Tài liệu 7 bài luyện thanh cơ bản để có giọng hát hay

Tóm tắt Tài liệu 7 bài luyện thanh cơ bản để có giọng hát hay: ...lúc ngực trên trương lên. Các hoạt động này kế tiếp nhau rất nhanh theo thứ tự : Hoành cách mô (bụng trên) + xương sườn cụt + ngực Luyện thanh -www.hailinhquehuong.net WindLoad Page 16 dưới + ngực trên. Nói cho gọn lại, gồm hai động tác : phình bụng (do hoành cách mô hạ xuống và sườn giươn...ơi trước mỗi câu hát (lúc khởi tấu cũng như trong bài hát) hoặc chỗ bài hát ghi dấu lặng (xem Td 1 và 2 ở trên) : có chỗ xem ra không cần lấy hơi, nhưng tác giả cố ý ghi dấu lặng để ca viên lấy ơi cho đồng đều, nhịp nhàng (xem đoạn “Bút tôi reo như ... Td 5 dưới đây). 2. Câu hát dài cần ngắt... tóm kết trong bảng sau đây : Ghi chú : Các chữ để trong ngoặc đơn là tiếng Hán mà cha ông ta đã dùng trong thi văn cổ. Riêng “khứ” khắc với “nhập” ở chỗ thanh nhập âm điệu bị rút ngắn hơn thanh khứ. Luyện thanh -www.hailinhquehuong.net WindLoad Page 37 Thí dụ : “má, “hán” (khữ) đọc dài h...

pdf49 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu 7 bài luyện thanh cơ bản để có giọng hát hay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, Người đã yêu tôi, muôn đời đã thương tôi, thương tôi từ thuở đời đời. Người đã cho tôi 
tiếng nói tuyệt vời, âm thanh chơi vơi ru hồn phơi phới, tiếng nói yêu thương, bay khắp muôn 
phương, vang lên khúc nhạc cảm tạ ngàn đời” (56 âm tiết). 
Phân tích theo mẫu sau đây : 
 Bảng phân tích ngữ âm và xử lý ngôn ngữ bài “Khúc Nhạc Cảm Tạ” (xem giấy đính kèm) 
- Lúc đầu chỉ phân tích đến mục “âm cuối”, còn “loại vần”, và “xử lý cụ thể” sẽ điền vào, sau 
khi đã học bài xử lý ngôn ngữ. 
- Xử lý cụ thể là xét vần đó hát như thế nào, mở đóng ra sao, đóng ở dấu nào cụ thể trong từng 
bài hát. 
5. Ôn lại các mẫu luyện thanh đã học. 
 CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Đặc tính của ngôn ngữ Việt Nam là gì ? 
2. Cho biết âm tiết tiếng Việt gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào luôn luôn có mặt trong âm 
tiết ? 
Luyện thanh -www.hailinhquehuong.net 
WindLoad Page 38 
3. Loại âm nào giữ vị trí âm đầu ? Âm chính ? Âm đêm ? Âm cuối ? 
4. Nguyên âm là gì ? Có những loại nào ? Liệt kê ra 
5. Phụ âm là gì ? Có những loại nào ? Liệt kê ra 
6. Tại sao gọi là bán âm ? Bán âm giữ những vị trí nào trong âm tiết ? 
7. Phụ âm cuối là những âm nào ? Cấu âm ra sao ? 
8. Thanh điệu có mấy loại ? Vẽ bảng tóm kết các thanh điệu 
Trở về 
[1] Một số sách về Ngữ âm VN gọi là nguyên âm hàng sau không tròn môi, so với các 
nguyên âm hàng sau tròn môi o-ô-u-uô. Ở đây chúng tôi theo Ông Nguyễn Bạt Tụy, vì 
