Tài liệu Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm mới (2)
Tóm tắt Tài liệu Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm mới (2): ...h khác đây là nhóm các tổ chức và các ca nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng để người tiêu dùng có thể mua và sử dụng. các kênh phân phối tạo nen dòng chảy hàng hoá từ ngưới sản xuất qua hoặc không qua các trung gian tới người tiêu dùng cuối cùng. Đối với mỗi doanh...g tới 3 tấn/quả bóng. Bóng dễ chơi, an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe và môi trường của Quốc tế. Hy vọng sẽ mang lại cho Quý khách cảm giác vui nhộn và thực sự thư giãn. Các bước sử dụng: Đặt quả bóng trên một mặt sàn có trải thảm nhựa hoặc cao su Thổi bóng Buộc dây an toàn và...iến lược giá Với mục tiêu " Dẫn đầu thị trường về chất lượng" của sản phẩm ở thị trường mục tiêu, doanh nghiẹp đã ấn định một mức giá cao. Một mặt, nhằm trang trải cho chi phí tạo ta những sản phẩm chất lượng cao, trang trải cho chi phí marketing , mặt khác, doanh nghiệp cũng muốn sử dụng cặp quan...
háp quảng cáo mà chưa sử dụng các công cụ khác như maketting trực tiếp, tuyên truyền hay cả xúc tiến bán. Quảng cáo trên internet mới chỉ được doanh nghiệp đưa vào trang web nội bộ chứ chưa được thực sự đưa lên quảng bá hình ảnh, trò chơi trên các trang web quảng cáo, báo chí được sử dụng còn khá ít, chưa thực sự mang tính phổ biến, chưa gây được ấn tượng trong lòng bạn đọc. Chiến lược maketting phân biệt đối với từng phân loại thị trường chưa được doanh nghiệp sử dụng, điều này làm cho doanh nghiệp không thể xâm nhập sâu hơn vào nhiều đoạn của thị trường mục tiêu, nó sẽ làm giảm sút việc đáp ứng nhu cầu và ước muốn đa dạng của doanh nghiệp tới các khách hàng mục tiêu. Chương 3 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm "bóng đi trên mặt nước" của công ty Cổ phần tổ chức các sự kiện Việt Nam. 3.1. Các giải pháp. 3.1.1. Mục tiêu của doanh nghiệp. Với mục tiêu tiến hành hoạt động rộng rãi trong cả nước loại hình giải trí "Bóng đi trên mặt nước" và sẽ chuyển giao công nghệ tới tất cả các điểm vui chơi giải trí trên cả nước, doanh nghiệp quyết định hoạt động chỉ trong vòng 8 tháng, sau đó sẽ rút lui khỏi thị trường. Theo tôi, đây là thời gian quá ngắn cho một dự án của doanh nghiệp, với mức thu nhập trong 3 tháng đầu là 509, 4 triệu đồng và tỉ suất lợi nhuận là 31,9 thì doanh nghiệp nên nghiên cứu và hoạch định ra các chiến lược maketting lâu dài cho sản phẩm để thị phần về sản phẩm mới này của doanh nghiệp có thể tồn tại trên thị trường. 3.1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp cần có một phương pháp nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả hơn. Trước đây doanh nghiệp định hướng khách hàng mục tiêu cho sản phẩm là các bạn trẻ, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, trong 3 tháng hoạt động trên địa bàn Hà Nội, 60% khách hàng của doanh nghiệp là trẻ em dưới 14 tuổi, 30% là thanh niên và 10% còn lại là các đối tượng khác. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số giải pháp về nghiên cứu thị trường giúp công ty có thể nắm bắt về thị trường một cách chính xác hơn. Nghiên cứu thị trường Việc thiết lập một hệ thống thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường nhằm giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu và sức mua của khách hàng và giá cả trên thị trường . Trên cơ sở đó , doanh nghiệp xác định được thị trường mục tiêu , xây dựng một chiến lược marketing hướng về thị trường mục tiêu đồng thời giúp cho doanh nghiệp giải quyết được một số vấn đề cụ thể sau : Một là, trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các thông tin về thị trường , sẽ giúp doanh nghiệp có thể dự đoán được nhu cầu của khách hàng về sản phẩm . Điều này giúp cho công tác dự báo của công ty được chính xác hơn Hai là, giúp cho doanh nghiệp xác định được giá sản phẩm hoặc điều chỉnh giá sản phẩm được hợp lý hơn , phù hợp với nhu cầu thị trường trình độ , chất lượng của sản phẩm Ba là, sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động đưa ra một chiến lược Marketing MIX đúng đắn , phù hợp với sự mong đợi của thị trường và từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường thế giới . Nhằm chuẩn bị tốt cho chiến lược cạnh tranh thị trường , việc nghiên cứu thị trường, theo tôi, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu vào những nội dung sau : Một là, doanh nghiệp phải nghiên cứu mức độ thích ứng của sản phẩm với nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Đối với lĩnh vực nghiên cứu này, theo tôi, nên tập trung nghiên cứu cụ thể vào các vấn đề sau : Chất lượng sản phẩm Giá cả của sản phẩm Các hoạt động xúc tiến Thông qua việc nghiên cứu này , doanh nghiệp sẽ phát hiện những ưu điểm , nhược điểm trong sản phẩm của mình để cải tiến chất lượng thích ứng với thị trường , nâng cao sức mạnh cạnh tranh sản phẩm . Hai là, nghiên cứu khách hàng để biết được sức mua của từng khách hàng . Đối với việc nghiên cứu này, doanh nghiệp cần nghiên cứu vào những nội dung cụ thể sau : Nghiên cứu nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu cúng như các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Nghiên cứu từng yêu cầu của từng khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp Ba là, nghiên cứu phương thức phân phối sản phẩm với nội dung xem xét kênh phân phối hiện nay có hợp lý không ? Xác định kênh phân phối nào là chủ yếu ? Bốn là, nghiên cứu các nhà sản xuất khác trong cùng lĩnh vực vui chơi giả trí . Thực chất đây là đối thủ cạnh tranh. Trong lĩnh vực nghiên cứu này, nên tập trung nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về các vấn đề sau : Xác định số lượng đối thủ cạnh tranh trong và ngoài Tìm hiểu qui mô, nguồn vốn, các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh cung cấp trên thị trường. Hệ thống kênh phân phối Thị trường mục tiêu của đối thủ cạnh tranh Giá cả sản phẩm, hàng hoá dịch vụ Các chính sách xúc tiến : quảng cáo, khuyến mại, bán hàng Tình hình tài chính hàng năm Mức độ uy tín trên thị trường. 3.1.2. Chiến lược maketting. phân biệt Trên thực tế, doanh nghiệp chỉ sử dụng chiến lược maketting không phân biệt cho các phân đoạn của thị trường, cách thức kinh doanh mà doang nghiệp áp dụng là chào bán những sản phẩm giống nhau, sử dụng hình ảnh, phương pháp khuyếch trương, kiểu kênh giống nhau. Cách thức kinh doanh này còn được gọi là "sản xuất và phân phối đại trà". Doanh nghiệp chưa áp dụng chiến lược maketting phân biệt, chiến lược này tỏ ra ưu thế hơn hẳn chiến lược maketting không phân biệt trong việc đáp ứng nhu cầu và ước muốn đa dạng của thị trường. Bằng việc đa dạng hoá sản phẩm và các nỗ lực maketting riêng biệt cho từng phân đoạn, doanh nghiệp sẽ có khả năng gia tăng doanh số bán và xâm nhập sâu hơn vào nhiều đoạn thị trường. Các biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng như đã trình bày trong chương II (các chiến lược maketting mà doanh nghiệp đã áp dụng) chỉ mang tính nhất thời, trước mắt để áp ứng những nhu cầu của khách hàng tại thời điểm đó chứ chưa được sử dụng như một chiến lược maketting phân biệt lâu dài. 3.1.3. Hoạch định chiến lược marketing Để cho các giải pháp marketing liên quan đến việc xác định thị trường mục tiêu có sức thuyết phục và để chủ động đối phó với những biến động, thay đổi của thị trường, doanh nghiệp cần phải hoạch định chiến lược marketing. Công tác hoạch định chiến lược marketing tốt, kịp thời sẽ giúp công ty có thể chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi mới của thị trường . Đồng thời, điều đó cũng tạo điều kiện thuận lợi và chủ động để doanh nghiệp chuẩn bị những nguồn lực tốt nhất nhằm thực hiện các chiến lược, kế hoạch đạt hiệu quả cao . Việc hoạch định chiến lược là một quá trình nhận xét , phân tích , đánh giá và lựa chọn các phương án khả thi trên cơ sở xác định mục tiêu của doanh nghiệp . Hoạch định được chiến lược marketing đúng đắn sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp : Tư duy và dự đoán có hệ thống các tình huống xảy ra trong kinh doanh , từ đó đề ra các biện pháp khắc phục , giải quyết Giúp cho doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động marketing và trong hoạt động kinh doanh Phối hợp hoạt động marketing với các hoạt động khác trong doanh nghiệp một cách hữu hiệu hơn Hướng các hoạt động marketing tập trung vào chính sách và mục tiêu của doanh nghiệp Giúp cho doanh nghiệp sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trương marketing Phát triển các tiêu chuẩn kiểm tra nhằm kiểm tra các hoạt động marketing trong doanh nghiệp đi đúng với mục tiêu đề ra Để việc hoạch định chiến lược marketing trong doanh nghiệp được tốt , tôi xin kiến nghị một tiến trình hoạch định chiến lược marketing , bao gồm các bước như sau : Bước 1 : Khảo sát , nghiên cứu tổng thể thị trường Doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường , bao gồm nghiên cứu các vấn đề sau : Nghiên cứu các loại sản phẩm cùng loại với sản phẩm của công ty đã có mặt trên thị trường hoặc các sản phẩm chưa hiện diện ở khu vực thị trường này nhưng đã xuất hiện ở thị trường khác . Các vấn đề cần quan tâm đến là mẫu mã , giá cả , chất lượng , các sản phẩm có khả năng thay thế , những lợi thế của sản phẩm trong môi trường kinh doanh so với các sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh cũng như các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp . Các vấn đề cần tiếp cận là qui mô hoạt động kinh doanh , thị trường mục tiêu , hệ thống phân phối ...trên cơ sở đó , dự toán đường hướng chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh như thế nào Bước 2 : Thiết lập các mục tiêu Thiết lập hệ thống mục tiêu cho hoạt động marketing như mục tiêu thâm nhập thị trường , mục tiêu phân phối sản phẩm , mục tiêu giới thiệu sản phẩm...Ngoài ra , còn phải xác định mục tiêu cho từng bộ phận chức năng , cho từng đơn vị cơ sở cũng như cho từng chương trình hoạt động marketing . Khi thiết lập hệ thống mục tiêu , doanh nghiệp phải lưu ý đến một số điểm như thời gian triển khai chương trình marketing , thời gian hoàn thành , nhân lực tham gia , khu vực hoặc địa điểm để triển khai chương trình thuận lợi cho khách hàng mục tiêu Bước 3 : Phát triển các tiền đề để hoạch định Các vấn đề đã được khảo sát , các số dữ liệu đã được thu thập được tiến hành nghiên cứu , phân tích , để làm cơ sở cho việc hoạch định , xây dựng các phương án trong chiến lược marketing Bước 4 : Xác định các phương án Phân tích các phương án đã được xây dựng ở bước 3 nhằm tìm ra các ưu khuyết điểm của từng phương án Bước 5 : So sánh và đánh giá các phương án So sánh và đánh giá các phương án trên cơ sở so sành các ưu khuyết điểm của từng phương án đồng thời xác định khả năng , nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp có phù hợp với các phương án