Tài liệu đào tạo Quản trị hệ thống Linux (Phần 2)

Tóm tắt Tài liệu đào tạo Quản trị hệ thống Linux (Phần 2): ... lập phía máy chủ Một máy chủ NFS cần phải chạy portmap trước khi khởi động máy chủ nfs. Máy chủ nfs sẽ được khởi động hoặc dừng với script /etc/rc.d/init.d/nfs. File cấu hình chính là /etc/exports. Ví dụ file /etc/exports: /usr/local/docs *.local.org(rw, no_root_squash) *(ro) Thư mục đư...ell hiện tại $? Mã thoát của dòng lệnh cuối cùng Đối với các tham số vị trí $1, $2 vv phép toán dịch chuyển shift sẽ đặt lại tên mỗi tham số một cách tuần hoàn theo cách sau. $2 sẽ thành $1 $3 sẽ thành $2 vv Có thể tổng quát lại như sau $(n+1) Æ $n Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản ...n 198 Bảo mật nhân Có một số lựa chọn trong nhân Linux. Bao gồm cơ chế đồng bộ cookie syn_cookie. Tràn ngăn xếp bộ nhớ (Stack overflow) được kiểm soát bởi một miếng vá bảo mật gọi là tường mở (openwall) hoặc OWL. ● tcp_syncookies Để kích hoạt lựa chọn này bạn chỉ cần thực hiện như sau:...

pdf86 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu đào tạo Quản trị hệ thống Linux (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 
logrotate 
Các file nhật ký được cập nhật bằng cách sử dụng logrotate. Thông thường 
logrotate được chạy hàng ngày như là một công việc cron. File cấu hình 
/etc/logrotate.conf sẽ chứa các câu lệnh tạo hoặc nén file. 
Danh sách của logrotate.conf 
# rotate log files weekly 
weekly 
# keep 4 weeks worth of backlogs 
rotate 4 
# send errors to root 
errors root 
# create new (empty) log files after rotating old ones 
create 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
205 
# uncomment this if you want your log files compressed 
compress 
# RPM packages drop log rotation information into this directory 
include /etc/logrotate.d 
# no packages own lastlog or wtmp -- we'll rotate them here 
/var/log/wtmp { 
 monthly 
 create 0664 root utmp 
 rotate 1 
} 
Tự động hóa công việc (Automatic Tasks) 
Sử dụng cron 
Chương trình có trách nhiệm chạy các cron được gọi là crond. Mỗi phút crond 
sẽ đọc các file có chứa câu lệnh để thực hiện. Các file này được gọi là crontabs. 
File crontabs người dùng được lưu giữ trong /var/spool/cron/. Các 
file này sẽ không cho phép soạn thảo trực tiếp bởi người dùng không phải là 
người dùng root và cần thiết phải sử dụng công cụ soạn thảo crontab (xem dưới 
đây). 
File crontab hệ thống là /etc/crontab. File này sẽ thực hiện định kỳ tất cả các 
script trong /etc/cron.* bao gồm bất kỳ đường dẫn biểu tượng (symbolic link) trỏ 
tới các scritp hoặc các tệp nhị phân trong hệ thống. 
Để thực thi các đầu vào cron , sử dụng công cụ crontab. Các công việc được lập 
lịch được xem với tham số lựa chọn -l như mô tả dưới đây: 
 crontab –l 
➔ # DO NOT EDIT THIS FILE - edit the master and reinstall 
 # (/tmp/crontab.1391 installed on Tue Jul 17 17:56:48 2001) 
 # (Cron version -- $Id: crontab.c,v 2.13 1994/01/17 03:20:37 vixie Exp $) 
 0 * * 07 2 /usr/bin/find /home/penguin -name core -exec rm {} \; 
Liệu người dùng root có crontabs nào không? 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
206 
Tương tự như tham số lựa chọn -e sẽ mở trình soạn thảo mặc định của bạn và cho 
phép nhập đầu vào cron. 
