Tài liệu Di truyền y học

Tóm tắt Tài liệu Di truyền y học: ...ay đổi tùy theo mô quan sát. Ở người bình thường (46,XY), khoảng 70% tế bào niêm mạc miệng có vật thể Y. Vật thể Y cũng được dùng để chẩn đoán giới tính. 2.3. Một số hội chứng do rối loạn NST giới 2.3.1. Hội chứng Turner Năm 1930, Ullrich đã mô tả một trường hợp với nhiều dị tật. Năm 1938, Turn... di ADN. 2. Trình bày đặc điểm và chức năng của enzym giới hạn (enzym hạn chế). 3. Trình bày nguyên lý và các phương pháp xác định trình tự nucleotid trong phân tử ADN. 4. Nêu đặc điểm của ADN dò, phương pháp tạo ADN dò. 5. Trình bày kỹ thuật Southern Blotting. 6. Trình bày kỹ thuật PCR (Polyme... gây cản trở chức năng vận chuyển oxy của Hb. Trong trường hợp HbM Milwaukee thì valin ở vị trí 67 của chuỗi  bị thay thế bởi acid glutamic, sự thay thế này cản trở sự tiếp nhận điện tử của nguyên tố sắt và ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy của Hb. 2.2.3. Một số loại Hb khác do thay thế một...

pdf100 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Di truyền y học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chondroitin sulphat A và C, chondroitin sunphat B (dermatan sulphat), keratan sulphat và 
heparan sulphat. 
Bệnh do rối loạn chuyển hóa mucopolysaccharid bao gồm một nhóm bệnh do giảm khả năng giáng cấp một 
hoặc nhiều loại glycosaminoglycan nêu trên, do vậy có sự tích tụ cơ chất. 10 loại thiếu hụt enzym gây nên 6 dạng 
MPS đã được phát hiện. 6 dạng MPS đó có thể phân biệt bằng các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm hóa sinh hoặc 
phân tích ở mức độ phân tử.
Hình ảnh lâm sàng của các bệnh này khá đặc trưng: khuôn mặt thô kệch, biến dạng xương, gan to, lách to, 
Page 93 of 204
7/14/2011file:///C:/Windows/Temp/fyvbcylyoh/di%20truyen%20CAN_1_unicode_2_html.htm
chậm phát triển trí tuệ, lệch khớp phức hợp. Sau đây là 6 dạng MPS đó:
2.7.1. Hội chứng Hurler: nguyên nhân do thiếu hụt enzym -L-iduronidase. Bệnh di truyền lặn nhiễm sắc 
thể thường, gen bệnh nằm ở nhánh dài NST số 22 (22q1.1). Triệu chứng của bệnh: mặt thô kệch, gan to, lách 
to, lệch khớp phức hợp, đục nhân mắt, chậm phát triển trí tuệ. Dermatan sulphat và heparan sulphat ứ đọng 
trong mô.
2.7.2. Hội chứng Hunter: nguyên nhân do thiếu hụt enzym iduronate sulphatase. Bệnh di truyền lặn liên kết 
NST X, gen bệnh nằm ở nhánh dài NST X(Xq2.7). Triệu chứng của bệnh: mặt thô kệch, gan to, lách to, lệch 
khớp phức hợp. Dermatan sulphat và heparan sulphat ứ đọng trong mô.
2.7.3. Hội chứng Sanfilippo: nguyên nhân do thiếu hụt enzym heparan - L - sulphatase loại A, -N-acetyl-
D-glucosaminidase loại B. Bệnh di truyền lặn NST thường. Heparan sulphat ứ đọng trong mô. Người bị hội 
chứng Sanfilippo đều có rối loạn hành vi, chậm phát triển trí tuệ, lệch khớp phức hợp.
2.7.4. Hội chứng Morquio: nguyên nhân do thiếu hụt enzym Galactosamin-6-sulphatase. Bệnh di truyền lặn 
NST thường. Bệnh thường xuất hiện vào lúc 2 đến 5 tuổi với biểu hiện thấp, loạn sản xương, điếc, đục thủy 
tinh thể. Keratan sulphat ứ đọng trong mô.