thấy tiện lợi cho ngườiời học thanh nhạc. (Xem Nguyễn bạt Tụy,Ngôn ngữ học VN, 
Chữ và Vần Việt khoa học,SG 1958, tr.50 
Luyện thanh -www.hailinhquehuong.net 
WindLoad Page 39 
BÀI 7 
XỬ LÝ NGÔN NGỮ VIỆT NAM TRONG CA HÁT 
DÀN BÀI 
I. Xử lý phụ âm đầu 
 II. Xử lý các loại vần 
III. Xử lý thành điệu. 
IV. Thực tập 
V. Câu hỏi ôn tập 
Một bài hát gồm có Nhạc và Lời, trong đó lời ca là yếu tố nền tảng để xây dựng âm nhạc. Lời 
định hướng cho nhạc, để nhạc chắp cánh cho Lời. Vì thế, khi ca hát không rõ lời, là vô tình đánh 
mất yếu tố nền tảng, có khả năng miêu tả, trình bày chi tiết, cụ thể tình ý, nội dung của bài hát, 
yếu tố âm nhạc còn lại rất lẻ loi, sẽ không diễn tả được đầy đủ nội dung bài hát, có khi còn làm 
cho nó tệ hơn. Cho nên, hát rõ lời thuộc về bản chất của tiếng hát, nghĩa là đã hát thì cần phải 
rõ lời, nếu không thì nó cũng giống như nhạc không lời mà thôi. 
Cha ông ta trong tiếng hát dân ca hoặc cổ truyền, rất chú trọng đến việc hát rõ lời. “Thuật ngữ 
“TRÒN VÀNH RÕ CHữ” là cách nói khái quát của cha ông ta về yêu cầu và quan niệm đối với nghệ 
thuật ca hát, và về kỹ thuật, phương pháp ca hát cổ truyền dân tộc. Tiếng hát “tròn vành” là âm 
thanh nghe gọn gàng, đầy đặn, trau chuốt sáng sủa ; “rõ chữ” là lời ca nghe rõ ràng, không 
phải đoán nghĩ mới hiểu, không thể hiểu lầm ra ý khác. “Tròn vành rõ chữ” vì vậy là sự kết hợp 
hài hoà giữa nghệ thuật âm nhạc và tiếng nói dân tộc, là sự nâng cao, làm đẹp, khai thác, phát 
huy đến cao độ tính tượng hình, tượng thanh và mọi đặc điểm ngữ âm dân tộc bằng nghệ thuật 
âm thanh của giọng hát.” [1] 
Như vậy, tiếng hát nào cũng phải bảo đảm được tính thông đạt, tính dân tộc và tính nghệ thuật. 
Sự thiếu rõ lời làm mất cả 3 tính. Nguyên nhân thiếu rõ lời có thể do : 
1. Phát âm, cấu âm chưa đúng cách, lời ca nghe loáng thoáng chữ được chữ mất. 
2. Cấu âm theo kiểu ca kịch Tây phương, tiếng hát nghe “ồm ồm, ngọng nghịu vì bắt chước 
nước ngoài một cách thiếu sáng suốt, nếu không nói là nô lệ” [2] 
3. Lối viết các bè vào chống chất lên nhau mà hát lời ca khác nhau, âm vận và ý nghĩa khác 
nhau, nên vô hiệu hoá nhau. 
 Ở đây chúng ta tìm cách khắc phục hai nguyên nhân đầu, bằng cách tìm hiểu xem phải xử lý 
(1) phụ âm đầu, (2) các loại vần và (3) các thanh điệu như thế nào để cho tiếng hát đẹp đẽ, vang 
khoẻ mà vẫn rõ lời. 
