Tài liệu Dạy học trong kỷ nguyên số - Lê Trung Nghĩa (Phần 1)

Tóm tắt Tài liệu Dạy học trong kỷ nguyên số - Lê Trung Nghĩa (Phần 1): ...sao của một cuốn sách, và nó có thể đã từng là bản sao duy nhất tồn tại trên thế giới. Thư viện và sự sưu tập của nó vì thế trở thành then chốt cho uy tín của một trường đại học, và các giáo sư đã phải mượn chỉ văn bản từ thư viện và đọc theo nghĩa đen từ nó cho các sinh viên, những người có đầy ... trình có thể là tự cấp vốn từ chỉ mỗi nguồn thu học phí, vì WGU sử dụng các tư liệu học tập đang tồn tại rồi và các tài nguyên giáo dục mở ngày một gia tăng; • giáo dục dựa vào năng lực đang được thừa nhận như là hợp pháp đối với sự vay nợ của Liên bang và sự trợ giúp sinh viên ở nước Mỹ. Vì...g, đánh giá ngang hàng) để làm việc với bất kỳ trở ngại hay vấn đề gì. Việc xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững có thể tới sau, khi vài hạt bụi đã lắng đọng. Kết quả là, không ngạc nhiên là hầu hết tất cả các MOOCs sớm hoàn toàn đã bỏ qua bất kỳ lý thuyết sư phạm nào về các thực hành tốt nh...

pdf312 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Dạy học trong kỷ nguyên số - Lê Trung Nghĩa (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọng cho khóa học này?
2. Hãy nhìn vào các kỹ năng được liệt kê trong Phần 1.2 của cuốn sách này. Kỹ năng nào
trong số các kỹ năng đó có thể được phát triển tốt nhất bằng sử dụng điện toán hơn là các
phương tiện khác? Làm thế nào bạn có thể làm điều này bằng việc dạy học dựa vào máy
tính?
3. Dưới các điều kiện nào có thể là thích hợp hơn trong bất kỳ khóa học nào của bạn cho các
sinh viên sẽ được đánh giá bằng việc yêu cầu họ tạo ra các hồ sơ dự án đa phương tiện của
riêng họ hơn là qua một bài kiểm tra được viết? Các điều kiện đánh giá nào có thể là cần
thiết để đảm bảo tính xác thực của tác phẩm của một sinh viên? Liệu dạng đánh giá này có
là một công việc thừa ra thêm đối với bạn?
4. Đâu là những rào cản chính cho việc bạn sử dụng điện toán nhiều hơn trong việc dạy học
của bạn? Triết học? Thực hành? Thiếu huấn luyện hay lòng tin vào sử dụng công nghệ?
Hoặc thiếu sự hỗ trợ của tổ chức? Điều gì có thể được thực hiện để loại bỏ vài rào cản đó?
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ Trang 303/604
Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015 Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015
7.6 Các phương tiện xã hội
Hình 7.6.1 Dải các phương tiện xã hội trong năm 2010
Hình ảnh: © Abhijit Kadle, Upside Learning, 2010
Dù các phương tiện xã hội chủ yếu dựa vào Internet và vì thế là một chủng loại con của điện toán,
có đủ những khác biệt đáng kể giữa sử dụng các phương tiện xã hội cho giáo dục và việc học tập
dựa vào máy tính hoặc học tập cộng tác trên trực tuyến để chứng minh cho việc ứng xử với các
phương tiện xã hội như một phương tiện tách biệt, dù tất nhiên chúng là phụ thuộc và thường được
tích hợp đầy đủ với các dạng điện toán khác. Sự khác biệt chính là trong ngữ cảnh kiểm soát đối với
việc học tập mà các phương tiện xã hội chào cho những người học. 
7.6.1 Các phương tiện xã hội là gì?
Khoảng năm 2005, một dải mới các công cụ web đã bắt đầu thấy con đường của chúng trong sử
dụng phổ biến, và ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong giáo dục. Chúng có thể được mô tả lỏng
lẻo như các phương tiện xã hội, vì chúng phản ánh một văn hóa khác của sử dụng web từ sự thúc
đẩy 'trung tâm tới ngoại vi' trước đó của website của các tổ chức. 