Người dùng root có thể sử dụng -u để xem và thay đổi bất kỳ đầu vào cron nào 
của người dùng. 
Để xoá file crontab của bạn, sử dụng crontab -r. 
Đây là định dạng của: 
Minutes(0-59) Hours(0-23) Day of Month(1-31) Month(1-12) Day of Week(0-6) command 
Quyền: 
Mặc định, một người dùng bất kỳ nào có thể sử dụngcrontab. Tuy nhiện, bạn có 
thể kiểm soát khả năng truy cập với /etc/cron.deny và /etc/cron.allow. 
Lập lịch với “at” 
Các công việc at được chạy bởi tiến trình nền atd và được đẩy ra trong 
/var/spool/at/ 
Câu lệnh at được sử dụng để lập lịch một công việc đang tắt (off task) với cú 
pháp như sau 
 at [time] 
Trong đó thời gian có thể được biểu diễn như sau: 
now 
3am + 2days 
midnight 
10:15 Apr 12 
teatime 
Để có danh sách đầy đủ các định dạng thời gian, xem /usr/share/doc/at-
xxx/timespec. 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
207 
Bạn có thể liệt kê các câu lệnh đã được lập lịch với atq hoặc at -l. Các công 
việcat được ghi trong /var/spool/at/: 
 ls /var/spool/at/ 
➔ a0000100fd244d spool 
Khi sử dụng atq bạn sẽ phải có một danh sách các công việc được đánh số. Bạn cũng có thể 
sử dụng số này để loại bỏ khỏi hàng đợi công việc: 
 atq 
➔ 1 2001-07-17 18:21 a root 
Từ việc liệt kê atq chúng ta thấy rằng số công việc là 1, do đó có thể loại bỏ công 
việc khỏi hàng đợi như sau: 
 at -d 1 
Quyền: 
Mặc định at sẽ hạn chế người dùng root. Để ghi đè, bạn phải có một /etc/at.deny 
rỗng 
hoặc có /etc/at.allow với các tên tương ứng. 
Sao lưu và nén 
Chiến lược sao lưu (Backup strategies) 
Có ba chiến lược để sao lưu một hệ thống là: 
Đầy đủ: copy tất cả các file 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
208 
Dự phòng: Đầu tiên copy tất cả các file mới được thêm hoặc thay đổi kể từ lần 
backup cuối cùng và sau đó copy tất cả các file mới được thêm hoặc sửa đổi từ 
lần backup dự phòng gần nhất 
Sai lệch: Copy tất cả các file mới được thêm hoặc sửa đổi từ lần backup đầy đủ 
gần đây nhất 
Ví dụ: nếu bạn thực hiện một backup đầy đủ và ba lần backup Sai lệch trước khi 
hệ thống sập đổ, bạn sẽ cần bao nhiêu tape để khôi phục lại? 
Tạo file nén cần lưu trữ với tar 
Lựa chọn chính để tạo ra một file nén cần lưu trữ với tar là -c. Bạn cũng có thể 
xác định tên của archive như là đối số đầu tiên nếu sử dụng cờ -f. 
tar -cf home.tar /home/ 
Nếu bạn không xác định file như là một đối số tar -c thì đơn giản hệ thống sẽ cho 
đầu ra file nén cần lưu trữ như một đầu ra chuẩn: 
tar -c /home/ > home.tar 
Giải nén archives với tar 
Thay cờ -c bằng –x sẽ tạo ra các thư mục nếu cần thiết và copy các file nén cần 
lưu trữ vào thư mục hiện thời của bạn. Để chuyển tiếp kết quả giải nén vào một 
thư mục (ví dụ thư mục /usr/share/doc), bạn có thể làm như sau: 
tar xf backeddocs.tar -C /usr/share/doc 
Nén 
Tất cả các archives có thể dược nén bằng nhiều tiện ích khác nhau. Các cờ sau sẽ 
cho phép khi tạo, thử nghiệm (testing) hoặc giải nén một tệp cân lưu trữ: 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
209 
Tham số lựa 
chọn tar 
Kiểu nén 
 Z compress 
 z gzip 
 j bzip2. 