2.7.5. Hội chứng Maroteaux-Lamy: nguyên nhân do thiếu hụt enzym arylsulphatase B. Bệnh di truyền lặn 
NST thường. Bệnh thường xuất hiện vào lúc 2 đến 5 tuổi. Người bệnh thường có biến dạng xương, ứ đọng 
dermatan và chondroitin sulphat.
2.7.6. Hội chứng Sly: nguyên nhân do thiếu hụt enzym  Glucuronidase. Bệnh di truyền lặn NST thường. 
Bệnh thường xuất hiện vào lúc 1 tuổi, có biến dạng xương, chậm trí tuệ, ứ đọng dermatan và heparan sulphat.
2.8. Bệnh tăng cholesterol huyết có tính chất gia đình (FamilialHypercholesterolemia: FH)
Khái niệm: tăng cholesterol huyết có tính chất gia đình là bệnh di truyền trội NST thường. Tần số mắc bệnh 
trong quần thể là 1/500 người, những người bị bệnh này chiếm 5% trong số những người bị nhồi máu cơ tim dưới 
60 tuổi.
Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng cao cholesterol trong huyết thanh, ở người bình thường cholesterol trong 
huyết thanh thấp hơn 230 mg/100ml, ở người bệnh dị hợp tử mức cholesterol trong huyết thanh cao từ 300 - 600 
mg/100ml, ở người đồng hợp tử mức cholesterol trong huyết thanh rất cao từ 600 - 1200 mg/100ml.
Biểu hiện của bệnh: có sự lắng đọng cholesterol ở những dải nối liền cơ với xương, dày gân achille, xuất 
hiện những u vàng (do lắng đọng cholesterol), có sự lắng đọng cả ở mi mắt, những hạch màu vàng xuất hiện sớm 
và xơ mỡ nhất là ở tĩnh mạch. Những người bệnh tăng cholesterol huyết có tính chất gia đình có tổn thương tim 
mạch khi còn rất trẻ. Cần nhấn mạnh rằng đây là bệnh di truyền trội NST thường, vì vậy những thành viên trong 
gia đình liên quan với bệnh nhân là những đối tượng có nguy cơ cao: bao gồm 50% số thành viên trong gia đình 
có thể bị bệnh do đó những người trong gia đình của bệnh nhân nên được xét nghiệm mức cholesterol huyết thanh 
để phát hiện bệnh sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng, kịp thời thực hiện chế độ ăn kiêng và can thiệp bằng 
thuốc trước khi có những tổn thương tim mạch. Những người đồng hợp tử gen bệnh tăng cholesterol huyết có tính 
chất gia đình thường chết vì tổn thương động mạch vành khi còn rất trẻ, thậm chí ở tuổi 20 - 30.
Những đột biến gen và cơ chế phân tử của bệnh: năm 1985, Michael Brown và Joseph Goldstein đã được 
giải thưởng Nobel vì đã làm sáng tỏ ý nghĩa sinh học của receptor LDL và cơ chế bệnh học của bệnh tăng cholesterol 
huyết có tính chất gia đình.
Cơ chế bệnh học phân tử: những tế bào của người bình thường thu nhận cholesterol từ quá trình tổng hợp 
cholesterol nội sinh trong tế bào và thu nhận cholesterol từ ngoài vào trong chế độ ăn. Ở người bình thường nồng 
độ cholesterol trong tế bào đủ sẽ tác động ức chế (feedback repression) tổng hợp receptor LDL và giảm tổng hợp 
cholesterol nội sinh. LDL cholesterol vào trong tế bào phải được receptor LDL tiếp nhận. Gen tổng hợp receptor 
LDL đã được bản đồ hóa trên NST số 19, dài 45 Kb, gồm 18 exon, mã hóa mARN 5,3 Kb. Người ta đã tinh khiết 
được receptor LDL, receptor này được tổng hợp ở lưới nội sinh chất rồi được chuyển tới phức hợp Golgi và được 
đưa tới màng tế bào, receptor LDL gắn vào màng như một protein xuyên màng để tiếp nhận LDL cholesterol. 
