Tài liệu Dạy lớp 3 theo chương trình Tiểu học mới

Tóm tắt Tài liệu Dạy lớp 3 theo chương trình Tiểu học mới: ...ập bằng nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác nhau. Tránh cách tổ chức giải bài tập đơn điệu như một tiết tự học của HS. - Chú ý mục đặc trưng của từng tiết dạy là rèn kĩ năng nghe, nói, hay viết là chủ yếu để có các hình thức tổ chức thực hành khác nhau dựa theo những biện pháp đã nói nhằm...khi học tập Toán 2 để học đọc, viết số với các “hình ảnh trực quan” có mức độ trừu tượng và khái quát nhất định. Từ sau trang 91, khi thấy 1000 HS phải tự hình dung ra có một nghìn ô vuông (hoặc một nghìn chấm tròn, que tính, ). Tiếp đó, chỉ cần viết, chẳng hạn 8 ở cột “hàng nghìn”, HS phải ...quan đến nội dung học tập. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học Đạo đức đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết dạy. Vì vậy, không nên quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp hoặc hình thức dạy học nào. Điều quan trọng là cần...

pdf171 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Dạy lớp 3 theo chương trình Tiểu học mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cho 
khuông nhạc. 
- Gợi ý trò chơi 1 : Gắn những bông hoa lên các vị trí nốt nhạc và gọi tên nốt. 
- Gợi ý trò chơi 2 : GV làm sẵn những hình nốt nhạc đen, trắng... Tổ chức 2 đội 
chơi. Yêu cầu các em gắn nốt nhạc lên khuông theo bài tập cho trước. 
Ví dụ : La đen, Son trắng, Mi móc đơn... 
- Dùng bàn tay khuông nhạc : GV đố HS nói tên nốt nhạc, hoặc từng cặp HS đố 
nhau nói tên nốt nhạc. 
C. Tổng kết đánh giá 
A. Câu hỏi 
1. Bạn đã thuộc và hát đúng các bài hát trong chương trình lớp 3 chưa ? 
2. Bạn có thể dạy bài hát và hướng dẫn HS kết hợp vận động và múa không ? 
3. Bạn có nắm vững các kiểu gõ đệm cho các bài hát ? 
4. Bạn có thể hướng dẫn các trò chơi trong giờ học âm nhạc không ? 
5. Bạn có dạy “Kể chuyện âm nhạc” và “Nghe nhạc” được không ? 
6. Tự suy nghĩ xem bạn đã nắm vững các kí hiệu ghi chép âm nhạc và biết PPDH 
các kí hiệu đó cho HS lớp 3 chưa ? 
7. Bạn đề xuất với giảng viên giúp đỡ, giải đáp những vấn đề gì ? 
B. Bài tập 
1. Bạn hãy tự chọn 1 - 2 tiết trong SGV và soạn thành kế hoạch dạy học. 
2. Bạn hãy trao đổi kế hoạch bài học trong nhóm và đánh giá, nhận xét bổ sung cho 
kế hoạch bài học của bạn. 
Sản phẩm sau khi học xong mô đun : 
- Biết hát các bài hát trong chương trình lớp 3. 
- Soạn kế hoạch bài học dạy 1 tiết. 
PHỤ LỤC 
Nội dung và phương pháp dạy học âm nhạc lớp 3 
theo chương trình tiểu học mới 
(Bài đăng trong Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục số 104 năm 2004) 
Nối tiếp chương trình lớp 2, bắt đầu từ năm học 2004 - 2005, chương trình và sách 
Nghệ thuật 3 triển khai dạy học ở tất cả các trường tiểu học. Nghệ thuật là một trong 
6 môn học của lớp 3. Trong môn Nghệ thuật có 3 phần : Âm nhạc, Mĩ thuật và Thủ 
công. Sau đây xin giới thiệu toàn bộ những vấn đề về chương trình và sách Nghệ 
thuật 3 (phần Âm nhạc). 
I - Mục tiêu dạy học Âm nhạc lớp 3 
- Học sinh (HS) biết hát, hát đúng Quốc ca Việt Nam và 10 bài hát thiếu nhi. Qua 
học hát, các em có ý thức phân biệt sự chính xác của cao độ, trường độ và bước đầu 
tập hát diễn cảm theo nội dung tính chất mỗi bài hát. 
- Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc. Biết tên các nốt nhạc, biết một số hình nốt và vị 
trí các nốt đặt trên khuông nhạc. 
- Qua học hát và nghe nhạc các em được giáo dục tình cảm trong sáng, lành mạnh, 
phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, tích cực tham gia hoạt động ca hát tập thể ở 
lớp, ở trường. 
II - Chương trình Âm nhạc lớp 3 
A. Về nội dung 
* Học hát : Bài hát được lựa chọn cho lớp 3 gồm có : 
1. Quốc ca Việt Nam (Văn Cao) 
2. Bài ca đi học (Phan Trần Bảng) 
3. Đếm sao (Văn Chung) 
4. Gà gáy (Dân ca Cống - Lai Châu) 
5. Lớp chúng ta đoàn kết (Mộng Lân) 
6. Con chim non (Dân ca Pháp) 
7. Ngày mùa vui (Dân ca Thái) 
8. Em yêu trường em (Hoàng Vân) 
9. Cùng múa hát dưới trăng (Hoàng Lân) 
10. Chị Ong Nâu và em bé (Tân Huyền) 
11. Tiếng hát bạn bè mình (Lê Hoàng Minh) 
Ngoài các bài hát trên còn có một số bài có thể bổ sung thay thế hoặc dùng cho 
ngoại khoá được in trong Tập bài hát 3 (sách HS). 
* Phát triển khả năng âm nhạc 
- Giới thiệu hình dáng một vài nhạc cụ dân tộc phổ biến : đàn bầu, đàn nguyệt (đàn 
kìm), đàn thập lục (đàn tranh). Nghe âm sắc qua băng các trích đoạn được diễn tấu 
bằng các loại đàn nói trên. 
- Đọc 2 truyện kể về âm nhạc. 
- Tập nhận biết tên nốt nhạc, vị trí tên nốt trên khuông qua các trò chơi âm nhạc. 
- Tập nhận biết hình nốt nhạc : đen, trắng, móc đơn, móc kép và dấu lặng. Tập nói 
tên các nốt nhạc trên khuông (bao gồm tên nốt, hình nốt). 
B. Những điểm mới của chương trình 
- Trong chương trình, SGK Hát - Nhạc 3 (cũ) có 8 bài hát trong năm học. Chương 
trình mới có 11 bài (trong đó có Quốc ca Việt Nam). Chương trình mới giữ lại phần 
lớn bài hát trong sách cũ và bổ sung thêm một số bài. Tuy số lượng bài hát tăng lên 
nhưng không vì thế làm cho chương trình nặng thêm. 
- Chương trình mới chú trọng dạy hát và quan tâm đến các nội dung phát triển khả 
năng nghe nhạc. 
- Chương trình mới không có nội dung Tập đọc nhạc như sách Hát - Nhạc 3 cũ. 
- Chương trình mới chỉ giới thiệu cho HS bước đầu biết một vài kí hiệu ghi chép 
nhạc (như tên nốt, hình nốt...), không yêu cầu các em tập đọc nhạc. 
- Chương trình mới khi được cụ thể hoá thành tài liệu dạy học cho GV, đặc biệt chú 
ý đến các hoạt động kết hợp trong quá trình học hát. 
- So với sách Hát - Nhạc 3 cũ, phần Âm nhạc trong sách Nghệ thuật 3 có nội dung 
tinh giản, nhẹ nhàng, bám sát mục tiêu môn học và phù hợp với việc dạy và học của 
đại đa số GV và HS trong cả nước. 
C. Trọng tâm và những điểm khó của chương trình lớp 3 
- Trọng tâm của chương trình là 11 bài hát. Nội dung này cần được dạy đủ, dạy tốt. 
- Những điểm khó : Đối với GV không chuyên dạy âm nhạc cần phải học thuộc và 
hát đúng các bài hát quy định trong chương trình. 
+ Dạy HS học các bài hát phải biết kết hợp với một số hoạt động như : gõ đệm, vận 
động phụ hoạ, một vài động tác múa đơn giản, trò chơi âm nhạc, đố vui... 
+ Thực hiện nội dung nghe nhạc, nghe hát cần có băng âm thanh hoặc GV trình bày 
bằng giọng hát và tiếng đàn của mình. 