Tiện ích cpio 
Tiện ích cpio được sử dụng để copy các file từ hoặc đến các file nén. 
- Giải nén một file dữ liệu trên tape: 
cpio -i < /dev/tape 
- Tạo một file nén dữ liệu cho thư mục /etc: 
find /etc | cpio -o > etc.cpio 
Tài liệu 
Trang trợ giúp Manpages và cơ sở dữ liệu whatis 
Trang trợ giúp được tổ chức theo các phần 
NAME tên của mục (item) tiếp theo bởi một dòng ghi chú ngắn 
SYNOPSYS cú pháp của câu lệnh 
DESCRIPTION giải thích dài 
OPTIONS Các tham số lựa chọn có thể 
FILES Các file liên quan đến item hiện tại(ví dụ các file cấu hình) 
SEE ALSO các trang hướng dẫn khác liên quan đến chủ để hiện tại 
Các phần trên không thể thiếu trong một trang trợ giúp. 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
210 
Cơ sở dữ liệu whatis lưu trữ phần NAME của tất cả các trang trợ giúp trong hệ 
thống. Việc lưu trữ này được thực hiện bởi cron hàng ngày. Cơ sở dữ liệuwhatis 
có hai đầu vào như sau: 
name(key) – one line description 
Cú pháp của whatis là: 
whatis 
Kết quả đầu ra là phần NAME đầy đủ của các trang trợ giúp trong đó string 
tương ứng với named(key) 
Bạn cũng có thể sử dụng câu lệnh man để truy vấn cơ sở dữ liệu whatis. Cú pháp 
của man là 
man -k 
Không giống như whatis, câu lệnh man sẽ truy vấn cả “name” và “one line 
description” của cơ sở dữ liệu. Nếu string phù hợp với một từ trong bất kỳ một 
trường nào ở trên, truy vân sẽ trả về một NAME đầy đủ. 
Ví dụ: (String phù hợp sẽ được bôi đậm) 
whatis lilo 
lilo (8) - install boot loader 
lilo.conf [lilo] (5) - configuration file for lilo 
man -k lilo 
grubby (8) - command line tool for configuring grub, lilo, and elilo 
lilo (8) - install boot loader 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
211 
lilo.conf [lilo] (5) - configuration file for lilo 
Các trang trợ giúp được lưu giữ trong /usr/share/man 
Các phấn của trang trợ giúp 
Phần 1 thông tin trên các bảng executables 
Phần 2 Các lời gọi hệ thống, ví dụ mkdir(2) 
Phần 3 Các lời gọi thư viện, ví dụ stdio(3) 
Phần 4 Các thiết bị (files trong /dev) 
Phần 5 Các file cấu hình và định dạng 
Phần 6 Các trò chơi 
Phần 7 Các gói Macro 
Phần 8 Các câu lệnh quản trị 
Phần 9 Các đoạn mã nhân (Kernel routines) 
Để truy cập vào một phần N xác đinh, bạn gõ: 
man N command 
Ví dụ: 
man mkdir 
man 2 mkdir 
man crontab 
man 5 crontab 
Các trang thông tin 
Các trang thông tin (infor page) nằm trong thư mục /usr/share/info. Các trang 
này là các file nén và có thể đọc với công cụ info. 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
212 
Các công cụ GNU nguyên bản hay sử dụng các trang thông tin hơn các trang trợ 
giúp (man page). Tuy nhiên thông tin về các dự án GNU như gcc hoặc glibc vẫn 
có phạm vi rộng hơn trong các trang thông tin so với các trang trợ giúp. 
Tài liệu trực tuyến 
Các dự án GNU bao gồm các tài liệu như FAQ, README, CHANGELOG và 
thỉnh thoảng là hướng dẫn user/admin. Định dạng của các tài lieuẹ này có thể là 
ASCII text, HTML, LateX hoặc postscript. 