I. XỬ LÝ PHỤ ÂM ĐẦU 
 1. Nói chung, cách phát âm các phụ âm đầu trong ca hát giống như trong tiếng nói hằng 
ngày. Chỉ cần cấu âm cho đúng tiêu điểm như : môi bật môi, răng đụng môi, lưỡi đánh lên răng, 
chân răng, hàm ếch ... thì âm đầu nối kết với vần sẽ rõ ràng. “Bật môi, đánh lưỡi” một cách linh 
Luyện thanh -www.hailinhquehuong.net 
WindLoad Page 40 
hoạt và nhẹ nhàng, đó là bí quyết của các phụ âm. Cần tránh “lối hát gằn, xiết, rung, bật mạnh 
phụ âm đầu ..., nói chung không tự nhiên, vì không phù hợp với tiếng Việt” [3] 
2. Đặc biệt cần uốn nắn sửa chữa một số cách cấu âm không đúng của một số địa phương 
đối với một số phụ âm đầu như : 
 - s đọc thành x 
- tr đọc thành ch 
- l đọc thành n 
- r đọc thành z hoặc g 
 II. XỬ LÝ CÁC LOẠI VẦN 
Như trên đó nói, người ta phân biệt hai loại vần chính, đó là vần đóng và vần mở. VẦN 
ĐÓNG tận bằng các âm cuối gồm bán âm i/y và u/o và các phụ âm cuối m - p, n - t, nh - ch, ng - 
c. Còn VẦN MỞ thì tận bằng các nguyên âm đơn hoặc nguyên âm phức ia, ưa, ua. 
1. Vần mở : 
Có 2 loại nhỏ : mở đơn và mở phức. 
a. Vần mở bằng nguyên âm đơn (gọi tắt là mở đơn) : Các âm tiết không có âm cuối, mà 
chỉ tận bằng nguyên âm : e, ê, i/y, a ơ, ư, o, ô, u. Khẩu hình khi hát thường phải mở rộng hơn khi 
nói. Sau đây là khẩu hình các nguyên âm đơn khi luyện thanh : 
* Các nguyên âm hàng giữa : 
+ A : Được coi như nguyên âm mẹ, khẩu hình mở rộng vừa chiều cao vừa chiều ngang, 
cằm hạ xuống, mép hơi bành ra, tạo thành hình dáng bên ngoài hơi tròn hơn là bẹt. Răng dưới 
được môi che khuất, còn răng cửa phía trên có thể lộ ra ít nhiều tuỳ người. Mặt lưỡi bằng, đầu 
lưỡi tiếp giáp nhẹ với răng dưới. Khi đọc chữ A nét mặt vui như muốn cười (như tiếng reo vui 
A !, khi con tháy mẹ đi chợ về). Tập mở rộng cả khẩu hình phía trong bằng cách nâng hàm ếch 
mềm và hạ cuống lưỡi : tiếng vang tốt khi làn hơi phóng lên giữa vòm miệng. 
+ Ơ : Là nguyên âm cùng hàng với A, nhưng khẩu hình hẹp hơn bằng cách nâng cằm lên. 
+ Ư : Cũng là nguyên âm cùng hàng với A, nhưng khẩu hình hẹp hơn Ơ ; cằm nâng lên gần 
sát với hàm trên, nhưng răng không đụng nhau. 
* Các nguyên âm hàng trước : 
+ E : Khẩu hình không rộng bằng A, nhưng bẹt ra 2 mép, răng trên hơi lộ ra, lưỡi hơi đưa 
ra phía trước, mặt lưỡi hơi nhô lên. 
+ Ê : Khẩu hình hẹp hơn E, cằm dưới hơi đưa ra, lưỡi nâng lên hơn một chút. 
+ I/Y : Khẩu hình hẹp nhất trong hàng, 2 mép hơi giành ra như khi cười, răng lộ ra đôi chút, 
lưỡi nâng lên phía trước gần vòm miệng nhưng không đụng vào, răng sát nhau mà 
không chạm nhau. 
* Các nguyên âm hàng sau : 
Luyện thanh -www.hailinhquehuong.net 
+ O : Khẩu hình khá tròn, tuy không rộng bằng A, phần giữa của môi hơi nhô ra trước. 
Lưỡi rụt vào phía sau, mặt lưỡi cong lên gần che lấp lưỡi gà. 
+ Ô : Môi nhô ra và chúm lại làm cho khẩu hình phía ngoài thu nhỏ hơn O. Nhưng khẩu 
hình phía trong mở dọc xuống nhờ hạ lưỡi và nâng hàm ếch mềm. 
+ U : Môi chúm lại, nhô ra như khi ta muốn huýt sáo : Khẩu hình thu nhỏ nhất so với O. 