+ GV cần biết sử dụng ở mức độ đơn giản một nhạc cụ (ví dụ : kèn Melodion, sáo 
dọc, đàn phím điện tử ...) để hỗ trợ cho dạy học. 
+ GV phải biết cách dạy một số kí hiệu về tên nốt, hình nốt dưới dạng các trò chơi 
mang tính chất học - vui, vui - học. 
III - Giới thiệu sách dùng cho giáo viên 
Nghệ thuật 3 (phần Âm nhạc) 
Cũng như lớp 1 - 2, ở lớp 3 chưa có SGK Âm nhạc cho HS. Sách Nghệ thuật 3 
(dùng cho GV) là tài liệu chính thức và duy nhất để GV thực hiện chương trình Âm 
nhạc lớp 3. Sách được biên soạn mang chức năng “kép” : vừa cung cấp nội dung dạy 
học (tính chất của SGK), vừa hướng dẫn cho GV cách thức thực hiện từng bài học, 
từng tiết học. 
Ngoài SGV, HS có Tập bài hát 3 để giúp các em có tài liệu theo dõi học tập trên lớp 
và ôn luyện tự học ở nhà. 
Cấu trúc SGV 
Cũng như sách lớp 1 - 2, phần Âm nhạc ở sách lớp 3 gồm 2 phần chính : 
Phần thứ nhất : Những vấn đề chung về dạy Âm nhạc lớp 3 
Phần này giới thiệu mục tiêu môn học, nội dung chương trình Âm nhạc và PPDH, 
thiết bị dạy học và vấn đề kiểm tra đánh giá. 
Khi nghiên cứu phần này, ngoài yêu cầu biết và hiểu, GV còn phải tiếp cận với các 
bài hát để nắm vững giai điệu, lời ca thông qua nghe băng, tự học hoặc được sự 
hướng dẫn trực tiếp của giảng viên tại các lớp bồi dưỡng. 
Các bài hát là phần chủ yếu, quan trọng nhất của chương trình, vì vậy trước hết 
người GV phải biết hát đúng giai điệu và thuộc bài. 
Phần thứ hai : Hướng dẫn cụ thể 
Các nội dung của chương trình được phân chia thành 35 tiết/ 35 tuần. Số lượng 11 
bài hát được dạy trong 22 tiết (mỗi bài dạy trong 2 tiết). Thời lượng còn lại (13 tiết) 
dành cho ôn tập, dạy một số kí hiệu nốt nhạc và các kiến thức mang tính kết hợp 
nhằm cung cấp thêm một số nội dung âm nhạc thường thức. 
Các nội dung dạy học có thể phân loại theo các dạng hoạt động chủ yếu như sau : 
a) Dạy hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc trò chơi 
b) Dạy hát kết hợp tập biểu diễn 
c) Dạy hát và nghe nhạc 
d) Dạy hát và kể chuyện 
e) Dạy một số kí hiệu nốt nhạc 
Tinh thần chung của các tiết học là lấy học hát làm trọng tâm, học hát kết hợp các 
hoạt động và một số nội dung khác để tăng tính hấp dẫn, tính phong phú cho mỗi giờ 
học. Tất cả đều nhằm đưa trẻ em vào thế giới âm nhạc với tinh thần học - vui, vui - 
học, tạo ra sự thoải mái, cân bằng trong quá trình tiếp thu các môn học ở trường tiểu 
học. Việc dạy các kí hiệu ghi nhạc ở lớp 3 không có yêu cầu Tập đọc nhạc (xướng 
âm). Đây chỉ là bước chuẩn bị sơ bộ để lên lớp 4 HS sẽ được học môn Âm nhạc bao 
gồm có Học hát và Tập đọc nhạc (mức độ đơn giản). Trong chương trình lớp 3 
không có nội dung và yêu cầu Tập đọc nhạc cũng là một cách giảm tải, làm cho 
chương trình nhẹ nhàng và đại đa số GV dạy văn hoá chủ nhiệm lớp đều có thể thực 
hiện nếu ở trường chưa có GV chuyên trách dạy nhạc. 
