Tài liệu Chính trị học đại cương - Nguyễn Quốc Tuấn

Tóm tắt Tài liệu Chính trị học đại cương - Nguyễn Quốc Tuấn: ...ử đề cao “Vƣơng đạo” và kịch liệt chống “Bá đạo”. Nền chính trị “Vƣơng đạo” là một sự cai trị dân bằng đạo đức của ngƣời cầm quyền và giáo huấn đạo đức cho dân; đây là nền chính trị nhân nghĩa mà ở đó vua, quan và dân đều vui buồn, sƣớng khổ cùng dân. Nền chính trị “Bá đạo” là một sự cai trị d... là nhờ ở phƣơng pháp triết học. Trong nhận thức luận của mình, ông tuyệt đối hóa logic quy nạp của Franeis Bacon và cho rằng, ƣu việt của khoa học phƣơng Tây là dựa vào quan sát thực tế sự vật bên ngoài, dựa vào kinh nghiệm rút ra quy luật chung, vận dụng quy luật chung vào bất cứ việc gì đ..., mở mang dân quyền và dựa vào Pháp đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại nhƣ là điều kiện cơ bản để giành độc lập dân tộc. Tuy sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc theo hệ tƣ tƣởng tƣ sản cũng không thành công nhƣng, ngƣời Việt Nam tiếp tục khẳng định ý thức vƣợt trội, nhất quán và bất diệ...

pdf71 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Chính trị học đại cương - Nguyễn Quốc Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm về xây dựng nhà nƣớc kiểu mới nhƣ: “nhà 
nƣớc không còn nguyên nghĩa”, “nhà nƣớc nửa nhà nƣớc”, “nhà nƣớc quá độ” để 
rồi chuyển dần tới một chế độ tự quản. Muốn vậy, trƣớc mắt phải thực hiện chế độ 
dân chủ theo các hƣớng cơ bản: “Quyền bầu cử” đƣợc thực hiện ngay sau Cách 
mạng tháng Mƣời Nga thành công và dần dần đƣợc mở rộng, bầu cử theo nguyên 
tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín” là nguyên tắc tiến bộ nhất của 
nền dân chủ hiện đại; qua đó, những ngƣời lao động tự lựa chọn đƣợc ngƣời xứng 
đáng nhất thay mặt mình giải quyết và quản lý công việc của Nhà nƣớc và xã hội. 
“Quyền tham gia quản lý nhà nƣớc” của những ngƣời lao động “thay nhau” tham 
gia vào tổ chức và quản lý nhà nƣớc nên mỗi lần bầu cử nhất thiết phải đổi mới 
thành phần đại biểu để có thêm nhiều đại biểu mới; đây là một trƣờng học, một 
phƣơng thức đào tạo cán bộ quản lý có kinh nghiệm, có điều kiện tham gia vào 
quản lý nhà nƣớc, ngày càng có nhiều ngƣời trƣởng thành, thật sự trở thành cán bộ 
quản lý nhà nƣớc kiểu mới. “Quyền bãi miễn” là quyền có ý nghĩa quan trọng 
trong việc thực hiện chế độ dân chủ, thực hiện đúng vấn đề có tính nguyên tắc này 
sẽ làm tăng thêm trách nhiệm của đại biểu đối với cử tri và xã hội, tức là “thực hiện 
sự phục tùng thực sự của những ngƣời đƣợc bầu cử đối với nhân dân”, là nguyên 
tắc nhằm thực hiện triệt để chế độ dân chủ, bảo quản quyền lực nhà nƣớc thực sự 
thuộc về nhân dân. “Mọi cơ quan đƣợc bầu ra đều có thể coi là có tính chất dân 
chủ chân chính và đại biểu thực sự cho ý chí của nhân dân khi nào quyền bãi miễn 
của cử tri đối với ngƣời trúng cử đƣợc thừa nhận và áp dụng từ chối không áp 
dụng quyền bãi miễn, trì hoãn thi hành quyền đó, hạn chế nó, thì nhƣ thế tức là 
phản lại dân chủ và hoàn toàn từ bỏ nguyên tắc chủ yếu và nhiệm vụ của cuộc cách 
mạng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu ở nƣớc Nga”
13
. 