Các tài liệu này được lưu giữ trong thư mục/usr/share/doc/. 
HOWTOs và Dự án tài liệu Linux 
Dự án tài liệu Linux (LDP) cung cấp nhiều tài liệu chi tiết theo các chủ đề khác 
nhau. Các tài liệu này hướng dẫn cách sử dụng và thực thi trên Linux. Địa chỉ 
của trang web là www.tldp.org. 
Các tài liệu The LDP đều miễn phí và có thể được phân phối theo giấy phép 
CPL. 
Thực hành 
Ghi nhật ký 
1. Thay đổi file /etc/syslog.conf để in ra một số nhật ký tới /dev/tty9 (đảm bảo 
rằng bạn khởi động lại syslogd và kết quả đầu ra được chuyển gián tiếp một 
cách hợp lệ) 
2. Thêm một mục (item) local5 với quyền tới /ect/syslog.conf và đặt đầu ra trực 
tiếp tới /dev/tty10. Khởi động lại syslogd và sử dụng logger để ghi thông tin 
qua local5. 
3. Đọc script /etc/rc.d/init.d/syslog và thay đổi /etc/sysconfig/syslog để cho 
phép các host từ xa gửi các nhật ký đầu ra. 
Lập lịch 
4. Tạo một đầu vào cron sẽ khởi động xclock theo định kỳ 2 phút một lần. Chú ý 
rằng cron không biết các biến hệ thống như PATH và DISPLAY. 
5. Sử dụng at.để khởi động xclock trong năm phut tiếp theo. 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
213 
Archiving 
6. Sử dụng find để liệt kê tất cả các trường đã được sửa đổi trong vòng 24 giờ 
gấn nhất.. 
(gợi ý: Chuyển tiếp đầu ra của find -mtime –1 tới 1 file) 
7. Sử dụng cpio để tạo một tệp nén cần lưu trữ có tên là Incremental.cpio. 
(trả lời: Sử dụng file cừa đợc tạo ra ở trên và thực hiện cat FILE | cpio –ov > Incremental.cpio) 
8. Sử dụng xargs và tar để tạo ra một file nén dữ liệu của tất cả các file đã được 
cập nhật mới hoặc thay đổi trong vòng 5 phút gần đây nhất. 
9. Tương tự như trên sử dụng tham số lựa chọn –exec với câu lệnh find. Chú ý, 
các file được liệt kê bởi find có thể được tham chiếu bởi biểu tượng {}. 
10. Giải nén file bạn vừa tạo ra. 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
214 
IN ẤN 
Có hai mục đích trong chương này đó là giới thiệu các ccông cụ in ấn GNU sẵn 
có trên Linux và hiểu rõ các file cấu hình đối với máy chủ in ấn. 
Bộ lọc (Filters) và gs 
Đối với những định dạng phi văn bản, hệ thống Linux và Unix thường sử dụng 
các bộ lọc. Những bộ lọc nào sẽ chuyển những định dạng JPEG hoặc troff vào 
định dạng postscript. Và định dạng này có thể được gửi trực tiếp đến máy in 
postscript, tuy nhiên không phải tất cả máy in thông thường có khả năng xử lý 
postscript, một thiết bị trung gian "máy in postscript ảo" có tên là gs (ghostscript) 
sẽ chuyển đổi postscript vào PCL. 
Bản thương mại của ghostscript là Aladdin Ghostscript và bản GNU là version cũ 
hơn. 
Tiện ích gs có một cơ sở dữ liệu của các thiết bị điều khiển (driver) cho máy in 
(danh sách các thiết bị điều khiển thường xuyên được cập nhật, ví dụ rất nhiều 
các máy in USB có thể dùng được), do đó tiện ích này sẽ xử lý và chuyển đổi 
postscript trực tiếp vào PCL cho những loại máy in đã biết. Tiện ích gs đóng vai 
trò trung tâm trong quá trình xử lý in ấn của Linux. 
