Tài liệu Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân HIV/AIDS và ung thư ở Việt Nam (Phần 1)
Tóm tắt Tài liệu Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân HIV/AIDS và ung thư ở Việt Nam (Phần 1): ...t gây nghiện nào không? Không Có (Xin nêu cụ thể chất gì nếu có): _______________________ Trong quá khứ anh/chị có thường xuyên sử dụng các chất gây nghiện không? Không Có Nếu có anh/chị đã sử dụng chất gì? ___________________________________________ Lần cuối anh/chị sử dụng khi nào?__...i tại nhà hàng của anh. Ngày 2 Các Nguyên tắc Đánh giá và Giảm đau Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đăng ký bản quyền năm 2007. Tác giả giữ toàn quyền. Các Nguyên tắc Đánh giá và Giảm đau TS. BS. Eric L. Krakauer Trường Y khoa Harvard & Bệnh viện Đa khoa Massachusetts BS. Juliet Jacobse...ường được cho dạng uống đạt tác dụng giảm đau cao nhất sau 1 giờ và kéo dài không quá 4 giờ. Trong ví dụ này, kê cho anh Thieu thêm một liều bổ sung 5-10 mg morphine/lần, 1-2 giờ/lần là cần thiết. Mục tiêu của chúng ta là để kiểm soát đau của anh Cường với liệu pháp opioid thường xuyên vì thế ...
t mọi người lớn đều rất bận. Do vậy, bài giảng phải tập trung vào những chủ đề quan trọng đối với học viên. • Người lớn thường có rất nhiều kinh nghiệm. Do vậy, các bài giảng nên có nhiều thảo luận và cách giải quyết vấn đề để học viên được học hỏi kinh nghiệm của người khác. • Giảng viên nên thể hiện mình là người hỗ trợ việc học tập chứ không phải là một chuyên gia. Các chiến lược giảng dạy hiệu quả 1. Tìm hiểu học viên – Học viên là ai? – Họ được lựa chọn như thế nào? – Họ có tình nguyện tham gia học tập? – Họ được cử đi học? • Giúp giảng viên biết việc học viên có thực sự muốn tham dự và muốn học không. • Giúp giảng viên tập trung vào những nội dung quan trọng nhất. Các chiến lược giảng dạy hiệu quả 2. Đưa ra được các mục tiêu phù hợp – Các mục tiêu rõ ràng có tác dụng tốt trong: • Đánh giá được khoá học (tập huấn) • Giúp học viên tập trung vào việc đạt được những đầu ra, kết quả mong muốn của khoá học Ví dụ về mục tiêu của khoá học • Mục tiêu rõ ràng – Học viên có khả năng sử dụng bảng quy đổi các liều thuốc giảm đau có giá trị như nhau để chuyển liều dùng codeine sang liều dùng morphine • Mục tiêu không rõ ràng – Học viên hiểu việc quy đổi các liều thuốc giảm đau có giá trị như nhau Nguyên lý Học ở người Trưởng thành Ví dụ về mục tiêu của khóa học • Mục tiêu rõ ràng – Học viên có khả năng đưa ra được chẩn đoán phân biệt đau ở bệnh nhân AIDS hoặc ung thư giai đoạn tiến triển • Mục tiêu không rõ ràng – Học viên hiểu được chẩn đoán phân biệt Ví dụ về mục tiêu Kết thúc buổi học, học viên có khả năng: – Biết cách đánh giá các nhu cầu của học viên – Đưa ra được những mục tiêu phù hợp của khoá học – Xây dựng được kế hoạch bài giảng – Giảng bài được và – Biết cách đánh giá bài giảng Các chiến lược giảng dạy hiệu quả 3. Đưa ra được các nội quy của khóa học – Viết một vài nội quy của lớp học lên bảng rồi đề nghị học viên bổ xung nếu họ muốn Ví dụ về các nội quy của khoá học: – Chúng ta sẽ bắt đầu đúng giờ và kết thúc cũng đúng giờ – Chỉ một người nói hoặc phát biểu tại một thời điểm – Chương trình học sẽ được thông báo – Mọi thông tin đưa ra trong lớp học đều được bảo mật – Mọi học viên đều bình đẳng như nhau – Không đồng ý với ý kiến của người khác cũng không sao nhưng tất cả các ý kiến phải được tôn trọng Các chiến lược giảng dạy hiệu quả 4. Phương pháp giảng dạy • Cung cấp kiến thức mới cho học viên qua: – Giảng bài – Giáo cụ trực quan (powerpoint slides, máy chiếu, bảng) – Tài liệu phát tay • Tạo cơ hội cho học viên áp dụng kiến thức mới – Thảo luận nhóm nhỏ – Đóng vai – Giảng dạy tại giường bệnh Các chiến lược giảng dạy hiệu quả Các tình huống đặc biệt • Trả lời những câu hỏi khó – Giảng viên có thể không trả lời được tất cả các câu hỏi mà học viên đưa ra – Nói với học viên là bạn chưa biết nhưng sẽ cố gắng nghiên cứu và tìm ra câu trả lời • Vấn đề của học viên – Không chịu tham gia học tập tích cực – Nói qúa nhiều, độc đoán Sau khi giảng bài • Đánh giá bài giảng – Có được các phản hồi của: • Học viên – Trao đổi trực tiếp – Mẫu đánh giá để học viên tự điền – Chủ đề: • Các yếu tố dẫn đến thành công • Các yếu tố cản trở thành công • Các yếu tố có tác dụng và những yếu tố không • Lưu lại lớp một chút sau bài giảng để trả lời những câu hỏi của những cá nhân quan tâm nếu có Nguyên lý Học ở người Trưởng thành Kế hoạch hành động • Mô tả được đặc điểm và nhu cầu của học viên • Xây dựng được các mục tiêu học của khóa học • Đưa ra các nội quy của lớp học • Quyết định phương pháp giảng dạy • Cảm thấy thích thú trong việc giúp người khác học tập Thảo luận Ca bệnh có triệu chứng Đau Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đăng ký bản quyền năm 2007. Tác giả giữ toàn quyền. Thảo luận Ca bệnh có triệu chứng Đau TS. BS. Eric L. Krakauer Trường Y Khoa Harvard & Bệnh viện Đa khoa Massachusetts Ca bệnh 1 Anh Sơn là một người cha 58 tuổi của 2 người con đã trưởng thành. Hiện tại anh không thể tiếp tục làm nghề thợ mộc vì 6 tháng trước anh đã được chẩn đóan là bị ung thư phổi di căn ở giai đoạn IV. Gần đây, anh than phiền đau ngực ngày càng tăng. Anh đang dùng paracetamol/codeine (500mg/30mg) mà triệu chứng đau của anh giảm không đáng kể. Anh Sơn có tiền sử tiêm chích ma túy nhưng đã ngưng sử dụng cách đây 10 năm. Bác sĩ của anh bày tỏ sự thất vọng của ông đối với cơn đau vẫn còn tíếp diễn của anh Sơn và cảm thấy nghi ngờ rằng anh có đau thực sự hay không, khi anh có tiền sử TCMT. 1. Các chẩn đoán phân biệt về triệu chứng đau của bệnh nhân? 2. Cần có thêm thông tin/dữ liệu nào để xây dựng kế hoạch điều trị đau? 3. Tiền sử của BN đã ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch điều trị đau? Anh Sơn khai rằng anh đau hằng định (liên tục), độ 6/10 ở ngực phải, lan ra lưng, và đau nhiều hơn trong 2 tuần qua. Anh không có sốt hoặc khó nuốt nhưng hơi khó thở nhẹ. Anh đang dùng 2 viên paracetamol/codeine (500mg/30mg) mỗi 6 giờ. Thuốc paracetamol/codeine này giúp anh giảm 50% cơn đau nhưng chỉ có hiệu quả trong 3-4 giờ. Anh Sơn hỏi liệu anh ta có thể cứ sau 4 giờ uống thuốc này một lần không. 