Tài liệu Á Châu huyền bí - Nguyễn Hữu Kiệt

Tóm tắt Tài liệu Á Châu huyền bí - Nguyễn Hữu Kiệt: ...người, miệng há hốc, hai mắt dương lên thật lớn. Tôi tưởng chừng chắc là tôi cũng đã làm như vậy. Tôi còn đợi xem họ nói gì, thì họ đã đồng thanh la lớn: - Chúng ta hẳn là bị treo lơ lửng trong không gian! Sự xúc động và ngạc nhiên của họ thật giống y như của tôi khi tôi vừa lên tới nóc đề...n phải bỏ thể xác cho nó tan rã trong sự chết. Bây giờ bạn đã nhận thức được sự huy hoàng của cõi giới nguyên thủy của mình. Bây giờ bạn có thể đứng dậy và đến với Chúa Trời... Hỡi quý độc giả, nếu người ta thử diễn tả sự mỹ lệ và tinh anh của ánh sáng tràn ngập gian phòng này bằng ngôn ngữ ...g dịch lại những lời em nói. Nó nói biết rằng đứa em trai của nó sẽ được đức bà chữa khỏi. Khi đến gần nhà, đứa bé gái chạy vọt tới trước để báo tin cho chúng tôi đến. Chúng tôi thấy em ở một cái chòi vách đất nghèo nàn. Bà Mã Ly có lẽ đọc được tư tưởng chúng tôi vì bà nói: - Căn nhà nghèo...

pdf502 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Á Châu huyền bí - Nguyễn Hữu Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành hương vượt qua những đoạn đường
gau go khó khăn nhất lộ trình của họ. 
Khi chúng tôi bước vào sân tu viện, một
người thanh niên lực lưỡng bước đến gần
chúng tôi với nhữn lời chào mừng nghinh
tiếp. Y cho chúng tôi biết rằng các vị Lạt
Ma muốn mời chúng tôi ở lại tu viện trong
thời gian lưu trú tại làng này. Chúng tôi
nói rằng chúng tôi sẽ lên đường ngay ngày
hôm sau, vì chúng tôi phải đi gấp lên
truông Phari. Y đáp: 
- Chúng tôi biết rằng các bạn định đi tới
Pora tat Sanga. Tôi cũng trở về đó sáng
ngày mai và rất sung sướng mà được cùng
đi với các bạn nếu các bạn cho phép! 
Chúng tôi nhận lời. Với một chuỗi cười
dài cởi mở, y đưa chúng tôi đến chỗ ngủ,
trong gian phòng lớn của tu viện. Sau khi
đã xếp đặt cho chúng tôi được có đủ tiện
nghi, y chúc chúng tôi nghỉ yên giấc, xin
khiếu từ và nói y sẽ gặp lại chúng tôi rất
sớm vào sáng ngày hôm sau. Y vừa bước
đi vừa hát bằng giọng rất trong. Đó là vị
"Đệ Tử Cười." Sáng ngày hôm sau, y đánh
thức chúng tôi dậy bằng một giọng hát
vang lừng và loan báo rằng bữa điểm tâm
đã sẵn sàng. 
Chúng tôi từ biệt các vị Lạt Ma, được các
vị ban ân huệ trước khi lên đường, và thấy
rằng mọi việc đã chuẩn bị sẵn sàng cho
chuyến đi của chúng tôi đến truông núi
Phari. Truông này đưa du khách qua khỏi
các đỉnh núi Phari và Kang La. Nói chung,
đường đi rất cheo leo, nhưng ở những
đoạn đường khó đi, thì người đệ tử đi
trước dẫn đường vừa hát và vừa cười.
Trong những đoạn đường gồ ghề lồi lõm
nhất, giọng hát của y vang rền và dường
như đưa chúng tôi đi một cách dễ dàng êm
ái. 
