 
cuồng vọng của các thế lực nước ngoài nhăm 
nhe chiếm Việt Nam, áp đặt sự nô dịch mới 
lên nhân dân ta. Ủy ban Dân tộc giải phóng 
Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng 
trong thắng lợi của Tổng khởi nghĩa giành 
chính quyền về tay nhân dân, tạo cơ sở trực 
tiếp cho sự ra đời của Chính phủ lâm thời 
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 
Với việc ra đời của Ủy ban Dân tộc giải 
phóng, đông đảo quần chúng nhân dân cùng 
ý thức được vai trò lịch sử của mình, càng 
quyết tâm bảo vệ Chính phủ do chính mình 
tạo dựng bằng bất cứ giá nào. 
Có thể thấy, đến Quốc dân Đại hội Tân 
Trào, mô hình nhà nước dân chủ nhân dân 
đã được định hình từ cơ sở đến cấp Trung 
ương. Cùng với Quốc dân Đại hội - một cơ 
chế mang tính chất “tiền Quốc hội”, Ủy ban 
Dân tộc giải phóng Việt Nam đặt cơ sở 
pháp lý, cơ sở thực tiễn cho một thể chế 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12(97) - 2015 
 8 
chính trị của chế độ cộng hòa, dân chủ sắp 
ra đời. 
4. Nhà nước dân chủ nhân dân Việt 
Nam ra đời 
Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ 
Chí Minh triệu tập và chủ toạ phiên họp của 
Ban Thường vụ Trung ương Đảng để bàn 
những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước 
cách mạng. Hồ Chí Minh nhất trí với chủ 
trương của Ban Thường vụ Trung ương 
Đảng mở rộng thành phần Uỷ ban Dân tộc 
giải phóng và sớm công bố danh sách của 
Uỷ ban cho toàn dân biết. 
Ngày 27 tháng 8 năm 1945, tại cuộc họp 
tổ chức ở Hà Nội, theo đề nghị của Chủ tịch 
Hồ Chí Minh, Uỷ ban Dân tộc giải phóng 
Việt Nam do Quốc dân Đại hội (Tân Trào) 
bầu ra tự cải tổ thành Chính phủ cách mạng 
lâm thời, nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng 
lớp nhân dân, các đảng yêu nước và những 
nhân sĩ tiến bộ. Một số uỷ viên Việt Minh 
tự nguyện rút khỏi Chính phủ để nhường 
chỗ cho các thành phần khác, có cả những 
người đã từng tham gia trong chính quyền 
cũ. Hành động đó được Chủ tịch Hồ Chí 
Minh đánh giá: “Đó là một cử chỉ vô tư, tốt 
đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích 
của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên 
lợi ích cá nhân” [2, tr.160]. 
Ngày 28 tháng 8 năm 1945, danh sách 
Chính phủ gồm 15 thành viên được công bố 
trên các báo ở Hà Nội. Ngày mùng 2 tháng 
9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay 
mặt Chính phủ lâm thời công bố Tuyên 
ngôn độc lập chính thức tuyên bố nền độc 
lập của Việt Nam; xác lập Nhà nước Việt 
Nam mới được thành lập theo chế độ dân 
chủ cộng hoà. Cùng với Nghị quyết của 
Quốc dân Đại hội Tân Trào trước đó, Tuyên 
ngôn độc lập tạo nên bộ văn bản pháp lý 
mang tính chất một bộ luật gốc của nhà 
nước dân chủ nhân dân, là cương lĩnh về 
quyền tự do dân chủ của nhân dân, đặt cở 
sở pháp lý để củng cố chính quyền cách 
mạng, xây dựng các thiết chế nhà nước và 
hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam 
dân chủ cộng hoà. Trên tinh thần của Tuyên 
ngôn độc lập, trong khi từng bước hoàn 
thiện các thiết chế nhà nước, Chính phủ lâm 
thời giữ trọng trách chỉ đạo quốc gia thống 
nhất và quản lý đất nước, thực hiện các 
quyền năng pháp lý, là nhân tố cực kỳ quan 
trọng để Đảng và nhân dân ta vượt qua 
muôn vàn thử thách, giành những thắng lợi 
lớn lao trong bối cảnh thế nước chông 
chênh bởi di họa của chế độ thuộc địa, bởi 
nạn thù trong, giặc ngoài. 