4. Bạn sẽ trả lời với anh Sơn như thế nào? 5. Bạn sẽ đề nghị thay đổi các thuốc giảm đau như thế nào? 6. Nếu bạn quyết định dùng morphine, liều morphine bạn sẽ cho dùng là bao nhiêu? 7. Những lưu ý/cân nhắc gì khác nữa không trong kế hoạch điều trị đau cho bệnh nhân này? Thảo luận Ca bệnh có triệu chứng Đau Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đăng ký bản quyền năm 2007. Tác giả giữ toàn quyền. Anh Sơn cảm thấy khỏe với kế hoạch điều trị này trong 3 tháng kế tiếp nhưng rồi cơn đau lại gia tăng ở thắt lưng và lan xuống phía sau của chân phải. Anh mô tả đây là cơn đau nhói liên tục và thỉnh thoảng đau như điện giật chạy dọc xuống chân anh. Khi khám vận động, chân phải của anh ta hơi yếu hơn chân trái. Bạn lo là bệnh di căn của cột sống, bệnh rễ thần kinh và có thể có chèn ép tủy sống. Hiện tại anh dùng morphine 20mg, 4 giờ một lần và dùng thêm 15mg morphine 5-6 lần mỗi ngày để cắt cơn đau đột xuất. Mỗi liều 20 mg morphine làm giảm 60% cơn đau của anh ta. 8. Bạn sẽ đáp ứng với tình huống lâm sàng này như thế nào? 9. Bạn sẽ chỉnh liều opioids cho anh ta như thế nào? 10. Bạn sẽ nói với anh Sơn dùng liều nào trước khi ngủ để cơn đau không đánh thức anh dậy? Ba tuần sau đó, Anh Sơn được nhập viện do khó thở, khó nuốt và mê sảng gia tăng. Phát hiện thấy ung thư phổi lan rộng hơn, lan đến trung thất và xương. Anh đã dùng 35 mg morphine mỗi 4 giờ và 35 mg morphine 1-2 lần trong ngày để cắt cơn đau đột xuất, uống dexamethasone 10 mg mỗi sáng và uống gabapentin (Neurontin) 600mg X 3 lần/ngày. Anh bị mất nước nhưng các XN cận lâm sàng thì vẫn còn trong giới hạn bình thường. Độ bảo hòa oxygen của anh là 98% trong 2L/phút. 11. Tình trạng hiện tại của anh ta ảnh hường thế nào đến kế hoạch điều trị đau cho anh ta? 12. Bạn sẽ thay đổi hoặc tiếp tục dùng loại thuốc nào? Liều là bao nhiêu? Anh Sơn trở nên lờ đờ khi dùng morphine tiêm dưới da, và nhịp thở của anh ta giảm xuống còn 5 lần/phút. Thảo luận sâu với gia đình anh ta thì biết anh ta chỉ có thể nuốt morphine 2-3 lần trong ngày. Độ bảo hòa oxygen của anh ta giảm xuống và bạn có quyết định cho anh ta dùng naloxone. 13. Bạn cho dùng naloxone như thế nào? Thảo luận Ca bệnh có triệu chứng Đau Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đăng ký bản quyền năm 2007. Tác giả giữ toàn quyền. Ca bệnh 2 Chị Hương là một phụ nữ 64 tuổi có tiền sử ung thư tuyến giáp và di căn đến cột sống. Ung thư chẳng những xâm lấn trực tiếp vào thân đốt sống ngực và thắt lưng, mà chị còn có một khối u kích thước 3x8 cm ở phía trước đốt sống thắt lưng và đốt sống cùng. Chị được xạ trị cột sống liều tối đa. Chị được nhập viện do gần đây có đau lưng nặng hơn. Hiện tại chị được điều trị bằng morphine 45mg mỗi 4 giờ và 30mg morphine mỗi 4 giờ khi cần (chị đã dùng 30mg morphine trong 24 giờ qua để cắt cơn đau), gabapentin 900mg 3 lần mỗi ngày, ibuprofen 800mg mỗi 8 giờ, ranitidine 150 mg uống 2 lần