Chúng tôi lên tới đỉnh truông núi vào lúc
ba giờ chiều. Trạm nghỉ chân sắp tới của
chúng tôi là thị trấn Manha Muni với một
ngôi đền rất to lớn như pháo đài. Cũng như
ở các nơi khác, tại đây chúng tôi được tiếp
đón nồng hậu. Chúng tôi được cho biết
rằng người ta không cần giữ chúng tôi ở
lại, vì Chân Sư Pouridji đã đi trước chúng
tôi đến đền Pora tat Sanga là nơi có rất
nhiều đạo sĩ Yogi và tu sĩ các môn khác đã
tề tựu rất đông tại đây. Ngày hôm sau, đám
người hành hương tựu họp rất sớm vì họ
muốn đi sớm để được gặp Chân Sư
Pourdji. Họ cũng muốn chiêm ngưỡng ngôi
đền Pora tat Sanga là ngôi đền cao nhất thế
giới, một tòa kiến trúc mỹ lệ dựng trên một
đỉnh núi cao. Tất cả đoàn người hành
hương và chúng tôi đều lên đường. Ngọn
Everest hùng vĩ nhô lên trước mặt chúng
tôi dưới lớp áo tuyết trắng như pha lê và
chiếu ánh sáng dịu của bình minh. Nó
dường như mời mọc chúng tôi hãy cố gắng
tiến thêm vài bước, chỉ vài bước nữa thôi,
rồi đưa tay ra trước để nắm manh áo tuyết
của nó. Nhưng mỗi khi chúng tôi tiến thêm
vài bước, thì khối đá khổng lồ vẫn lọt ra
ngoài tầm tay chúng tôi. Chúng tôi đã vượt
qua khỏi núi Chomolhari thật là treo leo
hiểm trở, nhưng bây giờ chúng tôi đi một
cách vô cùng vất vả trên một con đường
mà thường khi chúng tôi phải bò trên bốn
cẳng! Tuy nhiên, những giọng hát tiếng
cười của người đệ tử vẫn đưa chúng tôi đi
nhẹ nhàng thoải mái như lướt trên hai
cách. Trong cơn hứng khởi, chúng tôi quên
cả sự hiểm nguy, và dường như chúng tôi
vượt qua những đoạn đường khó khăn một
cách dễ dàng nhanh chóng. Chuyến đi ngày
hôm ấy không có vẻ gì là lâu lắc hay mệt
nhọc đối với chúng tôi, mà dường như chỉ
kéo dài trong chốc lát. Những âm ba rung
động của thần lực, của sự an tĩnh và điều
hòa toát ra từ các ngôi đền luôn luôn hấp
dẫn người du khách đến những ngọn núi
này. Thật không lạ gì mà thấy rằng dãy núi
Tuyết Sơn vẫn gây nguồn cảm hứng tâm
linh cho khách lữ hành, và các thi nhân vẫn
luôn luôn ca tụng sự huy hoàng hùng vĩ của
nó. 
Sau cùng, đến chiều tối, chúng tôi đã vượt
qua tất cả mọi nỗi khó khăn trên đường
mòn và dừng chân trên một khoảng đá
bằng phẳng rộng lớn, ai nấy mệt nhoài và
thở dốc. Nhiều ngôi đền rải rác xa xa,
nhưng đền Pora tat Sanga đẹp như viên
ngọc, nhô lên ở một chiều cao bảy trăm
thước trên đầu chúng tôi, và chiếu một
vầng ánh sáng rực rỡ, soi sáng tất cả các
núi đá và đền miếu ở vùng chung quanh. 
Đám người hành hương và chúng tôi cùng
ngồi quây quần trong một hang đá rộng
lớn. Chúng tôi ngạc nhiên mà nhận thấy
rằng có cả phụ nữ trong đám hành hương.
Không có sự kỳ thị hay phân biệt nam nữ
trong những chuyến hành hương, ai muốn
đi đều có thể xin gia nhập. Các vị Chân Sư
đã từng sống ở tại đây. Chân Sư Niri cũng
đã từng đi qua con đường mòn của chúng
tôi vừa đi. Hôm nay, nhà đạo sĩ Santi cao
cả, khiết bạch và khiêm tốn, đã ngồi tọa
thiền tại hang đá này và đang đắm chìm
trong cơn đại dịnh. 
Chúng tôi hỏi làm sao tìm được nơi ăn
chốn ở cho tất cả những người hành hương
này? Vị Đệ Tử Cười cất tiếng hát: 
- Đừng lo chi vấn đề nhà ở. Tại đây có
đầy đủ thức ăn, chỗ ngủ và áo quần cho tất
cả mọi người. 
Kế đó, người đệ tử lại hát một giọng du
dương: 
- Xin mời tất cả mọi người hãy an tọa. 
Khi chúng tôi vừa ngồi xuống thì những
chén thức ăn nóng và bổ dưỡng xuất hiện.