Page 94 of 204
7/14/2011file:///C:/Windows/Temp/fyvbcylyoh/di%20truyen%20CAN_1_unicode_2_html.htm
Phân tích những bệnh nhân đồng hợp tử tăng cholesterolol huyết có tính chất gia đình đã chỉ ra có rất nhiều 
loại đột biến gây bệnh này: hơn 35 đột biến đã được nhận ra dưới dạng: thêm đoạn, mất đoạn, đột biến sai nghĩa, 
đột biến vô nghĩa. Những đột biến này gây thiếu hoặc khuyết tật về chức năng của receptor LDL, chúng được xếp 
thành 5 loại như sau:
- Loại I: những đột biến gen receptor LDL dẫn đến không tổng hợp được receptor LDL. Những người dị hợp 
tử chỉ sản xuất được một nửa số receptor LDL.
- Loại II: những đột biến gen receptor LDL tuy nhiên vẫn còn tổng hợp được receptor LDL, nhưng những 
receptor này không thể rời khỏi lưới nội sinh chất để tới bộ golgi và sẽ bị giáng cấp.
- Loại III: những đột biến gen receptor LDL dẫn đến sản xuất receptor LDL bất thường (có thể di chuyển tới 
bề mặt tế bào, nhưng không gắn được LDL).
- Loại IV: những đột biến loại này rất hiếm, những receptor LDL tổng hợp được nhưng không tới được 
những lõm áo ở bề mặt màng tế bào và do đó không thể vận chuyển LDL vào trong tế bào.
- Loại V: những đột biến dẫn tới sản xuất những receptor LDL bất thường, những receptor này gắn được 
LDL, nhưng khi vào trong tế bào không tách được LDL do đó những receptor này không thể quay trở lại màng tế 
bào và bị giáng cấp.
Mỗi loại đột biến trên làm giảm số lượng hoặc tính chất của receptor LDL, do vậy làm giảm lượng LDL vào 
trong tế bào, dẫn tới mức cholesterol máu cao ở những người bệnh tăng cholesterol huyết có tính chất gia đình.
Điều trị: bệnh tăng cholesterol huyết có tính chất gia đình nên được phát hiện sớm và điều trị sớm bằng chế 
độ ăn kiêng hạn chế cholesterol (chế độ ăn kiêng chỉ làm giảm 15-20% cholesterol máu). Điều trị bằng thuốc cũng 
cần thiết để phòng ngừa các biến chứng về tim mạch.
2.9. Các bệnh tích sphingolipid
Gồm nhiều bệnh khác nhau nhưng có tính chất chung là tích luỹ các sphingolipid trong cơ thể và nhất là hệ 
thần kinh trung ương. Bên cạnh những biểu hiện bệnh trong hệ thần kinh như có cơn co giật, mất điều hòa chất 
dẫn truyền thần kinh, tăng mức protein trong dịch não tủy, có thể gan, lách, tủy xương và da cũng bị ảnh hưởng. 
Bệnh có thể biểu hiện ở giai đoạn trẻ nhỏ, giai đoạn vị thành niên hoặc ở người trưởng thành. Trong cùng một gia 
đình bệnh thường biểu hiện ở các thành viên trong gia đình cùng ở một giai đoạn. Các bệnh tích sphingolipid 
thường nặng, gây chết nhanh. Bệnh di truyền alen lặn NST thường trừ bệnh Fabry
Di truyền alen lặn liên kết NST X.
Sau đây là một số bệnh tích sphingolipid:
- Bệnh Tay-Sachs: do thiếu  hexosaminidase do vậy có sự tích tụ gangliosid GM2 trong các tế bào thần 
kinh. Bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 3 đến 7 tháng tuổi, trẻ bị liệt co cứng, mù, động kinh.
- Bệnh Gaucher: do thiếu glucocerebrosidase. Bệnh có thể ở người lớn (kiểu 1), ở trẻ nhỏ (kiểu 2), ở vị thành 
niên (kiểu 3). Ở kiểu 1: gan lách to, không có rối loạn thần kinh. Ở kiểu 2 và 3: có biểu hiện rối loạn thần kinh.