mỗi ngày, senna 2 viên x 2 lần trong ngày, và sodium docusate uống 2 lần trong ngày. Điều dưỡng gọi bạn vì chị Hương té khỏi giường và đang than đau nhiều ở thắt lưng lan xuống hai chân của chị ta. Khi bạn đến bên giường BN thì phát hiện chị đang khóc và quằn quại trong cơn đau. Bạn hầu như không khám được gì cả. Chị mô tả đây là cơn đau khởi phát đột ngột dữ dội, đau nhói và như điện giật, và mức độ đau cao hơn 10/10. Chị ta van xin bạn làm giảm cơn đau cho chị. Bạn xác định chị ta đang trong tình trạng khủng hoảng vì cơn đau cấp tính. 1. Bạn nghĩ gì về nguyên nhân gây đau? 2. Bạn sẽ điều trị đau cấp tính như thế nào? 3. Bạn đã cho thuốc giảm đau liều khởi đầu và bây giờ đánh giá lại tình trạng của BN. Bạn sẽ quyết định như thế nào về việc cần phải làm? Bệnh nhân nói đau không đỡ. Bạn cho bệnh nhân dùng thêm 20 mg morphine tiêm tình mạch, bạn cũng cho bệnh nhân dùng dexamethasone 20mg tiêm tĩnh mạch như là thuốc hỗ trợ giảm đau. Cơn đau của chị đã giảm một phần sau khi bạn can thiệp. Nhưng ngày hôm sau, chị báo là đau gia tăng. 4. Có những giải pháp nào khác để điều trị đau cho chị ta không? Thảo luận Ca bệnh có triệu chứng Đau Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đăng ký bản quyền năm 2007. Tác giả giữ toàn quyền. Ca bệnh 3 Anh Đức là một bệnh nhân nam 48 tuổi mắc AIDS, bị đau bụng mãn tính, anh ấy tả cơn đau là liên tục và lan tỏa. Đau của bệnh nhân không liên quan tới ăn uống hoặc đi cầu. Bạn nghĩ rằng anh ấy bị đau do MAC, kháng thuốc Lao, viêm ruôt thừa do CMV hoặc một bệnh nhiễ trùng cơ hội khác. Gân đây, anh Đức đã uống hết một đợt điều trị Lao 8 tháng. Hiện nay, bệnh nhân đang được điều trị cho bệnh MAC bằng ethambutol và clarithromycin, và điều trị ARV bằng phác đồ d4T/3TC/nevirapine. Xét nghiệm amylase thì bình thường, men gan transaminases chỉ hơi tăng một chút. Triệu chứng đau của bệnh nhân được khống chế khá tốt với miếng dán fentanyl 100 mcg/giờ và liều cứu hộ morphine 30 mg đường uống mỗi 4 giờ/lần. Tuy nhiên, gần đây anh ấy có sốt ra mồ hôi liên tục, suy kiệt, thường xuyên ói và không thể ăn hoặc uống thuốc đều đặn. Anh ta đau bụng nặng lên rất nhanh. 1. Các chống chỉ định chủ yếu khi dùng miếng dán fentanyl là gì? 2. Bạn đề xuất thay đổi phác đồ điều trị đau cho bệnh nhân như thế nào? 3. Bạn chuyển đổi liều fentanyl dán sang liều morphine tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da như thế nào? 4. Vì sao việc tính toán liều morphine quá thấp? 5. Vì sao việc tính toán liều morphine quá cao? Thảo luận Ca bệnh có triệu chứng Đau Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đăng ký bản quyền năm 2007. Tác giả giữ toàn quyền. Thảo luận Ca bệnh có triệu chứng Đau TS. BS. Eric L. Krakauer Trường Y Khoa Harvard & Bệnh viện Đa khoa Massachusetts Hướng dẫn cho Người dẫn giải Ca bệnh 1 1. Các chẩn đoán phân biệt về triệu chứng đau của bệnh nhân? Bướu xâm lấn vào màng phổi hoặc thành ngực, viêm phổi, tắc nghẽn phổi, tràn dịch màng phổi, di căn xương, thiếu máu tim cục bộ, viêm thực quản, bệnh