Lưu ý : 
- Vị trí cộng minh của e - ê - i ở phía trước, vị trí cộng minh của o - ô - u ở phía sau trong 
miệng, còn vị trí cộng minh của a - ơ - ư ở phía giữa miệng. Khi muốn cho âm thanh phóng ra 
phía trước, người ta thường mượn âm sắc của các âm hàng trước để hát các âm hàng giữa và 
hàng sau (xem lại mẫu luyện thanh 10 và 11 : mượn vị trí của I để hát A - Ô rồi trở lại Ê). 
- Khi ngân dài ở nguyên âm đơn, phải giữ nguyên khẩu hình cho đến hết dấu nhạc mới thôi. 
Nếu không, sẽ làm cho âm sắc tối lại và dễ làm xuống giọng. 
b. Vần mở bằng nguyên âm phức (gọi tắt là mở phức) : ia (ya), ưa, ua. 
Khẩu hình ban đầu mở theo các nguyên âm hẹp của mỗi hàng (i - ư - u), có thể kéo dài trên 
các yếu tố đầu này khi cần, rồi mở rộng hơn sang các âm vừa và dừng lại ở âm Ơ, chứ không mở 
rộng sang đến âm A như chính tả ghi : 
- CHIA có thể ngân CHIIIÊƠ 
- CHƯA có thể ngân CHƯƯƯƠ 
- CHUA có thể ngân CHUUUÔƠ 
Thí dụ 1 : 
Lưu ý : 
- Khi mở đơn cũng như khi mở phức mà có âm đệm, thì luôn luôn lướt mau từ khẩu hình tròn 
môi “U” rồi sang nguyên âm chính ngay, chứ không dừng lại trên âm đệm được. Đây là cách để 
phân biệt âm đệm với yếu tố đầu của âm phức : 
- Các vần mở đơn gồm có : 
OA (toa, qua) 
OE (toe, que) 
ƯƠ (thuở, quơ) 
UÊ (tuế) 
Luyện thanh -www.hailinhquehuong.net 
WindLoad Page 42 
UY (tuy) 
Vần mở phức : UYA (khuya) 
2. Vần đóng : 
Có 2 loại tương ứng với 2 cách đóng : đóng bằng bán âm và đóng bằng phụ âm. 
a. Vần đóng bằng bán âm I/Y và U/O : 
Chỉ khép bớt khẩu hình lại, chứ không đóng hẳn, làn hơi vẫn tiếp tục đi ra theo đường 
miệng, còn gọi là “thu đuôi” chữ. Có 2 cách thu đuôi : 
- Thu đuôi bằng cách nâng lưỡi, bẹt miệng nhờ bán âm I/Y 
- Thu đuôi bằng cách rụt lưỡi, tròn môi nhờ bán âm U/O 
Thí dụ 2 : Cao vời, phơi phới, yêu tôi đời đời, chơi vơi (trong bài “Khúc Nhạc Cảm Tạ") ; 
người giàu đói nghèo, kẻ đói no giàu (trong bài “Ôi Thần Linh Chúa") ... 
b. Vần đóng bằng phụ âm cuối M - P, N - T, NH - CH, NG - C : 
Các phụ âm cuối này làm cho làn hơi khi phát ra đến cuối chữ thì bị cản lại, bị đóng lại ở 
môi hoặc lưỡi, khiến làn hơi, nếu muốn ngân tiếp thì phải đi qua đường mũi. 
- Đóng bằng 2 môi nhờ các phụ âm M - P : nâng cằm nhẹ nhàng cho 2 môi đụng vào nhau. 
Hai phụ âm này có thể đi sau tất cả mọi nguyên âm, trừ Ư. 
- Đóng bằng đầu lưỡi đưa lên chân răng trên, đồng thời nâng cằm nhẹ nhàng, nhờ các phụ 
âm N - T. Lưu ý phụ âm đầu “T” cấu âm khác với phụ âm cuối “T”. Hai phụ âm này có thể đi 
sau mọi nguyên âm. 