Đây là một vài công cụ và sử dụng của chúng (có nhiều ví dụ có thể hơn: hãy nháy vào từng ví dụ
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ Trang 304/604
Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015 Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015
để có một ứng dụng giáo dục): 
Hình 7.6.2 Các ví dụ về các phương tiện xã hội (được tùy biến thích nghi từ Bates, 2011, trang 25). 
Dạng công cụ Ví dụ Ứng dụng
Blogs - Stephen’s Web 
- Học tập trực tuyến và các tài
nguyên giáo dục từ xa
Cho phép một cá nhân tạo các bài thường xuyên lên web, như
một nhật ký cá nhân hoặc một phân tích các sự kiện hiện hành
Wikis - Wikipedia
- Các tài nguyên thi toán của 
UBC 
Một xuất bản phẩm hợp tác “mở”, cho phép mọi người đóng góp
hoặc tạo ra một kho thông tin
Kết nối mạng xã hội
(Social networking)
- FaceBook
- LinkedIn
Một tiện ích xã hội kết nối mọi người với bạn bè và những người
khác, những người làm việc, nghiên cứu và tương tác với họ
Các kho lưu trữ đa 
phương tiện
(Multimedia 
archives)
- Podcasts
- YouTube
- Flickr
- iTunes U
- e-portfolios
- Open CourseWare của MIT
Cho phép những người sử dụng đầu cuối truy cập, lưu trữ, tải về
và chia sẻ các bản ghi âm, các hình chụp ảnh, và các video
Các thế giới ảo 
(Virtual worlds)
Second Life Kết nối / giao tiếp truyền thông bán ngẫu nhiên thời gian thực
với các site ảo và mọi người 
Các trò chơi nhiều 
người (Multiplayer 
games)
Lord of the Rings Online Xúc tác cho những người chơi cạnh tranh hoặc cộng tác chống
lại nhau hoặc (các) bên thứ 3 được trình bày bằng máy tính,
thường theo thời gian thực 
Học tập di động 
(Mobile learning)
Điện thoại di động và các ứng
dụng
Xúc tác cho những người sử dụng nhiều định dạng thông tin
(tiếng nói, văn bản, video, ...) bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu
Tính năng chính của các phương tiện xã hội là chúng trang bị cho người sử dụng đầu cuối để truy
cập, tạo, phổ biến và chia sẻ thông tin dễ dàng trong một môi trường mở, thân thiện với người sử
dụng. Thường thì chi phí duy nhất là thời gian của người sử dụng đầu cuối. Thường có ít sự kiểm
soát về nội dung, khác với những nội dung thường bị nhà nước hoặc chính phủ bắt phải tuân thủ
(như sự bôi nhọ hoặc khiêu dâm), hoặc ở những nơi có những kiểm soát, thì chúng là do bản thân
những người sử dụng bắt tuân thủ. Một tính năng của các công cụ như vậy là để trang bị cho người
sử dụng đầu cuối - người học hoặc khách hàng - tự truy cập và quản lý dữ liệu (như ngân hàng trực
tuyến) và hình thành các mạng cá nhân (ví dụ qua Facebook). Vì các lý do đó, vài người đã gọi các
phương tiện xã hội là sự 'dân chủ hóa' của web. 
Nói chung các công cụ phương tiện xã hội dựa vào các phần mềm rất đơn giản, theo đó chúng có
khá ít dòng mã lệnh. Kết quả là, các công cụ và ứng dụng mới ('apps') liên tục nổi lên, và sử dụng
chúng hoặc là tự do hoặc với chi phí rất thấp. Để có một tổng quan tốt và rộng về sử dụng các
phương tiện xã hội trong giáo dục, hãy xem Lee and McCoughlin (2011). 
7.6.2 Sự kham được chung của các phương tiện xã hội
Khái niệm 'kham được' thường được sử dụng trong các thảo luận của các phương tiện xã hội.
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ Trang 305/604
Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015 Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015
McLoughlin & Lee (2011) nhận diện 'sự kham được' sau đây có liên quan tới các phương tiện xã
hội (dù họ sử dụng khái niệm web 2.0) nói chung: 
• sự kết nối và quan hệ xã hội; 
• phát hiện và chia sẻ thông tin cộng tác; 
• tạo nội dung; 
• tổng hợp tri thức và thông tin và sửa đổi nội dung. 