zona, nghiện ma túy. 2. Cần có thêm thông tin/dữ liệu nào để xây dựng kế hoạch điều trị đau? Vị trí đau, cường độ (đánh giá mức độ đau dựa vào thang điểm độ đau từ 1-10; đau khởi phát (thình lình hay từ từ), cái gì/điều gì làm cho đau ít hơn hoặc tệ hơn, các ảnh hưởng của đau trên các họat động hàng ngày, mô tả chi tiết – cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ, rát bỏng, đau kiểu vọp bẻ (co cứng cơ); kết hợp với các triệu chứng khác như sốt, ho, khó thở, khó nuốt. 3. Tiền sử của BN đã ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch điều trị đau? Điều trị nên dựa vào chẩn đoán phù hợp nhất. Xem lại những khái niệm về dung nạp, sự lệ thuộc về thể chất, nghiện ma túy. Mô tả cách đánh giá nghiện ma túy, cách theo dõi bệnh nhân có tiền sử nghiện ma túy, sử dụng bản thỏa thuận khi tham gia điều trị, làm xét nghiệm nước tiểu để xác định độc tố. 4. Bạn sẽ trả lời với anh Sơn như thế nào? Sơn đã dùng paracetamol ở liều an tòan nhất. Liều cao hơn có thể gây nguy cơ độc cho gan. Liều codein cao hơn không chắc là có hiệu quả. Do đó, tăng liều paracetamol/codeine không phải là ý kiến hay. 5. Bạn sẽ đề nghị thay đổi các thuốc giảm đau như thế nào? Các khả năng (Tùy thuộc vào chẩn đoán phù hợp nhất): 1) Thêm thuốc kháng viêm không steroid NSAID và/hoặc thuốc hỗ trợ giảm đau: amitriptyline, gabapentin, corticosteroids (không dùng với NSAIDS) 2) Chuyển sang morphine 6. Nếu bạn quyết định dùng morphine, liều morphine bạn sẽ cho dùng là bao nhiêu? Viên codein 30mg, bệnh nhân dùng 2 viên mỗi 6 giờ = 240mg codeine/ngày Thảo luận Ca bệnh có triệu chứng Đau Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đăng ký bản quyền năm 2007. Tác giả giữ toàn quyền. Từ bảng thuốc giảm đau tương đương: 200mg codeine đường uống = 30mg morphine đường uống, do đó 240mg codeine đường uống = X mg morphine đường uống X = 36mg morphine đường uống Chia liều thành 6 lần để liều uống mỗi 4 giờ = 6mg morphine uống Không dung nạp hoàn toàn: giảm 33% liều = 4mg Cộng thêm 1mg/mỗi liều để thay thế tác dụng của paracetamol = 5mg Sử dụng nữa viên 10 mg (nếu có sẵn) hoặc 5mg hoặc dung dịch 5mg mỗi 4 giờ. 7. Những lưu ý/cân nhắc gì khác nữa không trong kế hoạch điều trị đau cho bệnh nhân này? Dự phòng táo bón Thêm liều cứu hộ để cắt cơn đau đột xuất: ~ 10% của liều 24 giờ/mỗi 2-4 giờ nếu cần thiết 8. Bạn sẽ đáp ứng với tình huống lâm sàng này như thế nào? a) Nếu có khả năng, cho chụp CT scan lưng để đánh giá mức độ di căn vào cột sống và chèn ép tủy sống. Nếu có thấy di căn cột sống ttại chỗ đau hoặc có chèn ép tủy sống thì đề nghị xạ trị nếu có thể được. b) Cho thêm steroid liều cao nếu chưa sử dụng. c) Cho thêm thuốc hỗ trợ điều trị cho triệu chứng đau do thần kinh như amitriptyline hoặc gabapentin. 