- Đóng bằng mặt lưỡi đưa lên vòm miệng, nhờ các phụ âm NH - CH, cằm nâng lên nhẹ 
nhàng, bẹt miệng không khép răng. Hai phụ âm này chỉ đi sau 4 nguyên âm hàng trước E - Ê - I - 
YÊ : enh ech, ênh êch, inh ich, uyênh uyêch (Thí dụ : vanh vách, đènh đẹch, vênh vếch, thình 
thịch, huỳnh huỵch, huyênh, khuyếch ...). Riêng vần ENH ECH, chính tả ghi lầm là ANH ACH. 
Khi phân tích ngữ âm cũng như khi phát âm, gặp A trong “anh ach” phải đọc như E. 
- Đóng bằng cuống lưỡi đưa lên vòm mềm (hàm ếch mềm), nhờ các phụ âm NG - C, (hơi 
nâng cằm dưới mà không đóng môi, không khép răng, khẩu hình bên ngoài vẫn mở) khi NG - C 
đi sau các âm hàng giữa (a-ă-ơ-â-ư), các âm phức (iê, ươ, uô), các âm dài (oo, ôô) và âm hàng 
trước rộng (e). 
- Đóng bằng cuống lưỡi và hai môi nhờ NG - C khi chúng đi sau các âm hàng sau o - ô - u : 
ong oc, ông óc, ung uc ... Cần phải ộc tiếng để tạo khoảng trống trong miệng bằng cách hơi 
phồng hai má. 
Thí dụ : ròng rọc, phong phóc, xồng xộc, hùng hục ... 
Luyện thanh -www.hailinhquehuong.net 
WindLoad Page 43 
c. Các nguyên tắc xử lý các vần đóng : 
- Nói chúng, tất cả các vần đóng bằng bán âm hay phụ âm, đều có thể thu đuôi hoặc đóng 
sớm khi không cần phải ngân vang, hoặc khi hát những bài dân ca hay bài theo phong cách dân 
ca. 
- Tuy nhiên, có một số vần đóng buộc phải đóng sớm mới rõ lời, phù hợp với đòi hỏi của 
ngữ âm, dù hát ở cao độ hay cường độ nào cũng vậy. Đó là : 
1. Các vần có âm chính là âm ngắn (ă, â) : ăy, ây, ău, âu, âm âp, ăm ăp, ăn ăt, ân ât, 
ăng, ăc, âng âc. 
2. Các vần có âm chính là âm hẹp (i, ư, u) : iu, ưi, ưu, ui, im - ip, um - up, in - it, ưn - 
ưt, un - ut, ưng - ưc, ung - uc. 
3. Các vần có âm chính là âm hàng trước (e - ê - i - yê) đi với NH - CH : enh ech, 
ênh êch, inh ich, uynh uych, uyênh uyêch, (khi gặp anh ách là phải đọc như enh ech : đóng sớm). 
4. Các vần có âm chính là âm hàng sau (o - ô - ư) đi với NG - C : ong oc, ông ôc, ung 
uc : đóng sớm bằng phương thức ộc tiếng. 
- Các vần đóng còn lại thì có thể đóng từ từ, nhất là khi cần vang tiếng (dấu nhạc ở âm khu 
cao cần cường độ lớn). 
Đóng từ từ là khẩu hình từ độ mở nguyên thuỷ phải dần dần thu đuôi hoặc đóng tiếng bằng 
cách khép môi, nâng đầu lưỡi, nâng mặt lưỡi hoặc nâng cuống lưỡi từ từ theo thời gian cho phép. 
Không đứng khựng lại, không dồn từng nấc, mà phải đóng liên tục cho tới khi vần được đóng 
hẳn ở cuối chỗ phải ngân. Trong phần xử lý cụ thể, ca viên phải định được mình phải đóng hẳn ở 
dấu nhạc nào, ở phần phách nào. Đây là một kỹ thuật đóng khá khó, cần phải tập luyện nhiều 
mới nhuyễn và mềm mại được. 
Thí dụ 3 : 
- Êm dịu khôn xiết (bài Ôi Thần Linh Chúa) 
- Đàn hát (réo rắt tiếng hát) ... Đến xem (nơi hàng Bê-lem) 
- Trông về hang đá Bê-lem ... Người đem ân phúc 
- Mẹ toả hương thơm ngát (bài Mẹ triển dương của Vinh Hạnh) 
- Thánh thánh thánh ! - Bóng ngã trăng chênh ... 