- Bệnh Niemann-Pick: do thiếu sphingomyrrlinase, do vậy tích tụ sphingomyêlin trong các tế bào võng mạc 
nội mô, tế bào thần kinh và các cơ quan khác, người bệnh bị gan, lách to rối loạn thần kinh.
- Bệnh Fabry: do thiếu -galactosidase, gen nằm trên NST X. Có sự tích tụ glycosphingolipid trung tính 
trong cơ. Người bệnh thường bị đau có chu kỳ ở chi dưới, teo giác mạc, thận suy giảm chức năng.
2.10. Rối loạn chuyển hóa collagen 
2.10.1. Cấu trúc của collagen
Page 95 of 204
7/14/2011file:///C:/Windows/Temp/fyvbcylyoh/di%20truyen%20CAN_1_unicode_2_html.htm
Collagen là loại protein có nhiều nhất trong cơ thể người, trong một số mô như là xương và sụn, nó chiếm tới 
60% những protein có mặt. Cấu trúc cơ bản của collagen là một xoắn ba bao gồm 3 chuỗi polypeptid rất dài. Phân 
tử tiền thân của collagen gọi là procollagen, phân tử này biến đổi bằng cách cắt ngắn bớt để trở thành collagen. Có 
ít nhất 12 loại collagen được nhận ra ở trong cơ thể người, chúng khác nhau bởi cấu trúc và sự phân bố ở các mô. 
Bảng 5.2 cung cấp thông tin về 3 loại collagen có cấu trúc đặc trưng nhất và phổ cập nhất.
Collagen loại I có ở khắp nơi, nhưng đặc biệt quan trọng là ở xương, sụn và ở dây chằng. Collagen loại I cấu 
tạo bởi 2 chuỗi 1(I) và một chuỗi 2. Collagen loại II, loại III được cấu tạo bởi những trimer đồng nhất những 
chuỗi 1, gọi là 1(II), 1(III), theo thứ tự. Collagen loại II có nhiều nhất ở sụn, Collagen loại III lại có vai trò 
cấu trúc những mạch máu lớn.
2.10.2. Một số bệnh tật do rối loạn cấu tạo của collagen
Những rối loạn di truyền của collagen bao gồm 2 loại chủ yếu: bệnh tạo xương bất toàn (Osteogenesis 
imperfecta) và hội chứng Ehlers-Danlos.
2.10.2.1. Bệnh tạo xương bất toàn (Osteogenesis imperfecta: OI) 
Bệnh tạo xương bất toàn được dùng để mô tả một nhóm những rối loạn đặc trưng bởi những xương giòn dễ 
gẫy. Bảng 5.3 trình bày 4 thể lâm sàng của bệnh này.
Page 96 of 204
7/14/2011file:///C:/Windows/Temp/fyvbcylyoh/di%20truyen%20CAN_1_unicode_2_html.htm
Thể I là phổ cập nhất, loại này di truyền theo quy luật trội trên nhiễm sắc thể thường. Người bệnh thường bị 
gẫy xương, những chỗ xơ cứng có màu xanh, có triệu chứng điếc do tổn thương những xương ở tai giữa. Người ta 
dự đoán rằng bệnh thể I là do tổn thương những gen collagen typ I. Trong một vài gia đình bị gẫy xương, khuyết 
tật quan sát thường gặp nhất là do bất hoạt một alen của gen 1(I), như vậy chỉ một nửa số lượng protein 1(I) 
bình thường được sản xuất. Vì typ I collagen đòi hỏi tỷ số 2/1 của protein 1(I) đối với protein 2 cho hình thành 
xoắn ba, có sự thừa chuỗi 2 nên chuỗi này bị giáng cấp, chỉ một nửa số lượng collagen typ I bình thường được 
sản xuất. Điều này giải thích tính dễ gẫy của xương đặc trưng cho những rối loạn này. Không giống như sản phẩm 
protein là một enzym, sự giảm protein cấu trúc tới 50% gây những hậu quả về kiểu hình biểu hiện thành bệnh. 