9. Bạn sẽ chỉnh liều opioids cho anh ta như thế nào? a) Tăng liều morphine đang dùng: Tổng liều morphine = morphine đang dùng + các liều cứu hộ để cắt cơn đột xuất Liều morphine đang dùng = 20mg x 6 liều = 120mg Các liều cứu hộ = 15mg x 6 liều = 90mg Tổng liều morphine = 120mg + 90mg = 210mg/ngày Chia thành 6 lần để có liều uống mỗi 4 giờ = 35mg mỗi 4 giờ b) Tăng liều cứu hộ để cắt cơn: 10% của 210 mg = 20 mg mỗi 2 giờ khi cần thiết để cắt cơn đau đột xuất. 10. Bạn sẽ nói với anh Sơn dùng liều nào trước khi ngủ để cơn đau không đánh thức anh dậy? Nếu bệnh nhân có vấn đề khi ngủ tối, cho gấp đôi liều thường dùng khi đi ngủ. 11. Tình trạng hiện tại của anh ta ảnh hường thế nào đến kế hoạch điều trị đau cho anh ta? Thảo luận Ca bệnh có triệu chứng Đau Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đăng ký bản quyền năm 2007. Tác giả giữ toàn quyền. Anh có có nguy cơ lên cơn đau nếu anh ta không có khả năng uống thuốc giảm đau đã được kê toa. 12. Bạn sẽ thay đổi hoặc tiếp tục dùng loại thuốc nào? Liều là bao nhiêu? Chuyển thành opioid tiêm dưới da hoặc tiêm TM. Chuyển thành steroid tiêm TM nếu có thể (cùng liều như dexamethasone). Điều trị mê sảng. Tổng liều morphine uống/ngày = 35mg x 8 liều = 280mg. Để chuyển đổi morphine uống thành morphine tiêm tĩnh mạch, chia liều cho 3 = 280mg/3 = 93mg morphine tiêm tĩnh mạch/ngày. Chuyển đổi thành lượng thuốc theo giờ: 93mg/24 = khoảng 4mg/giờ tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch. Dung nạp chéo không hoàn toàn không áp dụng trong trường hợp này vì cùng thuốc được sử dụng (morphine). 13. Bạn cho dùng naloxone như thế nào? Pha loãng 0,4mg naloxone vào trong 9ml nước muối sinh lý và tiêm 1 ml (0,04mg) mỗi 1-2 phút cho đến khi có nhịp thở vừa ý. Ca bệnh 2 1. Bạn nghĩ gì về nguyên nhân gây đau? Di căn xương và có khả năng một hoặc nhiều vết nứt/gãy mới chèn ép gây đau kiểu thần kinh do tổn thương rễ thần kinh cột sống hoặc do chèn ép tủy sống. 2. Bạn sẽ điều trị đau cấp tính như thế nào? Bệnh nhân đang trong cơn đau cần phải khám đánh giá đau NGAY TỨC KHẮC, điều trị và đánh giá lại hiệu quả điều trị cho đến khi bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Bước 1. Xem lại tổng lượng opioid trong 24 giờ qua. Chị ta đã dùng 45 x 6 =270 +30mg = 300mg morphine uống trong 24 giờ qua. Bước 2. Cần quyết định điều trị thuốc giảm đau bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Dược động học của morphine: a) Tiêm tĩnh mạch Bắt đầu có tác dụng: nhanh (~5 - 10 phút) Đỉnh điểm: 10 - 20 phút Thảo luận Ca bệnh có triệu chứng Đau Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đăng ký bản quyền năm 2007. Tác giả giữ toàn quyền. Kéo dài: 2 - 7 giờ b) Giảm đau ngay tức khắc bằng đường uống Bắt đầu có tác dụng: chậm hơn (20 - 60 phút) Đỉnh điểm: 60 phút Kéo dài: 2 - 7 giờ Nếu có sẵn thuốc LUÔN LUÔN dùng dạng tiêm tĩnh mạch trong cơn đau cấp. Bước 3. cho 10-20% của tổng liều opioid uống hàng ngày như “liều lớn” 300mg của morphine dạng uống tương đương với 100mg morphine tiêm tĩnh mạch 10-20 % là 10mg đến 20mg morphine tiêm tĩnh mạch Đánh giá lại sau 15 phút CHÚ Ý: Nếu chị ta chưa bao giờ dùng opioid, bạn sẽ cho 2 - 5mg morphine tiêm tĩnh mạch (hoặc 5 - 10mg morphine uống). Bước 4. Giữ bệnh nhân tại giường, hỗ trợ tình cảm, và ĐÁNH GIÁ LẠI 15 phút sau mỗi liều tiêm tĩnh mạch hoặc 30 phút sau mỗi liều uống để xem “liều lớn” có cần thiết hoặc không . 