- Đêm đông lạnh lẽo ... Muôn dân ca tụng ... Hoàn vũ khâm sùng ... 
Luyện thanh -www.hailinhquehuong.net 
BẢNG TÓM KẾT CÁC VẦN BUỘC PHẢI ĐÓNG SỚM 
d. Mấy điểm cần lưu ý : 
- Các âm cuối ít nhiều đều ảnh hưởng lên độ mở của các âm chính đi trước nó, bằng 
cách rút ngắn hoặc thu nhỏ lại. 
- Các phụ âm tắc P - T - CH - C tạo nên những vần trắc chỉ đi với dấu nặng và dấu 
sắc : tấp nập, sát phạt, khúc nhạc, huých, hịch. Người soạn nhạc nên tránh những 
vần tắc, nhất là vần có dấu sắc với âm chính là các âm ngắn (ă, â), âm hẹp (i, u, 
ư) ... mà lại phải ngân ở âm vực cao, cần cường độ mạnh như : 
- Trong lối hát cổ truyền của dân tộc, cha ông chúng ta thường dùng các âm i, ư, ơ 
để ngân nga sau khi đã đọc dứt các vần, kể cả vần mở cũng vậy, hoặc i hi, ư hư, ơ 
hơ, có khi dùng cả âm a để mở vần. 
* Trong dân ca : 
+ Một bầy tang tình con nhện (ơ) ấy mấy giăng tơ. (Trống cơm). 
+ Voi giấy ơi a voi giấy (ơ) tít mù nó mới lại vòng quanh (ơ) ... (Đèn cù). 
+ Chung quanh bên vàng mây vàng (ư) ... (Trống quân). 
Luyện thanh -www.hailinhquehuong.net 
+ Nhất quế nhị lan nhất (ư) xinh (i i), nhất xinh nhất lịch (i i I) ... (Bài nhất quế nhị 
lan, Quan họ Bắc Ninh). 
* Trong Chèo thường ngân bằng âm i, trong Tuồng ngân bằng ư hư ... 
* Trong Cổ giáo nhạc Công giáo cũng dùng âm i để ngân nga : 
+ Mấy lời vạn phục (i) mấy ngành (a) mấy ngành Mân côi (i i i i) (Tiến hoa mùa 
thương). 
+ Tôi là Tô (i) mà. Tô (i) ma ... ở trong là trong xác thịt (i i i i) tựa loài (a la) loài tính 
(a la) thiêng. (Thánh Tô-ma). 
Đây chỉ dẫn chứng vài nét thô sơ của lối hát cổ truyền. Người ca hát chuyên nghiệp 
còn cần đi sâu nghiên cứu các lối hát khác nhau của tổ tiên để áp dụng vào thanh nhạc Việt Nam. 
III. XỬ LÝ THANH ĐIỆU 
1. Trong phân tích ngữ âm, người ta chỉ phân biệt âm vực CAO - THẤP. Nhưng trong tiếng 
nói và tiếng hát, thì tối thiểu phải phân biệt 3 mức độ cao thấp tương ứng với : 
- Sắc, ngã (âm vực cao) 
- Ngang (âm vực trung) 
- Huyền, nặng, hỏi (âm vực thấp)[4] 
2. Và các thanh gãy Ngã, Hỏi đều phải dùng từ 2 dấu nhạc trở lên có cao độ khác nhau thì hát 
lên nghe mới rõ lời rõ ý. Do đó, trong thanh nhạc gọi các thanh gãy là thanh kép. Các hư từ “sẽ, 
đã, hãy, của...” không quan trọng cho ý chính của câu, có thể dùng không kép, nhất là khi nét 
nhạc đi nhanh ; còn các chữ quan trọng thì phải kép cẩn thận. 