Máy in và hàng đợi in 
Như đã đề cập ở trên các dạng văn bản ascii đơn giản không cần xử lý theo cách 
thức giống như các file hình ảnh hoặc postscript. Nếu chúng ta chỉ có duy nhất 
một máy in và ví dụ muốn in ra những bức thư, thì chúng ta không cần thiết sử 
dụng bộ lọc. Chúng ta sẽ định nghĩa một hàng đợi thay thế bộ lọc và giúp quá 
trình in diễn ra nhanh hơn. Chúng ta cũng có thể định nghĩa một hàng đợi trên 
cùng một máy in dành cho việc xử lý các file postscript. 
Tất cả các hàng đợi và máy in được định nghĩa trong /etc/printcap. Dưới đây là 
cấu hình đầy đủ của một máy in từ xa 192.168.1.20 sử dụng hàng đợi từ xa có tên 
là 'lp': 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
215 
lp:\ 
 :sd=/var/spool/lpd/lp:\ 
 :mx#0:\ 
 :sh:\ 
 :rm=192.168.1.20:\ 
 :rp=lp: 
Các lựa chọn cần thiết ở đây là rm dành cho máy chủ từ xa, sd là thư mục đường 
ống máy in (spool), và rp là tên của hàng đợi từ xa. Chú ý rằng không có bộ lọc 
nào được xác định ở đây (chúng ta có thể sử dụng lệnh if cho bộ lọc đầu vào). 
Tất cả các quá trình lọc được thực hiên trên máy chủ từ xa. 
Các công cụ in ấn 
lpr: 
Tiện ích lpr đươc dùng để gửi các công việc liên quan đến in ấn tới máy in. Đây 
là một phiên bản mới của lp (line print). Đối với người dùng sẽ thuận tiên hơn 
nếu như một máy in có thể gắn kết với nhiều hơn một hàng đợi. Dưới đây là hai 
ví dụ để in một file có tên là LETTER. 
Gửi công việc đến máy in mặc định: 
lpr LETTER 
Gửi công việc đến hàng đợi 'ljet': 
lpr -Pljet LETTER 
Bảng 1: Các lựa chọn chính cho lpr 
 -#num In num bản copies 
 -Ppq Chỉ định hàng in pq 
 -s Tạo một liên kết tượng trưng trong thư mục đường ống máy in 
thay cho quá trình copy file vào đó 
lpq: 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
216 
Người dùng có thể quan sát trạng thái của hàng in bằng tiện ích lpq. Dưới đây là 
một vài ví dụ. 
Hiển thị các công việc trong hàng đợi mặc định: 
lpq 
Hiển thị các công việc cho tất cả hàng đợi trong hệ thống 
lpq -a 
Hiển thị các công việc trong hàng đợi từ xa 
lpq -Premote 
lprm: 
Tuỳ thuôc vào lựa chọn trong /etc/lpd.perms người dùng có thể được phép xoá 
những công việc đang chờ đợi bằng lệnh lprm. 
Xoá công việc cuối cùng được gửi đi 
lprm 
Xoá các công việc được gửi đi bằng người dùng dhill: 
lprm dhill 
Xoá tất cả công việc được gửi đi: 
lprm -a (or simply lprm -) 
Chúng ta cũng có thể xoá một công việc cụ thể trong đường ông máy in bằng 
cách chỉ ra giá trị của công việc, giá trị này được tạo ra bởi lpq. 
lpc: 
Tiện ích điều khiển máy in theo dòng (Line Printer Control) được dùng để điều 
khiển các hàng in và các máy in. Các hàng in có thể bị vô hiệu hoá hoặc làm việc 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
217 
trở lại. Chú ý rằng lệnh lprm chỉ có thể xoá các công việc từ hàng đợi nhưng 
không có thể dừng lại một hàng đợi. 
Chúng ta có thể thực hiện tương tác với lpc (lpc có dấu nhắc riêng) hoặc sử dụng 
dòng lệnh. 