Lênin cũng khẳng định vai trò của pháp luật và pháp chế trong quản lý xã 
hội mới là một trong những điều kiện cơ bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã 
hội. Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa phải dùng phƣơng pháp “căn cứ vào luật lệ của dân 
là điều kiện cần và đủ cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi triệt để”. Khi chuyển sang 
chính sách kinh tế mới, Ngƣời nhấn mạnh: “Những hình thức quan hệ mới đƣợc 
xác lập trong quá trình cách mạng và trên cơ sở của chính sách kinh tế do chính 
quyền thực hiện phải đƣợc thể hiện trong pháp luật và đƣợc bảo vệ về mặt tƣ 
pháp”. Có thể nói, Lênin là ngƣời đã sáng tạo ra khái niệm pháp chế xã hội chủ 
nghĩa, và là ngƣời trực tiếp chỉ đạo xây dựng tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 
nhằm bảo đảm pháp chế nghiêm minh và thống nhất. 
e. Tƣ tƣởng xã hội dân sự 
Theo Ănghen, xã hội dân sự là lĩnh vực trong đó có thể cảm thấy chìa khóa 
để hiểu quá trình phát triển lịch sử của nhân loại. 
Theo Mác, xã hội dân sự là một sự giải phóng nhà nƣớc cực quyền thành 
nhà nƣớc pháp quyền, giải phóng xã hội thần dân thành xã hội công dân, giải 
phóng con ngƣời trừu tƣợng pháp lý thành con ngƣời cá nhân, thể nhân và pháp 
nhân, thành nhân cách. Việc “giải phóng chính trị hay là quy con ngƣời, một mặt 
thành thành viên của xã hội công dân, thành cá nhân vị kỷ, độc lập, và một mặt 
13 V.I.Lênin: Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến Bộ M. 1976, tr, 126 (do ngƣời viết nhấn mạnh). 
khác, thành công dân của nhà nƣớc, thành pháp nhân”14. Khi đó, “con ngƣời với tƣ 
cách là một thành viên xã hội công dân, con ngƣời phi chính trị nhất định phải xuất 
hiện nhƣ một con ngƣời tự nhiên”15. 
Mác cũng viết: “Tự do là ở chỗ biến nhà nƣớc, cơ quan tối cao của xã hội, 
thành một cơ quan phụ thuộc vào xã hội và ngay cả ngày nay nữa, các hình thức 
nhà nƣớc tự do hay không tự do là tùy ở chỗ trong những hình thức ấy “sự tự do 
của nhà nƣớc bị hạn chế nhiều hay ít”16. Mác chỉ rõ: Xã hội công dân “giải phóng 
chính trị đồng thời cũng là giải phóng xã hội công dân khỏi chính trị, thậm chí khỏi 
cái bề ngoài của một nội dung phổ biến nào đó”17. 
Mác đã từng phê phán: “Bất cứ ở đâu ông (Hegel) cũng mô tả sự xung đột 
giữa xã hội công dân và Nhà nƣớc”18 mà nên coi xã hội dân sự là một hiện tƣợng 
khách quan. Trình độ dân chủ của xã hội lại chính là tiền đề quyết định của sự phát 
triển bền vững xã hội dân sự. Mà “Xã hội công dân bao trùm toàn bộ quan hệ giao 
tiếp của các cá nhân trong một giai đoạn phát triển nhất định của lực lƣợng sản 
xuất. Nó bao trùm toàn bộ đời sống thƣơng nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn 
đó và do đó, vƣợt ra ngoài phạm vi quốc gia và dân tộc, mặc dù, mặt khác, về đối 
ngoại nó vẫn phải hiện ra nhƣ là một dân tộc và về đối nội nó vẫn phải tự tổ chức 
thành Nhà nƣớc”19. 