3. Bạn đã cho thuốc giảm đau liều khởi đầu và bây giờ đánh giá lại tình trạng của BN. Bạn sẽ quyết định như thế nào về việc cần phải làm? Mức độ đau không thay đổi: GẤP ĐÔI liều Mức độ đau giảm <50%: Lập lại liều Y NHƯ VẬY Mức độ đau giảm >50%: Cân nhấc đây như là liều hiệu quả & lập lại khi cần mỗi một giờ cho dạng tiêm tĩnh mạch và mỗi 2 giờ cho dạng uống. 4. Có những giải pháp nào khác để điều trị đau cho chị ta không? Tiếp tục tăng liều opioid dựa vào việc sử dụng trước đó. Tiếp tục cho steroid liều cao. Bổ sung thêm các thuốc hỗ trợ như là amitriptyline, gabapentin, carbamazapine, valporic acid, hoặc lidocaine truyền tĩnh mạch. Trong những trường hợp cơn đau cực kỳ nặng trơ vớI điều trị opioid, steroid và các thuốc hỗ trợ: an thần giảm nhẹ. Ca bệnh 3 1. Các chống chỉ định chủ yếu khi dùng miếng dán fentanyl là gì? Sốt Đổ mồ hôi Suy mòn Thảo luận Ca bệnh có triệu chứng Đau Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đăng ký bản quyền năm 2007. Tác giả giữ toàn quyền. Cơn đau cấp hoặc chuyển nặng nhanh (miếng dán fentanyl không nên thay thường xuyên hơn mỗI 24 giờ) Nghèo (Rất đắt) 2. Bạn đề xuất thay đổi phác đồ điều trị đau cho bệnh nhân như thế nào? Miếng dán fentanyl không nên tiếp tục sử dụng. Bởi vì anh Đức không thể uống morphine, nên việc điều trị morphine bằng đường tiêm TM hoặc tiêm dưới da sẽ là tốt nhất. Anh có thể sử dụng morphine mỗi 4 giờ hoặc truyền liên tục. Anh Đức cũng nên được sử dụng liều cứu hộ khi cần thiết cho những cơn đau đột xuất. 3. Bạn chuyển đổi liều fentanyl dán sang liều morphine tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da như thế nào? Sử dụng bảng chuyển đổi tương đương trong giáo trình, miếng dán fentanyl 100mcg/giờ = xấp xỉ 96mg morphine tiêm tĩnh mạch. Giảm liều 33% do dung nạp chéo không hoàn toàn= 64mg morphine tiêm TM. 64mg/6= xấp xỉ 11mg tiêm TM mỗi 4 giờ. Nếu tiêm TM liên tục hoặc truyền dưới da được ưu chuộng hơn: 64mg/24 giờ= xấp xỉ 3mg/giờ. Liều cứu hộ (5%-10% tổng liều mỗi ngày): xấp xỉ 5mg tiêm TM mỗI giờ nếu cần. Bởi vì tác dụng của miếng dán fentanyl giảm đều đặn mỗi 12-18 giờ, morphine có thể được bắt đầu tăng: - Loại bỏ miếng dán fentanyl và bắt đầu truyền morphine ở liều 1mg/giờ - 4 giờ sau khi loại bỏ miếng dán, tăng liều 2mg/giờ - 8 giờ sau khi loại bỏ miếng dán, tăng liều 3mg/giờ Theo dõi sát triệu chứng đau để kịp thời phát hiện cả trường hợp do cho thuốc giảm đau không đầy đủ lẫn việc quá liếu thuốc. 4. Vì sao việc tính toán liều morphine quá thấp? Bệnh vùng bụng của bệnh nhân có thể tệ hơn và làm triệu chứng đau tăng hơn. Bệnh nhân có thể dùng nhiều liều thuốc cứu hộ morphine hơn chúng ta nghĩ và có độ dung nạp với morphine cao hơn chúng ta nghĩ. 5. Vì sao việc tính toán liều morphine quá cao? Bệnh nhân có thể không hấp thu fentanyl do bởi tình trạng suy kiệt và ra mồ hôi.
File đính kèm:
- tai_lieu_cham_soc_giam_nhe_cho_benh_nhan_hivaids_va_ung_thu.pdf