Thể II là rối loạn khắc nghiệt hơn nhiều, với gẫy nhiều xương không đếm được, xuất hiện ngay lúc sinh và 
sự chết thường xẩy ra trong vài tuần đầu hoặc tháng đầu của cuộc đời đứa trẻ. Chụp X quang đứa trẻ bị bệnh, 
chứng tỏ có những gẫy xương bẩm sinh, những xương dài có sự giảm về những cấu trúc hỗ trợ, thiếu hụt 
collagen, xương bị khoáng hóa, thiếu protein khung, vì vậy xương dễ bị gẫy khi bào thai vận động trong tử cung. 
Những đột biến của bệnh thể II: là do những đột biến điểm, hoặc sắp xếp lại trong những gen 1(I) hoặc gen 2. 
Những alen đột biến này tương ứng với sự sản xuất những protein bất thường về chất lượng, gây nên sự khắc 
nghiệt của bệnh. Gen 1(I) bị đột biến, dẫn đến một nửa chuỗi polypeptid 1(I) bị bất thường về chất lượng, hậu 
quả là 3/4 xoắn ba collagen sẽ bất thường, những trimer này sẽ bị giáng cấp và chỉ có 1/4 collagen bình thường 
được tạo thành. Sự bất thường về chất lượng sản phẩm protein của gen 1(I) dẫn tới bệnh khắc nghiệt hơn là bất 
thường về số lượng sản phẩm protein. 
Thể II là một rối loạn gây chết trội trong quá trình sinh sản. Bằng phân tích phân tử, đa số những trẻ mới sinh 
với những rối loạn này thể hiện những đột biến trội mới và mang một alen đột biến, một alen bình thường (bảng 
5.3). Trong những trường hợp hiếm, cá thể bị bệnh có thể thể hiện một rối loạn lặn nhiễm sắc thể thường.
Typ IV của hội chứng EDS được hiểu biết tốt nhất và nguy hiểm nhất. Biểu hiện da mỏng và mờ, dễ bị 
những vết bầm tím, dễ vỡ động mạch chủ gây chết bất thình lình, thoát vị đại tràng cũng phổ cập. Typ IV EDS di 
truyền trội NST thường, typ này đã chứng tỏ có những bất thường về số lượng và chất lượng collagen typ III. Một 
số ví dụ về EDS typ IV, một alen của gen1 (III) bị bất hoạt dẫn đến giảm 50% số lượng collagen typ III. Trong 
một ví dụ khác, đột biến gen của EDS typ IV dẫn đến 7/8 xoắn ba collagen được sản xuất bất thường về chất 
lượng. 
2.11. Bệnh porphyrin (Porphyrias)
Bệnh porphyrin là một ví dụ về bệnh do thiếu hụt enzym dẫn tới hậu quả tăng sản enzym.
2.11.1. Khái niệm 
Bệnh porphyrin là bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin do thiếu hụt những enzym trên con đường tổng hợp 
hem. Bệnh di truyền theo quy luật alen trội trên NST thường, alen lặn trên NST thường hoặc alen lặn liên kết NST 
X. Những enzym tổng hợp Hem được điều chỉnh với mức độ chính xác cao, vì vậy thiếu hụt enzym có thể gây 
nên bệnh cảnh lâm sàng của bệnh. Những rối loạn này được phân loại phụ thuộc vào vị trí quá sản và ứ đọng 
những sản phẩm trước porphyrin xẩy ra ở gan hoặc hồng cầu. 
2.10.2.2. Hội chứng Ehlers-Danlos
Hội chứng Ehlers-Danlos (Ehlers Danlos syndrome: EDS) được phân loại 
thành nhiều thể lâm sàng. Sau đây là một số thể lâm sàng.Tuy nhiên hội chứng có 
một số biểu hiện chung:
- Da có độ chun giãn rất cao, dễ đứt, có thể kéo từng mảng da tách khỏi phần 
cơ. Trên mặt da thường có những vết sẹo to nhỏ khác nhau.
- Các khớp, đặc biệt là các khớp ở bàn tay, bàn chân có độ giãn rộng. 
Khuyết tật phân tử của typ I, II, III của hội chứng EDS chưa được xác định. 