IV - phương pháp dạy âm nhạc lớp 3 
Việc thiết kế chương trình và biên soạn SGV phần nào đã thể hiện tương đối rõ 
những đổi mới về PPDH âm nhạc ở lớp 3. Tuy nhiên, để GV dạy Âm nhạc lớp 3 (dù 
là GV chuyên nhạc hay không chuyên nhạc) nắm được những vấn đề cốt lõi của 
PPDH nhằm thực hiện tốt nội dung chương trình lớp 3, chúng tôi xin trình bày bổ 
sung thêm những vấn đề cần quan tâm đối với việc dạy Âm nhạc lớp 3. 
1. Dạy hát 
Nhiều người nghĩ đơn giản rằng dạy hát cho HS tiểu học chỉ cần thuộc bài hát và 
dạy lại cho các em hát bằng phương pháp truyền khẩu, thế là xong. Thực ra, khi âm 
nhạc đã trở thành một môn học mà trong đó học hát có vị trí quan trọng thì dạy hát 
phải có quy trình. Mỗi bước trong quy trình đều có những yêu cầu cụ thể. Việc dạy 
hát như vậy khác với dạy hát trong các buổi sinh hoạt Đội thiếu niên nhi đồng, khác 
với cách dạy hát thường thấy ở trên Đài phát thanh hay truyền hình. ở trường phổ 
thông, chúng ta đã quen thuộc với quy trình dạy hát gồm các bước như sau : 
Giới thiệu bài hát. Hát mẫu. Dạy hát từng câu. Ôn luyện theo tổ nhóm, cá nhân. Hát 
kết hợp các hoạt động. Tập biểu diễn trước lớp. 
Dạy hát ở trường tiểu học phải đặc biệt chú ý đến các hoạt động kết hợp trong quá 
trình học hát và sau khi thuộc bài hát. Đó là các công việc như : 
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp (nhịp 2 hoặc nhịp 3), đệm theo tiết 
tấu lời ca. 
- Cho HS nghe âm thanh của nhạc cụ thể hiện giai điệu của từng câu hát hoặc cả bài 
hát. 
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc múa đơn giản. 
- Hát kết hợp với trò chơi. 
- Đố vui, liên hệ với kiến thức, kĩ năng trong các bài hát. 
- Liên hệ nội dung của bài hát với những kiến thức khác có liên quan và có ý nghĩa 
giáo dục (như giáo dục đạo đức, giáo dục môi trường ...). 
2. Dạy các nội dung khác trong chương trình lớp 3 
Trong chương trình Âm nhạc lớp 3, ngoài dạy các bài hát còn có một số nội dung 
khác như : Kể chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc cụ, học các kí hiệu ghi chép nhạc, 
nghe nhạc. 
Ở lớp 1 - 2 không dạy các kí hiệu ghi nhạc. Đây là vấn đề mới của lớp 3, khác với 
chương trình cũ, chúng ta cần tìm hiểu và nắm được mục đích, yêu cầu cũng như 
một số biện pháp thực hiện nội dung mới này. 
Trong SGV Nghệ thuật 3 (phần Âm nhạc) có nội dung dạy các tên nốt nhạc, hình 
nốt nhạc được bố trí ở các tiết 16, 20, 22, 23, 24, 28, 29, 31 và 33. 
Giới thiệu cho HS lớp 3 biết các kí hiệu ghi nhạc chỉ khoanh lại trong một số nội 
dung đơn giản sau đây : 
- Biết tên gọi và thứ tự các nốt nhạc (7 nốt) : Đô - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si. 
- Biết vị trí các nốt nhạc đặt trên khuông nhạc với khoá Son (trong phạm vi 1 quãng 
8 (Đô1, Đô2). 
- Biết các hình nốt nhạc (nốt đen, trắng, móc đơn, móc kép ...). 
- Biết gọi đúng tên nốt nhạc trên khuông (bao gồm tên nốt, hình nốt. Ví dụ : La đen, 
Son trắng, Mi móc đơn ...). 
Mục đích của việc giới thiệu cho HS biết một số kí hiệu ghi nhạc nhằm chuẩn bị cho 
HS tiếp thu chương trình âm nhạc lớp 4 có nội dung Tập đọc nhạc. 