Vị đạo sĩ Santi cũng đã xả thiền đứng dậy
và bắt đầu chuyền thức ăn cho các du
khách, với sự trợ giúp của người đệ tử và
các người hành hương khác. 
Khi ai nất đều đã ăn uống no lòng, tất cả
khách hành hương đều đứng dậy và người
ta đưa họ đi từng nhóm nhỏ đến các ngôi
đền kế cận để nghỉ lại trong đêm đó. 
*** 
Vị đệ tử đưa chúng tôi đến một ngôi đền
tọa lạc trên một khối đá, ngăn cách chỗ
chúng tôi bởi một vách đá dốc đứng chừng
hai mươi lăm thước bề cao. Khi đến gần,
chúng tôi nhận thấy một cây cột trụ dài,
chân trụ chấm đất, còn ngọn thì đỡ lấy các
mõn đá de ra phía dưới ngôi đền. Vì cây
cột trụ này dường như là phương tiện duy
nhất để lên tới ngôi đền, nhóm chúng tôi
tựu lại dưới chân trụ để tìm cách trèo lên.
Trong một lúc, cái hy vọng duy nhất để có
chỗ ngủ là ban đêm dường như tùy thuộc
vào khả năng của chúng tôi để trèo lên cây
trụ ấy. Nhưng người đệ tử nói: 
- Các bạn chớ nên hấp tấp vội vàng. 
Kế đó, y cất giọng lớn: 
- Hỡi Thượng Đế mến yêu, chúng con sở
cậy nơi Ngài để có chỗ trú trong đêm nay. 
Ngay khi ấy, tất cả mọi người chung quanh
chúng tôi đều giữ im lặng trong một lúc,
rồi bằng một giọng đồng thanh hòa tấu rất
mãnh liệt, họ thốt lên những lời này: 
- Đó là quyền năng của Thượng Đế,
AUM... 
Trong khoảnh khắc, tất cả chúng tôi đã
thấy mình đứng trên mõn đá, và cùng đi
với những người hành hương khác đến
ngôi đền rải rác chung quanh, được chỉ
định cho từng nhóm. Khi đến nơi, chúng
tôi không còn giữ lại một dấu vết nào của
sự mệt nhọc. Đêm đó chúng tôi ngủ yên
giấc như trẻ con. Chúng tôi thầm nghĩ rằng
nếu những rung động của thần lực toát ra
từ nhóm người đó được sử dụng để san
bằng núi non thành bình địa, thì ắt là điều
ấy vẫn có thể làm được! 
Sáng ngày hôm sau, lúc bốn giờ, giọng hát
mạnh mẽ rõ ràng của người đệ tử đánh
thức chúng tôi dậy. Y hát: 
- Cõi thiên nhiên đã thức dậy. Nhữn người
con của thiên nhiên cũng phải thức giấc.
Bình minh của một ngày mới đã xuất hiện.
Sự tự do của ngày này đang chờ đón các
bạn AUM! 
Chúng tôi đến gần chỗ mõm đá gie ra
ngoài và gác lên đỉnh cột trụ trong ngàu
hôm trước. Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên
mà thấy rằng cột trụ đã thay thế bằng cầu
thang rất chắc chắn. Khi xuống cầu thang,
chúng tôi tự hỏi không biết có phải chúng
tôi đã mơ hay chăng? 
Người đệ tử đón chúng tôi dưới chân cầu
thang nói: 
- Không, các bạn không mơ đâu. Chính
Chân Sư Pourdji đã mơ tưởng cái cầu
thang trong đêm qua và đã đặt nó tại đây
vì sự ích lợi công cộng. Đó là giấc mơ trở
thành sự thật đấy. 
Trong khoảng khắc mười lăm ngày chúng
tôi đã trải qua trong vùng này, mỗi ngày
chúng tôi được ăn những thức ăn nóng hổi
và bổ dưỡng không hề thấy có ai làm bếp
hoặc nấu nướng gì, và được cung cấp thức
ăn rất đầy đủ. 
Người đệ tử và một người đồng hành bắt
đầu trèo lên ngọn núi Pora tat Sanga.