Dưới đây là kết quả của lệnh lpc – help: 
CMD: /usr/sbin/lpc help 
► Commands may be abbreviated. Commands are: 
 abort enable disable help restart status topq ? 
 clean exit down quit start stop up 
Các lựa chon enable/disable/topq/up liên quan đến hàng đợi. 
Các lựa chọn start/stop/down liên quan đến máy in. 
Các file cấu hình 
/etc/printcap 
Như đã đề cập trong phần trước của chương này, file trên sẽ định nghĩa tất cả các 
máy in và hàng đợi mà hệ thông có thể dùng (từ xa hoặc cục bộ). 
Máy in mặc định có thể được xác định với các biến LPDEST hoặc PRINTER: 
PRINTER=lp 
Nếu không có biến môi trường nào được thiết lập, máy in mặc định là máy in đầu 
tiên được định nghĩa trong /etc/printcap. 
Các định nghĩa chính là: 
lp tên thiết bị, thông thường /dev/lp0 cho cổng song song 
mx dung lượng file lơn nhất (giá trị 0 có nghĩa là không giới hạn) 
sd thư mục đường ống máy in 
if bộ lọc đầu vào 
rm địa chỉ máy chủ từ xa hoặc IP 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
218 
rp tên hàng đợi từ xa 
Nếu như file /etc/printcap có thay đổi thì chúng ta cần khởi động lại daemon lpd. 
/etc/lpd.conf 
Đây là một file có nội dung rất dài và ngầm định là tất cả các lựa chon đều được 
ghi chú. File này được dùng khi người quản trị mạng muốn có thêm quyền điều 
khiển đối với quá trình in ấn (ví dụ: xác thực quyền truy nhập từ xa, các quyền 
của người dùng...) 
/etc/lpd.perms 
File này điều khiển các quyền liên quan đến các tiện ích lpc, lpq, và lprm. Cụ 
thể chúng ta có thể cung cấp cho người dùng quyền để loại bỏ những công việc 
hiện thời của họ từ hàng đợi với dòng lệnh sau: 
ACCEPT SERVICE=M SAMEHOST SAMEUSER 
LPRng sẽ sử dụng một hệ thông các phím để rút gọn các mục trong lpd.perms. 
Tuy nhiên quá trình này không dễ dàng có thể hiểu được đối với nhiều trường 
hợp. Ví dụ dịch vụ 'M' tương ứng với lprm trong dòng lệnh phía trên. 
Ví dụ về file /etc/lpd.perms: 