Page 97 of 204
7/14/2011file:///C:/Windows/Temp/fyvbcylyoh/di%20truyen%20CAN_1_unicode_2_html.htm
2.11.2. Sinh tổng hợp Hem 
Quá trình sinh tổng hợp Hem được thấy trong hình 5.10. 
2.11.3. Cơ chế điều chỉnh sinh tổng hợp Hem
Khoảng 85% phân tử Hem trong cơ thể được tổng hợp trong những tế bào hồng cầu, cung cấp Hem cho Hb 
và phần còn lại được sản xuất ở trong gan. Sinh tổng hợp Hem ở trong gan được điều chỉnh theo cơ chế kìm hãm 
phản hồi. Ở người bình thường khi Hem được sản xuất đủ, Hem sẽ kết hợp với chất kìm hãm không hoạt động để 
trở thành phức hợp kìm hãm hoạt động để gắn vào vùng promotor kìm hãm gen ALA synthase, làm cho gen này ở 
trạng thái đóng không sản xuất ra enzym ALA synthase và cản trở sự vận chuyển enzym từ tế bào chất vào ty thể. 
Gen tổng hợp ALA synthase đặc hiệu hồng cầu được mã hóa trên NST X và được điều chỉnh theo cơ chế kiểm 
soát đặc hiệu hồng cầu, khi tế bào cần Hem cho tổng hợp Hb, sẽ điều chỉnh tăng vận chuyển sắt vào những tế bào 
hồng cầu và trong sự biệt hóa hồng cầu, hoạt tính những enzym sinh tổng hợp Hem tăng lên theo cơ chế phối hợp.
2.11.4. Bệnh porphyrin cấp thuộc về gan
Ví dụ: Bệnh porphyrin cấp từng cơn (Acute intermittent porphyria: AIP) 
Bệnh biểu hiện bởi những đợt tấn công với những triệu chứng đau bụng cấp, nôn mửa, rối loạn tâm thần. 
Những đợt tấn công này có thể do phối hợp của các nhân tố như những thuốc: barbiturate, những kháng sinh 
sulfonamid, meprobamat và những steroid ngoại sinh, những thuốc chống co giật. Bệnh được gây nên bởi sự thiếu 
hụt enzym HMB synthase dẫn tới ứ đọng những sản phẩm có trước porphyrin như porphobilinogen và acid  -
aminolevulinic sự ứ đọng quá mức sẽ dẫn đến bài tiết những chất này trong nước tiểu. Mặt khác thiếu Enzym 
HMB synthase sẽ dẫn đến thiếu những sản phẩm trung gian trên con đường tổng hợp Hem và thiếu sản phẩm 
Hem do đó không kìm hãm được gen ALA synthase, enzym này sản xuất quá nhiều dẫn tới càng ứ đọng các chất 
như: acid  - aminolevulinic và porphobilinogen. ALA synthase được tổng hợp bởi gen trên nhánh dài NST 11 
(11q23). Bệnh di truyền trội trên NST thường.
2.11.5. Bệnh porphyrin thuộc hồng cầu (Erythropoietic porphyrias)
Ví dụ: bệnh porphyrin bẩm sinh thuộc hồng cầu (Congenital Erythropoietic porphyries (CEP): nét đặc trưng 
của thể bệnh này là da của người bệnh cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng với những nốt phồng dưới da đầy nước dẫn 
Page 98 of 204
7/14/2011file:///C:/Windows/Temp/fyvbcylyoh/di%20truyen%20CAN_1_unicode_2_html.htm
tới sẹo rộng. Vì vậy đa số người bệnh không thể đi ra ngoài dưới ánh sáng ban ngày. Nhiều người còn có triệu 
chứng thiếu máu tan máu, đòi hỏi phải truyền máu.
Những người bệnh này còn có răng bị biến thành màu nâu đỏ. Bệnh CEP do thiếu hụt enzym 
uroporphyrinogen III synthase, hậu quả là ứ đọng uroporphyrin và coproporphyrin. Bệnh di truyền theo quy luật 
alen lặn trên NST thường.
2.11.6. Chẩn đoán
Nhiều triệu chứng của bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin thì không đặc hiệu và chẩn đoán thường chậm trễ. 