Thí dụ : 
3. Thanh Nặng, tuy không phải là thanh gãy, nhưng là thanh tắc họng khác với thanh Huyền 
cũng thuộc âm vực thấp nhưng không tắc họng : Vì thế, muốn cho thanh Nặng rõ ràng 
phân biệt với thanh Huyền, thì cũng nên kép thanh Nặng. Nếu không kép bằng 2 dấu nhạc 
có cao độ khác nhau, thì ít nhất bằng 2 dấu cùng cao độ : 
 Thí dụ : 
- Một bầy tang tình con sít (ấy mấy) lội, lội, lội sông (Trống cơm) 
- Thương con như gà mẹ, ủ ấp con dưới cánh (Tán tạng hồng ân) 
- Khớp con ngựa ngựa ô ... anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen ... 
Luyện thanh -www.hailinhquehuong.net 
- Chớ quên lời mẹ(e) 
4. Có khi, để có sự thuần nhất trong lối viết, chúng ta cũng có thể kép cả dấu sắc, huyền, 
ngang (Thí dụ : “Thương tôi từ thuở đời đời"). Đó thật ra là cách ngân nga ngắn, thường 
thấy, nhưng đừng quá cầu kỳ mà làm sai dấu giọng, như : 
5. Trong giọng nói, giọng đọc của một người, thì cao độ tương đối giữa các thanh điệu 
thường giữ một vị trí nhất định từ đầu tới cuối, trừ khi ta thay đổi sắc thái biểu cảm như 
ngạc nhiên, sửng sốt, kêu gọi, nhấn mạnh ... thì giọng nói cao hơn ; hoặc khi buồn rầu, đau 
khổ, thủ thỉ ... thì giọng nói thấp hơn, nhưng lúc đó toàn bộ hệ thống cao độ thanh điệu 
cũng được nâng lên hạ xuống. 
6. Trong giọng hát, toàn bộ hệ thống thanh điệu có thể nâng lên rất cao hoặc hạ xuống khá 
thấp : “Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời” (Hang Bê-lem), nhưng phải giữ tương quan 
cách biệt giữa 3 âm vực CAO - TRUNG - THẤP trong từng cụm từ. 
7. Người Ca trưởng, khi ý thức được tầm quan trọng của thanh điệu, có thể làm cho “Rõ lời 
đẹp tiếng” hơn bằng cách : 
a. Thêm những dấu nhạc phụ như dấu nhấn, dấu thêu thùa, để kép các thanh HỎI và NGÃ. 
b. Hát rõ dấu NẶNG bằng cách thêm dấu nhấn cùng cao độ. 
Thí dụ a : 
Thí dụ b : 
c. Phải xem lại các bè hát trẹo dấu : Nếu không có cách nào cứu vãn được, thì nên viết lại 
hoặc nhờ người viết lại các bè trẹo dấu, hoặc chỉ hát một bè chính nếu nhu cầu phụng vụ bó buộc, 
các bè khác để cho đàn chơi, hoặc ngậm miệng ngân. Không nên vì ham nhiều bè mà làm tiếng 
hát trẹo dấu, không còn giữ được bản sắc ngôn ngữ dân tộc. 
Luyện thanh -www.hailinhquehuong.net 
WindLoad Page 47 
TÓM LẠI 
Chúng ta vừa tìm hiểu cách xử lý ngôn ngữ Việt Nam trong CA HÁT, bằng cách xem xét qua 
cách xử lý các yếu tố ngữ âm của tiếng Việt : Phụ âm đầu, Vần và Thanh Điệu. Chúng ta đã thấy, 
như lời của tác giả Vĩnh Long, rằng : “Tiếng nói của chúng ta có rất nhiều nét riêng biệt, mà rõ 
nhất là tính độc lập cao của âm tiết với kết cấu phức tạp của nó, là sự kết hợp hợp lý và phong 
phú giữa âm chính với âm đệm và âm cuối với tính khép âm tiết, tạo âm mũi và cắt đứt tiếng 
thanh của nó, là việc dùng nhiều thanh điệu với độ cao khác nhau, đường nét phức tạp và có hiện 
tượng tắc họng ... Để xử lý được tốt những đặc điểm này, chúng ta phải đứng hẳn, đứng vững 
trên tiếng nói dân tộc mà tìm tòi, sáng tạo những kỹ thuật ca hát thích hợp”[5] 
Thật vậy, muốn thông đạt nội dung tri thức, chỉ cần đến nói, đến đọc là đủ. Nhưng nếu muốn 
thông đạt cả nội dung nghệ thuật nhằm đánh động không phải chỉ trên lý trí mà nhất là trên cả 
con tim, trên tình cảm, trên tấm lòng người nghe thì phải cần đến Ngâm, Hò, Ca, Hát. Mà đối 
tượng của ca hát ở đây là con người Việt Nam, nên muốn đi sâu vào lòng người Việt Nam, rất 
cần phải ca hát cho có bản sắc Việt Nam, nghĩa là ca hát sao mà vẫn tôn trọng và phát huy những 
đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc. 