## Permissions are checked by the use of 'keys' and matches. For each of 
## the following LPR activities, the following keys have a value. 
## 
## Key Match Connect Job Job LPQ LPRM LPC 
## Spool Print 
## SERVICE S 'X' 'R' 'P' 'Q' 'M' 'C' 
## USER S - JUSR JUSR JUSR JUSR JUSR 
## HOST S RH JH JH JH JH JH 
## GROUP S - JUSR JUSR JUSR JUSR JUSR 
## IP IP RIP JIP JIP RIP JIP JIP 
## PORT N PORT PORT - PORT PORT PORT 
## REMOTEUSER S - JUSR JUSR JUSR CUSR CUSR 
## REMOTEHOST S RH RH JH RH RH RH 
## REMOTEGROUP S - JUSR JUSR JUSR CUSR CUSR 
## REMOTEIP IP RIP RIP JIP RIP RIP RIP 
## CONTROLLINE S - CL CL CL CL CL 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
219 
## PRINTER S - PR PR PR PR PR 
## FORWARD V - SA - - SA SA 
## SAMEHOST V - SA - SA SA SA 
## SAMEUSER V - - - SU SU SU 
## SERVER V - SV - SV SV SV 
## LPC S - - - - - LPC 
## AUTH V - AU AU AU AU AU 
## AUTHTYPE S - AU AU AU AU AU 
## AUTHUSER S - AU AU AU AU AU 
## AUTHFROM S - AU AU AU AU AU 
## AUTHSAMEUSER S - AU AU AU AU AU 
## 
## KEY: 
## JH = HOST host in control file 
## RH = REMOTEHOST connecting host name 
## JUSR = USER user in control file 
## AUTH will match (true) if authenticated transfer 
## AUTHTYPE will match authentication type 
## AUTHUSER will match client authentication type 
## AUTHFROM will match server authentication type and is NULL if not 
from server 
## AUTHSAMEUSER will match client authentication to save authentication 
in job 
## 
## Example Permissions 
## 
## # All operations allowed except those specifically forbidden 
## DEFAULT ACCEPT 
## 
## #Reject connections from hosts not on subnet 130.191.0.0 
## # or Engineering pc's 
## REJECT SERVICE=X NOT REMOTEIP=130.191.0.0/255.255.0.0 
## REJECT SERVICE=X NOT REMOTEHOST=engpc* 
## 
## #Do not allow anybody but root or papowell on 
## #astart1.astart.com or the server to use control 
## #facilities. 
## ACCEPT SERVICE=C SERVER REMOTEUSER=root 
## ACCEPT SERVICE=C REMOTEHOST=astart1.astart.com REMOTEUSER=papowell 
## 
## #Allow root on talker.astart.com to control printer hpjet 
## ACCEPT SERVICE=C HOST=talker.astart.com PRINTER=hpjet REMOTEUSER=root 
## #Reject all others 
## REJECT SERVICE=C 
## 
## #Do not allow forwarded jobs or requests 
## REJECT SERVICE=R,C,M FORWARD 
## 
# 
# allow root on server to control jobs 
ACCEPT SERVICE=C SERVER REMOTEUSER=root 
# allow anybody to get server, status, and printcap 
ACCEPT SERVICE=C LPC=lpd,status,printcap 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
220 
# reject all others 
REJECT SERVICE=C 
# 
# allow same user on originating host to remove a job 
ACCEPT SERVICE=M SAMEHOST SAMEUSER 
# allow root on server to remove a job 
ACCEPT SERVICE=M SERVER REMOTEUSER=root 
REJECT SERVICE=M 
# all other operations allowed 
DEFAULT ACCEPT 
/etc/host.{lpd,equiv} 
Những file này được dùng bởi hệ thống các quá trình in ấn LRP và có rủi ro về 
bảo mật. Khi thực hiện máy dịch vụ in, chúng ta cần xác định những máy chủ 
nào có thể truy cập vảo máy in ở trong /etc/hosts.lpd. Chúng ta cũng cần bổ sung 
những máy chủ này vào /etc/hosts.equiv. 
Những file này ngày nay được thay thế trong LPRng bằng file /etc/lpd.perms 
Thực hành 
1. Sử dụng printtool và tại một hàng đợi cục bộ có tên là lp. 
2. Chỉnh sửa thiết bị /dev/tty10 như là thiết bị máy in (nhớ thực hiện chmod 666 
/dev/tty10 để cho phép in ấn trên thiết bị này). Bây giờ bạn có một máy in ảo 
trên hệ thống của bạn! 
3. Gửi các công việc đến hàng in sử dụng lpr và pr. 
4. Với công cụ in ấn trên hệ thống của bạn, hãy định nghĩa các hàng đợi từ xa 
khác nhau 
 - một hàng đợi UNIX 
 - một hàng đợi SMB 
Nếu bạn đang sử dụng máy chủ, chắc chắn các câu lệnh phù hợp trên sẽ được 
định nghĩa trong /etc/lpd.perms 
 Trong mỗi trường hợp 
Quản trị Hệ thống Linux - Cơ bản 
221 
- kiểm tra file /etc/printcap. Bộ lọc nào được sử dụng? Máy chủ từ xa được định 
nghĩa như thế nào? 
- kiểm tra thư mục /var/spool/lpd/ 
5. Dùng các hàng in khác nhau và các máy in với lpc. 
6. Kiểm tra nội dung của mỗi hàng in với lpc. 
7. Loại bỏ khỏi hàng đợi những công việc cụ thể với lprm 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_dao_tao_quan_tri_he_thong_linux_phan_2.pdf