Xã hội dân sự với nền kinh tế thị trƣờng và Nhà nƣớc pháp quyền hòa quyện 
và quy định lẫn nhau thành một chỉnh thể của sự phát triển xã hội hiện đại, làm tiền 
đề và điều kiện, là nguyên nhân và kết quả của nhau. Nếu nền kinh tế thị trƣờng là 
cơ sở vật chất – kinh tế của xã hội dân sự và Nhà nƣớc pháp quyền, còn Nhà nƣớc 
14
 Mác - Ăngghen: toàn tập, t. 1, CTQG, H, 1995, tr. 557. 
15
. Mác - Ăngghen: toàn tập, t.1, Nxb CTQG, H, 1995, tr. 554. 
16 Mác - Ăngghen: toàn tập, t.1, Nxb CTQG, H, 1995, tr. 554. 
17
. Mác - Ăngghen: toàn tập, t.1, Nxb CTQG, H, 1995, tr. 554. 
18
 C.Mác và Ănghen, Toàn tập, t.1, Nxb CTQG,Hà Nội, 1995, tr.419. 
19
 C.Mác và Ph.Ăng ghen: Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.52 
pháp quyền là chế độ chính trị - pháp lý của nền kinh tế thị trƣờng và xã hội dân sự 
thì xã hội dân sự là nền tảng xã hội của nền kinh tế thị trƣờng và Nhà nƣớc pháp 
quyền mà “xã hội công dân đó là trung tâm thật sự, vũ đài thật sự của toàn bộ lịch 
sử”20. 
2. Tƣ tƣởng chính trị cốt yếu của Hồ Chí Minh 
a. Tƣ tƣởng yêu nƣớc - thƣơng dân - yêu thƣơng con ngƣời 
Cuộc đời, các trƣớc tác và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh luôn thể 
hiện một tình yêu nƣớc nồng nàn và tình yêu thƣơng dân sâu sắc. Yêu nƣớc phải 
thể hiện thành thƣơng dân, không thƣơng dân thì không có gì để nói về yêu nƣớc 
cả. Dân là số đông trong dân tộc, phải làm cho số đông đó ai cũng có cơm ăn, áo 
mặc, ai cũng đƣợc học hành, sống tự do, hạnh phúc. Từ lòng yêu nƣớc, thƣơng dân 
truyền thống, Hồ Chí Minh đi đến xây dựng Đảng Cộng sản và một nền chính trị 
của dân, do dân và vì dân mà tƣ tƣởng luôn thấu triệt là, khi nƣớc độc lập rồi thì 
phải biết thƣơng dân nhiều hơn và cụ thể hơn mà nhất là cán bộ, phải biết làm công 
bộc cho dân; những cán bộ nói là yêu nƣớc mà không thƣơng dân, “đè đầu cƣỡi cổ 
dân” là điều không thể chấp nhận đƣợc. 
Hồ Chí Minh tha thiết yêu thƣơng con ngƣời với tất cả mọi ngƣời nhƣng 
không phải là tình thƣơng trừu tƣợng chung chung mà trực tiếp là nhân loại cần 
lao, trƣớc hết, là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân; trong đó, trọng tâm là 
ngƣời lao động nghèo khó của Việt Nam. Sự nghiệp giải phóng con ngƣời, giải 
phóng giai cấp và giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là một quá trình đồng thời 
và tƣơng hỗ lẫn nhau và cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời 
của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam không chỉ giải phóng dân tộc và cần 
lao Việt Nam mà còn trực tiếp góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng cần lao 
của thế giới. 