Muốn được vậy, người sáng tác phải biết khéo lựa lời, người ca hát phải biết phát huy tiếng 
hát ngân vang trên cơ sở ngôn ngữ dân tộc, bảo đảm RÕ LỜI, ĐẸP TIẾNG cho lời ca tiếng hát 
của mình dễ đi sâu vào lòng người Việt Nam, đồng thời góp phần làm giàu thêm cho thế giới âm 
thanh nói chung. 
 PHẦN THỰC TẬP 
1. Tập phân tích tiếp các loại vần và ghi bản phân tích ở bài VI 
2. Tập hát bài Khúc nhạc cảm tạ 
3. Tập xử lý cụ thể các vần của bài Khúc nhạc cảm tạ dưới đây 
 CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Bạn hiểu thế nào về thuật ngữ “Tròn vành rõ chữ” ? 
2. Cho biết nguyên nhân làm cho lời ca không rõ ràng ? 
3. Xử lý phụ âm đầu như thế nào ? Có điều gì cần sửa chữa ? 
4. Xử lý vần mở bằng nguyên âm đơn và nguyên âm phức khác nhau thế nào ? 
5. Khẩu hình các nguyên âm A, Ê, Ô. 
6. Vị trí cộng minh của các nguyên âm đơn ? 
7. Xử lý âm đệm ra sao ? 
Luyện thanh -www.hailinhquehuong.net 
WindLoad Page 48 
8. Vần đóng có mấy loại chính ? Khác nhau thế nào ? 
9. Xử lý “thu đuôi” có mấy cách ? 
10. Xử lý các vần đóng bằng phụ âm như thế nào ? 
11. Những loại vần nào bó buộc phải đóng sớm ? Tại sao ? 
12. Phụ âm tắc là phụ âm nào ? Đặc tính ra sao ? 
13. Trong lối hát cổ truyền, cha ông ta thường xử lý các vần đóng như thế nào ? 
14. Các thanh kép là gì ? Gồm những thanh nào ? 
15. Người ca trưởng cũng như ca viên có thể làm gì cho “rõ lời đẹp tiếng” hơn khi xử lý 
các thanh điệu? 
16. Hát trẹo dấu (sai dấu giọng) tai hại như thế nào ? Có nên tiếp tục không ? 
17. Tại sao “chúng ta phải đứng hẳn, đứng vững trên tiếng nói dân tộc mà tìm tòi, sáng tạo 
những kỹ thuật ca hát thích hợp” ? 
[1] Vĩnh Long, Sự tròn vành rõ chữ của tiếng hát dân tộc, Viện Nghệ thuật, Hà Nội 1976 
số 12, trang 32 
[2] Vĩnh Long, SĐD số 85 trang 145 
[3] Vĩnh Long, SĐD số 68 trang 113. 
[4] Trong tiếng Việt cổ, dấu ngã thuộc âm vực thấp, còn dấu hỏi thuộc âm vực cao. Vì 
thế, ngày nay có thể có trường hợp dấu ngã láy thấp hơn dấu sắc hoặc dấu ngang. 
[5] Vĩnh Long, SĐD số 84 trang 144 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_7_bai_luyen_thanh_co_ban_de_co_giong_hat_hay.pdf