Việc học các kí hiệu ghi nhạc nêu trên không đặt ra yêu cầu tập đọc cao độ, trường 
độ mà chỉ để HS tiếp cận, làm quen, nhận biết và ghi nhớ bước đầu. 
Cách dạy các kí hiệu chủ yếu thông qua các hoạt động : trò chơi dùng bàn tay tượng 
trưng khuông nhạc, đố vui, so sánh mối quan hệ gấp đôi về trường độ dựa trên các kí 
hiệu hình. 
Các nội dung trên được bố trí với thời lượng hạn hẹp nhưng được lặp đi lặp lại nhiều 
lần trong các tiết học để HS ghi nhớ, theo đó có yêu cầu cho các em tập viết nốt 
nhạc. 
Dạy các nội dung kể chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc cụ, nghe nhạc, GV có thể 
tham khảo trong SGV nhưng có đôi điều cần lưu ý : 
- Qua mỗi câu chuyện âm nhạc cần phải xác định để HS biết và hiểu được điều gì 
liên quan đến âm nhạc qua nội dung đó. 
- Giới thiệu nhạc cụ phải giúp cho các em nhớ hình dáng, tên gọi và tốt nhất là các 
em được nghe âm thanh của cây đàn (nếu điều kiện cho phép). 
- Cho HS nghe hát (hoặc nghe nhạc không lời) cần tập cho HS có thái độ chăm chú 
lắng nghe và sau đó có nhận xét, bình luận, phát biểu cảm tưởng (tất nhiên ở mức độ 
rất đơn giản). 
V - Vấn đề sử dụng thiết bị dạy học và kiểm tra đánh giá 
1. Thiết bị dạy học 
Phương tiện cần thiết và quan trọng nhất cho GV dạy môn Âm nhạc là nhạc cụ và 
băng, đĩa nhạc... Nếu không phải là GV nhạc chuyên trách, không có khả năng sử 
dụng nhạc cụ thì không thể thiếu băng âm thanh. Băng, đĩa nhạc bao gồm các bài hát 
trong chương trình sẽ được sản xuất để phục vụ cho dạy học bộ môn. Đối với GV 
không chuyên nhạc, cần cố gắng tập sử dụng ở mức độ sơ giản cây kèn Melodion để 
thỉnh thoảng có thể minh hoạ cho tiết học có nội dung liên quan tới cao độ, trường 
độ của âm thanh. Ngoài ra, tranh ảnh, bản đồ phục vụ cho bài học cũng cần được sử 
dụng trong chừng mực nhất định. 
Đối với HS, phải có một số nhạc cụ gõ (đã được chỉ định sản xuất) hoặc GV và HS 
có thể tự làm một vài nhạc cụ gõ bằng các vật liệu dễ kiếm, tạo ra những âm sắc 
khác nhau để gõ đệm cho các bài hát. 
2. Về kiểm tra đánh giá 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định một số môn học ở Tiểu học không cho điểm 
mà chỉ “đánh giá bằng nhận xét”, trong đó có Âm nhạc. Vụ Giáo dục Tiểu học sẽ có 
những hướng dẫn cụ thể về phương pháp kiểm tra “Đánh giá bằng nhận xét” ở mỗi 
lớp. HS được xếp loại thành 3 mức : 
- Hoàn thành tốt (A+). 
- Hoàn thành (A). 
- Chưa hoàn thành (B). 
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập phải : 
- Dựa trên kết quả thực hành của HS. 
- Dựa trên mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo của HS khi tiếp thu bài học và tham 
gia các hoạt động. 
- Dựa trên kết quả học tập tại lớp và tinh thần, thái độ trong quá trình học tập bộ 
môn ở từng học kì và cả năm học. 
Dạy âm nhạc ở lớp 3 được xem như một hoạt động giáo dục, một hoạt động học tập. 
Âm nhạc - bài hát là phương tiện giáo dục. Việc tiếp thu âm nhạc của HS còn phụ 
thuộc rất nhiều vào năng khiếu sẵn có, môi trường sống và hoàn cảnh của các em ... 
Chính vì thế, đánh giá kết quả học tập của HS đối với môn Âm nhạc ở trường tiểu 
học không nên khắt khe, chặt chẽ như việc đào tạo HS học âm nhạc chuyên nghiệp. 