Đường đi khởi đầu bằng những nấc thang
tam cấp đục trong khối đá. Kế đó, người ta
phải đi trên những tấm sàn gỗ bắc ngang
để nối liền các khe hở giữa hai vách núi,
tạo nên những vực thẳm dưới chân người
lữ hành. Có những chỗ khác, người ta phải
leo dây, mà một đâu dây được cột chặt với
những mô đá đưa ra ở phía trên. Sau hai
giờ đồng hồ, những người leo núi vẫn
chưa có thể vượt qua mõm đá thứ nhì
chiều cao ở một trăm bảy mươi lăm thước
cao hơn điểm khởi hành. Khi đó, họ mới
nhận thấy rằng họ bắt buộc phải bỏ dở
chuyến trèo núi này. 
Nhìn thấy họ lưỡng lự và biết rõ vị trí khó
khăn của họ, đạo sĩ Santi kêu Tonjnor
Jung: 
- Tại sao các anh không xuống đi? 
Người đệ tử đáp: 
- Chúng tôi thử đi xuống nhưng đá trơn quá
không xuống được. 
Y đã trải qua cái kinh nghiệm thông
thường là trèo lên một vách đá hầu như
trơn láng còn dễ hơn là xuống! 
Khi đó, người đạo sĩ nói đùa: 
- Nếu vậy, tại sao các anh không ở nguyên
tại chỗ? Chúng tôi sẽ trở lại sáng ngày mai
với đồ lương thực, và chắc chắn các anh
sẽ có thể trèo lên tới đỉnh! 
Kế đó, đạo sĩ yêu cầu hai người leo núi
hãy hoàn toàn bình tĩnh, và hướng dẫn họ
cẩn trọng trong ba tiếng đồng hồ để cho họ
đi xuống được an toàn. Khi họ đã xuống
tới đất và gặp lại chúng tôi, người Yogi
mỉm cười và nói: 
- Như thế là sự hứng khởi nhiệt thành của
tuổi trẻ tàn lụi dần. 
Hai người thanh niên bèn ngước nhìn lên
đỉnh núi với những cặp mắt đầy mong ước.
Họ nói: 
- Nếu Chân Sư Pourdji đang ở trên đó,
chúng tôi thật là không may mà không gặp
được ngài. Cuộc trèo núi này thật quá khó
khăn đối với chúng tôi. 
Người Yogi đáp: 
- Các anh đừng lo ngại gì. Một vị cao cả
hơn chúng tôi sẽ lo việc ấy. Bây giờ các
anh hãy nghỉ ngơi, các anh đã khởi sự một
cách tốt đẹp đó. 
Chúng tôi bèn tự hỏi trong sự ngạc nhiên,
bằng cách nào người ta có thể xây cất một
ngôi đền trên chót núi như ngôi đền Pora
tat Sanga. 
Nhiều giọng nói thốt lên hỏi rằng bao giờ
chúng tôi mới có thể gặp được Chân Sư.
Người Yogi đáp: 
- Chiều nay. 
Thật vậy, chân sư Pouridji đã đến gặp
chúng tôi trong buổi cơm chiều. Chúng tôi
có nhắc đến việc trèo núi của hai người
thanh niên bị thất bại. Chân Sư nói rằng
hai người đã thành công trong việc trèo
núi nhờ bởi mưu toan lần thứ hai mà họ đã
làm trong tư tưởng. 
Bốn giờ chiều ngày hôm sau, tất cả chúng
tôi đều tựu họp trong hang đá ở phía dưới
ngôi đền. Đạo sĩ Santi đang ngồi nhập
định. Ba người trong nhóm bèn đi tới một
tảng đá bằng phẳng và ngồi lên đó trong tư
thế tọa thiền. Trong giây lát, tảng đá bay
bổng lên trên không và chở ba người lên
tới ngôi đền trên đỉnh núi. 
Khi đó đạo sĩ Santi nói với người đệ tử và
hai người nữa: 
- Các anh sẵn sàng chưa? 
Họ đáp là sẵn sàng và liền ngồi xuống một
bên đạo sĩ trên tảng đá. Tảng đá này liền
bắt đầu tự cất mình nhẹ bổng lên và chở cả
ba người lên đến trước sân đền. Kế đó,
người ta mời chúng tôi đứng chung lại
thành một nhóm. Tất cả mọi người đều
đứng dậy. Những người đã lên tới đền từ
trước bèn bước ra sân và bắt đầu hát thành
ngữ AUM. Trong khoảnh khắc, chúng tôi
đã thấy mình không còn ở dưới đất nữa mà
đã có mặt tại sân đền trên chót núi. Chỉ
trong giây lát, tất cả chúng tôi đã tề tựu
đông đủ tại ngôi đền cao nhất thế giới. 