hoạt động trong chiến lược marketing hay không ? Bước 6 : Lựa chọn phương án Xác định phương án tối ưu trên cơ sở so sánh và đánh giá ở bước 5 . Chọn phương án , chương trình hoạt động , mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi Bước 7 : Hoạch định ngân sách hoạt động marketing Xây dựng ngân sách cho các chương trình hành động , các kế hoạch marketing . Ngân sách này bao gồm phần dự toán cho các chi phí như sau : Chi phí thuê mướn lao động , chi phí mua sắm vật tư , chi phí trang thiết bị cho hoạt động marketing , chi phí văn phòng , chi phí bán hàng , các chi phí quảng cáo , khuyến mãi , và các chi phí khác cho hoạt động marketing trên thị trường ... 3.1.3.1.Chính sách sản phẩm Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp là một trong những chính sách có ảnh hưởng lớn và rõ rệt nhất đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp . Chính vì vậy , doanh nghiệp cần tiến hành thu thập đầy đủ thông tin thị trường về sản phẩm và nghiên cứu , đánh giá đầy đủ nhất những ảnh hưởng mà mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp hoạch định trước khi thực hiện , Theo tôi , với đặc điểm đặc trưng , riêng biệt của mỗi loại hình , kinh doanh của công ty , để sản phẩm có thể chiếm lĩnh thị trường , đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng , trong chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau để nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng trên thị trường: Phân loại đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp theo đúng nhiệm vụ, chức năng của họ trong thoả mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Doanh nghiệp phải mở các lớp đào tạo, huấn luyện để cho nhân viên am hiểu qui trình công nghệ , tạo điều kiện cho công nhân dễ dàng trong việc tiếp thu và thao tác, vận hành qui trình phục vụ khách. Doanh nghiệp phải thường xuyên giáo dục cho từng công nhân, ý thức được trách nhiệm của mình, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ. Thường xuyên có công tác kiểm tra chất lượng các nguyên liệu đầu vào, cố gắng thực hiện việc đánh giá theo định kỳ các nhà cung cấp nguyên liệu và phụ liệu khác Nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để rút ra những ưu điểm áp dụng vào việc sản xuất sản phẩm cho doanh nghiệp. Đồng thời cần phải xác định được đối thủ cạnh tranh để biết được mức độ an toàn của doanh nghiệp. 3.1.3.2.Chính sách giá : Để có thể xây dựng một cơ chế giá linh hoạt, phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường quốc tế cũng như trong nước, theo tôi, doanh nghiệp nên thực hiện một số chính sách giá như sau : Đối với các sản phẩm mới hoặc sản phẩm muốn xâm nhập thị trường mới , nên áp dụng chính sách giá xâm nhập thị trường với giá bán rẻ hơn hoặc ngang bằng với các sản phẩm cùng loại đang hiện diện trên thị trường nhằm thu hút khách hàng . Đối với những khách hàng lớn, có uy tín, có mối quan hệ lâu năm hoặc những khách hàng có khả năng tiêu thụ số lượng lớn, doanh nghiệp nên áp dụng chính sách điều chỉnh giá, giảm giá hoặc giá phân biệt ưu đãi đối với các loại khách hàng này, Những loại khách hàng này có thế là những tập đoàn, tổng công ty, hoặc là khách hàng của một thị trường mới . Doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách giá phân khúc vào những thị trường có những đặc điểm địa lý khác nhau. Đi đôi với chính sách giá phân khúc là chính sách giá khuyến mãi theo từng thời kỳ, từng khu vực thị trường. Sự kết hợp chính sách giá này sẽ giúp cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển trên những thị trường mới, thu hút được khách hàng mới .... Ngoài