Trong quá trình dạy học, GV phải luôn luôn khuyến khích, động viên, nâng đỡ để tất 
cả các em cùng vui vẻ tham gia ca hát tập thể, vui chơi, biểu diễn và hoạt động với 
bài hát, điệu nhạc. Đó cũng chính là mục tiêu chủ yếu của môn học Âm nhạc ở 
trường tiểu học mà tất cả mọi GV phải quán triệt, để giờ học âm nhạc đối với các em 
trở thành niềm vui và hạnh phúc. 
HƯỚNG DẪN HỌC THEO BĂNG HÌNH 
I. Xem băng hình lần thứ nhất 
1 - Trong khi xem băng hình 
Trong khi xem băng hình, bạn hãy tập trung suy nghĩ về những vấn đề sau : 
a) Bạn hãy quan sát kĩ hình ảnh lớp học trong trích đoạn băng, ghi nhớ những điều 
kiện của lớp học đó, so sánh với điều kiện học tập trong lớp học thực tế của bạn. 
Nếu điều kiện phục vụ học tập ở lớp học của bạn không được đầy đủ như lớp học 
trong băng, bạn sẽ điều chỉnh như thế nào để có thể đảm bảo giờ dạy của bạn cũng 
thành công tương tự như giờ học trích đoạn trong băng hình. 
b) Những mục tiêu dạy học của GV trong băng hình : 
b.1. Mục tiêu về kiến thức : 
b.1.1. Trích đoạn tiết 20 “Ôn tập tên nốt nhạc” 
- Thông qua trò chơi khuông nhạc bàn tay, HS nhớ tên và biết vị trí các nốt nhạc trên 
khuông nhạc. 
- Giáo dục cho HS lòng kiên trì, tính say mê, mạnh dạn, tự tin trong trò chơi. 
b.1.2. Trích đoạn tiết 30 : Kể chuyện âm nhạc “Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia”. 
- Thông qua câu chuyện thần thoại Hy Lạp các em biết về tác dụng của âm nhạc đối 
với đời sống. 
- Giáo dục các em lòng yêu quý, trân trọng những tài năng âm nhạc. 
b.2. Mục tiêu về kĩ năng 
b.2.1. Trích đoạn tiết 20 : “Ôn tập tên nốt nhạc” 
- GV nắm được một cách chắc chắn hơn sự đổi mới trong phương pháp dạy Âm 
nhạc hiện nay ở bậc Tiểu học. 
- Rèn kĩ năng ghi nhớ cho HS. 
b.2.2. Trích đoạn tiết 30 : Kể chuyện âm nhạc “Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia” 
- GV nắm chắc hơn phương pháp mới khi kể chuyện âm nhạc. 
- Rèn kĩ năng ghi nhớ và phương pháp kể chuyện cho HS. 
c) Những PPDH chủ yếu được thể hiện trong băng hình 
c.1. Trích đoạn tiết 20 “Ôn tập tên nốt nhạc” 
- Phương pháp quan sát. 
- Phương pháp pháp vấn. 
- Phương pháp thuyết trình. 
Như vậy, trong khi xem băng hình bạn cần quan tâm, ghi nhớ về điều kiện của lớp 
học, mục tiêu giờ học và những phương pháp chủ yếu được thể hiện trong các trích 
đoạn trong băng để nhận xét, đánh giá thành công của giờ học, đồng thời rút ra được 
bài học cho giờ dạy của mình. 
Lưu ý : Khi xem băng hình lần đầu tiên bạn nên xem liên tục ít nhất 1 lần để nắm 
được tổng quát. Sau đó bạn xem kĩ lại từng phần ở những lượt sau. 
2. Các hoạt động sau khi xem băng hình lần đầu 
Sau khi xem toàn bộ trích đoạn băng hình lần thứ nhất, các học viên cần trao đổi 
thảo luận những vấn đề sau : 
a) Cách điều chỉnh điều kiện lớp học như thế nào để đảm bảo sự thành công của giờ 
học ? 
b) Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học trong băng theo các mục tiêu kiến thức và kĩ 
năng đã được đặt ra. 
c) Nhận xét về PPDH trong băng hình : Đổi mới như thế nào ? Tác dụng của sự đổi 
mới đó. 
d) Lập kế hoạch một bài dạy âm nhạc cụ thể theo PPDH tích cực, thảo luận kế hoạch 
bài học và dạy thử để các bạn đồng nghiệp dự. 
e) Bạn hãy cùng các đồng nghiệp đã dự giờ của bạn thảo luận về giờ dạy đó theo các 
vấn đề sau : 
- Điều kiện của lớp học. 