Tuy nhiên, chúng ta cần chỉ định trực tiếp hơn các đặc tính sư phạm duy nhất của các phương tiện
xã hội. 
7.6.3 Các đặc tính trình bày
Các phương tiện xã hội xúc tác cho: 
• truyền thông đa phương tiện được kết nối mạng giữa các nhóm người học tự tổ chức; 
• truy cập tới các nội dung giàu, đa phương tiện có sẵn trên Internet bất kỳ lúc nào hoặc ở đâu
(với kết nối Internet); 
• các tư liệu đa phương tiện do những người học tạo ra; 
• các cơ hội mở rộng việc học tập vượt ra khỏi các khóa học 'đóng' và khuôn viên của tổ chức.
7.6.4 Phát triển các kỹ năng
Các phương tiện xã hội, khi được thiết kế tốt trong một khung giáo dục, có thể giúp phát triển các
kỹ năng sau đây (nháy vào từng kỹ năng để xem các ví dụ): 
• biết đọc biết viết số;
• học tập độc lập và tự định hướng; 
• học tập cộng tác / hợp tác, làm việc nhóm; 
• quốc tế hóa / phát triển các công dân toàn cầu; 
• các kỹ năng kết nối mạng và khác giữa các cá nhân; 
• quản lý tri thức; 
• ra quyết định trong các ngữ cảnh đặc biệt (ví dụ, quản lý khẩn cấp, ép tuân thủ luật). 
7.6.5 Các điểm mạnh và yếu của các phương tiện xã hội
Vài điểm mạnh của các phương tiện xã hội là như sau: 
• chúng có thể cực kỹ hữu dụng cho việc phát triển vài kỹ năng chính cần thiết trong kỷ
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ Trang 306/604
Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015 Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015
nguyên số; 
• chúng có thể xúc tác cho các giáo viên thiết lập công việc nhóm trực tuyến, dựa vào các
trường hợp hoặc các dự án, và các sinh viên có thể thu thập dữ liệu trong lĩnh vực đó bằng
việc sử dụng các phương tiện xã hội như các điện thoại di động hoặc iPads; 
• những người học có thể đưa lên các bài tập bằng các phương tiện giàu hoặc như một nhóm
hoặc cá nhân; 
• các bài tập đó khi được đánh giá có thể được những người học tải lên vào môi trường học
tập cá nhân của riêng họ hoặc vào các hồ sơ điện tử để sử dụng sau này khi tìm kiếm việc
làm hoặc chuyển trường sau khi tốt nghiệp; 
• những người học có thể có được nhiều sự kiểm soát hơn đối với việc học tập của riêng họ,
như chúng ta đã thấy trong các MOOCs kết nối số trong Chương 5; 
• thông qua sử dụng các blog và wiki, các khóa học và việc học có thể được mở ra cho thế
giới, bổ sung thêm các triển vọng giàu có hơn và rộng lớn hơn cho việc học tập. 
Tuy nhiên, nhiều sinh viên, ít nhất ban đầu, không phải là những người học độc lập (xem Candy,
1991). Nhiều sinh viên tới một nhiệm vụ học tập mà không có các kỹ năng hoặc lòng tin cần thiết
để nghiên cứu độc lập từ không có gì cả (Moore và Thompson, 1990). Họ cần sự hỗ trợ có cấu trúc,
nội dung dược xây dựng và được lựa chọn, và sự công nhận được thừa nhận. Sự xuất hiện của các
công cụ mới trao cho các sinh viên sự kiểm soát nhiều hơn đối với việc học tập của họ sẽ không
nhất thiết làm thay đổi nhu cầu của họ đối với kinh nghiệm giáo dục có cấu trúc. Tuy nhiên, những
người học có thể được dạy các kỹ năng cần thiết để trở thành những người học độc lập (Moore,
1973; Marshall và Rowland, 1993). Các phương tiện xã hội có thể làm cho việc học tập về cách để
học có hiệu quả hơn nhiều nhưng vẫn chỉ trong hầu hết các trường hợp trong một môi trường ban
đầu có cấu trúc. 