ra, việc định giá cho các sản phẩm, theo tôi, nên căn cứ theo ba yếu tố chủ yếu sau : Thứ nhất là , phải ước lượng đúng mức cầu sản phẩm. Qua đó, doanh nghiệp mới xác định phương pháp định giá cho hợp lý. Định giá là việc ấn định có hệ thống giá cả cho đúng với hàng hoá hoặc dich vụ bán cho khách hàng. Do đó, trong việc định giá cần dự kiến đến khối lượng sản phẩm bán được và dự tính mức giá cao nhất mà khách hàng có thể chấp nhận được. Khối lượng sản phẩm bán được lai phụ thuộc vào sức mua của thị trường tức là nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu này lại do sức hấp dẫn của sản phẩm khách hàng cao hay thấp, khách hàng có thích mua loại sản phẩm của doanh nghiệp không ? Tính quy luật chung của hàng hoá la khi mua giá cao thì ít người mua và giá hạ thì nhiều người mua . Do vậy , doanh nghiệp cần chọn ra được phương án giá tối ưu mới có thể thu được lợi nhuận lớn nhất . Hai là , doanh nghiệp phải tính toán và tiết kiệm được chi phí sản xuất để có cơ sở hạ giá thành đơn vị sản phẩm . Chi phí ngoài sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm là hai yếu tố trong việc xác định giá cả và cần thiết cho việc đặt giá nền . Doanh nghiệp muốn tồn tai thì giá bán sản phẩm phải bù đắp được chi phí trên và đảm bảo có lãi . Ba là , doanh nghiệp phải nhận dạng đúng thị trường cạnh tranh và xác định thị trường mục tiêu của mình để có thể hoạch định một chiến lược giá cạnh tranh có hiệu quả . Như vậy, nếu xây dựng một chính sách giá cả đúng đắn sẽ góp phần vào sự phồn thịnh và phát triển của doanh nghiệp 3.1.3.3 Xúc tiến Đối với doanh nghiệp hiện nay , theo tôi , phải đẩy mạnh các hình thức hoạt động như : chào hàng ,quảng cáo , khuyến mại và tham gia hội chợ . Đây là những hoạt động nằm trong chiến lược chiêu thị của một doanh nghiệp . Chào hàng : Doanh nghiệp cần phải tổ chức tiếp thị thường xuyên tiếp cận các khách hàng để giới thiệu sản phẩm , cung cấp trực tiếp những thông tin cần thiết của sản phẩm đến khách hàng . Chào hàng là một biện pháp hữu hiệu giúp cho khách hàng hiểu rõ được sản phẩm của doanh nghiệp . Trong việc chào hàng , nhân viên chào hàng có vai trò rất lớn nên doanh nghiệp phải biết tuyển chọn , bồi dưỡng và đãi ngộ nhân viên chào hàng. Quảng cáo : Quảng cáo là các công cụ sử dụng để chuyển những thông tin có tính thuyết phục đến khách hàng và công chúng . Quảng cáo còn là nghệ thuật sử dụng các phượng tiện tuyên truyền để đưa thông tin về hàng hoá , dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Đối với hoạt động quảng cáo , doanh nghiệp cần tập trung vào hai nội dung chính là quảng cáo giới thiệu sản phẩm và quảng cáo mang nội dung thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm . Cụ thể như sau : Đối với quảng cáo giới thiệu sản phẩm , doanh nghiệp cần cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm như tính năng, chủng loại , giá cả , địa điểm phân phối ... đến khách hàng nhằm giúp khách hàng có được những thông tin cần thiết về sản phẩm Đối với loại quảng cáo thuyết phuc , doanh nghiệp cần tập trung vào việc quảng cáo những ưu điểm của sản phẩm , làm nổi bật ưu điểm này lên nhằm tạo ra niềm tin nơi khách hàng , thuyết phuc khách hàng sử dụng sản phẩm . Tuy nhiên , sử dụng lối quảng cáo thuyết phục này đòi hỏi phải biết chắc sự vượt trội hơn của sản phẩm so với sản phẩm cạnh tranh để không bị phản công lại và việc quảng cáo cần phải tiến hành rộng rãi ở nhiều điểm trên thị trường với số lần quảng cáo nhiều mới đạt hiệu quả cao . Quảng cáo là công việc đòi hỏi lắm công phu , cần cù , tư duy sáng tạo và mang tính nghệ thuật nhưng chi phí lại cao . Quảng cáo là lĩnh vực không thể thiếu cho mỗi doanh nghiệp . Vì vậy , doanh nghiệp nên sử dụng quảng cáo một cách thiết thực , tránh phô trương , lãng phí , kém hiệu quả . Để cho hoạt động quảng cáo đạt hiệu quả , doanh nghiệp nên thực hiện một số biện pháp sau : Áp dụng nguyên tắc AIDA trong việc quảng cáo tuyên truyền thông tin đến khách hàng Tham gia hội chợ , triển lãm , phải có những vật tư phục vụ xúc tiến bán hàng như : Catalogue , áp phích , tranh ảnh ... Các phương tiện quảng cáo nên tập trung và có tính hiệu quả như quảng cáo trên báo chí , tạp chí . Tham gia hội chợ triển lãm Cần xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế , xã hội từ nay đến 2020 : Trong những năm qua , hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể . Doanh nghiệp đã và đang mở rộng qui mô, tuy nhiên , trước những biến động , thay đổi nhanh chóng của thị trường trong và ngoài nước , doanh nghiệp cần phải có sự quan tâm và đầu tư đúng mức vào hoạt động nghiên cứu thị trường Để phát triển hơn nữa trong tương lai , doanh nghiệp cần phải tăng cường các hoạt động như : Nghiên cứu thị trường , tiếp cận khách hàng , quan hệ khách hàng , hệ thống phân phối , tiêu thụ sản phẩm và nhất là phải xây dựng một chiến lược marketing Mix cho thị trường nội địa và một chiến lược xuất khẩu cho thị trường quổc tế . Điều này , sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thường xuyên tổ chức đánh giá một cách chân thực về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các bộ phận trong doanh nghiệp để rút ra những điểm mạnh - yếu , từ đó đề ra một chiến lược kinh doanh lâu dài . Ở đây , doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp phân tích điểm mạnh - yếu , cơ hội – nguy cơ và thách thức để xây dựng chiến lược kinh doanh Đầu tư một khoản chi phí cần thiết cho công tác marketing như tổ chức nghiên cứu thị trường nước ngoài , nghiên cứu cải tiến các sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Kết Luận Từ năm 1990-2004 lực lượng kinh doanh lữ hành ngàycàng phát triển, có bước trưởng thành, thực sự là chiếc cầu nối giữa khách du lịch với các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Các doanh nghiệp lữ hành thể hiện rõ vai trò phân phoói sản phẩm không chỉ cho ngành du lịch mà cho cả các ngành kinh tế quốc dân khác. Đến tháng 12/2004 toàn ngành co 329 doang nghiệp được cấp giấy phếp kinh doanh lữ hành quốc tế trong đó có 123 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 157 công ty trách nhiệm hữu hạn, 38 công ty ccổ phần, 8 liên doanh, và 3 công ty tư nhân, với 2.462 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Trên đây là một số nét cơ bản về hoạt động marketing của công ty . Để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh , theo tôi , doanh nghiệp nên có những thay đổi nhất định về nhiều mặt và thực hiện nhiều biện pháp khác nhau . Trong đó , hoạt động marketing có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình kinh doanh phát triển đi lên của doanh nghiệp , nhất là hiện nay , trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới nói chung . Trong vòng năm năm thành lập, doanh nghiệp đã từng bước phát triển, nhìn trên bảng tổng kết kinh doanh đang dần tìm được vị trí đứng trên thị trường. Với một doangh nhiệp non trẻ thì bước đầu dường như là khá thuận lợi, và nhiều cơ hội đang mở ra cho doanh nghiệp, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO là hoạt dọng truỳen thongđttttxvđđuowpPhHIHình thức này có ưư nănă ng truyêền thô ng nhanh, dêễ g()Chiến
File đính kèm:
- tai_lieu_hoan_thien_chien_luoc_marketing_cho_san_pham_moi_2.doc