Khi chúng tôi đã ngồi an tọa, Chân Sư
Pouridji cất tiếng nói: 
- Nhiều người trong các bạn chưa hề nhìn
thấy hiện tượng khinh thân và cho rằng đó
là một phép lạ nhiệm mầu. Thật ra, đó
không có gì lạ phép lạ cả. Đó chỉ là kết
quả của một quyền năng tự nhiên của con
người. Chúng tôi được truyền thụ phép ấy
do bởi pháp môn Yoga cổ truyền. Trong
quá khứ, nhiều người đã từng sử dụng
quyền năng đó mà không ai cho là nhiệm
mầu hết cả. Đức Phật cũng đã từng viếng
thăm nhiều nơi xa xôi hẻo lánh bằng
phương tiện khinh thân. Tôi từng thấy hằng
nghìn người đã đạt tới kết quả tương tự.
Ngoài ra còn có những cách biểu lộ quyền
năng cao hơn nhiều so với những gì các
bạn sẽ được nhìn thấy. Những sự biểu lộ
đó chứng minh sự hiện hữu của một sức
mạnh vạn năng. Khi người ta hoàn toàn
làm chủ được cái sức mạnh vạn năng đó,
người ta có thể sử dụng nó để lấp biển dời
non. 
Các bạn ca tụng sự tự do, các bạn tuyên
dương đức vô úy. Nhưng thay vì các bạn
quên mất sự nô lệ, và không còn nhắc đến
nó nữa, các bạn vẫn còn nhớ đến nó một
cách quá rõ, và chính là sự tự do mà các
bạn đã quên. Một pháp môn Yoga thuần
túy là một thông điệp tự do cho toàn thể
thế giới. 
Kế đó Chân Sư Pouridji thuyết giảng về ý
nghĩa thần bí của thánh ngữ AUM. Sau khi
dứt lời, ngài mời chúng tôi cùng đi theo
ngài đến một động đá rất lớn ở dưới lòng
đất, tại đây, nhiều vị đạo sĩ Yogi đang
ngồi tọa thiền nhập định. Chúng tôi ở lại
ngôi đền và trong động đá này chín ngày.
Nhiều vị Yogi đã từng sống tại động đá
trong nhiều năm, và khi họ rời khỏi nơi
vắng vẻ cô liêu, họ thực hiện những công
trình tốt đẹp về đạo đức tâm linh giữa
những người của dân tộc họ. 
Chúng tôi được cho biết rằng sau cuộc hội
họp này, nhiều vị Chân Sư sẽ trở về Ấn
Độ do con đường đi đến hồ Sansrawar và
Mouktinath. Từ Mouktinath chúng tôi có
thể đi dễ dàng đến Darjeeling. Đó là một
tin lành, và triển vọng được đi chung với
các đấng cao cả làm cho chúng tôi rất hãnh
diện. 
Chúng tôi đi từ động này đến động khác và
nói chuyện với nhiều tu sĩ và đạo sĩ Yogi.
Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên mà thấy
nhiều vị trong số đó sống tại đây mùa đông
cũng như mùa hè. Chúng tôi hỏi họ có bị
lạnh vì tuyết xuống nhiều vào mùa đông
hay không. Họ đáp rằng tuyết không rơi
xuống vùng chung quanh chỗ họ ở, và vùng
này không hề có sương mù hay bão tố. 
Thời gian qua mau như thoi đưa, và bây
giờ chúng tôi đã sắp đến ngày lên đường. 
5. Chuyến Đi Trở Về 
Sáng ngày chúng tôi lên đường, tất cả đoàn
người đều thức dậy vào lúc ba giờ sáng do
bởi tiếng hát vang của người "Đệ Tử
Cười." Chúng tôi nghĩ là chắc có thể xảy
ra chuyện gì khác thường, vì y mời tất cả
chúng tôi hội họp lại trong một lúc. Trong
khi chúng tôi bước ra ngoài, ánh sáng từ
đền Pora tat Sanga toát ra với một ánh hào
quang rực rỡ đến nỗi tất cả vùng chung
quanh đến chiếu sáng. Người đệ tử đứng ở
một góc đền và yêu cầu chúng tôi chiêm
ngưỡng cảnh tượng ấy trong im lặng.
Chúng tôi thấy hàng trăm bóng người đứng
yên, hai tay đưa lên. Cơn im lặng bị gián
đoạn bởi những lời kêu gọi: 
- Xin chào tất cả các bạn, Chân Sư
Pouridji sắp sửa ngâm thánh ca. 