20 C. M¸c - Ph. ¡ngghen: tuyÓn tËp, t. 1, Nxb Sù thËt, Hµ Néi, 1980, tr. 299. (HÖ t- t-ëng §øc) 
Sự thống nhất giữa nƣớc, dân với Đảng và con ngƣời đã làm cho Hồ Chí 
Minh là hiện thân của ngƣời cộng sản trong quan hệ với nƣớc, với dân, với nhân 
loại; phản ánh một đặc tính của giai cấp công nhân với tƣ cách là ngƣời đại diện 
cho dân tộc và nhân loại tiến bộ, xu thế tiến bộ của thời đại và sự nghiệp của ngƣời 
cộng sản. Điều này đƣợc thực hiện không dừng lại trong nội tâm và xu hƣớng hành 
động với tƣ cách cá nhân mà còn với tƣ cách là một lãnh tụ Cộng sản, lãnh tụ của 
cách mạng, lãnh tụ của dân tộc Việt Nam; không những biểu hiện ra trong việc xây 
dựng, hoàn thiện chế độ chính trị của xã hội, thể chế nƣớc nhà mà còn thể hiện 
đậm nét trong thực hiện các mối quan hệ quốc tế. 
b. Tƣ tƣởng độc lập tự do, dân là gốc nƣớc và đại đoàn kết 
 Dân tộc Việt Nam trải qua hàng thế kỷ dƣới ách thực dân phong kiến, sống 
một cuộc sống không có tự do tối thiểu nào, bị nô dịch và áp bức bóc lột làm cho 
nghèo đói đến cùng cực. Khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” - giải 
phóng dân tộc và tự do cho dân - trở thành mục đích thiêng liêng của Hồ Chí Minh 
và của cả dân tộc. Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều nƣớc có độc lập dân tộc nhƣng vẫn 
không có tự do của dân. Với Ngƣời, sự độc lập của dân tộc phải đem lại tự do cho 
nhân dân. Cho nên, Ngƣời phải tìm con đƣờng cứu nƣớc sao cho vừa có độc lập 
dân tộc vừa có tự do cho dân. Đó chính là con đƣờng dẫn Hồ Chí Minh đến với 
chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa cộng sản. Ngƣời nói: “Nƣớc độc lập mà dân 
không hƣởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”
21
. 
Hồ Chí Minh luôn xem dân là gốc nƣớc. Không chỉ là việc sử dụng lực lƣợng 
chính trị từ dân, mọi hoạt động chính trị đều vì dân mà còn giáo dục sao cho dân 
hiểu và tổ chức cho dân tự mình giải phóng mình, tự mình xây dựng cuộc sống của 
mình, quyền lực chính trị là quyền lực công cộng do dân lập ra để bảo vệ các quyền 
21 Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr. 56. 
cơ bản và thiêng liêng của con ngƣời. Ngƣời đã mong muốn và dày công xây dựng 
nền chính trị và tổ chức nhà nƣớc mà tất cả quyền lực ở đó đều thuộc về nhân dân, 
một chế độ xã hội không chỉ chuyên chính với kẻ thù để bảo vệ tự do của nhân dân 
mà cơ bản hơn còn tạo ra môi trƣờng ngày một thuận lợi thêm cho nhân dân sinh 
sống và phát triển những gì có thể theo yêu cầu hạnh phúc của chính mình nên “Bao 
nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân”
22
. 
Hồ Chí Minh là hiện thân của tƣ tƣởng đại đoàn kết toàn dân. Chủ trƣơng 
phải thực thi đại đoàn kết dân tộc để tạo ra sức mạnh của toàn dân là vấn đề cơ bản 
của đời sống chính trị ở nƣớc ta. Sức mạnh của cả dân tộc không phải chỉ về mặt 
vật chất mà cả về sức mạnh tinh thần của mọi ngƣời bắt nguồn từ logic nội tại của 
tính “đồng bào” và nhu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam. Cho nên, phải đại 
đoàn kết toàn dân mà bản thân Ngƣời là một hình mẫu toàn vẹn sinh động của 
đoàn kết trong nội bộ Đảng, đoàn kết Đảng với quân và dân, đoàn kết quốc gia, 
đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Ngƣời luôn xem “Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn 
kết” là động lực của cách mạng và là nhân tố đảm bảo cho “Thành công, Thành 
công, Đại thành công” nên thống nhất công - nông - trí và đại đoàn kết toàn dân để 
tạo ra sức mạnh giữ nƣớc và dựng nƣớc là một trong những đƣờng lối chính trị tiêu 
biểu của Hồ Chí Minh. 