Sử dụng các phương tiện xã hội làm dấy lên vấn đề không thể tránh khỏi về chất lượng. Làm thế
nào những người học có thể phân biệt được giữa thông tin đáng tin cậy, chính xác, có căn cứ đích
xác, và các thông tin không chính xác, thiên kiến hoặc vô căn cứ, nếu họ được khuyến khích để lang
thang tự do? Đâu là các ảnh hưởng đối với sự tinh thông và tri thức chuyên nghiệp, khi mà bất kỳ ai
cũng có một cách nhìn trong bất kỳ điều gì? Như Andrew Keen (2007) đã bình luận, 'chúng ta đang
thay thế sự bạo ngược của các chuyên gia bằng sự bạo ngược của những thằng ngốc'. Không phải
tất cả các thông tin đều ngang bằng như nhau, và tất cả các ý kiến cũng vậy. 
Chúng là những thách thức cho kỷ nguyên số, nhưng cũng đang là một phần của vấn đề, các
phương tiện xã hội cũng có thể là một phần của giải pháp. Các giáo viên có thể sử dụng có ý thức
các phương tiện xã hội cho sự phát triển quản lý tri thức và sử dụng có trách nhiệm các phương tiện
xã hội, nhưng sự phát triển của tri thức và các kỹ năng như vậy thông qua sử dụng các phương tiện
xã hội sẽ cần môi trường được giáo viên hỗ trợ. Nhiều sinh viên sẽ cung cấp điều đó. Chúng ta vì
thế cần một nền tảng trung gian nằm giữa sự toàn quyền và sự kiểm soát của giáo viên, và tình trạng
hỗn loạn vô chính phủ hoàn toàn của bọn trẻ lang thang tự do trên một hòn đảo hoang trong cuốn
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ Trang 307/604
Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015 Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015
tiểu thuyết “Chúa tể của các con Ruồi” (Lord of the Flies) (Golding, 1954). Các phương tiện xã hội
cho phép một nền tảng trung gian như vậy, nhưng chỉ nếu như các giáo viên chúng ta có một triết lý
giáo dục hoặc sư phạm rõ ràng để chỉ dẫn các lựa chọn của chúng ta và sử dụng công nghệ. 
Để có thêm thông tin về các phương tiện xã hội, xem Chương 8, Phần 8.
Hoạt động 7.6 Nhận diện các đặc tính sư phạm duy nhất của các phương tiện xã hội 
1. Hãy lấy một trong số các khóa học của bạn, và phân tích cách mà các phương tiện xã hội
có thể được sử dụng trong khóa học của bạn, đặc biệt: 
• sử dụng các phương tiện xã hội giúp phát triển các kết quả đầu ra mới nào trong
việc học tập?
• liệu có là tốt hơn chỉ bổ sung thêm các phương tiện xã hội cho khóa học hoặc thiết
kế lại nó xung quanh các phương tiện xã hội?
2. Tôi đã chào chỉ một danh sách sơ bộ các đặc tính sư phạm duy nhất của các phương tiện xã
hội. Bạn có thể nghĩ về các đặc tính khác còn chưa được đề cập tới trong các phần khác của
chương này hay không?
3. Chương này có ảnh hưởng như thế nào tới quan điểm của bạn về việc các sinh viên mang
các thiết bị của riêng họ tới lớp học?
4. Liệu bạn (có vẫn còn) hoài nghi về giá trị của các phương tiện xã hội trong giáo dục? Bạn
thấy gì như là những nhược điểm của nó? 
Xin hãy sử dụng hộp bình luận để chia sẻ các câu trả lời của bạn. 
Các tham chiếu 
• Bates, T. (2011) ‘Understanding Web 2.0 and Its Implications for e-Learning’ in Lee, M. and
McCoughlin, C. (eds.) Web 2.0-Based E-Learning Hershey NY: Information Science
Reference
• Candy, P. (1991) Self-direction for lifelong learning San Francisco: Jossey-Bass
• Golding, W. (1954) The Lord of the Flies London: Faber and Faber
• Keen, A. (2007) The Cult of the Amateur: How Today’s Internet is Killing our Culture New
York/London: Doubleday
• Lee, M. and McCoughlin, C. (eds.) Web 2.0-Based E-Learning Hershey NY: Information
Science Reference
• Marshall, L and Rowland, F. (1993) A Guide to learning independently Buckingham UK:
Open University Press
• McCoughlin, C. and Lee, M. (2011) ‘Pedagogy 2.0: Critical Challenges and Responses to
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ Trang 308/604
Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015 Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015
Web 2.0 and Social Software in Tertiary Teaching’, in Lee, M. and McCoughlin, C. (eds.)