Hằng nghìn giọng cất lên phụ họa với
giọng ngâm của ngài, và tiếng vang dội lại
gây cho người nghe cái cảm giác là còn có
hằng nghìn giọng hát khác nữa. Mỗi chữ
vang lên rõ ràng trong cơn im lặng của
buổi bình minh. Chân Sư nói: 
- Có thể nào có một vị Thượng Đế cho
người Ấn Độ, một Thượng Đế cho người
Trung Hoa, một Thượng Đế cho người Do
Thái và một Thượng Đế cho người Gia Tô
chăng? Chỉ có một Nguyên Lý duy nhất,
đại đồng và thiêng liêng cai quản tất cả
muôn loại vạn vật. Cái ánh sáng trung
ương của Nguyên Lý ấy gọi là Thượng Đế.
Thượng Đế phải là bao gồm hết tất cả. Tất
cả đều thấm nhuần sự sống của Thượng
Đế. Điều ấy, chắc hẳn không có nghĩa là
có một vị Thượng Đế cá nhân, riêng biệt
cho một nhóm người nào. 
Khi chúng ta nói về Thượng Đế, chúng ta
chỉ nói có một đấng Duy Nhất, Ngài là của
tất cả, cho tất cả, trong tất cả và xuyên qua
tất cả. Nếu người Ấn Độ đặt một tên cho
Thượng Đế của họ, và nói rằng ngoài ra
không có đấng nào khác nữa, thì tư tưởng
của họ đã có sự phân cách. Nếu người
Trung Hoa đặt một tên cho Thượng Đế và
nói rằng ngoài ra không có đấng nào khác
nữa, thì tư tưởng của họ đã bị phân chia.
Nếu người Do Thái đặt một tên cho
Thượng Đế và nói rằng ngoài ra không có
đấng nào khác nữa, thì tư tưởng của họ đã
có sự cách biệt. Nếu người Gia Tô đặt một
tên cho Thượng Đế và nói rằng ngoài ra
không có đấng nào khác nữa, thì tư tưởng
của họ cũng đã bị phân chia. Một cái nhà
mà nó tự đã chia rẽ cách biệt, thì đã bị tiêu
diệt ngay từ trước, và nó phải sụp đổ. Nếu
có hợp nhất, nó sẽ sống trường cửu. Các
bạn hãy chọn lựa xem nên theo đằng nào.
Chia rẽ, cách biệt có nghĩa là phá sản và
diệt vong. Hợp nhất trong cái Nguyên Lý
Âm Dương có nghĩa là tiến bộ, danh dự và
quyền năng. AUM, AUM, AUM. 
Tiếng thánh ngữ AUM này dường như
vang dội đến chỗ tận cùng của thế giới.
Chúng tôi có thể nghe tiếng ngân vang của
nó vang dội lại trong ít nhất là mười phút,
dường như tiếng cồng của ngôi đền điểm
giờ khắc trôi qua. Có những lúc, dường
như các tảng đá cũng thốt ra tiếng ngân đó.
Trong khi những âm hưởng vang dội lại đã
tan dần, tất cả những người hành hương
đều tề tựu trong hang đá ở phía dưới ngôi
đền, và chúng tôi cũng họp chung với họ. 
Khi nhóm chúng tôi đã ngồi xuống, đạo sĩ
Santi đưa tay lên khỏi đầu, và tất cả mọi
người đều đồng thanh cất tiếng ngâm thánh
ngữ AUM như trước. Lại một lần nữa,
những vách đá phản ảnh lại tiếng vang.
Tiếng dội kéo dài cho đến khi chúng tôi
đứng dậy, và tất cả đều giữ một lúc im
lặng. Kế đó, người đệ tử cất tiếng hát: 
- Chúng tôi sẽ từ giã các bạn. Chúng tôi
gửi cho các bạn những lời chúc lành sâu
đậm nhất, khi chúng tôi phải cách biệt với
sự hiện diện khả ái của các bạn. Chúng tôi
yêu cầu các bạn hãy dành cho chúng tôi
cái danh dự được tiếp đón các bạn một lần
nữa. Chúng tôi rất do dự phải chia tay với
các bạn. Chúng tôi mong ước các bạn sẽ
trở lại và có ngày sẽ tái ngộ với chúng tôi.