c. Tƣ tƣởng về Đảng của dân tộc Việt Nam 
 Mọi ngƣời đều biết rằng chính đảng bao giờ cũng là đội tiền phong và mang 
bản chất của một giai cấp nhất định. Đảng Cộng sản mang bản chất của giai cấp 
công nhân nhƣng, trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội đã trở 
thành hiện thực trên thế giới, thì chỉ có một đảng cách mạng của giai cấp công 
nhân - đội tiền phong của giai cấp và đại diện cho cả dân tộc mới tập hợp và đoàn 
22 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.6, tr.175. 
kết đƣợc giai cấp và toàn bộ dân tộc thực hiện sự nghiệp cứu nƣớc giải phóng dân 
tộc và giải phóng giai cấp. Bởi vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh 
sáng lập và rèn luyện không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng 
của cả dân tộc Việt Nam. 
Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp và đại biểu cho dân tộc của Đảng thể 
hiện ở Hồ Chí Minh đã kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân 
và chủ nghĩa yêu nƣớc dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Hội Nghị thành lập Đảng (03/ 02/1930) với “Luận cƣơng vắn tắt” và “Sách lƣợc 
vắn tắt” do chính Ngƣời soạn thảo và toàn bộ hoạt động của Ngƣời đã đều thể hiện 
Đảng Cộng sản Việt Nam không những là Đảng của giai cấp công nhân mà còn của 
dân tộc Việt Nam. Trƣớc phiên họp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam (03/ 02/1946), 
Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Tôi chỉ có một đảng, Đảng Việt Nam”
23
. Và tại Đại hội 
lần thứ II của Đảng (1951), Ngƣời đã nhấn mạnh rằng, Đảng ta “là Đảng của giai 
cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt 
Nam”
24
. Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc giai cấp công nhân không có lợi ích riêng, hạn 
hẹp mà đại diện lợi ích của đa số, và Đảng Cộng sản phải trở thành dân tộc mà cầm 
quyền. Từ dân tộc và vì dân tộc, phải là mục đích cơ bản và trực tiếp của mọi ngƣời 
cộng sản và trên cơ sở đó mà góp phần thực hiện mục đích nhân loại của mình. Ở 
nƣớc ta, xét từ nguồn gốc ra đời, từ bản chất và nhiệm vụ trong hiện thực lịch sử thì 
Đảng Cộng sản chính là “Đảng Việt Nam”. 
Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, giai cấp công nhân và dân tộc là một 
chỉnh thể, dân tộc chỉ thật sự đƣợc giải phóng khi tiến hành cách mạng dƣới sự 
lãnh đạo của giai cấp, giai cấp cũng chỉ thực hiện đƣợc sứ mệnh của mình khi và 
chỉ khi phát huy đƣợc sức mạnh của cả dân tộc, bằng cách mạng của dân tộc, đồng 
23 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 1995, t.4, tr. 427. 
24 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 1995,t.6,tr. 175. 
thời đi cùng và thực hiện sự tự giải phóng mình cùng sự tự giải phóng của cả dân 
tộc. Cho nên, đội tiền phong của giai cấp thật sự trở thành Đảng của dân tộc Việt 
Nam là nội dung của hiện thực lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam. Vì độc lập 
và tự do của dân tộc trong đó có giai cấp nên việc phấn đấu cho một Việt Nam 
“dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ công bằng và văn minh” là mục đích cao nhất của 
ngƣời cộng sản Việt Nam. Ngƣời khẳng định: “Đảng ta là Đảng chỉ có một điều là 
phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng 
sản. Ngoài ra, không còn có lợi ích nào khác”
25
. 