Web 2.0-Based E-Learning Hershey NY: Information Science Reference
• Moore, M. and Thompson, M. (1990) The Effects of Distance Education: A Summary of the
Literature University Park, PA: American Center for Distance Education, Pennsylvania State
University
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ Trang 309/604
Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015 Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015
7.7 Khung cho việc phân tích các đặc tính sư phạm 
của các phương tiện giáo dục
Bây giờ tôi sẽ tóm tắt các đặc tính sư phạm duy nhất của các phương tiện khác nhau được thảo luận
trong chương này. 
Hình 7.7 trình bày một phân tích sơ đồ các công cụ học tập trực tuyến khác nhau. Tôi đã sắp xếp
chúng trước hết theo những nơi mà chúng phù hợp cùng với một sự liên tục nhận thức luận của
người theo chủ nghĩa khách quan (đen), người kiến tạo (xanh da trời) và kết nối số (đỏ), nhưng tôi
cũng đã sử dụng 2 chiều khác, kiểm soát giáo viên / kiểm soát học viên, và tín chỉ / không tín chỉ.
Lưu ý là hình này cũng xúc tác cho các chế độ dạy học truyền thống, như các bài giảng và các hội
nghị chuyên đề, sẽ được đưa vào và được so sánh. 
Hình 7.7 Phân tích các phương tiện từ quan điểm giáo dục (được tùy biến thích nghi từ
Bates, 2011)
Hình 7.7 trình bày sự giải nghĩa của cá nhân tôi về các công cụ, và các giáo viên hoặc những người
chỉ dẫn khác của các công cụ đó. Không phải tất cả các công cụ hoặc các phương tiện được trình
bày ở đây (ví dụ, âm thanh và video). Vị thế của bất kỳ công cụ đặc biệt nào trong sơ đồ cũng sẽ
phụ thuộc vào sử dụng thực tế của nó. Các hệ thống quản lý học tập có thể được sử dụng theo một
cách thức kiến tạo, và các blog có thể được giáo viên kiểm tra chặt, nếu giáo viên đó là người duy
nhất được phép sử dụng blog trong một khóa học. Tuy nhiên, mục tiêu ở đây không phải là để đưa
ra sự phân loại cứng nhắc các phương tiện giáo dục, mà để đưa ra khung công việc cho các giáo
viên trong việc quyết định các công cụ và phương tiện nào có khả năng nhất phù hợp với tiếp cận
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ Trang 310/604
Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015 Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015
dạy học đặc biệt. Quả thực, các giáo viên khác có thể thích một tập hợp các giá trị sự phạm hơn như
một khung để phân tích các công nghệ và phương tiện khác nhau. 
Tuy nhiên, để đưa ra ví dụ từ Hình 7.7, một giáo viên có thể sử dụng một LMS để tổ chức một tập
hợp các tài nguyên, chỉ dẫn, thủ tục và thời hạn chót cho các sinh viên, những người sau đó có thể
sử dụng vài phương tiện xã hội, như các ảnh chụp từ các điện thoại di động để thu thập dữ liệu.
Giáo viên đưa ra một không gian và cấu trúc trong LMS cho các tư liệu học tập của các sinh viên ở
dạng một hồ sơ điện tử, theo đó các sinh viên có thể tải lên công việc của họ. Các sinh viên trong
các nhóm nhỏ có thể sử dụng các diễn đàn thảo luận hoặc Facebook để làm việc trong các dự án
cùng với nhau. 
Ví dụ ở trên là trong khung công việc của một khóa học có tín chỉ, nhưng khung công việc đó cũng
có thể phù hợp cho tiếp cận phi tổ chức hoặc phi chính quy về sử dụng các phương tiện xã hội cho
việc học tập, với trọng tâm vào các công cụ như Facebook, blog và YouTube. Các ứng dụng đó có
thể được người học dẫn dắt hơn nhiều, với người học quyết định các công cụ và sử dụng của chúng.