- Mục tiêu của giờ học. 
- Nội dung chủ yếu của bài học. 
Trích đoạn băng hình Âm nhạc : ở đây giới thiệu 2 trích đoạn giờ học Âm nhạc 
lớp 3. 
Trích đoạn 1 được biên tập từ tiết 20 phần Ôn tập tên nốt nhạc với thời lượng là 
8 phút. 
Trích đoạn 2 được biên tập từ tiết 30 phần kể chuyện âm nhạc “Chàng Oóc-phê 
và cây đàn Lia” với thời lượng là 15 phút. 
Hai đoạn băng này được quay ở một lớp học bình thường, trong đó gồm các sự 
kiện diễn ra trên lớp học, không có lời bình. Đó là các hoạt động của thầy và trò 
nhằm củng cố lại tên và vị trí các nốt nhạc trên khuông thông qua trò chơi 
“Khuông nhạc bàn tay” đã học và hiểu, kể lại được câu chuyện âm nhạc cảm 
động “Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia”. 
Trong băng hình xuất hiện các mã số thời gian giúp học viên xác định vị trí các 
chi tiết của bài học trong băng. Phần III sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng các mã số 
đó. 
- Những phương pháp được thể hiện trong giờ dạy - học. 
- Đánh giá kết quả giờ học. 
- Rút ra bài học kinh nghiệm. 
II - Xem băng hình lần thứ hai 
Sau khi xem liên tục trích đoạn băng hình để nắm được tổng thể mọi vấn đề của giờ 
học, bạn xem lại lần thứ hai một cách kĩ lưỡng hơn, có thể dừng lại ở một mã số nào 
đó để thảo luận về chi tiết nhất định của giờ học trong băng. 
1. Trích đoạn 1 : Ôn tập tên nốt nhạc (thời gian 8 phút) 
- Bạn hãy xem trích đoạn băng hình bắt đầu từ mã số (00 : 00) đến mã thời gian 00 : 
08 ở góc phải màn hình, yêu cầu bạn cho dừng băng và tiến hành các hoạt động sau : 
Bạn hãy quan sát cách vào bài của GV trong băng hình và đưa ra nhận xét : 
+ Cách vào bài như vậy có hấp dẫn không ? 
+ Thời gian dành cho hoạt động đó có hợp lí không ? 
- Sau đó bạn tiếp tục xem băng hình ở mã thời gian 03:24 thông qua hoạt động của 
GV và HS giới thiệu “Khuông nhạc bàn tay” (Bạn chuẩn bị những ý kiến cho xác 
đáng). 
+ GV chia lớp thành 2 nhóm hướng dẫn cụ thể cách trao đổi xem học viên nhận biết 
trích đoạn băng hình vừa qua là trích đoạn của chỗ nào trong tiết dạy ? 
+ Nội dung có rõ ràng không ? Có đảm bảo đủ và đúng kiến thức không ? Phương 
pháp đã tối ưu chưa ? 
+ Những ưu, nhược điểm được thể hiện trong đoạn băng. 
+ Hiệu quả của trích đoạn băng trao đổi nhằm rút ra những ý kiến xác đáng được thể 
hiện trong tiết dạy. 
2. Trích đoạn 2 : Kể chuyện âm nhạc “Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia” 
- Bạn tiếp tục theo dõi băng hình chỉ số thời gian 15 phút. Bạn cần xem dừng ở chỗ 
nào để bạn chủ động đưa ra những ý kiến cho thảo luận nhóm. 
+ Bạn nắm được đoạn băng là trích đoạn của giờ nào, phần nào trong tiết dạy ? 
+ Có những hoạt động chủ yếu nào trong tiết dạy ? 
+ Phương pháp kể chuyện có phát huy tính tích cực chưa ? 
+ Bạn có thể đưa ra phương pháp của mình. 
- Hiệu quả chung trong tiết dạy. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_day_lop_3_theo_chuong_trinh_tieu_hoc_moi.pdf