Hiện thực lịch sử cho thấy, sự ra đời của 
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là 
thành quả trực tiếp của Cách mạng tháng 
Tám năm 1945; đồng thời là hệ quả của quá 
trình phát triển tư duy lý luận về nhà nước 
của Hồ Chí Minh và của Đảng (từ những ý 
niệm đầu tiên, đến những định hướng, định 
hình về mô hình nhà nước dân chủ nhân 
dân); là kết quả của sự kết hợp giữa chủ 
trương, đường lối của Đảng với sự lớn 
mạnh của phong trào cách mạng, với khát 
vọng độc lập, tự do, dân chủ cháy bỏng của 
nhân dân. 
Sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân 
chủ cộng hòa đã góp phần phát triển lý luận 
về nhà nước kiểu mới phù hợp với đặc điểm 
Phương Đông do giai cấp vô sản lãnh đạo. 
5. Kết luận 
Là kết quả của Cách mạng tháng Tám 
năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ 
cộng hòa trở thành nhân tố trung tâm tập 
Trần Trọng Thơ 
 9 
hợp và quy tụ các nguồn lực sức mạnh của 
toàn dân tộc, là “lợi khí” để nhân dân Việt 
Nam giành những thắng lợi vẻ vang trên 
những chặng đường lịch sử đấu tranh giải 
phóng dân tộc, thống nhất, phát triển đất 
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 
Trong công cuộc xây dựng đất nước theo 
đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước 
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp 
tục được Đảng và nhân dân xây dựng theo 
hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ 
nghĩa. Công cuộc xây dựng và phát triển 
đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện 
đại hóa đất nước đã có những thành tựu to 
lớn nhưng cũng còn không ít những hạn chế 
và bất cập, điều này đã và đang đặt ra 
những yêu cầu mới đối với nhiệm vụ xây 
dựng Nhà nước. Đại hội Đại biểu toàn quốc 
lần thứ XI của Đảng chủ trương đẩy mạnh 
xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà nội 
dung chủ yếu là hướng về phục vụ nhân 
dân, phụng sự dân tộc. Cương lĩnh xây 
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) 
do Đại hội thông qua, xác định: “Nhà nước 
ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. 
Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân 
dân ta mà nền tảng là liên minh giữa giai 
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội 
ngũ trí thức, do Đảng cộng sản Việt Nam 
lãnh đạo (...) Nhà nước phục vụ nhân dân, 
gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện 
đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn 
trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu 
sự giám sát của nhân dân (...) nghiêm trị 
mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ 
quốc và của nhân dân” [5, tr.85 - 86]. 
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam công bố năm 2013 ghi rõ: 
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ 
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân 
dân,... Nhà nước bảo đảm và phát huy 
quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, 
tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con 
người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu 
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, 
văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, 
tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển 
toàn diện” [6]. 
Những nội dung ghi trong Cương lĩnh 
chính trị của Đảng, trong Hiến pháp năm 
2013 phù hợp với Việt Nam và xu thế của 
thế giới, là nền tảng để xây dựng Nhà nước 
trong bối cảnh mới. Đây cũng chính là sự 
tiếp nối và hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí 
Minh về Nhà nước pháp quyền, sự kế thừa, 
phát triển những giá trị và mô hình nhà 
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời 
trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. 
Tài liệu tham khảo 
[1] V.I. Lênin (1959), Tuyển tập, quyển 2, 
Nxb Sự thật, Hà Nội. 
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện 
Đảng toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, 
Hà Nội. 
[3] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t.3, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[4] Nguyễn Lương Bằng (1975), Những lần 
gặp Bác trong Bác Hồ (Hồi ký), Nxb Văn 
học, Hà Nội. 
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[6] www.chinhphu.vn. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12(97) - 2015 
 10 

File đính kèm:

  • pdfsu_hinh_thanh_tu_tuong_ve_mo_hinh_nha_nuoc_viet_nam_dan_chu.pdf