Các ví dụ mạnh nhất là của sự kết nối số hoặc các cMOOCs, như chúng ta đã thấy trong Chương 5. 
Hoạt động 7.7 Chọn các phương tiện cho một module dạy học 
1. Hãy lấy một module hoặc chủ đề chính của một khóa học bạn đang dạy. Hãy nhận diện các
kết quả đầu ra chính của việc học tập rồi khu vực nội dung sẽ được đề cập. 
2. Sau đó hãy xem các đặc tính chủ chốt của từng phương tiện trong chương này, và hãy nghĩ
cách làm thế nào từng phương tiện có thể được sử dụng để dạy module của bạn. Hãy sử
dụng phân tích của bạn từ các hoạt động 7.2 tới 7.6. Hãy tạo một danh sách các chức năng
bạn đã chọn và mối quan hệ của chúng với nội dung và các kỹ năng trong module đó. 
3. Hãy sử dụng Hình 7.7, hãy phân bổ một dải các công cụ và phương tiện mà bạn có thể cân
nhắc sử dụng và đặt chúng vào sự liên tục. 
4. Liệu bạn vẫn còn hạnh phúc với sự lựa chọn của bạn đấy chứ?
Đừng lo - chúng ta còn chưa kết thúc. Chương tiếp sau sẽ đưa ra một cách thức để ra các quyết
định trên cơ sở thực tế hơn. Mục đích chính ở đây là để làm cho bạn suy nghĩ về những sử dụng có
khả năng của các phương tiện khác nhau trong các lĩnh vực chủ đề của bạn. 
Những điều chính rút ra được
Có một dải rất rộng lớn các phương tiện có sẵn cho việc dạy và học. Đặc biệt: 
• văn bản, âm thanh, video, điện toán và các phương tiện xã hội tất cả đều có các đặc tính
duy nhất làm cho chúng hữu dụng cho việc dạy và học; 
• sự lựa chọn hoặc kết hợp của các phương tiện sẽ cần phải được xác định bằng: 
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ Trang 311/604
Dạy học trong kỷ nguyên số, Tony Bates, xuất bản lần đầu 15/04/2015 Bản cập nhất tới hết tháng 8/2015
◦ toàn bộ triết lý dạy học đằng sau việc dạy học đó; 
◦ các yêu cầu trình bày và cấu trúc của vấn đề chủ đề hoặc nội dung; 
◦ các kỹ năng cần phải được phát triển trong những người học; 
◦ và không ít hơn bởi sự tưởng tượng của giáo viên hoặc người chỉ dẫn (và ngày càng gia
tăng bởi chính những người học) trong việc nhận diện các vai trò có khả năng cho các
phương tiện khác nhau; 
• những người học bây giờ có các công cụ mạnh thông qua các phương tiện xã hội cho việc
tạo ra các tư liệu học tập của riêng họ hoặc cho việc trình bày tri thức của họ; 
• các khóa học có thể được xây dựng xung quanh các mối quan tâm của cá nhân các sinh
viên, cho phép họ tìm kiếm nội dung và các tài nguyên thích hợp để hỗ trợ cho sự phát
triển các năng lực đàm phán hoặc các kết quả đầu ra của việc học tập; 
• nội dung bây giờ ngày càng là mở và tự do sẵn sàng qua Internet; kết quả là những người
học có thể tìm, sử dụng và áp dụng thông tin vượt ra ngoài các ràng buộc của những gì một
giáo sư hoặc giáo viên có thể ra lệnh; 
• các sinh viên có thể tạo ra các môi trường học tập cá nhân trực tuyến của riêng họ; 
• nhiều sinh viên sẽ vẫn cần một tiếp cận có cấu trúc để chỉ dẫn cho việc học tập của họ; 
• sự hiện diện và chỉ dẫn của giáo viên có khả năng sẽ là cần thiết để đảm bảo việc học tập
chất lượng cao thông qua các phương tiện xã hội; 
• các giáo viên cần phải tìm nền tảng trung gian giữa sự tự do hoàn toàn của người học và
chỉ dẫn quá đáng để tạo thuận lợi cho những người học phát triển các kỹ năng chính cần
thiết trong kỷ nguyên số. 
Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ Trang 312/604

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_day_hoc_trong_ky_nguyen_so_le_trung_nghia_phan_1.pdf