d. Tƣ tƣởng về nhà nƣớc và chế độ chính trị 
Trong “Yêu sách của nhân dân An Nam” (1922), yêu sách thứ bảy: “Thay 
chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật”
26
. Không những khẳng định vai 
trò quan trọng của pháp luật mà còn chỉ ra rằng pháp luật đó phải là pháp luật của 
một chế độ dân chủ, thể hiện ý chí của đa số nhân dân do một cơ quan đại diện 
đƣợc cử tri bầu ra thay mặt mình ban hành dƣới hình thức văn bản luật; đồng thời, 
phải có ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật. Với “Bản án chế độ thực dân 
Pháp” (1925), Ngƣời đã đứng vững trên lập trƣờng dân chủ, dân tộc, yêu nƣớc, kết 
hợp với tƣ tƣởng của thời đại “nhân dân nắm quyền tự quyết”, lý tƣởng tự do, bình 
đẳng, bác ái, mà phê phán, tố cáo, buộc tội đối với chế độ thực dân nói chung, và 
bộ máy thống trị, quan lại, nhân viên chính quyền thuộc địa nói riêng. “Đƣờng 
cách mệnh” (1927) đã đề cập trực tiếp những vấn đề lý luận cách mạng Việt Nam: 
trình bày một cách hệ thống đặc trƣng, tính chất, những bài học có thể rút ra từ các 
cuộc cách mạng tiêu biểu của thế giới nhƣ cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp đến 
cách mạng Nga; và kết luận: Chúng ta đã hy sinh làm cách mạng, thì nên làm cho 
đến nơi, nghĩa là làm xong cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, 
25 Hồ Chí Minh: Toàn tập. Tập 10. Nxb. CTQG, HN, 1986, tr.462. 
26 Hồ Chí Minh. Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1,tr.436. 
chớ để trong tay một bọn ít ngƣời, thế giới khỏi hy sinh nhiều lần thì dân chúng 
mới đƣợc hạnh phúc
27
. 
 Thay mặt Quốc tế III để chủ trì cuộc hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt 
Nam, Ngƣời chính thức cho ra đời khái niệm “Chính phủ công nông binh” và việc 
xây dựng Chính phủ ấy là nội dung quan trọng trong “Chánh cƣơng vắn tắt” (1930) 
của Đảng Cộng sản Việt Nam. “Thƣ gửi đồng bào toàn quốc” (10/1944), Ngƣời 
nhấn mạnh: “Trƣớc hết phải có một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết 
và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta. Mà cơ cấu ấy thì phải do một cuộc 
Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và các đoàn thể ái 
quốc trong nƣớc bầu cử ra. Một cơ cấu nhƣ thế mới đủ lực lƣợng và uy tín, trong 
thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu 
bang”
28
. “Tuyên ngôn độc lập” (02.09.1945), Hồ Chủ tịch đã đề ra nhiệm vụ sớm 
ban hành Hiến pháp và xem đó là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của chính 
quyền nhà nƣớc non trẻ. Mục A, chƣơng II của “Hiến pháp” (1946) dành 2 điều 
quy định nghĩa vụ của công dân, thì nghĩa vụ tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp 
luật đƣợc đặt ngay sau nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. “Tuyên ngôn độc lập” và “Hiến 
pháp” (1946), thể hiện tập trung tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về một nhà nƣớc độc 
lập, tự chủ, dân chủ, cộng hòa, chủ quyền quốc gia dân tộc, một nhà nƣớc thực sự 
của dân, do dân và vì dân. 
Nội dung cơ bản của chế độ chính trị do Hồ Chí Minh dày công xây dựng 
phải là một chế độ xã hội mà mọi công việc đều phải bàn bạc với dân, lắng nghe ý 
kiến của dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của dân. Những thuộc tính của chế độ 
chính trị đó là: “Đảng Cộng sản cầm quyền, tổ chức ra Chính phủ công, nông, 
27 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn Tập, tập 2, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1981, tr.192 
28 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr. 505. 