Những xét nghiệm labo có thể khẳng định hoặc loại trừ chẩn đoán từng thể bệnh của rối loạn chuyển hóa 
porphyrin. Trong bệnh porphyrin cấp từng cơn, mức ALA ( aminolevulinic acid) và PBG (porphobilinogen) tăng 
trong huyết thanh và nước tiểu khi bệnh kịch phát, sự bài tiết PBG có thể tới 880mol/100ml (bình thường từ 0-
18 mol/100ml), sự bài tiết ALA trong nước tiểu có thể từ 150-760/mol/ 100ml (bình thường chỉ từ 8-
53mol/100ml). Định lượng sự thiếu hụt HMB synthase trong hồng cầu cho phép khẳng định chẩn đoán và sàng 
lọc những người dị hợp tử không có triệu chứng lâm sàng. Bằng một số phương pháp di truyền phân tử đã phát 
hiện đột biến gen thuộc loại khuyết đoạn hoặc đột biến điểm trong vùng mã hóa của gen tổng hợp HMB synthase 
ở những gia đình có bệnh AIP khác nhau. Những người dị hợp tử bệnh AIP có thể được phát hiện bằng phương 
pháp RFLP để phân tích gen HMB synthase. Những cố gắng để nhận ra những đột biến đặc hiệu trong gen HMB 
synthase ở tất cả những gia đình bệnh AIP, thông tin này sẽ ích lợi trong việc nhận ra tất cả những người dị hợp tử 
trong những gia đình có người bị bệnh để cho lời khuyên tránh các tác nhân kích thích có thể gây nên những đợt 
kịch phát cấp tính của bệnh. Chẩn đoán trước sinh những bào thai có nguy cơ có thể được làm dựa trên mẫu ADN 
từ tế bào dịch ối hoặc tua rau. Những thể bệnh khác được chẩn đoán dựa trên nguyên tắc xét nghiệm thiếu hụt 
enzym đặc hiệu và định lượng các sản phẩm ứ đọng bài tiết tăng lên trong nước tiểu, ví dụ trong bệnh CEP định 
lượng enzym uroporphyrinogen III synthase và sự bài tiết uroporphyrin I (uro I) tăng trong nước tiểu, các phương 
pháp phát hiện dị hợp tử, chẩn đoán trước sinh cũng dựa trên nguyên tắc như bệnh AIP.
Page 99 of 204
7/14/2011file:///C:/Windows/Temp/fyvbcylyoh/di%20truyen%20CAN_1_unicode_2_html.htm
Page 100 of 204
7/14/2011file:///C:/Windows/Temp/fyvbcylyoh/di%20truyen%20CAN_1_unicode_2_html.htm
Page 101 of 204
7/14/2011file:///C:/Windows/Temp/fyvbcylyoh/di%20truyen%20CAN_1_unicode_2_html.htm
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Phân tích hậu quả chung của rối loạn chuyển hóa do thiếu hụt enzym.
2. Trình bày bệnh phenylxeton niệu thể kinh điển: khái niệm, cơ sở di truyền phân tử, quy luật di truyền, 
triệu chứng lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán, nguyên tắc điều trị.
3. Trình bày bệnh tăng cholesterol huyết có tính chất gia đình: khái niệm, quy luật di truyền, cơ sở di 
truyền phân tử của bệnh.
4. Trình bày bệnh galactoza huyết: khái niệm, quy luật di truyền, cơ chế bệnh học phân tử.
5. Trình bày bệnh tạo xương bất toàn.
6. Trình bày bệnh porphyrin cấp từng cơn: khái niệm, triệu chứng của bệnh porphyrin cấp thuộc về gan và 
bệnh porphyrin thuộc hồng cầu.
7. Hãy nêu ra những điểm khác nhau cơ bản về cơ chế di truyền phân tử và điều trị bệnh phenylxeton niệu 
thể cổ điển và thể thiếu hụt cofactor BH4.
Page 102 of 204
7/14/2011file:///C:/Windows/Temp/fyvbcylyoh/di%20truyen%20CAN_1_unicode_2_html.htm

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_di_truyen_y_hoc.pdf