Cầu xin cho các bạn hãy nhận được những
ân huệ tốt đẹp của đấng thiêng liêng. 
Câu trả lời đến ngay dường như chỉ thốt ra
bởi một người: 
- Các bạn thân mến, chúng ta không bao
giờ cách biệt nhau dầu các bạn tưởng rằng
không gian đào một vực thẳm giữa chúng
ta, vì Thượng Đế thấm nhuần tất cả không
gian và nối liền với chúng tôi. Chúng tôi
cũng không cảm thấy cần thốt ra lời từ giã
các bạn không phải là những chuyến đi và
đến. Các bạn luôn vẫn ở đây. Biệt ly, thời
gian, quên lãng, không hề có. Hiện tại là ở
đây, và tương lai là cũng ở đây. Chúng ta
có thể ở tại nơi đâu, nếu không phải là tất
cả cùng ở nơi Thượng Đế? 
Chúng tôi đã đi được một quãng đường
dài khi những lời sau này vọng đến tai
chúng tôi. Những bước chân dong ruổi trên
đường lộ đưa chúng tôi đi xa, nhưng lòng
chúng tôi vẫn còn ở Pora tat Sanga. Thật
quả là không có sự biệt ly, và chúng tôi
không hề cảm thấy rằng đã rời khỏi nơi
thánh điện tôn nghiêm đó. 
Trên đường về, người đệ tử đưa đường
cho chúng tôi vẫn luôn luôn cất tiếng hát
vang và cười rất vui vẻ. Cũng như lần
trước, giọng hát tiếng cười của y dường
như giúp chúng tôi vượt qua dễ dàng tất cả
những đoạn đường khó khăn gập ghềnh.
Vào lúc hai giờ trưa, chúng tôi đi qua thị
trấn Maha Muni, nhưng thay vì dừng chân
tại đây để nghỉ ngơi, chúng tôi vẫn tiếp tục
đi thêm mười sáu giờ đồng hồ, và vượt
qua trên một trăm hai chục cây số. Tuy
vậy, chúng tôi không hề cảm thấy mệt nhọc
chút nào, và cuộc hành trình vẫn tiếp tục
như thế cho đến bờ hồ Sanarawar. 
Tại đây, người ta đưa chúng tôi đến nghỉ
tại một ngôi đền rất mỹ lệ ở gần bên bờ hồ.
Chúng tôi nghỉ ngơi suốt hai ngày trước
khi tiếp tục lộ trình đi qua truông núi trên
dãy Tuyết Sơn. Địa điểm này phong cảnh u
nhã và có vẻ rất thần tiên. Hồ nước phẳng
lặng và xanh biếc như viên ngọc nằm giữa
một khung cảnh núi non hùng vĩ bao bọc
chung quanh. Các loài chim ca hát líu lo
trên các cây cổ thụ tỏa bóng mát quanh hồ.
Nhiều vị Chân Sư cùng đi với chúng tôi
cư ngụ tại đây. 
Chúng tôi tiếp tục lộ trình đến Mouktinath
cùng với đạo sĩ Santi. Chúng tôi thường
nghe nói về sự cheo leo hiểm trở của
truông núi trên dãy Tuyết Sơn. Chuyến du
hành kéo dài suốt nhiều ngày, nhưng chúng
tôi đi đường một cách dễ dàng suông sẽ và
đến Mouktinath đúng ngày giờ đã định. Tại
đây, chúng tôi được sự tiếp đón nồng nhiệt
của đức Tuệ Minh và nhiều vị siêu nhân
khác. Những lời nói không thể nào diễn tả
được sự vui mừng vô hạn của chúng tôi
trong dịp tái ngộ này. Chúng tôi đã từng đi
đến tận những vùng xa xôi cách trở, và đã
được dành cho một sự tiếp đãi trọng hậu
và khả ái nhất đời. Tuy nhiên, chính tại
đây mà chúng tôi mới cảm thấy mình đã
thật sự "Trở về nhà."
---HẾT---
ebook.com
Tác phẩm: Á Châu Huyền
Bí
Tác giả: Dr. Blair T.
Spalding
Dịch giả: Nguyễn Hữu
Kiệt
Nguồn: Mây 4 Phương
Nguyên Tác : Life and
Teaching of the Masters of the
Far East
Chuyển sang ebook:
anhhung9x
Thời gian: 8/2006

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_a_chau_huyen_bi_nguyen_huu_kiet.pdf