binh; phát đất ruộng cho dân cày; giao công xƣởng cho thợ thuyền; không bắt dân 
đi chết cho tƣ bản và đế quốc chủ nghĩa nữa, ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực 
hành chủ nghĩa thế giới đại đồng”
29
. Trong cầm quyền, Ngƣời đã tuyên bố và từng 
bƣớc tổ chức hệ thống chính trị và bộ máy nhà nƣớc thật sự là công cụ thể hiện và 
thực hiện quyền lực chính trị - quyền làm chủ của dân. Đó là một chế độ chính trị 
dân chủ, nhân dân làm chủ xã hội, làm chủ nhà nƣớc, đồng thời cũng phải có nghĩa 
vụ với xã hội, với nhà nƣớc. “Nƣớc ta là nƣớc dân chủ, nghĩa là nhà nƣớc do nhân 
dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghiã vụ làm tròn bổn 
phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân”
30
. 
Sự hƣng vong của các chế độ chính trị nói chung, của nhà nƣớc nói riêng 
đƣợc quy định bởi quan hệ kinh tế và giai cấp gắn với yêu cầu phát triển của lực 
lƣợng sản xuất nhƣng, khi xét một nhà nƣớc trong một sự vận hành cụ thể, sinh 
mệnh của nó còn phụ thuộc vào mặt chủ quan của những ngƣời cầm quyền. Ngƣời 
khẳng định, không một nhà nƣớc nào tồn tại lâu dài nếu nó chứa đựng nhiều loại 
quan chức “vinh thân phì gia” nên việc xây dựng một nhà nƣớc trong sạch và sáng 
suốt là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự hƣng thịnh của chế độ. Trong lúc phải 
chống giặc ngoại xâm cũng nhƣ trong hòa bình, Ngƣời đã xem loại cán bộ “vinh 
thân phì gia” là giặc nội xâm. Sự trong sạch và sáng suốt của một nhà nƣớc cụ thể 
lại chịu sự quyết định trực tiếp bởi đội ngũ cán bộ và công chức của các cơ quan 
công quyền. Trong nhà nƣớc đó, cán bộ, đảng viên không chỉ là ngƣời lãnh đạo 
mẫu mực mà còn phải vừa là “đầy tớ trung thành của nhân dân”, còn công chức 
nhà nƣớc phải “là công bộc của dân”; tuyệt đối trung thành với Đảng và Chính 
phủ, với nhân dân, với quốc gia dân tộc. Bằng nhiều phƣơng thức cùng với đức độ 
29 Hồ Chí Minh: Toàn Tập, tập 2, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1981, tr. 206. 
30 HCM. Toàn tập. Nxb. CTQG. H. 1996.T7, tr. 452. 
của mình, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã tập hợp đƣợc hầu hết những con ngƣời có 
tài năng, trí tuệ của dân tộc. Là ngƣời có trình độ trí tuệ cao và Ngƣời lại biết nhân 
trí tuệ của mình, của cách mạng lên bởi trí tuệ của tập thể, của nhân dân, của cả 
dân tộc. 
Quyền lực chính trị của nhà nƣớc là quyền lực định hƣớng, điều khiển, tạo 
môi trƣờng cho sự phát triển toàn bộ của một quốc gia dân tộc nên phải tập trung 
cao độ trí tuệ của cả giai cấp, dân tộc và cả thời đại mà xây dựng hệ thống chính trị 
và hoạt động của Nhà nƣớc với một cơ chế thực sự kiểm soát đƣợc quyền lực giữa 
các cơ quan nhà nƣớc cùng với sự giám sát của nhân dân lao động đối với các cơ 
quan và các bộ nhà nƣớc ở mọi cấp, mọi ngành, mọi hoạt động. Một nhà nƣớc 
thiếu trí tuệ thì chỉ còn là hoạt động cƣỡng bức tùy tiện và pháp luật, mệnh lệnh 
của nó là sự áp đặt từ bên trên và bên ngoài chứ không phải là nhu cầu phát triển 
bên trong của mỗi công dân trong đời sống cộng đồng xã hội. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_chinh_tri_hoc_dai_cuong_nguyen_quoc_tuan.pdf
Ebook liên quan